intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gíao án toán lớp 1 - ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

262
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

+ Giúp học sinh : - Nhận biết được “điểm”-“ đoạn thẳng” - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm - Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Mỗi học sinh đều có thước và bút chì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gíao án toán lớp 1 - ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG

  1. Tuần 18 Tên Bài Dạy : ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU : + Giúp học sinh : - Nhận biết được “điểm”-“ đoạn thẳng” - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm - Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Mỗi học sinh đều có thước và bút chì III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 2.Kiểm tra bài cũ : + Nhận xét, bài làm trong vở Bài tập toán của học sinh + Gọi vài em đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi từ 2  10
  2. + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 3. Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ,đoạn thẳng . Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nhận biết “ điểm” , “ đoạn thẳng “ -Giáo viên vẽ trên bảng 2 điểm giới thiệu với học sinh -Học sinh lặp lại : trên bảng có 2 điểm khái niệm về điểm -Đặt tên 2 điểm là AvàB . Ta có điểm A và điểm b -Học sinh lặp lại Điểm A – Điểm B -Giáo viên dùng thước nối từ điểm A qua điểm B, giới thiệu đoạn thẳng AB -Học sinh lần lượt nêu : Đoạn thẳng AB -Giới thiệu tên bài học – ghi bảng -Học sinh lặp lại tên bài học : Điểm – Đoạn thẳng Hoạt động 2 : Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. Mt : HS biết cách vẽ đoạn thẳng a) Giáo viên giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng -Giáo viên nói : Muốn vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng -Học sinh lấy thước giơ lên -Cho học sinh dùng ngón tay di động theo mép thước -Học sinh quan sát thước – Làm theo yêu để biết mép thước thẳng cầu của giáo viên
  3. b) Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng o Bước 1 : Dùng bút chì chấm 1 điểm rồi nối 1 -Học sinh theo dõi quan sát và ghi nhớ điểm nữa vào tờ giấy . Đặt tên cho từng điểm o Bước 2 : Đặt mép thước qua 2 điểm A, B ,dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tỳ trên mặt giấy tại điểm A , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B. o Bước 3 : Nhấc thước ra ta có đoạn thẳng AB -Học sinh Luyện Tập vẽ trên nháp -Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh Hoạt động 3 : Thực hành Mt :Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm và biết đọc tên các điểm , đoạn thẳng -Cho học sinh mở SGK . Giáo viên hướng dẫn lại phần đáy khung B1: Gọi học sinh đọc tên các điểm và các đoạn thẳng -Học sinh mở sách quan sát, lắng nghe trong SGK B2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước và bút -Học sinh đọc : Điểm M. Điểm N – Đoạn nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng ( như SGK). thẳng MN Sau khi nối cho học sinh đọc tên từng đoạn thẳng
  4. -Giáo viên xem xét theo dõi học sinh vẽ hình. Hướng dẫn học sinh nối các đoạn thẳng cho sẵn để có hình có -Học sinh nối và đọc được 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng -Đoạn thẳng AB, Đoạn thẳng AC, Đoạn thẳng BC . B3: Cho học sinh nêu số đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng trong hình vẽ -3 Học sinh lên bảng sửa bài -Học sinh nêu số đoạn thẳng và tên các A B M O đoạn thẳng H K D C N P G L 4.Củng cố dặn dò : - Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh tập vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng . - Tập đếm số đoạn thẳng trong hình - Chuẩn bị bài hôm sau 5. Rút kinh nghiệm :
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2