intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh

Chia sẻ: Tu Oanh05 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

80
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu luận văn báo cáo dành cho các bạn tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng cho bài chuyên đê của mình. Chúc các bạn làm tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh

  1. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh MỤC LỤC Trang Lời mở đầu ................................ ................................ ................................ ....................... 3 PHẦN I – Lý thuyết chung về thẩm định tín dụng và quyết định cho vay trung, dài hạn 1. Các vấn đề chung: khái niệm và mục tiêu thẩm định ................................ ..................... 4 1.1 Khái niệm ................................ ................................ ................................ ................ 4 1.2 Mục tiêu của thẩm định tín dụng ................................ ................................ ............... 5 1.3 Các loại dự án ................................ ................................ ................................ .......... 5 1.4 Quy trình phân tích dự án ................................ ................................ ......................... 6 2. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay trung và dài hạn ................................ .......... 7 2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu ................................ ........... 7 2.2 Thẩm định các thông số xác định chi phí................................ ................................ ... 8 2.3 Thẩm định ngân lưu của dự án ................................ ................................ ................. .9 2.3.1 Xử lý các biến số ngân lưu ................................ ................................ ............... 9 2.3.2 Xử lý lạm phát ................................ ................................ ................................ .. 10 2.3.3 Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ ................................ .............. 10 2.3.4 Hai phương pháp ước lượng ngân lưu ................................ .............................. 10 2.4 Thẩm định chi phí sử dụng vốn của dự án ................................ ............................... 11 2.4.1 Giới thiệu ................................ ................................ ................................ ......... 11 2.4.2 Chi phí sử dụng vốn bộ phận ................................ ................................ ............ 11 2.4.2.1 Chi phí sử dụng nợ ................................ ................................ ................. 11 2.4.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi ................................ ........................ 12 2.4.2.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường ................................ ....................... 12 2.4.2.4 Chi phí sử dụng vốn trung bình trọng số (WACC) ................................ .. 12 Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 1/27
  2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh 2.5 Thẩm định chỉ tiêu quyết định đầu tư dự án ................................ ............................. 12 2.5.1 Hiện giá ròng(NPV) ................................ ................................ ......................... 12 2.5.2 Suất sinh lợi nội bộ (IRR) ................................ ................................ ................. 13 2.5.3 Thời gian hoàn vốn (PBP) ................................ ................................ ................ 13 2.5.4 Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách ................................ ........................ 14 2.5.5 Chỉ số lợi nhuận (PI) ................................ ................................ ......................... 14 PHẦN II – Thực trạng về thẩm định và cho vay dự án ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Chi nhánh Bình Chánh 3. Thực trạng thẩm định và cho vay ................................ ................................ ................... 15 3.1 Điều kiện cho vay ................................ ................................ ................................ .... 15 3.2 Thời hạn cho vay ................................ ................................ ................................ ..... 18 3.3 Tình hình nguồn vốn và dư nợ ................................ ................................ ................ 18 4. Đánh giá vai trò thẩm định dự án của Ngân hàng NNo&PTNT ................................ ...... 20 4.1 Mặt tích cực ................................ ................................ ................................ ............ 20 4.2 Tồn tại hạn chế trong quá trình thẩm định và phân tích hồ sơ vay vốn ..................... 22 5. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong quyết định cho vay ...................... 25 5.1 Định hướng về mặt chiến lược ................................ ................................ ................. 25 5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn ................................ ................................ ................................ ............................... 25 Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 2/27
  3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới, hệ thống ngân h àng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp ph ần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh cả về nội dung và chất lượng của hệ thống Ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ vào hoạt động của hệ thống ngân hàng mà nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong thực tế, lượng cho vay của các tổ chức tín dụng đã tăng rất nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng bởi chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi các chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Cho đến nay, ở Việt Nam và các nước đang phát triển, một ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là sẽ cho ai vay và sẽ đầu tư vào đâu. Nói cách khác, tại các thị trường đang phát triển, thì đối tượng đầu tư là mối bận tâm nhiều hơn (nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất), khác với vấn đề đặt ra cho các ngân hàng ở các thị trường phát triển là khi đầu tư lại chủ yếu quan tâm đến lợi tức và mức độ an toàn. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 3/27
  4. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh Phần I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN 1. Các vấn đề chung: khái niệm và mục tiêu thẩm định 1.1 Khái niệm: Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có thời hạn từ 1 cho đ ến 5 năm. Tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Ngân hàng cấp các khoản tín dụng trung hoặc d ài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư, hoặc có thể cấp các khoản tín dụng trung hoặc dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì các khoản tín dụng trung và dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư. Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án m à khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập dự án, khách hàng mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự á bị giảm sút đến nỗi quyết định không cho vay. Thẩm định tín dụng trung hoặc d ài hạn thực chất là thẩm định dự án đầu tư, do khách hàng lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quan điểm của ngân hàng. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 4/27
  5. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh 1.2 Mục tiêu của thẩm định tín dụng: Mục đích của thẩm định tín dụng là nhằm phục vụ cho việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau: - Đánh giá mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. - Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay. - Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay: cho một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt. 1.3 Các loại dự án: Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ. Về mặt h ình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. Về góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. Trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung. Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Trong hoạt động của doanh nghiệp, các nh à quản lý đặc biệt là giám đốc tài chính, thường có những dự án đầu tư vốn lớn. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 5/27
  6. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh  Dựa vào mục đích, các dự án đầu tư vốn có thể được phân loại thành: - Dự án đầu tư mới tài sản cố định. - Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí. - Dự án mở rộng sản phẩm thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới. - Dự án an toàn lao động và/hoặc bảo vệ môi trường. - Dự án khác.  Dựa vào mối quan hệ, các dự án có thể phân chia thành: - Dự án độc lập: là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án không làm ảnh hưởng gì đến những dự án khác đang được xem xét. - Dự án phụ thuộc: là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án phụ thuộc vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác. - Dự án loại trừ nhau: là những dự án không thể được chấp nhận đồng thời, nghĩa là chỉ chọn một trong số những dự án đó m à thôi. 1.4 Quy trình phân tích dự án: Phân tích và ra quyết định đầu tư là quá trình lập kế hoạch cho một khoản chi đầu tư có sinh lời kỳ vọng liên tục trong nhiều năm. Việc thực hiện các dự án trên sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu chung của công ty ngay bây giờ và trong tương lai. Để có sự phối hợp tốt với khách hàng, nhân viên tín dụng cần nắm vững quy trình lập và phân tích dự án đầu tư của khách hàng. Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư của khách hàng có thể được mô tả như sau: Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 6/27
  7. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh Lựa chọn tiêu Xác định dự án: Đánh giá dự án: Tìm cơ hội và đưa Ước lượng ngân lưu chuẩn quyết định: ra đề nghị đầu tư vào liên quan và suất Lựa chọn luật quyết dự án chiết khấu hợp lý định (NPV, IRR, PP) Ra quyết định: Chấp nhận hay từ chối dự án Hình 1: Quy trình lập, phân tích và quyết định đầu tư dự án. 2. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay trung và dài hạn: 2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Các thông số thường gặp bao gồm: - Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế. - Dự báo tỷ lệ lạm phát. - Dự báo tỷ giá hối đoái. - Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu. - Dự báo tốc độ tăng giá. - Dự báo nhu cầu thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư. - Ước lượng thị phần của doanh nghiệp. - Ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự bán khác nữa tùy theo từng dự ná chẳng hạn như: công suất máy móc thiết bị,… Nhìn chung, các loại thông số này có thể chia thành hai loại: các thông số có thể thu thập được từ dự báo kinh tế vĩ mô và các thông số chỉ có thể thu thập từ kết quả nghiên cứu thị trường. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 7/27
  8. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh Từ kinh nghiệm cho thấy, nhân viên tín dụng cần phải làm những việc sau đây: - Nhận thẩm định dự án đầu tư vào những ngành mà mình có kiến thức và am hiểu kỹ về tình hình thị trường của ngành đó. - Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến ngành mà mình phụ trách. - Liên hệ các thông số của dự án đang thẩm định với các thông số tương ứng ở các dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động. - Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan của doanh nghiệp để có thêm thông tin, hình thành k ỳ vọng hợp lý về các thông số đang thẩm định. 2.2 Thẩm định các thông số xác định chi phí: Các thông số này rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng trong từng loại dự án, thường do các chuyên gia k ỹ thuật và chuyên gia kế toán quản trị ước lượng và đưa ra. Bao gồm: - Công suất máy móc thiết bị. - Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động,… - Đơn giá các loại chi phí như lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,… - Phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao. - Ngoài ra, còn có nhiều loại thông số dự báo khác nữa tùy theo từng dự án, chẳng hạn như công suất máy móc thiết bị,… Từ kinh nghiệm cho thấy, nhân viên tín dụng cần phải làm những việc sau đây: - Nhận thẩm định dự án thuộc những ngành mà mình có kiến thức và am hiểu kỹ về tình hình chi phí hoạt động của ngành đó. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 8/27
  9. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh - Tổ chức tốt cơ sở dự liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến chi phí hoạt động của ngành mà mình phụ trách. - Liên hệ các thông số của dự án đang thẩm định với các thông số tương ứng ở các dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động. - Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan của doanh nghiệp để có thêm thông tin, hình thành k ỳ vọng hợp lý về các thông số đang thẩm định. 2.3 Thẩm định ngân lưu của dự án: Ngân lưu hay dòng tiền là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm. Do lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ. Do đó, trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án. 2.3.1 Xử lý các biến số ngân lưu: Thông thường, nhân viên tín dụng cần chú ý các xử lý các loại chi phí sau: - Chi phí cơ hội: là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án. - Chi phí chìm (sunk cost): là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy, dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi. Do đó, chi phí ch ìm không được tính vào ngân lưu dự án, vì loại chi phí này không ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư hay không đầu tư dự án. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 9/27
  10. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh - Chi phí lịch sử: là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dụng cho dự án. Nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng 0 thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí cơ hội. - Vốn lưu động: là nhu cầu vốn dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn qu ỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả. - Thuế thu nhập công ty: là một dòng ngân lưu ra của dự án, được xác định đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án. - Các chi phí gián tiếp: khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vật chi phí gián tiếp tăng th êm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng ngân lưu của dự án. 2.3.2 Xử lý lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự án. Lạm phát làm tăng chi phí thưc tế và thu nhập thực tế của một dự án, đồng thời cũng làm tăng chi phí cơ hội của vốn. 2.3.3 Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ: Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông. Tuy nhiên, để ra quyết định đầu tư, ta chỉ nên xem xét dự án trong trường hợp giả định đầu tư hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Vì vậy, ta sẽ không đưa khoản vay hay trả nợ gốc và lãi vào ngân lưu dự án. Có như vậy ta mới tách biệt được quyết định đầu tư với quyết định tài trợ vốn. 2.3.4 Hai phương pháp ước lượng ngân lưu Để ước lượng ngân lưu của dự án, ta có thể thực hiện bằng 2 cách: - Phương pháp trực tiếp: ngân lưu hoạt động bao gồm: Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 10/27
  11. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh  Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án.  Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án. - Phương pháp gián tiếp: ngân lưu hoạt động bao gồm:  Lợi nhuận sau thuế.  Cộng khấu hao.  Cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động. 2.4 Thẩm định chi phí sử dụng vốn của dự án: 2.4.1 Giới thiệu: Suất sinh lợi yêu cầu của một dự án phải bằng với suất sinh lợi mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro tương đương trên thị trường tài chính. Vì vậy, suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu chính là chi phí sử dụng vốn của dự án. Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà các công ty phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lợi mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng khoán của công ty, nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của công ty. Nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi ro của công ty thì suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lợi đối với công ty. Chi phí sử dụng vốn sẽ được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của công ty hoặc rủi ro của dự án. 2.4.2 Chi phí sử dụng vốn bộ phận: Chi phí sử dụng vốn bộ phận là chi phí mà công ty hoặc dự án phải trả khi huy động nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bộ phận bao gồm: chi phí sử dụng nợ v à chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu. 2.4.2.1 Chi phí sử dụng nợ: Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế. Chi phí sử dụng nợ của công ty chính là chi phí sử dụng nợ đã điều chỉnh thuế. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 11/27
  12. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh 2.4.2.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí mà công ty ph ải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi. 2.4.2.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường: Để xác định suất sinh lợi yều cầu của chủ sở hữu, ta có 2 cách: - Mô hình tăng trưởng cổ tức Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng Nhược điểm: không thể áp dụng đ ược đối với những công ty không chia cổ tức, cũng không phù hợp khi phải giả định một tỷ lệ tăng trưởng cố tức cố định, không thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, mức độ điều chỉnh rủi ro đối với suất sinh lợi yêu cầu của từng dự án của công ty. - Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Mô hình này cho rằng suất sinh lợi kỳ vọng của một khoản đầu tư phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: lãi suất phi rủi ro, lãi suất bù rủi ro thị trường, rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường, được gọi là hệ số beta. Ưu nhược điểm của mô hình: mô hình này cho ta thấy sự điều chỉnh trực tiếp lợi nhuân và rủi ro của tài sản, nó được sử dụng rộng rãi hơn mô hình tăng trưởng cổ tức. Để ước lượng hệ số beta, ta cũng phải dựa vào dữ liệu quá khứ để xác định. 2.4.2.4 Chi phí sử dụng vốn trung bình trọng số (WACC): Chi phí sử dụng vốn chung của một công ty chính là suất sinh lợi yêu cầu trên tài sản của công ty. 2.5 Thẩm định chỉ tiêu quyết định đầu tư dự án: 2.5.1 Hiện giá ròng (NPV): Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 12/27
  13. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh n NCFt NPV = ∑ (1 + r)t t=0 Với cùng một suất chiết khấu: Dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho công ty. Dự án chỉ đáng đầu tư khi nào có NPV lớn hơn hoặc bằng 0, và giữa các dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có NPV cao nhất. - Dự án có NPV > 0: dự án có suất sinh lợi cao hơn chi phí cơ hội của vốn - Dự án có NPV = 0: dự án có suất sinh lợi bằng với chi phí cơ hội của vốn - Dự án có NPV < 0: dự án có suất sinh lợi thấp hơn chi phí cơ hội của vốn 2.5.2 Suất sinh lợi nội bộ (IRR): Suất sinh lợi nội bộ là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu tư, là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. n NCFt NPV = =0 ∑ t t = 0 (1 + IRR) Một dự án được chấp nhận khi suất sinh lợi thực tế bằng hoặc cao h ơn suất sinh lợi yêu cầu. Dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất sinh lợi yêu cầu 2.5.3 Thời gian hoàn vốn (PBP): Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. Hai loại thời gian hoàn vốn: thời gian hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (PP): là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. n Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 13/27
  14. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh ∑ NCFt t=0 2.5.4 Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách: Suất sinh lợi bình quân sổ sách được xác định dựa vào lợi nhuận ròng bình quân hằng năm chia cho giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư. Giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư bằng tổng giá trị còn lại trên sổ sách của vốn đầu tư chia cho thời gian sử dụng. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản. Nhược điểm: không xem xét đến giá trị thực của tiền theo thời gian, lựa chọn dự án dựa vào suất sinh lợi bình quân thực tế dẫn đến quyết định lựa chọn dự án mang tính chất cục bộ. 2.5.5 Chỉ số lợi nhuận (PI): Chỉ số này còn gọi là chỉ số lợi ích – chi phí là t ỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án. ∑ PVt (1 + i)- t NPV0 + PV 0 PI = = ∑ PV (Chi phí đầu tư ròng) PV0 Nguyên tắc ra quyết định: chấp nhận dự án khi PI>=1 và bác bỏ dự án khi PI
  15. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh THỰC TRẠNG VỀ THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY DỰ ÁN Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH BÌNH CHÁNH 3. Thực trạng về thẩm định và cho vay: 3.1 Điều kiện cho vay: - Có khả năng pháp luật dân sự, năng luật h ành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: - Mục đích sử dụng vốn vay hợp lý: - Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp. - Đối với doanh nghiệp nhà nước là đơn vị hạch toán phụ thuộc của pháp nhân. Ngoài các điều kiện trên còn phải có thêm điều kiện sau: đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền, phải thể hiện rõ mức tiền được vay cao nhất, thời gian vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả đ ược nợ. Một số điểm cần lưu ý khi xem xét, đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng: - Sự mở rộng của khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước: Nhằm tạo tiền đề và tiến tới hình thành một khung pháp lý thống nhất, b ình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Luật Doanh nghiệp Nh à nước năm 2003 đã mở rộng khái niệm doanh nghiệp nh à nước hơn so với Bộ luật DNNN ban hành năm 1995, theo đó có 3 loại doanh nghiệp nhà nước, cụ thể như sau: 1. DNNN có 100% vốn nhà nước, hoạt động theo Luật DNNN mới (năm 2005) được gọi là Công ty nhà nước (để phân biệt với DNNN có 100% vốn nhà nước nhưng hoạt động theo các luật khác) 2. Công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai th ành viên trở lên có 100% vốn Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 15/27
  16. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh 3. Công ty cổ phần, công ty TNHH hai th ành viên trở lên có cổ phần chi phối hoặc vốn góp chi phối của nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì có sự mở rộng khái niệm DNNN, nên nếu dùng chung một khái niệm DNNN thì dễ lẫn lộn giữa 3 loại DNNN nói trên, do vậy khi đánh giá năng lực pháp lý của DNNN, cần phải nẵm vững được DNNN đó thuộc loại h ình gì. Mặc dù khái niệm DNNN bao gồm cả 3 loại doanh nghiệp n êu trên, nhưng các công ty cổ phần, công ty TNHH (dù có 100% vốn nhà nước hay vốn nhà nước chi phối), vẫn hoạt động theo Luật doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, từ việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đối sở hữu, tổ chức quản lý và hoạt động của các công ty này. Về loại hình DNNN thứ (2) và thứ (3) trên đây, Luật DNNN mới không can thiệp, không qui định chồng chéo với Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mà chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu nh à nước với người đại diện vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty TNHH, m à mối quan hệ này chưa được điều chỉnh ở các luật đó. - Đối với khách hàng là doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, trách nhiệm trả nợ chính và cuối cùng vẫn là pháp nhân có đơn vị hạch toán phụ thuộc đó, n ên mọi giao dịch với ngân hàng: Mục đích vay vốn, mức vốn đ ược phép vay, thời gian vay vốn, thời gian hoàn trả nợ vay, các hình thức bảo đảm tiền vay, ... đều phải được pháp nhân của đơn vị hạch toán phụ thuộc đó có ý kiến chính thức bằng văn bản. - Đối với công ty TNHH: Các hợp đồng phải được hội đồng thành viên chấp thuận qui định rõ: Nếu hợp đồng được ký mà chưa được Hội đồng thành viên chấp thuận trước (chậm nhất là 15 ngày trước khi ký), thì hợp đồng đó vô hiệu và được xử lý theo qui định của luật pháp. Do đó, để tránh rơi vào trường hợp hợp đồng vô hiệu, các hợp đồng kinh tế, dân sự, ... trong đó có quan hệ với ngân h àng như nội dung trong giấy đề nghị vay vốn do Giám đốc công ty ký (mức vốn đề nghị vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn vay trả, các h ình thức bảo đảm tiền vay, ...) đều phải được Hội đồng thành viên chấp thuận trước bằng văn bản. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 16/27
  17. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh - Khách hàng là công ty cổ phần: Hội đồng quản trị là cấp quyết định các nội dung như: Chiến lược phát triển của công ty, phương án đầu tư, bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giám đốc (tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. - Khách hàng là tư nhân: Cần kiểm tra một số nội dung chính nh ư năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự, hộ khẩu th ường trú, chứng minh thư, tuổi, địa chỉ cư trú, ... Tất cả những lưu ý nêu trên để giúp cán bộ ngân hàng trong quá trình đánh giá năng lực pháp lý khách hàng. - Về yêu cầu đánh giá, kết thúc nội dung n ày, cán bộ ngân hàng phải nêu rõ và đánh giá được:  Tên khách hàng vay vốn.  Quyết định thành lập, cấp ra quyết định thành lập, ngành nghề lĩnh vực hoạt động. Ngành nghề lĩnh vực hoạt động hiện tại có phù hợp với lĩnh vực của dự án đầu tư mà khách hàng đặt vấn đề vay vốn tại ngân hàng hay không?  Người đại diện theo pháp luật của công ty.  Chế độ hạch toán: Độc lập hay phụ thuộc. Từ đó kết luận: Khách hàng có đủ tư cách pháp nhân để xác lập mối quan hệ tín dụng với ngân hàng hay không? Trường hợp chưa đủ thì cần bổ sung những văn bản pháp lý gì. 3.2 Thời hạn cho vay: Ngân hàng NNo&PTNT nơi cho vay và khách hàng tho ả thuận về thời hạn cho vay theo 2 loại: Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 17/27
  18. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh - Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng, đ ược xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng nợ của khách hàng. - Cho vay trung và dài h ạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam. + Thời hạn cho vay trung hạn: từ 12 đến 60 tháng. + Thời hạn cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại của Doanh nghiệp và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống. 3.3 Tình hình nguồn vốn và dư nợ: Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2007 -2008. Đơn vị tính: triệu đồng. 2008/2007 Khoản mục 2007 2008 Chênh lệch % 1. Vốn huy động tại địa phương 11.989 13.918 1.929 16,09 + Tiền gửi có kỳ hạn 7.758 9.320 1.562 20,13 + Tiền gửi không kỳ hạn 1.994 1.802 - 192 - 9,63 + Kỳ phiếu 2.237 2.796 559 29,89 2. Vốn vay cấp trên 39.751 32.404 - 7.347 - 18,48 Tổng Nguồn vốn huy động 51.740 46.322 - 5.418 -10,47 Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Bình Chánh Tiền gửi không kỳ hạn: đối với khách hàng, mục tiêu gửi tiền loại này là để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích lợi nhuận đối với loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đối với Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 đạt 1.802 triệu đồng, giảm 192 triệu hay giảm 9,63 % so với năm 2007. Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 18/27
  19. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh Tiền gửi có kỳ hạn ở năm 2008 đạt 9.320 triệu đồng, tăng 1.562 triệu tương đương với tăng 20,13 % so với năm 2007. Đây là một điều rất đáng quan tâm, tốc độ tăng trưởng của loại tiền này thật nhanh chóng do thực hiện chỉ đạo của Chính phủ bằng mọi giá phải kiềm chế lạm phát, năm 2007 và đầu 2008, trước tình hình lạm phát tăng mạnh, chỉ số giá lên đến 8.3% năm 2007 và 15.96% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã thực sự gây sốc khi liên tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%, vào tháng 1/2008 tăng lên đ ến 11% nhằm rút tiền trong lưu thông về. Mặt khác yêu cầu các Ngân hàng thương mại mua tín phiếu bắt buộc 20,300 tỷ đồng. Động thái này đã đẩy các ngân hàng vào cuộc đua nâng lãi suất huy động nhằm bảo đảm tính thanh khoản của ngân h àng. Bảng 2: Hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 2 năm 2007-2008. Đơn vị tính:Triệu đồng. 2007 2008 2008 /2007 % Các chỉ tiêu Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 1. Doanh số cho vay 173.521 183.451 9.930 5,72 - Ngắn hạn 125.784 152.117 26.333 20,94 - Trung hạn 44.197 29.167 - 15.030 34,01 - Dài hạn 3.540 2.167 - 1.373 - 38,79 2. Doanh số thu nợ 140.969 168.994 28.025 19,88 - Ngắn hạn 114.037 143.602 29.565 25,93 - Trung hạn 24.935 23.636 -1.299 5,21 - Dài hạn 1.997 1.756 - 241 - 12,07 3. Dư nợ 173.109 185.979 17.634 7,43 - Ngắn hạn 104.348 129.250 24.902 23,86 - Trung hạn 63.662 52.806 -10.856 -17,05 - Dài hạn 5.099 3.923 1.176 - 23,06 4. Nợ quá hạn 1.243 2.684 1.441 115,88 Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 19/27
  20. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Bình Chánh - Ngắn hạn 1.172 1.658 486 41,47 - Trung hạn 66 955 889 1.346,97 - Dài hạn 5 71 66 1.242,2 Nguồn: Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh Bình Chánh Từ bảng số liệu về tình hình cho vay ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn qua các năm đều cao h ơn so với tín dụng trung hạn, dài hạn. Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn là 125.784 triệu, sang năm 2008 lên đến 152.117 triệu, tăng 26.333 triệu tương đương tăng 20,94%. Đối với cho vay trung hạn ở năm 2004 là 44.197 triệu sang năm 2007 giảm xuống còn 29.167 triệu, giảm 15.030 triệu tương đương giảm 34,01 %. Doanh số cho vay dài hạn ở năm 2007 là 3.540 triệu sang năm 2008 giảm xuống còn 2.167 triệu, giảm 1.373 triệu tương đương giảm 38,79 %. Đây cũng chưa phải là một cơ cấu cho vay thích hợp của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác mở rộng cho vay, tranh thủ kịp thời các c ơ hội đầu tư trung hạn, dài hạn nhằm mở rộng qui mô hoạt động của Ngân hàng. 4. Đánh giá vai trò thẩm định dự án của Ngân hàng NNo&PTNT: 4.1 Mặt tích cực: - Ra đời trong bối cảnh cả nước tập trung đẩy mạnh thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu), sau này là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xoá đói giảm nghèo, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Chánh luôn vượt qua mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực của chi nhánh đã làm phong phú thêm chặng đường phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của đơn vị "Anh hùng trong thời kỳ đổi mới". Học viên: Nguyễn Thế Minh – Lớp NH4_ Ngày 1 20/27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2