intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch hoá chiến lược trong thời kỳ khủng hoảng

Chia sẻ: Ho Ivy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

156
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi khởi nghiệp hay trong thời kỳ tăng trưởng, hay đối mặt với những nền kinh tế không ổn định, tốt hơn hết là bạn nên đầu tư thời gian cho việc lên các kế hoạch chiến lược. Một kế hoạch chiến lược tốt luôn là nền tảng cho việc xây dựng những bước tiến kinh doanh vững chãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch hoá chiến lược trong thời kỳ khủng hoảng

  1. Kế hoạch hoá chiến lược trong thời kỳ khủng hoảng Khi khởi nghiệp hay trong thời kỳ tăng trưởng, hay đối mặt với những nền kinh tế không ổn định, tốt hơn hết là bạn nên đầu tư thời gian cho việc lên các kế hoạch chiến lược. Một kế hoạch chiến lược tốt luôn là nền tảng cho việc xây dựng những bước tiến kinh doanh vững chãi. Một kế hoạch chiến lược đúng đắn là một trong những đầu tư tốt nhất mà một doanh nghiệp nên làm dù nên kinh tế có khủng hoảng hay không. Không tồn tại một mẫu chuẩn nào cho kế hoạch hoá chiến lược bởi chúng rất phong phú. Hầu hết những mẫu này thường đưa ra những ý tưởng và các khuôn mẫu khá tốt với điều kiện bạn phải cụ thể bằng những nội dung chi tiết. Dưới đây là 6 hướng dẫn bạn có thể vận dụng cho doanh nghiệp của mình để xây dựng kế hoạch chiến lược.
  2. Hoạch định những đặc tính của doanh nghiệp Bước đầu tiên đó là xác định những đặc điểm chính doanh nghiệp của bạn. Điều bạn cần là tìm ra tất cả những đặc điểm bạn muốn xây dựng lên hình ảnh doanh nghiệp trong tương lai. Để hoạch định ra những đặc điểm đó, bạn sẽ cần tìm hiểu không chỉ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cả những cơ hội hiện có, môi trường kinh doanh và triết lý hoạt động của doanh nghiệp. Tầm nhìn, giá trị và nhiệm vụ Một công ty hay doanh nghiệp khi bắt tay vào việc lên kế hoạch chiến lược cần được hỗ trợ và tư vấn để xác định rõ hay hoạch định lại tầm nhìn. Trước tiên cần hiểu rõ những giá trị của doanh nghiệp: đâu là những tiêu chí ưu tiên về mặt sản phẩm, khách hang, nhà cung cấp, đầu tư, các cổ đông và môi trường kinh doanh. Tầm nhìn và giá trị là những nền tảng vững chắc được xây dựng cho bước tiếp theo - thể hiện rõ nhiệm vụ của công ty.
  3. Do vậy, doanh nghiệp cần tổng hợp, xác định rõ mục tiêu doanh nghiệp định hướng tới. Những nhân tố thành công then chốt Kế hoạch chiến lược cần có một đánh giá cẩn trọng về mọi nhân tố thành công trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp mà nó sẽ hay có thể có khả năng tác động ngay lập tức đến doanh nghiệp và trong tương lai. Đó có thể là những nhân tố kinh tế như suy thoái kinh tế trầm trọng, nhân tố dân số, địa lý, ngành kinh doanh và cạnh tranh, công nghệ, yếu tố có xu hướng đi ngược với thực tế và những nhân tố chính trị liên quan. Tìm hiểu thực tế Đối với mỗi quyết định hay sáng kiến cần được đưa ra phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ, chúng có thể tác động không tốt tới các kế hoạch và sự thành công của doanh nghiệp.
  4. Có nhiều cách để phân tích. Đơn giản là phân tích theo kiểu SWOT: điểm mạnh, yếu, cơ hội và hiểm hoạ. Đây tuy không phải là cách hoàn hảo nhất nhưng nó có thể mang lại những quyết định sáng suốt để tạo dựng kế hoạch chiến lược cần cho công ty. Những câu hỏi giúp bạn lên kế hoạch Trong kế hoạch hoá chiến lược thường có một số câu hỏi rất khó trả lời nhưng thường mang lại những kết quả có giá trị. Dưới đây là một số câu hỏi: - Tại sao tôi sẽ thực hiện điều đó? - Chúng ta đang kinh doanh cái gì, và tại sao? - Hiện tại chúng ta đang đứng ở đâu, đâu là điều chúng ta mong muốn đạt đến, đâu là nhân tố chúng ta cần để đạt được mục đích đó: con người, kĩ năng hay nguồn lực?
  5. - Chúng ta xác định mục tiêu theo những cách như thế nào: cụ thể, mang tính biện pháp, thực tế, bền vững, hay theo thời gian cụ thể? - Đâu là những nguồn lực chúng ta cần? Và hiện tại chúng ta đang có những gì? - Hiện tại chúng ta cần/ có thể có các nhà đầu tư, cho vay, cổ đông hay đối tác không? - Chúng ta có các hệ thống theo dõi, giám sát không? Và liệu có cần thêm các hệ thống khác nữa không? Tổ chức của chúng ta có hợp lý không? Cuối cùng, người lên kế hoạch cần tự hỏi: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có phù hợp để hoàn thành các mục tiêu, hoạt động công ty đã đề ra hay không?
  6. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức chuyên quyền của công ty nên dựa trên những điểm mạnh để thực hiện những kế hoạch hành động, để thích ứng với thị trường và để đạt được mục tiêu yêu cầu. Nói tóm lại, kế hoạch hoá chiến lược thông minh tức là đưa ra những câu hỏi chuẩn xác liên quan đến môi trường trực tiếp và mở rộng hơn mà doanh nghiệp hoạt động. Quan trọng, doanh nghiệp cần nhận thức rõ những câu trả lờ liên quan và “đóng gói” các kết quả hữu dụng. Đó là bước đầu tiên. Bước tiếp theo cần phải biến kế hoạch chiến lược đó thành hành động theo kế hoạch kinh doanh, hoạt động của công ty trong năm tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2