Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 3
lượt xem 4
download
Stewrat thể hiện các motif dân gian khác nhau gắn trong câu chuyện và bà trích các đoạn trong tiểu thuyết liên quan với Silas với tư cách là “thần giữ của” hay “phúc thần”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 3
- Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 3 Stewrat thể hiện các motif dân gian khác nhau gắn trong câu chuyện và bà trích các đoạn trong tiểu thuyết liên quan với Silas với tư cách là “thần giữ của” hay “phúc thần”. Bà chỉ ra rằng những dẫn dụ ngoại đạo và thực tế trần tục này va chạm với nghi lễ Kitô giáo trong chuyện kể. Thế giới cổ tích của dân gian cung cấp cái nhìn sâu vào cái buồn thảm của sự nhàm tẻ trong cuộc sống ở Raveloe và vào cuộc đời của người vận đồ lanh. Hàm ẩn thể loại là thứ hoặc không phải là quan điểm ngoại đạo của tác phẩm hoặc không phải là quan điểm Kitô giáo đương thời về hành vi nhàm tẻ mang lại nhiều hy vọng về một cuộc sống mãn nguyện. Niềm hy vọng, bất kể là gì, nằm trong những ngẫu nhiên tạo ra thước đo nào đó của tự do tri thức và đạo lý.
- Quan điểm này khác với quan điểm của Margaret Cohen, người tìm kiếm trong thể loại mới là tiểu thuyết hàng hải một câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng và khả năng phát triển dân chủ. Vấn đề thể loại giúp tiết lộ thuật ngữ “tiểu thuyết” có thể bao gồm những yếu tố đa dạng đến mức nó không ngừng giúp hiểu làm cách nào để kết hợp chúng trong một khái niệm thống nhất. Dường như về lịch sử việc phân tích các quan hệ tương hỗ cụ thể hữu ích hơn việc đưa ra một hệ thống thống nhất nào đó hàm ẩn một tính thống nhất hơn là tồn tại thực tế. Quan điểm này khác với quan điểm của Margaret Cohen người tin rằng thế kỷ XIX “các nhà văn dùng một thi học đơn nhất, chủ nghĩa hiện thực lịch sử, để tạo ra một hình dung về quốc gia hiện đại”. Chủ nghĩa hiện thực lịch sử trong Silas Marner được hòa trộn với chuyện kể dân gian và Susan Stewart phát hiện ra rằng chủ nghĩa hiện thực này được hòa trộn với những thành phần thể loại phi hiện thực. Thể loại của cuốn tiểu thuyết này mang những hợp phần đối lập nhau. Tính chất hỗn tạp của thể loại bắt nguồn từ những diễn dịch phức hợp kinh nghiệm. Tất nhiên, có những dẫn chứng thể loại mang tính đối lập một cách khoan hòa – châm biếm và giễu nhại. Nhưng các thể loại, sớm hay muộn cũng có xu hướng bao gồm những đặc điểm làm xói mòn sự cố kết ban đầu của chúng. Susan Stewart chỉ ra: trong Silas Marner chủ nghĩa hiện thực và chuyện dân gian đối chọi nhau, song cả hai không đủ sức lý giải cuốn tiểu thuyết. Bà phát hiện ra rằng những đặc điểm ngẫu nhiên chứ không phải những đặc điểm xác định các thể loại mang lại một cái nhìn hy vọng. Hy vọng được phát hiện trong các hợp phần ngẫu nhiên trong các thể loại xếp đặt đời sống của nó. Bài viết của Jerome McGann, Herbert Horn’s Diversi Colores (1981): Incarnating the Religion of Beauty, là m ột cố gắng minh họa “phương pháp luận tổng thể cho nghiên cứu và phân tích” các biến thái hình thức trong văn
- chương. McGann đã chọn tuyển tập nhỏ các bài thơ của Horn làm một tiểu ví dụ, một ví dụ mà ở đó ông hướng đến việc thể hiện tri thức chúng ta có được bằng việc có một thiết kế vật chất của một cuốn sách và nội dung (được gọi là) mang tính khái niệm của nó”. Nếu một dự án như vậy có một phân tích thể loại thì việc lý giải xem văn bản đó thuộc kiểu loại gì là đáng mơ ước. McGann miêu tả kiểu loại này bằng tuyên bố: “cuốn sách của Horn tiến triển như một sự minh họa phương pháp. Nó trình bày những châm ngôn thẩm mỹ của ông bằng việc tạo ra một ví dụ về cách triển khai chúng”. Do vậy, những thiết kế đồ họa trong cuốn sách là “những ký hiệu thị giác hóa thân của điều kiện nội tại và tinh thần của nó”, McGann đặc biệt quan tâm đến quan hệ của in ấn, thiết kế, kiểu chữ, và những minh họa cho đến ý nghĩa ngôn từ, trong những ký hiệu hoạt động một cách khác thường. Tuy nhiên, ông ý thức rằng không một hiểu biết nào có thể có được sự hóa thân trọn vẹn của một văn bản. Những quan tâm của Herbert Horn “thoạt đầu là thiết kế sách, kiểu chữ” và với việc tìm hiểu Diversi Colores ông điều khiển toàn diện những đường nét thể hiện chính của cuốn sách”. McGann tán thành cuốn sách thuộc về một thể loại mà ở nước Anh bao gồm Blake và D.G. Rossetti. Cuốn sách là một sao phỏng cần được lý giải không chỉ bằng thơ mà cả bằng con chữ, minh họa, và những đường nét phi ngôn từ và thị giác khác. Nó có thể là một tuyên ngôn cho kiểu thể loại này, mà không thể là đại diện cho mọi kiểu loại. Lịch sử của cuốn sách là một lịch sử của đa kiểu loại đến mức các cuốn thơ bao gồm không chỉ thơ mà cả, như McGann chỉ ra, các kiểu chữ, bìa, giấy khác nhau và các hợp phần phi ngôn từ khác. Trong những cuốn sách thiếu sự điều khiển thẩm mỹ việc sao phỏng, các bài thơ là những hợp phần đối chọi với các hợp phần tạo tác và cần những diễn giải khác nhau và xung đột đối với các yếu tố đa dạng. Chính thuật ngữ “sách” là một ví dụ cho sự gộp hợp vào những thuật ngữ chung các yếu tố cấu thành rất khác nhau.
- Những thảo luận văn chương về thể loại có xu hướng giải quyết các thể loại truyền thống văn xuôi và thơ hơn là các hình thức ngắn như cách ngôn, châm ngôn. Saul Morson, người thuộc số những nhà chú giải đầu tiên phê bình thể loại của Bakhtin, đảm nhận trách nhiệm khó khăn là xác nhận cách ngôn là một thể loại. Ông xác định sự khiển trách của Bakhtin nhằm vào việc “nhận diện thể loại bằng thế giới quan” và nhận xét rằng “nếu chúng ta dùng lối tiếp cận này, mỗi thành viên của một thể loại vừa trở thành một tác phẩm tự thân vừa là sự phát triển đặc biệt các nguồn gốc của thể loại này”. Một tác phẩm giống nhau có thể được nhìn nhận theo nhiều cách và “có thể được giải mã theo quy ước và phối cảnh của hơn một thể loại”. Những thể hiện ngắn đương nhiên đưa ra ít tín hiệu thể loại: “Tôi dự định tìm hiểu các hình thức ngắn từ góc nhìn các thể loại với tư cách những vật chuyển tải thế giới quan… Ở những trang dưới đây, tôi sẽ lần đầu tiên đề cập đến việc xác định thế giới quan nền tảng của cách ngôn bằng cách đối lập nó với một hình thức đối lập là châm ngôn”. Trong chừng mực các cách ngôn thể hiện một quan niệm về kinh nghiệm, “đôi khi chúng có thể được mở rộng thành những hình thức dài hơn” – có thể có ngụ ngôn triết lý (Voltaire), kịch (Oscar Wilde), tiểu thuyết (Johnson). Nhưng có nhiều vấn đề nảy sinh trong khi tìm hiểu một hình thức ngắn với tư cách một thế giới quan – “Tất nhiên, những tác phẩm dài hơn phát triển các hình thức ngắn có thể làm được nhiều hơn thế. Chiến tranh và Hòa bình, mặc dù mang một cách ngôn ở trung tâm, vẫn không chỉ là một cách ngôn mở rộng”. Nhưng, là tiểu thuyết, nó có nhiều hơn một “thế giới quan” này? Và những vấn đề này có đối lập hay cạnh tranh với nhau? Có một sự khác biệt giữa một cách ngôn với tư cách một thực thể riêng lẻ và như một bộ phận của một thể loại khác dài hơn. Ở phương diện này, một cách ngôn có thể được diễn giải thành một thể loại hàm chứa trong một thể loại rộng hơn thể hiện những quan điểm đa dạng về những vấn đề mà nó đặt ra.
- Morson ý thức rằng một tiếp cận thể loại đương đầu với các tầng bậc (hay nhóm) văn bản và rằng mỗi thành viên của một tầng bậc khác với các thành viên thuộc tầng bậc khác ở đặc thù hay hợp phần của nó. Morson hiểu điều này, nhưng trong bài viết của m ình, ông bàn về cách ngôn của Lão Tử, Pascal và Wittgenstein như một biểu hiện của sự kỳ bí, bất chấp bản chất lịch sử của những kiểu loại khác nhau của huyền tích vẫn chưa lý giải được. Nếu mọi cách ngôn vượt qua chính nó, nó có hướng đến cùng một huyền tích? Cách ngôn có thay đổi khi nó được tổ hợp trong các văn bản triết học, xã hội học, hay nghệ thuật? Cách ngôn thường là bộ phận của một hình thức rộng hơn và do đó chứng tỏ rằng một tiểu thuyết chẳng hạn, có thể bao gồm nhiều thể loại ngắn. Hiện tượng thể loại này không chỉ thể hiện tính tổ hợp thể loại, mà nó còn làm xói mòn giả định về tính thống nhất của diễn ngôn. Mặc dù các hình thức ngắn như cách ngôn, thơ trào phúng, và tiếu thoại tạo nên các bộ phận của một hình thức lớn hơn, chúng vẫn không phải là ngoại lệ về chức năng với tư cách những bộ phận cũng như tổng thể. Thư từ, vãn, châm, tụng và thơ đồng quê đều là những yếu tố của thơ theo thể loại còn thơ, văn xuôi và tiểu luận, và bi kịch là thành phần của văn chương theo thể loại. Những quá trình thể loại hóa thể loại như vậy làm suy giảm độ thanh khiết của sự pha trộn và góp phần xáo trộn hơn là đơn giản hóa những khác biệt cần được lý giải. Những hình thức ngắn như cáo, yếu lược, thơ sonnet, hay một câu chuyện cổ tích quả thực cần những phân tích thể loại để ý tưởng của hình thức ngắn với tư cách độc lập và phụ thuộc được tìm hiểu. Morson phân tích sâu sắc những cách ngôn bằng cách đối lập chúng với châm ngôn, nhưng giống như các thể loại khác, cách ngôn trải qua những thay đổi về ý nghĩa, và một nghiên cứu thể loại cần làm rõ vì sao những thay đổi ấy đã diễn ra và diễn ra như thế nào.
- Ở một phía khác, bài viết của Morson đặt vấn đề về vai trò của các hình thức thể loại ngắn trong nghiên cứu văn chương hoặc văn hóa. Hài kịch tình huống, bài hát, các phiến đoạn, tựa, tự, bạt, trào phúng, và văn bia - những thể loại ngắn này thể hiện chức năng gì đặc biệt so với các hình thức dài hơn của thể loại mà chúng là một hợp phần? Morson bàn về câu đố và châm ngôn nhưng nhiều hình thức ngắn dường như để giải thích hoặc làm suy giảm hoặc giễu nhại các hình thức lớn hơn. Mặc dù sonnet và quan hệ của nó với chuỗi các sonnet đã có một số nghiên cứu, Morson vẫn đúng khi cho rằng các hình thức rất ngắn cần nghiên cứu ít còn các hình thức dài hơn cần được nghiên cứu nhiều hơn. Michael Prince đặt ra một vài vấn đề trung tâm đối với lý thuyết thể loại. Những câu hỏi mà ông nêu ra phải được giải quyết bằng quan niệm thể loại với tư cách một nhóm cố kết. Khi thể loại theo định nghĩa mà quan hệ với nhiều hơn một văn bản, thì cái gì tạo nên nền tảng cho nhóm này? Ông dùng chủ nghĩa tân cổ điển làm nền tảng cho tìm hiểu của m ình. Dẫn chứng của ông dựa trên thảo luận mang tính tôn giáo về phác họa trong vũ trụ. Ông cẩn trọng tiến hành cuộc công kích hoài nghi vào phác họa trong “Các nhà đạo đức học” trong Characteristicks (Đặc thù) của Shaftesbury, chỉ ra sự xói mòn của nó bằng tính bất khả thành thánh nhân của những tiểu con người. Tiêu điểm của ông cũng như văn bản này sớm đặt ra một vấn đề trong phân tích thể loại gắn những ví dụ thuộc kinh nghiệm với tầng bậc hoặc ý tưởng chủ chốt hoặc lý tưởng: “Theo lập luận đưa ra ở đây, các triết gia đạo đức học - những người xem xét vấn đề bằng các thuật ngữ nhận thức luận này - đã trở thành những lý thuyết gia bất đặc dĩ về thể loại, ngay cả sự hòa tan/giải pháp của họ, mỹ học về cái đẹp và cái cao cả vẫn thay thế các thể loại với tư cách là phạm trù trung tâm trong hệ thống tân cổ điển”. Prince quan tâm đến
- hiện tượng thay đổi diễn ra trong chủ nghĩa tân cổ điển. Nhưng nếu chủ nghĩa tân cổ điển là một tên gọi dành cho một hệ thống thể loại thì thay đổi hẳn là một tiến trình thông thường trong phạm vi một thể loại. Prince chỉ ra rằng trong “Các nhà đạo đức học” diễn ra một biến thể sớm về tầm quan trọng của cái đẹp, ngay cả khi nó không bao hàm sự thay thế vị thế trung tâm của cái đẹp. Theocles lưu ý “cái được bàn luận là “chiếc cột đẹp nhất, hình dáng hay vẻ mặt đáng yêu nhất là gì”: nhưng không có tranh cãi cái gì cho phép “mỗi kiểu loại có một vẻ đẹp”. Điều này không ai dạy bảo cả: cũng không thể học hỏi được bởi bất kỳ ai; ngoại trừ được tất cả công nhận”. Tuyên bố về “cái đẹp của mỗi kiểu loại” là một tuyên ngôn thiết cốt về “kiểu loại” hay các thể loại. Mỗi kiểu loại có một hợp phần căn bản – cái được gọi là “đẹp”, mặc dù giống nhau về tên gọi - không phải là giống nhau trong biểu hiện. Đây là đặc điểm của thể loại mà Margaret Cohen nhắc đến trong khi bàn về “các thể loại du hành”. Nhưng đây cũng là trường hợp mà trong phạm vi một thể loại các thành viên có thể mang những yếu tố tương phản với những yếu tố có trong các thể loại sơ k ỳ. Prince hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng hai quan điểm về thẩm mỹ bắt nguồn từ Shatesbury – cái đẹp như một lý tưởng và cái đẹp như một đặc thù của mỗi thể loại – đã trở thành “một điều khoản về lòng trung thành theo chiều hướng của chủ nghĩa tân cổ điển sau này” và “nỗ lực kết hợp và hòa giải cả hai quan điểm đã trở nên rất dứt khoát về nghệ thuật tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất được tạo nên ở thế kỷ XVIII”. Với Prince bước chuyển sang thẩm mỹ trong phạm vi cái lý tưởng và theo lối kinh nghiệm trong thực tế là một nghịch lý của thể loại. Nhưng đó là một đặc thù của bản chất mang tính đối chọi nhau của ngôn ngữ hơn là một nghịch lý của thể loại. Vì nếu thể loại được thiết định “bởi một thói quen quan sát lâu đời xem một hệ khách thể bất kỳ của cùng một kiểu loại có gì chung”, thì việc này cũng hàm nghĩa rằng người ta đã biết những
- khách thể nào thuộc về hệ thể loại đó. Quá trình hình thành công thức đặc biệt này dường như ấn định một quan điểm cốt yếu rằng thể loại là gì; tuy nhiên, gắn một văn bản vào một hệ thể loại có thể là một hành động thực dụng, vì về lịch sử các thành viên của một hệ quy chiếu thay đổi từ những thành viên ban đầu đến các thành viên sau này. Cần giải quyết việc thay đổi mang tính thể loại để tìm hiểu sự tương liên giữa các thể loại. Không một hệ thể loại nào thay đổi mà không có quan hệ nào đó với các hệ thể loại khác. Đây là trường hợp đặc biệt xảy ra khi tìm hiểu truyền thống giáo dục hoặc sự can thiệp tôn giáo hay chính quyền. Rõ ràng là quyền uy thể chế, bằng trừng phạt hay đe dọa trừng phạt, có thể điều khiển việc tạo ra các thể loại. Chúng có thể bằng những đe dọa này khiến các nhà văn và độc giả chuyển sang những cái gọi là các thể loại vô tội. Nhưng đây cũng là trường hợp xảy ra với các nhà văn sáng tác thận trọng bằng những thể loại chống lại sự gò ép do những người có thẩm quyền áp đặt. Thể loại do đó là hình thức của hành vi chính trị và tôn giáo. Như vậy câu trả lời cho vấn đề ai quyết định thực hành thể loại gì chính là quyết định của các nhà văn, độc giả, nhà phê bình và các thể chế. Trong các bài viết ở số tạp chí này chỉ có một bài, của Stephen Bann, bàn chi tiết về việc xử lý một thể loại, và cách thức mà theo đó sự điều khiển này bị phá hỏng. Sự phá hủy này bao gồm nhiều bước, bước thứ nhất có thể được gắn với sự can thiệp bất ngờ của chính quyền. Nhưng những sức ép khác đối với sự thay đổi xuất phát từ sự phê bình của các nghệ sĩ. Ở đó bắt đầu những cuộc chiến của những nhà phê bình triển lãm salon. Cũng có sự tài ba của các họa sĩ trẻ trong việc mở rộng khái niệm về hội họa lịch sử “bằng việc đổ rượu mới vào bình thể loại cũ”. Bann, do vậy, chỉ rõ rằng “diễn ngôn về thể loại, được lưu giữ chung trong các khu vực khác nhau của cộng đồng nghệ thuật, có thể cung cấp
- những khả năng mới dưới ngưỡng - những khả năng chấm dứt đột ngột sự vượt ngưỡng và được đền công nhờ thành tựu này”. Thay đổi dần dà này chứng tỏ rằng bất chấp vai trò kiểm soát mà thể loại có thể và đã thể hiện, vẫn có những quá trình dẫn đến việc xem xét lại. Những việc này không dẫn đến một sự từ bỏ tổng thể hệ thống thể loại theo thứ bậc: vì sự chối bỏ này cần phải thay thế chính khái niệm về tôn ti trật tự, và cùng với nó là vai trò của salon. Bài viết của Frederic Jameson về tác phẩm Utopia của Thomas More là một chương trong cuốn sách sắp xuất bản của ông. Bài viết đó giả dụ rằng một văn bản có thể thuộc về nhiều hơn một thể loại. Jameson lưu ý rằng utopia với tư cách một thể loại chưa từng hiện hữu khi More sáng tác nó và phát hiện ra rằng văn bản này có thể được dùng như một cuốn sách du lịch hoặc tác phẩm châm biếm. Đọc cuốn thứ hai (tức tác phẩm châm biếm – ND) với tư cách m ột cuốn sách du lịch - thậm chí là du lịch một xứ sở tưởng tượng – “phải được tiến hành đồng thời bên ngoài những biểu trưng đã hiện hữu. Quả thực hành động hòa trộn và nhờ đó những chất liệu thô tự kết hợp với nhau tạo nên thông điệp lý tưởng”. Jameson làm rõ rằng ông đang đọc Utopia từ hiểu biết học thuật của mình về tác phẩm đó cũng như “nỗ lực nhìn nhận vị trí này và hiểu chủ nghĩa ngoại lai mà duy nhất nó mang lại”. Tri thức này bao gồm kinh điển Hy Lạp và kinh Phúc âm Kitô giáo. Nó nằm đâu đó giữa Xrilanca và Mỹ, một kết hợp từ xa với hệ thống xã hội “cộng sản” của đế chế Inca, và tinh thần Tin lành của Kitô giáo khổ hạnh. Hy Lạp, thời trung cổ, Inca và đạo Tin lành: đây là bốn yếu tố chủ chốt của văn bản Utopia của More, bốn chất liệu thô tạo nên biểu trưng của nó. Utopia là một tổng hợp của bốn mã số này hoặc những ngôn ngữ tượng trưng, bốn ý thức hệ này, song chỉ trên điều kiện mà nó được lĩnh hội rằng chúng không gấp gộp lại thành văn bản đó mà không để lại dấu vết, mà giữ lại những nghịch âm giữa bản sắc và cội nguồn đặc thù của chúng, cho thấy cố gắng không ngừng của
- một quá trình cố gắng hòa trộn chúng mà không làm mờ đi mọi dấu vết của những gì nó muốn thống nhất trước hết. Những quan điểm này tạo nên một hệ thống chính trị tổng thể. Đóng góp của Jameson cho lý thuyết thể loại là việc diễn giải giàu tưởng tượng và có khả năng kết hợp khéo léo các hợp phần của một thể loại. Tri nhận của ông về vô số tương quan và những tương quan này gắn kết ra sao với các xu hướng chính trị, văn hóa và lịch sử của một văn bản cung cấp dữ liệu cho nhiều hơn những khẳng định Macxit của ông. Khi bàn về Utopia ông lập luận ủng hộ một cấp độ mỹ học - thứ vượt qua quan điểm thường đàm về kịch: “Tôi nghĩ chúng ta cần thấu hiểu hành trình Utopia trong phạm vi cơ khí, các sáng tạo và thói quen gia đình, bằng việc hướng nó sang sự xăng xái và hành động nghiệp dư tích cực”. Ông gợi ý rằng quá trình tạo nên Utopia với tư cách một thể loại được làm sáng rõ hơn nhờ so sánh nó với quá trình tạo nên các bản hiến pháp và tuyên ngôn chính trị. Việc này hợp với nguyên tắc thể loại, rằng một thể loại được nhận diện bởi so sánh với các thể loại có chung một số hợp phần với nó. Tuy nhiên, Jameson bộc lộ những dè dặt về tìm hiểu thể loại – các phân tích thể loại với tư cách văn bản du hành và châm biếm – khi ông viết: “Tuy vậy có thể vấn đề thể loại là sau cùng chứ không là vấn đề đang tác động nhất; và các vấn đề của biểu trưng cùng với những phân tích tư tưởng tạo ra con đường chắc chắn hơn để hiểu Utopia có thể được thấu nhận ra sao khi nó nhất thiết nảy sinh từ những thảo luận chính trị thuần túy hơn về cuốn sách thứ nhất (tức tác phẩm du hành - ND)”. Song biểu trưng và hệ tư tưởng là những yếu tố của một thể loại, không chỉ là những trừu tượng, và mặc dù các hợp phần đặc biệt đôi khi có thể có ý nghĩa hơn cái tổng thể trong việc giải quyết một chủ đề đặc biệt, vẫn khó thấu nhận hệ tư tưởng nếu không nhìn nó như một bộ phận của Utopia. Kiểu trừu tượng này có thể lý giải vai trò của các biểu đồ trong chương mục. Tạo ra
- một phác thảo Greimasian, ba biểu đồ đã được hình thành từ những từ và cụm từ đơn nhất biểu tượng cho những gì mà mạch truyện thể hiện. Dường như đó là một tấm bản đồ quá đơn giản đối với những quan hệ phức tạp mà Jameson rất khéo léo mang lại. Tôi khuyến nghị rằng độc giả nên tham khảo lời bình tuyệt vời của Hayden White về tiểu luận của Jameson để đọc kỹ nó. Tôi kết lại những lưu ý mang tính dẫn luận này bằng việc tìm hiểu ý kiến của Joseph Farrell về Thể loại cổ điển trong lý thuyết và thực hành (Classical Genre in Theory and Practice). Bài viết của ông đưa ra nhiều vấn đề thể loại m à các tác giả của diễn đàn này quan tâm. Ngay câu đầu tiên đã hướng chúng ta chú ý đến thực tế là các thể loại và sự vận hành của chúng đã thay đổi: “Người ta từng tin rằng các tác giả cổ điển đã sáng tạo ra và hoàn thiện một số thể loại nhất định và rằng các tác phẩm mà họ để lại có thể giúp ích với tư cách là những kiểu mẫu cho các nhà văn hậu thế. Ngày nay niềm tin vào các mẫu hình lý tưởng là một ký ức xa xăm, và mối quan tâm của chúng ta đối với thể loại mang những hình thức khác”. Những bàn luận về thể loại tự chúng là những ví dụ thể loại và chúng là chủ thể xem xét giống như những bàn luận về bi kịch và tiểu thuyết. Bài viết của Tynianov, Bann, và Prince truy tìm xem các thể loại đặc biệt đã biến đổi ra sao. Mỗi tác giả đều thừa nhận một tình thế đã hiện hữu; Farrell đưa ra một lý giải cho sự khởi đầu của lý thuyết thể loại - thể loại đã trở thành một diễn ngôn cốt yếu như thế nào và vì sao nó trở nên thuyết phục về lý thuyết. Thời cổ, người ta cho rằng kiểu thơ mà một người sáng tác gắn với tính cách của tác giả và rằng một liên kết cũng hiện hữu giữa thơ và hình thức có vần điệu - “Lý thuyết thể loại cổ điển bắt đầu định hình trong lý thuyết về sự bắt chước của Plato”. Bắt chước được coi là một đặc tính tự nhiên của toàn nhân loại, và kiểu thơ ca do một tác giả sáng tạo ra được xác định bởi bản chất của người đó. Bản chất luận dựa trên những yếu tố cốt lõi của tính cách như
- nghiêm túc, cao quý, hay những yếu tố khác. Tính cách được nhận diện bởi đặc thù, và vì sự mơ hồ của tính cách không phải là một vấn đề nên các phạm trù thể loại chỉ là một vài và không kiến tạo các vấn đề đối với phạm trù hóa. Farrell viết: “Với phần lớn chúng ta và vì rất nhiều mục đích, lý thuyết của Homer, Hesiod, và Theocritus dường như không thuộc về một vài thể loại khác nhau, nhưng trong từ vựng của phần lớn các nhà phê bình cổ đại, nó đều là epos (sử thi) – nghĩa là nó được sáng tác theo lối thơ sử thi, câu thơ sáu chữ”. Với Aristotle, nó là đặc tính chứ không phải là công cụ đo lường, thứ mà rốt cục phân biệt thể loại nà y với thể loại khác. “Đặc tính” liên quan đến sự cao qu ý của tính cách một nhà thơ thấm đẫm bài thơ và được thừa nhận chung là không có sự nhập nhằng/mơ hồ: “Lý thuyết diễn ngôn hiện đại có một chút miêu tả rắc rối về sự hiện diện của các yếu tố trong các bài thơ thuộc một thể loại sẵn có. Tuy nhiên, lý thuyết cổ đại là vô năng cho dù đồng nhất những yếu tố nghịch âm này với tư cách những ngoại lệ đối với một quy tắc chung”. Quá trình thay đổi dẫn đến sự hoài nghi các yếu tố cốt yếu đã bắt đầu bằng công việc thực hành của các nhà thơ. Mặc dù các nhà thơ trong thời kỳ cổ đại và cổ điển của văn chương Hy Lạp không hoài nghi lý thuyết, thơ ca của họ vẫn thường tách khỏi lý thuyết - “Với thời gian người ta tìm thấy một cảm thức lớn hơn bao giờ hết về sự phiêu lưu cho đến khi, vào thời Hellen và La Mã, dường như sự thử nghiệm và xâm phạm các ranh giới thể loại đã không chỉ là hệ quả đương nhiên và bất ngờ của việc sáng tác ở một thể loại bất kỳ mà là một phương diện quan trọng của tiểu xảo thi nhân”. Farrell bàn chi tiết về sự hòa trộn hay lai căng trong các văn bản. Ông dùng Horace làm hình mẫu của m ình và lập luận rằng Ars Poetica tác phẩm khẳng định sự thuần khiết thể loại, “vượt qua nhiều ranh giới”. Có một khoảng cách khổng lồ giữa lý thuyết hóa thể loại và thực tiễn, đặc biệt khi xem xét vai trò của phụ nữ. Kết quả là áp dụng một lý thuyết thể loại tái công thức vào thơ
- cổ điển, như Farrell chứng tỏ qua cách đọc mới loại thơ ca này. Các nhà thơ - những người bày tỏ sự ủng hộ đối với các lý thuyết hạt nhân - sáng tác những bài thơ mà thực tế lại làm xói mòn các lý thuyết này. Các bài viết trong hai số chuyên đề này cho thấy một số khả năng mà thể loại mang đến thông qua việc tái cấu trúc nghiên cứu văn chương. Với việc nhận thức rằng một thể loại trải qua thay đổi với tư cách những thành viên mới được bổ sung, nghiên cứu này tạo ra một con đường dẫn đến thay đổi lịch sử. Những thay đổi như vậy tạo khả năng hiểu biết đầy đủ hơn về việc các thể loại bắt nguồn và mở rộng ra sao, các thể loại gắn kết với nhau và với các nguồn quyền lực như thế nào. Vì các thể loại mang tính hòa trộn nên chúng mang lại cái nhìn vào bên trong bản chất của những hòa trộn giữa các thành viên của một thể loại và trong các hợp phần của mỗi thành viên. Vì một thể loại có thể nhỏ như một cách ngôn hay lớn như một nền văn chương, nên nó có chức năng như một bộ phận và như một tổng thể, như loài hay như chủng. Các thể loại có thể xuyên qua các ranh giới quốc gia hay cưỡng lại những xuyên thể loại này. Chúng bắt nguồn từ những lời nói hàng ngày và trở thành văn chương thông qua sự hòa trộn với các thể loại tái định hướng chúng. Các thể loại mang lại khả năng tái cấu trúc các giai đoạn và khả năng lĩnh hội sự mơ hồ trong khái niệm thể loại như “tiểu thuyết”, “văn chương”, “văn hóa”. Và chúng tạo ra những trình tự cho sự biến thái của chính m ình. Quan điểm thể loại được phác họa trong diễn đàn này không phải là sự phân loại tĩnh tại. Nó thừa nhận rằng các thể loại nằm trong sự hoán chuyển, các thành viên thể loại tăng lên hoặc giảm đi, đều trong sự cạnh tranh hay xung đột. Các thể loại hưng hay suy, đều bao chứa trong nhau, bắt nguồn từ hay được hấp thụ trong nhau. Các thể loại cạnh tranh nhau; các thể loại từ thời cổ đại sống bên cạnh các thể loại của thời hiện đại; các thể loại văn chương cùng tồn tại với các thể loại thường nhật.
- Các tác giả không cùng chia sẻ cái nhìn tổ hợp về các thể loại tương tác: coi các phiến đoạn là tổng thể và tổng thể được xem như các bộ phận. Nhưng nó mang lại một hiểu biết về thế giới văn chương mà chúng ta sống trong đó và hiểu thế giới này đụng độ với thế giới xã hội, chính trị và tôn giáo như thế nào. Mặc dù bài viết này chỉ là những chú thích cho việc tái cấu trúc về thể loại cho nghiên cứu văn chương, nó vẫn nhắm đến một hướng - xem xét lại bản chất, chức năng, và ý nghĩa của những tổ hợp thể loại./
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương hướng mới cho Tự điển chữ Nôm
11 p | 267 | 32
-
Giáo án Sinh học 12 bài 31: Tiến hóa lớn
3 p | 310 | 27
-
Năm bước kĩ thuật cơ bản để thu được kết quả tốt nhất từ việc nghiên cứu định tính
3 p | 157 | 25
-
Giáo án bài Câu cầu khiến - Ngữ văn 8
9 p | 578 | 19
-
Đã tìm thấy carbon-M cứng hơn cả kim cương
3 p | 96 | 12
-
Bài tập chu kỳ dao động con lắc đơn chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài
3 p | 149 | 11
-
Giáo án bài 1: Liên kết trong văn bản - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 391 | 10
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 273 | 9
-
Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 305 | 9
-
Các nguồn năng lượng cho thế kỷ XXI
10 p | 70 | 7
-
Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 1
14 p | 55 | 5
-
Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 2
12 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn