Giáo án Mầm non 3
lượt xem 11
download
Giáo án Mầm non 3 bao gồm các bài học: Bé học chữ cái, chú kiến lười, cùng nhau tranh tài, con chuồn chuồn, hình mẫu ở khắp nơi, bác sĩ rùa khám bệnh, những chú ếch tinh nghịch. Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Mầm non 3
- BÉ HỌC CHỮ CÁI I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết được chữ cái qua bài thơ - Biết tạo hình chữ cái - Biết phối hợp cùng nhau thực hiện các bài tập - Phát triển tưởng tượng cho trẻ - Giáo dục sự phối hợp, đoàn kết trong tập thể. II./ CHUẨN BỊ: - Tranh con bươm bướm, con dế, con sâu đo - Thẻ từ “bươm bướm, con dế, con sâu đo”, bảng giải mã - Thẻ chữ “b, d, đ” cho cô và mỗi trẻ - Các từ có chữ “b, d, đ” xung quanh lớp - Bài thơ Chú kiến lười - Máy, băng nhạc III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Tìm chữ cái trong bài thơ - Trẻ xếp hai hàng, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ sẽ bật vào các vòng và đến bảng có gắn một đoạn của bài thơ Chú kiến lười tìm những chữ b, d, đ có trong đoạn thơ đó và gạch dưới: - Trẻ thực hiện Có chú kiến lười Ngủ nướng trên cây Gió đồng lay gọi “Dậy đi, sáng rồi!” Kiến vàng chẳng nói Phơi bụng ngủ khì Mây đen kéo tới “Vàng ơi, dậy đi!” Hoạt động 2: Cùng nhau giải mã - Cách chơi: mỗi trẻ sẽ chọn cho mình một tờ giấy trong - Trẻ thực hiện đó có hình và ghi mật mã của một từ nói về côn trùng. Trẻ sẽ giải bằng cách nhìn vào bảng giải mã rồi ghi vào bên dưới tờ giấy. Hoạt động 3: Xem ai nhanh - Cách chơi: cô chia trẻ thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi - Trẻ thực hiện nhóm sẽ xếp chữ theo từ, thời gian là một đoạn nhạc nhóm nào làm xong trước sẽ thắng. Hoạt động 4: Tạo dáng - Trẻ chia nhóm và tạo dáng thành chữ b, d, đ - Kết thúc - Trẻ thực hiện
- CHÚ KIẾN LƯỜI I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đọc bài thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm - Trẻ hiểu nội dung bài thơ và hứng thú tích cực hoạt động - Trẻ trả lời mạch lạc trọn câu và thực hiện theo các yêu cầu của cô. II./ CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ - Vài quả bóng - Máy cassette, băng nhạc - Hệ thống câu hỏi đàm thoại III./ CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG TRẺ Hoạt động 1: Giới thiệu - Đọc diễn cảm bài thơ - Cô và trẻ cùng múa hát bài Một đàn kiến nhỏ - Trẻ chú ý - Cô dẫn vào bài thơ: có một bài thơ nói về một chú kiến, bây giờ lớp mình lắng nghe cô đọc nha! - Cô đọc lần 1. - Trẻ chú ý - Cô đưa tranh ra đọc lần 2. - Cô giảng giải nội dung: trong bài thơ nói về một chú kiến vàng lười biếng, mặc cho trời đã sáng nhưng chú vẫn cứ ngủ khì, ai gọi cũng không dậy và cuối cùng thì trời mưa nên kiến vàng không chạy kịp nên ướt hết và thế là kiến khóc hu hu. Hoạt động 2: Đàm thoại - Bài thơ nói về con vật nào? - Con kiến - Tính tình con kiến như thế nào? - Lười biếng - Khi trời sáng, ai đã kêu kiến vàng dậy? - Gió đồng lay gọi - Và đã kêu như thế nào? - Dậy đi, sáng rồi - Thế kiến vàng có dậy không, cả lớp? - Trẻ trả lời - Nhân vật kế tiếp kêu: “Vàng ơi, dậy đi!” là ai? - Mây đen - Sấm chớp đì đoàng, thế kiến có nghe thấy không cả lớp? - Trẻ trả lời - Kêu hoài mà kiến cũng không dậy, vậy cuối cùng kiến - Kiến khóc hu hu đã như thế nào? -Vậy tại sao kiến lại khóc? - Trẻ trả lời - Cô cho cả lớp đọc 2 lần - Cả lớp đọc - Chia trẻ thành hai nhóm đọc đuổi nhau - Trẻ đọc - Bạn trai bạn gái - Cá nhân - Cô đố các con tác giả đã đặt tên bài thơ này là gì? - Trẻ đoán Hoạt động 3: Trò chơi Chuyền bóng theo nhịp
- - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn, cô phát bóng cho - Trẻ đọc một vài trẻ. Khi bắt đầu đọc thơ những trẻ đang giữ bóng sẽ chuyền cho bạn kế bên theo nhịp của bài thơ 2 -2 -2 - Kết thúc: Cô mở nhạc tiếp tục của phần giới thiệu cho trẻ cùng múa hát theo nhạc - Trẻ múa hát CÙNG NHAU TRANH TÀI I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hình thành và rèn luyện kỹ năng bò chui qua nhiều vật không chạm đầu. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện bài tập phát triển chung - Phát triển các nhóm cơ trên cơ thể đặc biệt là cơ tay, cơ đùi. - Phát triển tố chất linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật làm theo yêu cầu của cô, biết nghe lời cô II.CHUẨN BỊ : - Dây nilon làm chướng ngại vật - Xắc xô - Máy, băng nhạc III.TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1 : Cùng nhau khởi động. - Trẻ vận động theo nhạc đi dích dắc kết hợp nhón - Trẻ thực hiện chân, gót chân, khom lưng, chạy nhanh, chậm…. Sau đó thực hiện các động tác: - Tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực - Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục - Lưng bụng 2: Đứng quay người sang hai bên - Bật 2: Tách khép chân Hoạt động 2 : Cùng nhau tranh tài - Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ sau đó cô phát cho - Trẻ thảo luận mỗi nhóm 1 sợi dây nilon cho trẻ thảo luận. - Mời từng nhóm thực hiện. - Trẻ thực hiện - Cô hướng dẫn trẻ: Khi bò lòng bàn tay và cẳng - Trẻ chú ý chân chạm sát đất, khi đến chướng ngại vật đầu hơi cúi xuống để không chạm vào chướng ngại vật. - Cho cả lớp thực hiện. Hoạt động 3: TCVĐ Bánh xe quay - Trẻ thực hiện - Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm không đều nhau.
- Xếp hai nhóm thành hai vòng tròn đồng tâm, trẻ quay - Trẻ chú ý mặt vào tâm vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo hai hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chạm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng im tại chỗ. - Cô cho trẻ chơi - Hồi tĩnh : Uống nước chanh - Trẻ chơi CON CHUỒN CHUỒN I./MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ - Trẻ hát và vỗ theo tiết tấu kết hợp thành thạo bài hát - Trẻ lắng nghe và nhận được giai điệu và nói được tên bài hát - Phát triển tai nghe cho trẻ - Giáo dục trẻ tình yêu thương đối với các con côn trùng có ích II./ CHUẨN BỊ: - Khăn voan, dây kim tuyến, , dụng cụ gõ …. - Trang phục Bắc bộ cho cô - Đàn organ - Máy cassette III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HỌAT ĐỘNG CỦA CÔ HỌAT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Cùng nhau tập hát - Cô và trẻ đọc câu tục ngữ: + Chuồn chuồn bay thấp thì mưa: Trẻ ngồi xuống - Trẻ thực hiện + Bay cao thì nắng: Trẻ kiễng chân vươn hai tay lên cao + Bay vừa thì râm: Trẻ giơ tay ra phía trước, người hơi chùn xuống. - Có một bài hát nói về con chuồn chuồn. Bây giờ các con lắng nghe xem đó là bài gì nhé! - Cô mở nhạc không lời bài “Con chuồn chuồn” cho trẻ nghe (trẻ có thể hát theo) - Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? - Con chuồn chuồn của nhạc sĩ Vũ Đình Lê
- -Bây giờ lớp mình cùng hát lại bài Con chuồn chuồn với cô nhé! - Cô đàn cho trẻ hát - Trẻ và cô cùng hát - Cô cho trẻ hát theo hiệu lệnh - Trẻ hát theo hiệu lệnh của - Cho trẻ hát nối đuôi nhau cô - Cô đàn cho trẻ hát - Cả lớp hát * Trò chơi chuyển tiếp: Trời mưa Hoạt động 2: Cùng nhau vỗ theo tiết tấu - Các con ơi! Nếu bài hát này mà được vỗ theo tiết tấu thì sẽ thật sinh động. Cô mời một vài trẻ lên vỗ theo ý thích. - Trẻ vỗ theo ý thích - Cô giới thiệu vỗ theo tiết tấu kết hợp. Các con hãy chú ý xem cô vỗ nhé! - Cô hát và vỗ mẫu - Trẻ chú ý - Cô giải thích cách vỗ theo tiết tấu kết hợp: “1 – 2 3 4 - - Trẻ chú ý nghỉ” - Cô cho trẻ vỗ theo tiết tấu kết hợp 1 – 2 lần từ chậm – - Trẻ thực hiện nhanh. - Sau đó cô ghép lời cả lớp cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp * Trò chơi: Gió thổi - Cô cho trẻ về các góc lấy dụng cụ gõ tuỳ thích và vỗ theo - Trẻ thực hiện nhịp bài hát Con chuồn chuồn * Trò chơi: Vòng tròn có một cái tâm…. - Sau đó cô cho trẻ vỗ theo nhịp bài hát Con chuồn chuồn - Trẻ thực hiện trên cơ thể của trẻ (2 lần ) * Trò chơi: Kết bạn - Cô yêu cầu mỗi nhóm có 2 bạn - Hai bạn đứng đối diện nhau vỗ tay theo tiết tấu kết hợp - Trẻ thể hiện lại bài hát bài Con chuồn chuồn theo ý thích của trẻ Hoạt động 3: Cùng nhau nghe hát - Hồi nãy giờ các con đã hát và vận động minh họa theo bài hát rất hay. Bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nha! - Các con biết không, trong dân ca Việt Nam có rất nhiều làn điệu dân ca rất hay như dân ca Bắc bộ, dân ca Nam bộ, dân ca Trung bộ…… trong đó có bài hát Bèo dạt mây trôi dân ca Quan họ Bắc Ninh rất hay. Hôm nay cô sẽ hát cho lớp mình cùng nghe. - Trẻ lắng nghe cô hát -Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Bèo dạt mây trôi - Bài này vui hay buồn? - Tình cảm tha thiết - Kết thúc HÌNH MẪU Ở KHẮP NƠI I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- - Trẻ biết được các hình được lặp đi lặp lại theo một trật tự nhất định. - Trẻ biết đếm số lượng các hình có trong mẫu và xác định vị trí của hình. - Dạy trẻ biết nhìn hình mẫu và gõ đệm theo tiết tấu chính xác. - Trẻ biết sáng tạo ra mẫu theo ý trẻ và trang trí theo mẫu hình mà trẻ thích - Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, trả lời rõ ràng và làm theo yêu cầu của cô II./ CHUẨN BỊ: - Một số thẻ hình mẫu là các hình hình học, hình các con vật, hình nốt nhạc - Mẫu của cô và của trẻ - Giấy bút để vẽ các hình mẫu - Vật liệu tạo hình để trang trí III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Hình mẫu ở khắp nơi - Cô cho trẻ quan sát hình mẫu và cho trẻ nhận xét mẫu - Trẻ quan sát và nhận xét có gì lạ? - Trong cuộc sống của chúng ta hình mẫu ở khắp nơi. Thế con thấy hình mẫu ở đâu nào? Đúng rồi người ta ứng dụng vào trong trang trí nhà cửa, trang trí các món ăn, trong thiết kế trang phục và vận dụng vào trong âm nhạc một cách đầy sáng tạo, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ cho con người. Hoạt động 2: Làm theo mẫu - Cho mỗi trẻ chọn một mẫu trang trí của các hình hình học. Mỗi hình hình học tượng trưng là một con vật, đồ vật, đồ chơi. Sau đó trẻ sẽ thay các hình hình học bằng những con vật hay đồ dùng đồ chơi có xung quanh lớp. Trẻ chú ý xếp cho đúng số lượng và vị trí giống với hình mẫu: - Trẻ thực hiện - Cô quan sát khi trẻ thực hiện, chú ý các trẻ yếu để kịp thời hướng dẫn và giúp đỡ trẻ. Hoạt động 3: Trò chơi Giai điệu âm thanh - Cho trẻ chia thành 3 nhóm và thực hiện. - Cho trẻ xem các thẻ hình có vẽ các con vật, bàn tay, bàn chân hay các nốt nhạc. Mỗi thẻ hình mẫu cô quy định như sau : M1 - Trẻ thực hiện - Trẻ sẽ bắt chước tiếng kêu của các con vật tương ứng với số lượng trong thẻ hình. Với thẻ hình trên trẻ sẽ kêu Meo – Meo, Gâu – Gâu – Gâu, Meo – Meo…. M2 - Trẻ vỗ tay, dậm chân theo số lượng hình mẫu quy định
- M3 - Trẻ gõ đệm nhạc cụ theo hình nốt nhạc Hoạt động 4: Những nhà tạo mẫu. - Cô chia trẻ thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và tự nghĩ ra một mẫu để trang trí cho khung tranh, hay trang trí khăn trải bàn, ô gạch…. và trẻ sử dụng các chất liệu như : Giấy, hột hạt, xốp… để tạo thành sản phẩm sáng tạo và lưu ý đến tính chất lặp đi lặp lại theo trình tự. Cô nhận xét tranh của nhóm tại chỗ. - Trẻ thực hiện - Kết thúc CHÚ KIẾN LƯỜI Ngày thứ nhất: Thứ hai, ngày 30.03.2009 1. Trẻ đến lớp: - Cô đón trẻ và trao đổi với phụ huynh về sức khỏe của trẻ - Nhắc trẻ chào ba mẹ khi đến trường 2. Trò chuyện đầu giờ: - Cô và trẻ cùng trò chuyện về 2 ngày nghỉ vừa qua. 3. Hoạt động có chủ đích : Hoạt động 1: Giới thiệu - Đọc diễn cảm bài thơ - Cô và trẻ cùng múa hát bài Một đàn kiến nhỏ - Cô dẫn vào bài thơ - Cô đọc lần 1. - Cô đưa tranh ra đọc lần 2. - Cô giảng giải nội dung Hoạt động 2: Đàm thoại - Bài thơ nói về con vật nào? - Tính tình con kiến như thế nào? - Khi trời sáng, ai đã kêu kiến vàng dậy? - Và đã kêu như thế nào? - Thế kiến vàng có dậy không, cả lớp? - Nhân vật kế tiếp kêu: “Vàng ơi, dậy đi!” là ai? - Sấm chớp đì đoàng, thế kiến có nghe thấy không cả lớp? - Kêu hoài mà kiến cũng không dậy, vậy cuối cùng kiến đã như thế nào? -Vậy tại sao kiến lại khóc? - Cô cho cả lớp đọc 2 lần - Chia trẻ thành hai nhóm đọc đuổi nhau - Bạn trai bạn gái - Cá nhân - Cô đố các con tác giả đã đặt tên bài thơ này là gì? Hoạt động 3: Trò chơi Chuyền bóng theo nhịp
- - Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vòng tròn, cô phát bóng cho một vài trẻ. Khi bắt đầu đọc thơ những trẻ đang giữ bóng sẽ chuyền cho bạn kế bên theo nhịp của bài thơ 2 -2 -2 - Kết thúc: 4. Hoạt động góc: Góc làm quen chữ viết: + Cô hướng dẫn bé sao chép từ có chứa chữ cái I, t, c + Gạch dưới chữ I, t, c có trong bài thơ Cún con Góc văn học - đọc sách : + Cô cho trẻ kể chuyện theo tranh. + Cô gợi ý cho trẻ vẽ tranh về bài thơ vừa học để làm sách Góc tạo hình: + Cùng nhau xé dán 5. Hoạt động ngoài trời: Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây + Chuẩn bị: : - Sân rộng + Cách chơi: Một trẻ làm thầy thuốc đứng riêng một chỗ. Còn một nhóm khoảng 5 – 7 trẻ, có một trẻ đứng đầu, những trẻ khác đứng sau, túm đuôi áo nhau làm rồng rắn, vừa lượn đi, lượn lại, vừa dọc lời ca. Đọc tới câu “Thầy thuốc có nhà hay không” thì dừng lại trước mặt thầy thuốc. Nếu thầy thuốc trả lời “Không”, thì rồng rắn đọc lời ca và đi tiếp. Nếu thầy thuốc trả lời “Có, rồng rắn đi đâu?” thì rồng rắn trả lời và thầy thuốc hỏi liên tục cho đến hết câu “Tha hồ thầy đuổi” thì rồng rắn chạy, còn thầy thuốc đuổi bắt cho được trẻ cuối cùng. Trẻ đứng đầu phải giang hai tay không cho thầy thuốc lọt qua. Khi thầy thuốc bắt được trẻ đứng cuối cùng – tức là “khúc đuôi”, thì trẻ đó phải làm thầy thuốc, và trò chơi lại tiếp tục. - Cô cho trẻ chơi Chơi tự do: + Tô màu, vẽ + Chơi với cát, nước. + Chơi các trò chơi: Cầu tuột, bập bênh, thú nhún, xe đạp. + Động viên các bé béo phì – dư cân chơi các trò chơi vận động Góc KPTN: Chai có đựng gì không? + Quan sát trẻ thực hiện thao tác vệ sinh 6. Ăn ngủ vệ sinh : + Giới thiệu thực đơn trong ngày + Nhắc trẻ chào cô, ba mẹ khi đi về 7. Hoạt động chiều: NHẬN XÉT : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
- ......................................................................................................................................... HÌNH MẪU Ở KHẮP NƠI Ngày thứ hai: Thứ ba, ngày 31.03.2009 1. Trẻ đến lớp: - Nhắc nhở trẻ thực hiện bảng Alô! Hôm nay thứ mấy? 2. Trò chuyện đầu giờ: - Cô trò chuyện với trẻ về sự hứng thú của trẻ. - Nhắc nhở trẻ vui chơi không tranh giành đồ chơi. 3. Hoạt động có chủ đích : Hoạt động 1: Hình mẫu ở khắp nơi - Cô cho trẻ quan sát hình mẫu và cho trẻ nhận xét mẫu Hoạt động 2: Làm theo mẫu - Cho mỗi trẻ chọn một mẫu trang trí của các hình hình học. Mỗi hình hình học tượng trưng là một con vật, đồ vật, đồ chơi. Sau đó trẻ sẽ thay các hình hình học bằng những con vật hay đồ dùng đồ chơi có xung quanh lớp. Hoạt động 3: Trò chơi Giai điệu âm thanh - Cho trẻ chia thành 3 nhóm và thực hiện. - Cho trẻ xem các thẻ hình có vẽ các con vật, bàn tay, bàn chân hay các nốt nhạc. - Trẻ sẽ bắt chước tiếng kêu của các con vật tương ứng với số lượng trong thẻ hình. Với thẻ hình trên trẻ sẽ kêu Meo – Meo, Gâu – Gâu – Gâu, Meo – Meo…. - Trẻ vỗ tay, dậm chân theo số lượng hình mẫu quy định - Trẻ gõ đệm nhạc cụ theo hình nốt nhạc Hoạt động 4: Những nhà tạo mẫu. - Cô chia trẻ thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và tự nghĩ ra một mẫu để trang trí cho khung tranh, hay trang trí khăn trải bàn, ô gạch…. và trẻ sử dụng các chất liệu như : Giấy, hột hạt, xốp… để tạo thành sản phẩm sáng tạo và lưu ý đến tính chất lặp đi lặp lại theo trình tự. Cô nhận xét tranh của nhóm tại chỗ. 4. Hoạt động góc: Góc toán: + Tiếp tục thực hiện hình mẫu ở khắp nơi. Góc văn học – làm quen chữ viết: + Hướng dẫn trẻ sử dụng rối đểø kể chuyện. + Bé thích con vật nào Góc gia đình : + Trẻ phân vai trước khi chơi + Cửa hàng ăn uống Góc xây dựng : + Cô tiếp tục quan sát bé xây dựng công trình mà trẻ thích
- + Gợi ý cho bé biết sử dụng nhiều loại đồ chơi lắp ráp để xây dựng mô hình 5. Hoạt động ngoài trời: Quan sát: Bóng của mình với bạn dưới bóng nắng ngoài sân. Qua đó trò chuyện nhận xét về kích thước qua bóng Chơi tự do : + Chơi cát nước + Chơi cầu tuột, xe đạp, bập bênh….. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. 6. Ăn ngủ vệ sinh : + Quan sát trẻ thực hiện thao tác vệ sinh + Quan sát giờ ăn của trẻ nhắc nhở trẻ nhặt cơm rơi vào dĩa 7. Hoạt động chiều: + Vận động theo nhạc NHẬN XÉT : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... BÉ HỌC CHỮ CÁI Ngày thứ ba: Thứ tư, ngày 01.04.2009 1. Trẻ đến lớp: - Nhắc nhở tổ trực nhật thực hiện bảng thời tiết - Nhắc nhở trẻ điểm danh khi đến lớp. 2. Trò chuyện đầu giờ : - Cô trò chuyện theo ý thích của trẻ
- - Nhắc nhở trẻ không lấy nhầm tên của bạn khi điểm danh 3. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động 1: Tìm chữ cái trong bài thơ - Trẻ xếp hai hàng, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ sẽ bật vào các vòng và đến bảng có gắn một đoạn của bài thơ Chú kiến lười tìm những chữ b, d, đ có trong đoạn thơ đó và gạch dưới Hoạt động 2: Cùng nhau giải mã - Cách chơi: mỗi trẻ sẽ chọn cho mình một tờ giấy trong đó có hình và ghi mật mã của một từ nói về côn trùng. Trẻ sẽ giải bằng cách nhìn vào bảng giải mã rồi ghi vào bên dưới tờ giấy. Hoạt động 3: Xem ai nhanh - Cách chơi: cô chia trẻ thành nhiều nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sẽ xếp chữ theo từ, thời gian là một đoạn nhạc nhóm nào làm xong trước sẽ thắng. Hoạt động 4: Tạo dáng - Trẻ chia nhóm và tạo dáng thành chữ b, d, đ - Kết thúc 4. Hoạt động góc : Góc LQVH - CV: + Tìm và gạch dưới từ có chứa chữ cái b, d, đ trong bài thơ Cún con. Góc gia đình: + Cửa hàng ăn uống. + Tiếp tục hướng dẫn cho bé cách sử dụng các đồ chơi cho đạt kỹ năng. + Nhắc nhở bé thể hiện tốt vai chơi của mình. Góc âm nhạc: + Biểu diễn các bài hát về các con vật 5. Hoạt động ngoài trời : Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây Chơi tự do : + Chơi cát, nước + Chơi cầu tuột, đu quay, bập bênh, chạy xe đạp…. + Quan sát, nhắc nhở trẻ chơi nhẹ nhàng, không ném cát, nước vào người bạn. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. Góc khám phá: Chai có đựng gì không? - Chuẩn bị: một cái chai thuỷ tinh và một cái chậu đựng đầy nước. - Tiến hành: + Cho trẻ quan sát chai và nhận xét chai có đựng gì không? + Cô đặc chai nằm ở đáy chậu, sau đó cho trẻ quan sát, nhận xét có hiện tượng gì xảy ra (những bong bóng đi lên từ miệng chai)
- + Cô tiếp tục gợi ý hỏi để trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ (sau đó cô có thể giải thích thêm cho trẻ) + Đố trẻ biết bong bóng đó là gì? (không khí) + Vì sao có hiện tượnng này? Chai có thật sự là không đựng gì không? (có hiện tượng này vì trong chai chứa nay không khí. Khi nước tràn vào chai sẽ chiếm lấy chỗ và nay không khí ra thành những bọt khí đi lên.) 6. Ăn ngủ vệ sinh : + Quan sát trẻ đánh răng. + Hướng dẫn trẻ gấp quần áo 7. Hoạt động chiều : + Xem phim NHẬN XÉT : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... CÙNG NHAU TRANH TÀI Ngày thứ tư: Thứ năm, ngày 02.04.2009 1. Trẻ đến lớp: - Nhắc nhở trẻ thực hiện bảng Dự báo thời tiết, bảng điểm danh - Cô nhắc trẻ chào cô và ba mẹ khi đến lớp 2. Trò chuyện đầu giờ : - Cô nhắc nhở trẻ để dép lên kệ gọn gàng Hoạt động 1 : Cùng nhau khởi động. 3. Hoạt động có chủ đích: - Trẻ vận động theo nhạc đi dích dắc kết hợp nhón chân, gót chân, khom lưng, chạy nhanh, chậm…. Sau đó thực hiện các động tác: - Tay 1, Chân 1, lưng bụng 2, Bật 2 Hoạt động 2 : Cùng nhau tranh tài - Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ sau đó cô phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây nilon cho trẻ thảo luận. - Mời từng nhóm thực hiện.
- - Cô hướng dẫn trẻ: Khi bò lòng bàn tay và cẳng chân chạm sát đất, khi đến chướng ngại vật đầu hơi cúi xuống để không chạm vào chướng ngại vật. - Cho cả lớp thực hiện. Hoạt động 3: TCVĐ Bánh xe quay - Cô nói cách chơi - Hồi tĩnh : Uống nước chanh 4. Hoạt động góc : Góc cô giáo : + Hướng dẫn trẻ tập thể dục Góc xây dựng : + Cô tiếp tục quan sát và hướng dẫn cho bé cách phân vai và thảo luận đầu giờ chơi. + Gợi ý cho bé biết sử dụng nhiều loại đồ chơi lắp ráp để xây dựng công trình. 5. Hoạt động ngoài trời : Quan sát : Trò chuyện về các con vật mà trẻ thích Chơi tự do : + Chơi cát nước + Chơi cầu tuột, xe đạp, bập bênh….. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. 6. Ăn ngủ vệ sinh : + Nhắc nhở trẻ để chén muỗng nhẹ nhàng khi ăn xong + Quan sát trẻ thực hiện thao tác đánh răng 7. Hoạt động chiều : + Chơi tư do NHAÄN XEÙT : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
- ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... CON CHUỒN CHUỒN Ngày thứ năm: Thứ sáu, ngày 03.04.2009 1. Trẻ đến lớp: - Trao đổi với Phụ huynh về việc sức khỏe của trẻ và nhắc nhở khi gởi thuốc phải ghi vào sổ. 2. Trò chuyện đầu giờ: - Nhắc nhở trẻ biết nhặt rác bỏ vào thùng 3. Hoạt động có chủ đích : Hoạt động 1: Cùng nhau tập hát - Cô mở nhạc không lời bài “Con chuồn chuồn” cho trẻ nghe (trẻ có thể hát theo) - Hỏi trẻ tên bài hát - Cô đàn cho trẻ hát - Cô cho trẻ hát theo hiệu lệnh - Cho trẻ hát nối đuôi nhau - Cô đàn cho trẻ hát Hoạt động 2: Cùng nhau vỗ theo tiết tấu - Cô mời một vài trẻ lên vỗ theo ý thích. - Cô hát và vỗ mẫu - Cô giải thích cách vỗ theo tiết tấu kết hợp: “ - Cô cho trẻ vỗ theo tiết tấu kết hợp 1 – 2 lần từ chậm – nhanh. - Sau đó cô ghép lời cả lớp cùng hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp Hoạt động 3: Cùng nhau nghe hát
- - Cô giới thiệu bài nghe hát và hát cho trẻ nghe - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Bài này vui hay buồn? - Kết thúc 4. Hoạt động góc: Góc toán: + Thực hiện bài tập Tôi sống ở đâu? Góc văn học - đọc sách : + Cô gợi ý cho bé biết kể chuyện theo tranh, biết đọc từ trái sang phải + Biết cách sử dụng rối khi kể chuyện. + Quan sát và hướng dẫn bé cách đọc sách, mở sách, tư thế ngồi xem sách. Góc âm nhạc: + Trẻ biểu diễn các bài hát mà trẻ thích 5.Hoạt động ngoài trời: Quan sát: tranh hoặc vật thật (nếu có) con chuồn chuồn trong vườn cây tìm hiểu môi trường sống, cách vận động… Chơi tự do : + Chơi cát, nước + Chơi thú nhún, bập bênh, xe đạp, leo thang… + Quan sát, nhắc nhở bé chơi nhẹ nhàng, không ném cát, nước vào người bạn. + Vận động các bé dư cân, béo phì tham gia vào các trò chơi vận động. + Chơi dân gian: nhảy bao bố, búng thung, đá gà 6. Ăn ngủ vệ sinh : + Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện trong giờ ăn. + Quan sát sửa tư thế cho trẻ khi nằm ngủ 7. Hoạt động chiều: + Xem truyện. + Nhắc trẻ lấy tên của mình gắn vào bảng điểm danh trước khi về NHẬN XÉT : ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
- ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
- MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 tuần (30/03/2009 – 03/04/2009) PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: PHÁT TR - Tập thể dục sáng. - Hoạt động: Hình mẫu ở khắp - Hoạt độn - Hoạt động: Cùng nhau tranh nơi lười tài. - KPTN: Chai có đựng gì - Hoạt độn - Trò chơi: Rồng rắn lên mây không? - HĐG: K - Bé biết giữ gìn vệ sinh cá - HĐG: Thùng đựng gì đây? theo tran nhân, vệ sinh trường lớp - Phát biểu - HĐG: Xây Thảo cầm viên CÔN TRÙNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: PHÁT T HỘI: - Hoạt động: Con chuồn - Biết bảo vệ, chuồn chơi. - Nghe hát: Bèo dạt mây trôi - Bé vui chơi - Hát và vận động các bài hát - Không tranh mà trẻ thích bạn - HĐG: Cùng nhau xé dán - Hát và vận đ thích AI NHIỀU CÁ HƠN? - HĐG: Cửa h I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau như: báo, giấy màu, bút màu, … để cắt, xé dán con cá. - Dạy trẻ biết xếp đôi tờ giấy hình chữ nhật to nhỏ và cắt hoặc xé theo đường vẽ để thành con cá. - Luyện cách cầm kéo, phết hồ vào mặt trái của giấy màu. - Rèn luyện các cơ nhỏ của đôi bàn tay và sự khéo léo của đôi bàn tay. - Phát triển trí tưởng tượng, tư duy - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn II.CHUẨN BỊ : - Máy cassette, băng nhạc - Vật liệu tạo hình - Mẫu của cô - Tạp chí, họa báo III.TIẾN HÀNH THỰC HIỆN :
- HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1 : Quan sát - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài Cá vàng bơi - Trẻ hát múa cùng cô - Cô đưa cho trẻ xem tờ giấy và hỏi trẻ tờ giấy có hình gì? Muốn tờ giấy này thành hình con cá ta phải làm sao? - Cho trẻ nói cách thực hiện. - Trẻ trả lời - Cô hướng dẫn: Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài hình chữ nhật, cô dùng bút vẽ lên tờ giấy một hình vòng cung, kế tiếp là nét xiên. Sau đó cô dùng kéo cắt hoặc xé theo đường vừa vẽ, mở tờ giấy ra cô có được - Trẻ chú ý con cá. Hoạt động 2 : Ai nhiều cá hơn? - Cô chia trẻ làm nhiều nhóm để thực hiện. - Trẻ thực hiện - Cô quan sát và có thể nêu vài gợi ý giúp trẻ thể hiện tốt hơn - Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện - Cô chú ý đến những trẻ yếu và có thể cho trẻ xem mẫu đồng thời gợi ý thêm cho trẻ - Trong khi trẻ thực hiện cô có thể mở nhạc nhỏ để tạo không khí vui tươi thoải mái. Hoạt động 3 : Tranh ai đẹp hơn? - Sau khi từng nhóm thực hiện xong, cô cho trẻ dán vào tờ giấy lớn để tạo thành bức tranh cho nhóm mình. Trẻ có thể vẽ thêm chi tiết cho bức tranh của - Trẻ thực hiện nhóm thêm sinh động. - Cô và trẻ cùng nhận xét tranh của từng nhóm. - Trẻ nhận xét - Kết thúc: Cùng nhau hát múa bài Cá vàng bơi - Trẻ hát múa BÁC SĨ RÙA KHÁM BỆNH I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nghe và hiểu được nội dung truyện. - Biết thể hiện xúc cảm qua nét mặt, cử chỉ, động tác, vận động, ngôn ngữ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biết trả lời trọn câu. - Phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo cho trẻ - Giáo dục trẻ tình thương yêu đối với các con vật và bảo vệ môi trường II./ CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa tĩnh cho câu chuyện - Giấy, bút màu - Hệ thống câu hỏi đàm thoại III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Hoạt động 1: Giới thiệu - Cảm thụ tác phẩm văn học - Cô đội mũ bác sĩ và giả làm điệu bộ của Rùa và nói: - Trẻ chú ý Ta là bác sĩ Rùa đây. Ta chữa trị được tất cả các loại bệnh. Ơû đây có bạn nào bị bệnh không? (Lặng đi một tý) Ôi! Hình như tôi nghe tiếng của ai đang rên thì phải? Tôi phải đi đến đấy xem chuyện gì đã xảy ra. - Cô cởi mũ ra và trò chuyện với trẻ: Không biết bác sĩ Rùa đã gặp ai nhỉ? Muốn biết các con hãy lắng nghe cô kể nha! Lần 1: Không sử dụng giáo cụ trực quan - Từ đầu ……thế là, bác sĩ vội bơi đi kiểm tra: Cô đặt câu hỏi định hướng: Theo con bác sĩ Rùa bơi - Trẻ trả lời đi kiểm tra đã thấy gì? - Cô kể tiếp….. dễ thương thế này đươc trở về? Lần 2: Sử dụng giáo cụ trực quan và khuyến - Trẻ kể theo cô khích trẻ kể theo cô Hoạt động 2: Đàm thoại - Truyện có những nhân vật nào? - Rùa, Cua, Cá Rô, Cá Lóc, Cá Trê - Theo các con cái gì đã làm cho các loài cá bị bệnh? - Bốn, năm vòi thoát nước thải của con người xối xuống khúc sông - Ai đã phát hiện ra các vòi thoát nước thải? - Bác sĩ Rùa - Sau khi đã phát hiện ra các vòi thoát nước thải, bác - Thật là khủng khiếp quá! sĩ Rùa đã thốt lên như thế nào vậy cả lớp? - Khi phát hiện ra các vòi thoát nước thải bác sĩ Rùa - Bác sĩ Rùa kêu các con đã làm gì? vật lập tức rời khỏi khúc sông này vì nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng. - Các con có biết câu chuyện này tên là gì không? - Trẻ đoán - Qua câu chuyện cô giáo dục bé biết tình thương yêu các con vật và bảo vệ môi trường. Hoạt động 3: Bé thích nhân vật nào? - Trẻ vẽ lại nhân vật trong truyện mà trẻ thích - Trẻ thực hiện - Kết thúc BÁC SĨ RÙA KHÁM BỆNH Ngày thứ nhất: Thứ hai, ngày 16.03.2009 1. Trẻ đến lớp: - Cô và trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Nhắc trẻ biết ngồi ghế để cởi giày dép.
- 2. Trò chuyện đầu giờ: - Cô và trẻ cùng trò chuyện về 2 ngày nghỉ vừa qua. 3. Hoạt động có chủ đích : Hoạt động 1: Giới thiệu – Cảm thụ tác phẩm văn học - Cô đội mũ bác sĩ dẫn vào câu chuyện Lần 1: Không sử dụng giáo cụ trực quan - Từ đầu ……thế là, bác sĩ vội bơi đi kiểm tra: Cô đặt câu hỏi định hướng: Theo con bác sĩ Rùa bơi đi kiểm tra đã thấy gì? - Cô kể tiếp….. dễ thương thế này đươc trở về? Lần 2: Sử dụng giáo cụ trực quan và khuyến khích trẻ kể theo cô Hoạt động 2: Đàm thoại - Truyện có những nhân vật nào? - Theo các con cái gì đã làm cho các loài cá bị bệnh? - Ai đã phát hiện ra các vòi thoát nước thải? - Sau khi đã phát hiện ra các vòi thoát nước thải, bác sĩ Rùa đã thốt lên như thế nào vậy cả lớp? - Khi phát hiện ra các vòi thoát nước thải bác sĩ Rùa đã làm gì? - Cô giáo dục trẻ. Hoạt động 3: Bé thích nhân vật nào? - Trẻ vẽ lại nhân vật trong truyện mà trẻ thích Góc làm quen chữ viết: 4. Hoạt động góc: + Cô hướng dẫn bé sao chép từ có chứa chữ cái I, t, c + Gạch dưới chữ I, t, c có trong bài thơ Cô mèo nhà em Góc văn học - đọc sách : + Cô cho trẻ kể chuyện theo tranh. + Cô gợi ý cho trẻ vẽ tranh về bài thơ vừa học để làm sách Góc tạo hình: + Tiếp tục hoàn thành sản phẩm có chủ đích Trò chơi vận động: Bắt cá 5. Hoạt động ngoài trời: + Chuẩn bị: : - Hồ cá,vợt vớt cá, cầu tuột, ghế băng thể dục, chướng ngại vật, cá, bàn để cá. + Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm, cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật, đến ghế băng thể dục đi thăng bằng qua cầu. Sau đó chạy đến cầu tuột leo lên tuột xuống, chạy đến ao cá lấy vợt vớt cá, mang cá chạy về bàn để cá rồi về đứng cuối hàng. Trong thời gian là một đoạn nhạc, nếu nhóm nào vớt được nhiều cá thì sẽ thắng. Chơi tự do: + Tô màu, vẽ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án mầm non: Hoạt động làm quen với toán học - Đào Quang Tâm, Nguyễn Thị Kim Thanh
79 p | 1133 | 309
-
Giáo án Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Đề tài Bò thấp, chui, bật theo ô Lứa tuổi 3 - 4 tuổi
4 p | 1977 | 134
-
Giáo án mầm non - Hoạt động tạo hình (NXB Hà Nội)
88 p | 443 | 130
-
Giáo án mầm non tuần 3
15 p | 529 | 121
-
Khám phá môi trường xung quanh - Giáo án mầm non: Phần 1
48 p | 327 | 66
-
TỜ TRÌNH Về quy định mức hỗ trợ kinh phí chi trả tiền công và các khoản đóng góp chế độ theo tiền công cho giáo viên hợp đồng đạt chuẩn đào tạo trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập
4 p | 665 | 49
-
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 243 | 42
-
Giáo án Mầm non: Chủ đề 3 - Gia đình
128 p | 218 | 30
-
Giáo trình điện tử mầm non: 3 chú heo con
0 p | 125 | 22
-
Giáo án Mầm non môn Âm nhạc lớp lá: Giai điệu quê hương
2 p | 299 | 22
-
Giáo án Mầm non: Mừng ngày 8/3
2 p | 365 | 12
-
Giáo án Chủ đề 3: Ước mơ của bé
121 p | 559 | 11
-
Giáo trình điện tử mầm non: 3 chàng nhạc công
0 p | 69 | 10
-
Giáo án trọn bộ Mầm non cho trẻ 3 tuổi
363 p | 102 | 10
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ đề : MÙA XUÂN Đề tài : Rèn luyện kỹ năng vận động vỗ theo nhịp 3/4 “Mùa Xuân”
7 p | 133 | 9
-
Giáo án Mầm non – Làm quen với toán: So sánh kích thước của các con vật (3 con vật)
8 p | 58 | 4
-
Giáo án Mầm non – Phát triển nhận thức: Trò chuyện về ngày 8/3
4 p | 43 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn