DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG
lượt xem 100
download
Chấn thương hiện đang là 1 vấn đề Y tế công cộng nổi cộm và được quan tâm. Vấn đề này đã được chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức khác công nhận. Khóa học này cung cấp cho các bạn các kiến thức và khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực chấn thương và cách tiếp cận áp dụng mô hình của dịch tễ học trong việc giải thích những nguyên nhân dẫn đến chấn thương, đồng thời đưa ra các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát chấn thương, giải thích được tại sao chấn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG
- TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÒNG CHỐNG CHẤN THƯƠNG DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG Tài liệu dành cho sinh viên Giảng dạy cho sinh viên cử nhân YTCC (Áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên tình huống) Hà Nội, 2010 1
- THÔNG TIN MÔN HỌC • Tên môn học: Dịch tễ học chấn thương • Mã môn học: • Số tín chỉ: 4 • Năm học: 4 • Bộ môn phụ trách: Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống TNTT – Trường Đại học Y tế Công Cộng • Giảng viên khóa học o TS. Phạm Việt Cường o ThS Bùi Tú Quyên Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương (CIPPR) Trường Đại học Y tế Công Cộng 138 Giảng Võ, Hà Nội. SĐT: 84-4-62662325 2
- NHỮNG TỪ CHỮ VIẾT TẮT T Ừ V IẾ T T Ắ T Ý NGHĨA CĐAT Cộng đồng an toàn DALY Những năm sống trong tình trạng tàn tật GV Giảng viên SBL Học tập dựa trên tình huống TNGT Tai nạn giao thông TNTT Tai nạn thương tích UNICEF Quĩ nhi đồng Liên hợp quốc WHO T ổ c h ứ c Y tế T h ế g iớ i YPLL Những năm sống tiềm tàng bị mất YTCC Y tế công cộng 3
- M ỤC LỤC NỘI DUNG KHÓA HỌC ........................................................................................................ 5 1. Mục tiêu học tập: (Learning Objectives of the course).................................................. 5 2. Chiến lược học tập (Learning strategies) ....................................................................... 5 3. Khung chương trình (Course Schedule) ........................................................................ 5 4. Phương pháp đánh giá (Course Assesment ) ................................................................. 6 5. Tài liệu khóa học ............................................................................................................ 7 Tài liệu tiếng Việt .................................................................................................................. 7 Tài liệu tiếng Anh .................................................................................................................. 7 6. Nội dung học tập (Content and Teaching - Learning Activities)................................... 8 6.1 Bài giảng, bài tự học ................................................................................................... 8 6.2 Bài tập tình huống (Sceranio) .................................................................................... 16 CHỦ ĐỀ 1: TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM ............................................................ 16 1. Tên chủ đề: “Tai nạn thương tích của trẻ em TP Đà Nẵng” ........................................ 16 2. Mục tiêu học tập........................................................................................................... 16 3. Nội dung bài tập tình huống......................................................................................... 16 4. Nhiệm vụ của người học .............................................................................................. 17 5. Các hoạt động .............................................................................................................. 18 6. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 25 CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG ....................................... 26 1. Tên chủ đề: “Ma trận Haddon- ma trận phân tích nguyên nhân chấn thương” ........... 26 2. Mục tiêu học tập........................................................................................................... 26 3. Nội dung bài tập tình huống......................................................................................... 26 4. Nhiệm vụ của người học .............................................................................................. 27 5. Các hoạt động .............................................................................................................. 27 6. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 31 CHỦ ĐỀ 3: NGHIÊN CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH .................................................. 32 1. Tên chủ đề: “ Nghiên cứu tai nạn giao thông tại Lương Sơn- Hòa Bình” ................... 32 2. Mục tiêu học tập........................................................................................................... 32 3. Nội dung bài tập tình huống......................................................................................... 32 4. Nhiệm vụ của người học .............................................................................................. 32 5. Các hoạt động .............................................................................................................. 33 6. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 37 CHỦ ĐỀ 4: CÁC CHỈ SỐ VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ/ GIÁM SÁT ............................... 38 1. Tên chủ đề: “Đánh giá dự án Cộng đồng an toàn tại Đà Nẵng” .................................. 38 2. Mục tiêu học tập........................................................................................................... 38 3. Nội dung bài tập tình huống......................................................................................... 38 4. Nhiệm vụ của người học .............................................................................................. 39 5. Các hoạt động .............................................................................................................. 39 6. Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 42 4
- NỘI DUNG KHÓA HỌC 1. Mục tiêu học tập: (Learning Objectives of the course) Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể: • Trình bày được gánh nặng bệnh tật, kinh tế-xã hội do TNTT gây nên và lý do TNTT là vấn đề của YTCC. • Phân tích được trường hợp TNTT theo ma trận Haddon và những chiến lược sử dụng trong việc kiểm soát và phòng chống TNTT • Lựa chọn được các phương pháp thiết kế nghiên cứu phù hợp cho vấn đề TNTT • Phân tích được hệ thống giám sát TNTT, thành phần, chỉ số giám sát/ đánh giá, nguồn thu thập số liệu TNTT. 2. Chiến lược học tập (Learning strategies) Áp dụng phương pháp học tập tích cực, kết hợp các bài giảng lý thuyết và thảo luận dựa trên các bài tập tình huống. Trong 4 chủ đề: Nguyên lý cơ bản phòng chống TNTT, Phân tích nguy cơ theo ma trận Haddon, Nghiên cứu về TNTT và Các chỉ số, công cụ giám sát/đánh giá sinh viên sẽ làm việc theo nhóm và thảo luận dựa trên các bài tập tình huống cụ thể. 3. Khung chương trình (Course Schedule) TT Nội dung cụ thể Số Phương Lượng giá nhanh g iờ pháp (**) Chủ đề 1: Các nguyên lý cơ bản phòng chống TNTT 1.1 Định nghĩa và gánh nặng TNTT 1 Thuyết trình Câu hỏi ngắn - Định nghĩa TNTT - Gánh nặng TNTT 1.2 Phân loại TNTT Câu hỏi ngắn Các yếu tố nguy cơ TNTT Tham gia thảo SBL luận, kết quả thảo 1.3 Chỉ số đo lường trong TNTT luận sử dụng Bảng 1.4 Mã hóa TNTT theo ICD10 kiểm đánh giá Chủ đề 2: Ma trận Haddon phân tích yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống TNTT 5
- 2.1 Phân tích yếu tố nguy cơ TNTT- SBL Tham gia thảo luận, kết quả thảo Ma trận Haddon luận sử dụng Bảng kiểm đánh giá Các biện pháp phòng chống TNTT 2.2 10 nguyên lý phòng chống 1 Thuyết trình Câu hỏi ngắn TNTT của Haddon 2.3 Nguyên lý 3E trong phòng 1 Thuyết trình Câu hỏi ngắn chống TNTT Chủ đề 3 Phương pháp nghiên cứu trong trong phòng chống chấn thương 3.1 Tổng quan về các phương pháp 1 Tự học Câu hỏi ngắn NC dùng trong phòng chống TNTT 3.2 Xác định phương pháp nghiên Tham gia thảo luận, kết quả thảo SBL cứu phù hợp luận sử dụng Bảng kiểm đánh giá Chủ đề 4 Giám sát/ đánh giá chương trình phòng chống TNTTT 3.1 Các hình thức giám sát TNTT 1 Tự học Câu hỏi ngắn 3.2 Các chỉ số và công cụ giám sát/ Tham gia thảo luận, kết quả thảo SBL đánh giá TNTT luận sử dụng Bảng kiểm đánh giá 3.3 Nguồn số liệu TNTT 3 Tự học Câu hỏi ngắn 4. Phương pháp đánh giá (Course Assesment ) Điểm cho quá trình tham gia của sinh viên trên lớp sẽ chiếm: 20% tổng số điểm Điểm đánh giá dựa vào tinh thần và thái độ học tập của sinh viên, sự chuẩn bị bài tập về nhà và phát biểu ý kiến trong các giờ thảo luận. Điểm sẽ được chấm cho từng sinh viên. Điểm cho học SBL: 30% tổng số điểm Điểm được tính dựa trên quá trình thảo luận SBL, kết quả thảo luận và trình bày. Điểm tính cho từng cá nhân. Điểm kiểm tra 15’ 20% tổng số điểm 6
- Bài kiểm tra 15’ dưới dạng các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đúng- sai. Điểm được tính cho từng cá nhân Điểm cho báo cáo tổng hợp/ bài luận cuối khóa: 30% tổng số điểm Sinh viên làm báo cáo cuối khóa theo nhóm, điểm được tính theo nhóm. • Điểm môn học là tổng các điểm cấu phần trên và được qui đổi ra hệ điểm 10. Điểm tổng kết môn học = 0,2*(tham dự các buổi học) + 0,3*(SBL1 +SPBL2 + SBL3+ SBL4) + 0,2*(kiểm tra 15’) + 0,3*bài luận cuối khóa 5. Tài liệu khóa học Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Y Tế, cục y tế dự phòng và PC HIV/AIDS (2004)- Báo cáo toàn cầu về phòng chống thương tích do giao thông đường bộ (bản tóm tắt) 2. Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cường và cộng sự (2009)- Báo cáo điều tra Tai nạn thương tích trẻ em năm 2006- tại thành phố Đà Nẵng- Hà Nội 3. Lê Vũ Anh và cộng sự (2003)- Điều tra cơ bản tình hình TNTT và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại sáu tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 4. Lê Vũ Anh và cộng sự (2003) - Điều tra chấn thương liên trường Việt Nam (VMIS 2001) 5. Phạm Việt Cường- Phòng chống đuối nước cho trẻ em, Tạp chí Y tế công cộng, 2009 (13): 4-8. 6. Tổ chức y tế Thế giới, UNICEF- Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em-Bản dịch tiếng Việt năm 2008 7. Trường Đại học Y tế công cộng- Giáo trình Dịch tễ học chấn thương- Hà Nội, năm 2009 8. Trường Đại học Y tế công cộng- Giáo trình Theo dõi- đánh giá Tài liệu tiếng Anh 1. Carol W., “Introduction: Back to the Future—Revisiting Haddon’s Conceptualization of Injury Epidemiology and Prevention”. Epidemiol Rev 25: 60-64. 7
- 2. Chuan, L. et. al. “Development of a national injury prevention/safe community program in Vietnam” Health Promotion. Int. 16: 47-54. 3. Ha T. Nguyen, Cuong V. Pham, Mathew Keifer and Charles Mock. Occupational Injuries as Reported in the Vietnam Multi-center Injury Survey. Asia-Pacifc Jourla of Public Health, Vol 20, Supplement, 10/2008. 4. Linnan, M., Le, VA., Pham, CV et al. Child mortality and Injury in Asia: Survey methods., Special Series on Child Injury No.2. IWP-2007-05, 2007. 5. Linnan, M., Le, VA., Pham, CV et al. Child mortality and Injury in Asia: Survey results and Evidences., Special Series on Child Injury No.3. IWP- 2007-05, 2007. 6. Lynda S. Doll, Janet R. Saul, and Randy W.Elder (2007) “ Injury and Violence prevention Interventions: An overview” - Handbook of Injury and Violence Prevention, Springer 2007- (P21-36) 7. Richard W. Sattin and Phaedra S. Corso-(2007) – “The epidemiology and costs of Unintentional and Violent Injuries” Handbook of Injury and Violence Prevention, Springer 2007- (P3-20) 8. Rivara, FP et al, (2001). Injury Control: A guide to Research and Program Evaluation, Cambridge University Press. Page 196-216 9. Robertson, L. S. (1998). Injury Epidemiology. New York, Oxford University Press. Page 1-22 Stevenson, M. (2006) “Building safer environments: injury, safety, and 10. our surroundings”. Injury Prevention 2006 12: 1-3 6. Nội dung học tập (Content and Teaching - Learning Activities) 6.1 Bài giảng, bài tự học Bài giảng 1 1. Nội dung a. Khái niệm TNTT Những định nghĩa cơ bản về tại nạn thương tích: Tai nạn thương tích (chấn thương) và Tai nạn. 8
- Tai nạn thương tích hoặc còn được gọi là chấn thương là bất cứ tổn thương có - chủ định hay không có chủ định cho cơ thể con người được gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp tính đối với năng lượng nhiệt, cơ học, điện hay năng lượng hoá học hay bởi sự thiếu vắng của các yếu tố thiết yếu như sức nóng hay oxy. Tai nạn thương tích là những thương tổn do: tai nạn giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử … Theo định nghĩa trên TNTT là sự kiện xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, - TNTT không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra TNTT luôn có thể biết trước và TNTT có thể phòng tránh được b. Gánh nặng của TNTT Về Xã hội Mất nguồn lực lớn dành cho TNTT: Con người, tiền bạc, thời gian, thuốc - - vật tư trang thiết bị. Mất nguồn nhân lực dành cho lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội do - nạn nhân TNTT bị tử vong hoặc tàn tật. Gánh nặng bệnh tật: Gánh nặng bệnh tật của TNTT chiếm khoảng 11% - gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Về Kinh tế: Chi phí trực tiếp: Bao gồm các chi phí sau: - Chi phí dành cho chăm sóc y tế o Chi phí do sự phá hủy, hỏng hóc của máy móc, xe cộ, cơ sở hạ tầng, o những vật dụng không thuộc về Y tế. Chi phí không cho điều trị: Chi phí cho ăn uống, đi lại, ở trọ…. o Chi phí gián tiếp: là những chi phí không trực tiếp cho TNTT, bao gồm cả - những chi phí vô hình như: giảm khả năng lao động, sản xuất, mất thu nhập, tàn tật… Sức khỏe: TNTT có thể dẫn đến tử vong, giảm khả năng lao động hoặc tàn tật tạm thời, tàn tật vĩnh viễn với nạn nhân. TNTT là nguyên nhân chính gây tàn phế, số năm sống tiềm tàng bị mất (YPLL) hoặc DALYs 9
- Tử vong: Nạn nhân tử vong do TNTT. - Tàn tật: Có 03 mức độ trong tàn tật: 1) Khiếm khuyết 2) Giảm chức năng 3) - Tàn tật Số năm sống tiềm tàng bị mất: YPLL là một thước đo sự tác động của các - trường hợp chết trẻ lên nền kinh tế, YPLL tỷ lệ nghịch với độ tuổi tử vong, có nghĩa là các trường hợp chết xảy ra khi càng nhỏ tuổi thì số năm sống tiềm tàng bị mất càng cao. Chỉ số DALY: Một DALY có thể qui đổi là một năm mất đi của cuộc sống - khỏe mạnh. 2. Hoạt động: Giảng viên trình bày nội dung, SV lắng nghe và trao đổi, thảo luận. Sử dụng tài liệu phát tay cung cấp các nội dung cơ bản liên quan đến dịch tễ học TNTT. 3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về chấn thương trong phần này sẽ được sử dụng để áp dụng thảo luận trong tình huống. Bài giảng 2 1. Nội dung - 10 nguyên lý phòng chống tai nạn thương tích của Haddon Bằng cách sử dụng các nguyên lý phân tích với ma trận, Haddon đã đưa ra 10 chiến lược áp dụng trong phòng chống TNTT như sau Bảng 1: 10 nguyên lý phòng chống TNTT của Haddon áp dụng cho các ví dụ về phòng chống TNTT ở trẻ em1 Chiến lược Ví dụ liên quan đến phòng ngừa TNTT ở tr ẻ e m 1 Ngăn chặn việc tạo ra mối nguy hiểm Cấm sản xuất và bán các sản phẩm ngay từ đầu không an toàn 2 Giảm năng lượng có trong mối nguy Giảm tốc độ h iể m 3 Ngăn chặn việc giải phóng, thải ra Tủ đựng thuốc ngăn ngừa trẻ có thể tiếp 1 Nguồn: Tổ chức y tế Thế giới, UNICEF- Báo cáo Thế giới về phòng chống TNTT cho trẻ em- bản dịch tiếng Việt năm 2008 10
- mối nguy hiểm cận, với tới thuốc 4 Làm giảm bớt tỷ lệ, không gian phát Sử dụng dây an toàn và ghế an toàn tán mối nguy hiểm 5 Cách ly mọi người và tạo khoảng Đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ cách với mối nguy hiểm 6 Cách ly mọi người khỏi mối nguy Chấn song cửa sổ, hàng rào cho ao, bể hiểm bằng cách đặt rào chắn cần thiết nước, đậy nắp giếng 7 Điều chỉnh những đặc tính cơ bản của Mặt sân chơi mềm hơn. mối nguy hiểm 8 Tăng sức đề kháng, kháng cự của vật Dinh dưỡng tốt cho trẻ chủ 9 Giảm thiệt hại do mối nguy hiểm gây Sơ cứu ban đầu vết bỏng- Làm mát vết nên bỏng 10 Ổn định, chữa trị và phục hồi cho Kỹ thuật ghép da vết bỏng, phẫu thuật người bị thương. chỉnh hình và vật lý trị liệu phục hồi chức năng - Nguyên lý 3E trong phòng chống tai nạn thương tích Nguyên lý 3E: Là các hoạt động/ chiến lược can thiệp chủ yếu được dùng trong phòng chống TNTT bao gồm: o Giáo dục thay đổi hành vi (Education): Là những chương trình giáo dục về TNTT (các kiến thức cơ bản về TNTT, các yếu tố nguy cơ, cách phòng chống…) làm thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi trong cộng đồng làm giảm thiểu TNTT. Trong chiến lược về giáo dục còn bao hàm các chiến dịch truyền thông và những thay đổi hành vi sức khỏe o Thay đổi/ cải tiến kỹ thuật/ môi trường (Engineering): nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn cho con người, giảm nguy cơ gây TNTT cho con người trong môi trường sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. o Thực thi luật (Enforcement): gồm các biện pháp chế tài để duy trì các hành vi nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn/quy tắc an toàn trong cộng đồng. Các biện pháp chế tài đối với những đối tượng gây ra TNTT, thực thi luật pháp đảm 11
- bảo môi trường an toàn, những luật pháp và những quy định về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm an toàn 2. Hoạt động: Giảng viên trình bày nội dung, SV lắng nghe và trao đổi, thảo luận. Sử dụng tài liệu phát tay cung cấp các nội dung cơ bản liên quan dịch tễ học chấn thương. 3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về chấn thương trong phần này sẽ được sử dụng để áp dụng thảo luận trong tình huống. 12
- Bài tự học 1 1. Nội dung: Các thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Sơ đồ các thiết kế nghiên cứu thường gặp ! 13
- 2. Hoạt động: SV tìm đọc các tài liệu, các bài giảng về thiết kế nghiên cứu đã được học trong các môn học Dịch tễ, Phương pháp nghiên cứu khoa học. 3. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về thiết kế nghiên cứu trong phần này sẽ được dùng thảo luận trong bài tập tình huống. Bài tự học 2 1. Nội dung: Giám sát và nguồn số liệu tai nạn thương tích a. Giám sát TNTT - Vai trò của giám sát TNTT trong đánh giá một chương trình can thiệp PC TNTT o Giám sát TNTT được định nghĩa là việc thu thập, phân tích, phiên giải, phổ biến những thông tin về TNTT để giúp cho quá trình lập kế hoạch, can thiệp, đánh giá các chương trình PC TNTT. Như vậy một hệ thống giám sát phải bao gồm chức năng thu thập số liệu, phân tích số liệu cũng như phổ biến kết quả một cách nhanh chóng nhất đến những người hoạt động trong lĩnh vực phòng chống TNTT. o Hệ thống giám sát có thể cung cấp những thông tin về
- Mức độ và đặc điểm của TNTT: Số lượng các trường hợp TNTT, phân bố theo loại TNTT, các đặc điểm của từng loại hình TNTT.
- Quần thể có nguy cơ: Những ai, quần thể nào có nguy cơ mắc TNTT nhiều nhất (với từng loại TNTT đặc thù)
- Các yếu tố nguy cơ: Những yếu tố nào có liên quan đến các loại TNTT?
- Xu hướng của TNTT theo thời gian: sự thay đổi của một loại hình TNTT theo thời gian như thế nào? Tăng lên hay giảm đi? - Vai trò của hệ thống giám sát TNTT o Đánh giá qui mô của vấn đề: o Phân phối nguồn lực o Xác định ưu tiên o Kiểm định giả thuyết o Phát triển chính sách và chương trình can thiệp. o Theo dõi và giám sát các chiến lược phòng chống. 14
- Một chương trình giám sát có thể được thiết kế để đưa ra những số liệu khác nhau phụ thuộc vào từng chương trình. Số liệu của một hệ thống giám sát TNTT có thể được dùng để đánh giá qui mô, phạm vi của một vấn đề TNTT trong một quần thể từ đó những người ra quyết định và hoạch định chính sách có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và xác định những ưu tiên cho can thiệp. Giám sát cũng có thể được dùng để kiểm định một giả thuyết hoặc chỉ ra những nhu cầu cần phải có những nghiên cứu sâu hoặc hoặc những số liệu cần bổ sung. Phân tích số liệu giám sát giúp cho quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp, các chính sách. Nó cũng sẽ giúp cho việc cung cấp các kết quả để đánh giá hiệu quả, tác động của các chiến lược can thiệp hay chính sách. Số liệu tai nạn thương tích b. Các nguồn số liệu tai nạn thương tích Số liệu trong bệnh viện: Là những số liệu về nạn nhân TNTT vào viện o khám/ điều trị về TNTT. Với số liệu TNTT trong bệnh viện chúng ta có thể có thông tin về mức độ thương tích, thông tin về hoàn cảnh, biện pháp điều trị, chi phí cho TNTT….Nguồn số liệu này thường bỏ sót những đối tượng bị TNTT nhẹ không vào viện khám/ điều trị hoặc những người bị TNTT rất nặng bị tử vong tại chỗ mà không được đưa vào viện. Số liệu cộng đồng: Là số liệu thu thập qua các cuộc điều tra cộng đồng, o các hệ thống giám sát TNTT trong cộng đồng. Nguồn số liệu này tương đối đầy đủ và cập nhật tuy nhiên để triển khai thu thập số liệu tại cộng đồng luôn yêu cầu chi phí và nguồn lực cao. Số liệu từ các cơ quan, tổ chức, ban ngành có liên quan: công an, pháp y, o Ủy ban dân số gia đình trẻ em, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, UNICEF, Bộ Y tế, WHO… Các nguồn số liệu này cũng khá đầy đủ tuy nhiên nó được thu thập theo mục tiêu báo cáo của từng tổ chức. 1. Hoạt động: SV tìm đọc các tài liệu, các bài giảng về giám sát và nguồn số liệu đã được học trong các môn học Theo dõi đánh giá, Xây dựng dự án, Hệ thống thông tin quản lý sức khỏe 2. Đánh giá: Đánh giá qua các câu hỏi ngắn, những kiến thức và hiểu biết về trong phần này sẽ được dùng thảo luận trong Sceranio. 15
- 6.2 Bài tập tình huống (Sceranio) CHỦ ĐỀ 1: TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM 1. Tên chủ đề: “Tai nạn thương tích của trẻ em TP Đà Nẵng” 2. Mục tiêu học tập Sau khi kết thúc bài học viên có khả năng: 1. Xác định được các nguyên tắc/ các cách phân loại tai nạn thương tích 2. Liệt kê được các hậu quả của TNTT 3. Phân tích được các yếu tố nguy cơ 4. Xây dựng, tính toán được các chỉ số đo lường TNTT 5. Mã hóa được TNTT theo ICD10 3. Nội dung bài tập tình huống Giới thiệu Trong những năm gần đây tai nạn thương tích (TNTT) đã trở thành một vấn đề y tế công cộng không những ở Việt Nam mà còn trên Thế giới. TNTT tác động đến sức khỏe, kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội. Theo Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp Quốc- trẻ em là những trẻ dưới 18 tuổi, trong lứa tuổi này trẻ thường bị phơi nhiễm trước các hiểm họa và nguy cơ khi chúng đi lại, vui chơi trong sinh hoạt và học tập hàng ngày. Trẻ em cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương với tai nạn thương tích. Mỗi năm có đến hàng trăm nghìn trẻ em bị tử vong vì thương tích hoặc bạo lực và hàng triệu trẻ em khác phải chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong 2. Tại Việt Nam, tỷ suất tử vong do TNTT ở trẻ dưới 18 tuổi là 78/100.000 trẻ 3, cao hơn hầu hết các nước khác trong khu vực Châu Á. Các số liệu tổng hợp chỉ ra rằng đối với trẻ em dưới 18 tuổi, cứ một ca tử vong thì có 12 ca nhập viện hoặc bị thương tật suốt đời và 34 ca cần sự chăm sóc y tế hay phải nghỉ học, nghỉ làm việc vì tai nạn thương tích. Thương tích không phải là điều tất yếu phải xảy ra mà hoàn toàn có thể phòng tránh và kiểm soát được. Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn 2 Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF (2008), Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, Nhà xuất bản Hồng Đức 3 UNICEF, TASC (2008), Điều tra về tai nạn thương tích tại sáu địa điểm của Châu Á 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giàng: DỊCH TỄ HỌC CHẤN THƯƠNG
35 p | 259 | 57
-
Bài giảng Bệnh thương hàn - TS. Nguyễn Lô
18 p | 253 | 50
-
Bài giảng Chấn thương răng trẻ em - Nguyễn Thái Hoàng
62 p | 124 | 20
-
Bài giảng Bộ môn Dịch tễ học: Dịch tễ học chấn thương - BS. Trần Nguyễn Du
45 p | 159 | 16
-
Bài giảng Dịch tễ học chấn thương - BS. Trần Nguyễn Du
45 p | 36 | 6
-
Bài giảng Chấn thương tá tụy
13 p | 88 | 5
-
Sọ não tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
10 p | 8 | 3
-
Đặc điểm bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2020-2021
8 p | 10 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ học của chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt trung ương
10 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm, nguyên nhân, sơ cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân chấn thương cơ quan vận động tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021
8 p | 14 | 2
-
Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não tại Bệnh viện Việt Đức
6 p | 32 | 2
-
Dịch tễ lâm sàng và điều trị chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
9 p | 54 | 2
-
Đặc điểm chấn thương bụng kín trẻ em và điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
8 p | 26 | 2
-
Một số đặc điểm dịch tễ và tổn thương gãy xương cẳng chân có biến chứng chèn ép khoang
6 p | 76 | 2
-
10 (06 HSCC) đặc điểm dịch tễ và tổn thương của bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương
5 p | 87 | 2
-
Dịch tễ học chấn thương do bỏng ở bệnh nhân nhập viện điều trị tại tỉnh Daklak 1998- 2002
4 p | 31 | 1
-
Một số đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm chấn thương của bệnh nhân chấn thương cột sống liệt tủy hoàn toàn tại Bệnh viện Việt Đức
4 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn