Khóa luận tốt nghiệp “Chính sách nâng giá đồng nội tệ: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
lượt xem 486
download
Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái đang thu hút một sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó đã trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi và kéo dài không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp “Chính sách nâng giá đồng nội tệ: Thực tiễn thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ: THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Ts Từ Thúy Anh Sinh viên thực hiện :
- mục lục Danh Mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Lời mở đầu.............................................................................................................1 Chương I: Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế.......3 I. Các lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái.........................................3 1. Tỷ giá hối đoái..................................................................................... 3 1.1. Khái niệm ...................................................................................... 3 1.2. Xác định tỷ giá hối đoái ................................................................. 4 2. Chính sách tỷ giá hối đoái.................................................................... 7 2.1. Khái niệm ...................................................................................... 7 2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái.......................................... 8 II. Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế ...11 1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán ............................................................................ 11 2. Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán................................. 12 III. Tổng quan về chính sách nâng giá tiền tệ..............................................14 1. Khái niệm về chính sách nâng giá tiền tệ ........................................... 15 2. Mục tiêu và tác dụng của chính sách nâng giá tiền tệ......................... 16 2.1. Mục tiêu....................................................................................... 16 2.2. Tác dụng...................................................................................... 16 3. Những tác động của việc nâng giá tiền tệ........................................... 18 Chương II: Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của một số quốc gia trên thế giới....................................................................................................21 I. Nhật Bản ......................................................................................................22 1. Tình hình chung................................................................................. 22 2. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái, đặc biệt là chính sách nâng giá tiền tệ đến thương mại quốc tế......................................... 22
- 2.1. Giai đoạn 1974 – 1980 - Thời kỳ thành công rực rỡ nhất với chính sách nâng giá tiền tệ.................................................................. 23 2.2. Giai đoạn 1980 – 1985 - khai thác những mặt tích cực của đồng JPY giảm giá ...................................................................................... 28 2.3. Giai đoạn 1986 – 1993 - điều chỉnh đồng JPY lên xuống cùng với đồng USD........................................................................................... 30 2.4. Giai đoạn 1994 – 2007 với hai cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ lớn diễn ra vào các năm 1994 và 1997 ............................................ 34 II. Đức thời kỳ sử dụng đồng DM.................................................................38 1. Tình hình chung................................................................................. 38 2. Sự tăng giá của đồng DM và những tác động của nó ......................... 39 2.1. Giai đoạn đầu phát triển 1960 – 1980 .......................................... 39 2.2. Giai đoạn nửa cuối những năm 80 đến thập kỷ 90 ........................ 41 III. Mỹ..............................................................................................................44 1. Tình hình chung................................................................................. 44 2. Chính sách tăng giá đồng USD trong thời kỳ 1980 – 1985 và tác động của nó ........................................................................................... 45 Chương III: Một số Bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái cho Việt Nam ..............................................................................................................48 I. Trung Quốc và chính sách phá giá đồng nội tệ........................................49 1. Những tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến ngoại thương và đầu tư nước ngoài .................................................................................. 49 1.1. Tình hình chung ........................................................................... 49 1.2. Tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Trung Quốc................................................................................................... 53 1.3. Tác động của thay đổi tỷ giá đồng NDT đến dòng FDI ................. 55 2. Đồng NDT lên giá và những tác động có thể có................................. 57 II. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................60 1. Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và các tác động đến thương mại sau đổi mới 1989 đến nay.................................... 60
- 1.1. Thời kỳ đổi mới từ 1989 cho đến sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực Đông Nam á (1997 – 1998) ....................................... 60 1.2. Thời kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam á từ 1999 cho đến những năm gần đây....................................................... 64 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc điều hành chính sách nâng giá đồng nội tệ của các nước ....................................................................... 68 2.1. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Mỹ ....... 68 2.2. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Nhật Bản..................................................................................................... 70 2.3. Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách nâng giá của Đức...... 71 2.4. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước sức ép nâng giá đồng nội tệ.................................... 72 Kết luận................................................................................................................75 Danh mục tài liệu tham khảo ..............................................................................77 Phụ Lục................................................................................................................79
- Danh Mục từ viết tắt ADB : NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á. ASEAN : HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á. BOJ : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN. CCTM : CÁN CÂN THƯƠNG MẠI. CPI : CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG. DBB : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỨC. DM : ĐỒNG DEMARK CỦA ĐỨC. EC : CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU. EMS : HỆ THỐNG TIỀN TỆ CHÂU ÂU. EU : KHỐI LIÊN MINH CHÂU ÂU. FDI : ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. FED : CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ. GDP : TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI. GNP : TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN. IMF : QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ. JPY : ĐỒNG YÊN CỦA NHẬT BẢN. NDT : ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ CỦA TRUNG QUỐC. NHTW : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG. ODA : HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC. OPEC : TỔ CHỨC CỦA NHỮNG QUỐC GIA XUẤT KHẨU DẦU LỬA. TGHĐ : TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. USD : ĐỒNG ĐÔLA MỸ. VND : VIỆT NAM ĐỒNG. WTO : TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI. Danh mục bảng biểu CHƯƠNG I
- ĐỒ THỊ 1.1: CUNG – CẦU NGOẠI TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÂN BẰNG. ............ 7 CHƯƠNG II BIỂU ĐỒ 2.1: TĂNG TRƯỞNG GDP THỰC TẾ VÀ NGOẠI THƯƠNG NHẬT BẢN THẬP KỶ 70 SO VỚI MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN. ................... 27 BẢNG 2.2: MỨC ĐỘ PHỤ THUỘC VÀO NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN VỀ NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU. ............................................................................ 28 ĐỒ THỊ 2.3: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GNP DANH NGHĨA VÀ THỰC TẾ CỦA NHẬT BẢN NHỮNG NĂM 1970 – 1980. ............................................................. 29 BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN THẬP KỶ 70. 30 BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN NHỮNG NĂM 1970 – 1980. ............................................................................... 31 ĐỒ THỊ 2.6: TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI JPY/USD TRONG NHỮNG NĂM 1980 – 1985. .................................................................................................... 32 BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI, ODA VÀ FDI CỦA NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ 1980 – 1985........................................................................... 33 ĐỒ THỊ 2.8: TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI JPY/USD TRONG NHỮNG NĂM 1986 – 1993. .................................................................................................... 34 BẢNG 2.9: SỰ TĂNG GIẢM CỦA DỰ TRỮ QUỐC GIA NHẬT BẢN TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TIẾT CƠ SỐ TIỀN 1980 – 1990....................................................... 35 BẢNG 2.10: LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LÃI SUẤT CÁC LOẠI VÀ LƯỢNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG GIAN. ......... 36 BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH TỶ GIÁ, NGOẠI THƯƠNG, ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA NHẬT BẢN 1986 – 1993. ............................................................ 37 BẢNG 2.12: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, NGOẠI THƯƠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẬT BẢN 1994 – 2000. ........................................... 40 BẢNG 2.13: DIỄN BIẾN TỶ GIÁ, LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA NHẬT BẢN TỪ 2001 – 2006. ....................................................................................... 41 BIỂU ĐỒ 2.14: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA DM SO VỚI USD TRONG NHỮNG NĂM 70. .................................................................................................................. 46 BẢNG 2.15: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA NỀN KINH TẾ ĐỨC 1980 – 1984.... 47
- BẢNG 2.16: DIỄN BIẾN TỶ GIÁ, NGOẠI THƯƠNG, GIÁ CẢ CỦA ĐỨC 1985 – 1995. .............................................................................................................. 49 ĐỒ THỊ 2.17: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA MỸ NHỮNG NĂM 70. .................... 53 BẢNG 2.18: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA MỸ 1982 – 1988. .............................................................................................................. 54 CHƯƠNG III BẢNG 3.1: TỔN THẤT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU DO TỶ GIÁ Ở TRUNG QUỐC. ............................................................................................................ 57 BẢNG 3.2: BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ DANH NGHĨA NDT/USD, CÁN CÂN THƯƠNG MẠI, LẠM PHÁT VÀ DỰ TRỮ NGOẠI TỆ CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1990 – 1993. .......................................................................................... 59 BẢNG 3.3: TÌNH HÌNH TỶ GIÁ, LẠM PHÁT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC 1994 – 2006. ................................................................ 60 BẢNG 3.4: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA TRUNG QUỐC 1994 – 2004. .............................................................................. 62 BẢNG 3.5: LƯỢNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA TRUNG QUỐC 2000 – 2007. ......... 63 BẢNG 3.6: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI ĐOẠN 1989 – 1998. ............................................................................................................ 69 ĐỒ THỊ 3.7: TỐC ĐỘ THAY ĐỔI TỶ GIÁ VÀ TỶ LỆ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 1998. ...................................................................... 71 BẢNG 3.8: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP, DỰ TRỮ NGOẠI TỆ VÀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 1989 – 1998. ............................................. 72 BIỂU ĐỒ 3.9: TỶ GIÁ CHÍNH THỨC BÌNH QUÂN VND/USD GIAI ĐOẠN 1999 – 2007. ................................................................................................................. ...................................................................................................................... 74 BẢNG 3.10: XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ LƯỢNG KIỀU HỐI CHUYỂN VỀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2007............................... 76 ĐỒ THỊ 3.11: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2007. .. 77 PHỤ LỤC
- HÌNH 1.2: TÁC ĐỘNG CỦA MỨC GIÁ THAY ĐỔI ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI……………….93 HÌNH 1.3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI……………...94 HÌNH 1.4: TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN NỘI – NGOẠI TỆ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI…………………………………………………………………………..97
- Lời mở đầu TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÀ MỘT TRONG NHỮNG VẤN ĐỀ PHỨC TẠP VÀ NHẠY CẢM. KHÔNG ÍT NỀN KINH TẾ LÂM VÀO TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN DO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI GÂY RA. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐANG THU HÚT MỘT SỰ CHÚ Ý ĐẶC BIỆT CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ, CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ VÀ NÓ ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN SÔI NỔI VÀ KÉO DÀI KHÔNG CHỈ Ở VIỆT NAM MÀ CẢ TRÊN THẾ GIỚI. TRONG MỘT LOẠT CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, THÌ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI MÀ ĐIỂN HÌNH LÀ CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ TIỀN TỆ HAY PHÁ GIÁ TIỀN TỆ ĐÓNG MỘT VAI TRÒ HẾT SỨC QUAN TRỌNG TRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ CẢ VỀ ĐỐI NỘI LẪN ĐỐI NGOẠI. VỚI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, CHÍNH PHỦ CÁC QUỐC GIA CÓ THỂ ĐƯA NỀN KINH TẾ THOÁT KHỎI NHỮNG CƠN KHỦNG HOẢNG GIÁ DẦU, KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH… VÀ NGƯỢC LẠI CŨNG CÓ THỂ VÌ MỘT CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI KHÔNG HỢP LÝ ĐƯA NỀN KINH TẾ RƠI VÀO TÌNH TRẠNG SUY THOÁI NGHIÊM TRỌNG. THÊM VÀO ĐÓ, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP, CÂN BẰNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI… LUÔN LÀ NHỮNG MỤC TIÊU KINH TẾ QUAN TRỌNG CỦA MỌI QUỐC GIA, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY; ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU ĐÓ, TÙY VÀO TÌNH HÌNH CỤ THỂ CỦA TỪNG NƯỚC MÀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ TIỀN TỆ HAY PHÁ GIÁ TIỀN TỆ… CHO PHÙ HỢP. NHẬN THẤY RÕ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI CŨNG NHƯ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NÀY, EM ĐÃ CHỌN ĐỀ TÀI: “CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ: THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM” CHO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA MÌNH. ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỘ PHẬN QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LÀ NHẰM HIỂU RÕ HƠN VỀ MẶT KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, ĐẶC BIỆT LÀ CỦA CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ, THỰC TRẠNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI, CỤ THỂ LÀ NHẬT BẢN, ĐỨC VÀ MỸ TRONG NHỮNG THỜI KỲ 1
- NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ, TRUNG QUỐC VỚI CHÍNH SÁCH PHÁ GIÁ THÀNH CÔNG NAY ĐANG CHỊU SỨC ÉP NÂNG GIÁ, TRÊN CƠ SỞ ĐÓ RÚT RA MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOÁ LUẬN LÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ CỤ THỂ HƠN LÀ TẬP TRUNG VÀO NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ, THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (CHỦ YẾU LÀ CHÍNH SÁCH NÂNG GIÁ TIỀN TỆ) CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU LÀ VẤN ĐỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (CỤ THỂ HƠN LÀ VẤN ĐỀ NÂNG GIÁ ĐỒNG NỘI TỆ). CÁC QUỐC GIA MÀ KHOÁ LUẬN NÀY TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU LÀ NHẬT BẢN, ĐỨC, MỸ TRONG NHỮNG THỜI KỲ NÂNG GIÁ ĐỒNG BẢN TỆ VÀ TRUNG QUỐC VỚI CHÍNH SÁCH PHÁ GIÁ VÀ SỨC ÉP NÂNG GIÁ NỘI TỆ CÙNG NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ. Để đạt được mục đích của khóa luận, người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh… Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế. Chương 2: Thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của một số quốc gia trên thế giới. Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm trong điều hành tỷ giá hối đoái cho Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của Tiến sỹ Từ Thúy Anh, người đã hướng dẫn em viết khoá luận này. 2
- Chương I Tổng quan về chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế I. Các lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái 1. Tỷ giá hối đoái 1.1. Khái niệm Tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp, là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý và điều hành vĩ mô, nó đang là một chủ đề được tranh luận nhiều và sôi nổi vào bậc nhất của kinh tế học. Cho đến nay, đã có rất nhiều lý thuyết giải thích sự hình thành và dự đoán sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, trong khi nhiều chủ đề của kinh tế học vĩ mô đã đạt được sự nhất trí cao của các nhà kinh tế học thì vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh chủ đề tỷ giá hối đoái nhưng chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh về tỷ giá hối đoái. Sự chưa hoàn chỉnh của lý thuyết về xác định tỷ giá hối đoái là do việc phân tích xuất phát từ những thị trường đơn lẻ như thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường vốn… trong xác định tỷ giá hối đoái. Trong khi đó tỷ giá lại chịu tác động qua lại của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau: từ các yếu tố thực, có thể đo lường được đến các yếu tố tâm lý, kỳ vọng. Hơn nữa, bản thân các yếu tố này lại có tác động qua lại lẫn nhau và chịu tác động trở lại của tỷ giá trong một khuôn khổ biến động. Do vậy, có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái như: Samuelson – nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của một nước khác. Slatyer – nhà kinh tế người úc, trong một cuốn sách thị trường ngoại hối, cho rằng: một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền nước khác. Christopher Pass và Bryan Lowes, người Anh trong Dictionary of Economics xuất bản lần thứ hai, cho rằng: tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua giá một tiền tệ khác. Các khái niệm trên đây đều phản ánh một số khía cạnh khác nhau của tỷ giá hối đoái. Để thống nhất với nội dung ở phần sau, chúng ta đưa ra một khái niệm tổng quan hơn: 3
- “Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.” Về bản chất, tỷ giá hối đoái là một loại giá cả. Do đó, cũng giống như các loại giá cả khác trong nền kinh tế, tỷ giá được xác định bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường mà ở đó ngoại hối được trao đổi, mua và bán, qua đó tỷ giá hối đoái được xác định và được gọi là thị trường ngoại hối. Các tác nhân hoạt động chủ yếu trên thị trường ngoại hối là ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, các định thể tài chính phi ngân hàng và các công ty. Trên thực tế, với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, đã hình thành một mạng lưới thị trường ngoại hối trên phạm vi toàn cầu. 1.2. Xác định tỷ giá hối đoái Trước hết, tỷ giá là một loại giá cả và cũng giống như mọi loại giá khác nó phải do quan hệ cung cầu xác định, ở đây chính là quan hệ trên thị trường ngoại hối quyết định. Tất cả những nhân tố có tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối đều dẫn đến những thay đổi tỷ giá. Cung – Cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái cân bằng: Để thống nhất cách hiểu, chúng ta thống nhất quy ước hiểu tỷ giá như là giá ngoại tệ tính theo nội tệ. Theo cách quy ước đó những thay đổi tăng lên trong tỷ giá hối đoái sẽ tương ứng với sự giảm giá của đồng nội tệ, và ngược lại sự suy giảm tỷ giá hối đoái sẽ được hiểu như sự lên giá của đồng nội tệ. Cũng trong quan hệ tỷ giá, khi nói một đồng tiền giảm giá thì luôn tương ứng với sự tăng giá của đồng còn lại. Cung ngoại tệ của một nước phụ thuộc vào nhu cầu từ phía nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ và các tài sản của nước sở tại (nước có đồng nội tệ đang nghiên cứu). Chẳng hạn như, khi một người nước ngoài du lịch tại một nước nào đó, để chi tiêu và sinh hoạt người đó không thể sử dụng ngoại tệ trong thanh toán trên thị trường nước sở tại, người đó phải bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và đổi lấy một lượng nội tệ tương ứng để thanh toán cho nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của mình. Chính hành vi này đã cung cấp cho nước sở tại một lượng ngoại tệ nhất định. Tương tự như vậy, hành vi mua tài sản (trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư trực tiếp…) của các nhà đầu tư nước ngoài tại một nước nào đó cũng là hành vi làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tại nước sở tại. Ngoài ra, mức cung ngoại tệ của một nước còn bị ảnh hưởng bởi lượng tiền gửi của những người từ nước ngoài cho người thân của họ ở trong nước (kiều hối) dưới nhiều hình thức khác nhau. 4
- Mức cung ngoại tệ ở một thời điểm nhất định luôn được xác định ứng với một tỷ giá cụ thể. Khi tỷ giá thay đổi mức cung ngoại tệ trên thị trường cũng thay đổi theo. Và khi cung ngoại tệ thay đổi sẽ làm cho tỷ giá thay đổi. Hướng thay đổi của cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối có tương quan tỉ lệ thuận với giá, vì cũng như hàng hóa khác, người nắm giữ ngoại tệ sẵn sàng bán ngoại tệ khi được giá cao. Chính mối quan hệ này có thể nói rằng đường cung ngoại tệ có dáng hình dốc đi lên. Đường cung ngoại tệ có dạng đi lên thể hiện rằng: ứng với một tỷ giá cao hơn là một mức cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối cao hơn và ngược lại. Cầu ngoại tệ của một nước phụ thuộc vào nhu cầu của nước đó (nhu cầu của chính phủ, các hãng và các cá nhân) về hàng hóa, dịch vụ và tài sản nước ngoài. Bởi khi muốn mua hàng hóa nước ngoài, người mua phải cần một lượng ngoại tệ để trả cho số hàng hóa đó. Do vậy, họ cần đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, chính những điều này xác định cầu ngoại tệ của một nước. Cũng như mức cung về ngoại tệ, mức cầu ngoại tệ cũng luôn được xác định ở một mức tỷ giá cụ thể vào một thời điểm nhất định. Mối quan hệ giữa cầu ngoại tệ và tỷ giá được biểu hiện trên đồ thị là đường cầu ngoại tệ. Trong mối quan hệ đó, khi tỷ giá hối đoái tăng lên giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa đắt lên tương đối, do đó nhu cầu về hàng nhập khẩu của nước đó sẽ giảm, và khi đó mức cầu về ngoại tệ cũng giảm theo. Ngược lại với mức tỷ giá thấp hơn, giá của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ tương đối rẻ hơn làm cho nhu cầu hàng ngoại sẽ có xu hướng tăng lên, kéo theo mức cầu ngoại tệ tăng. Như vậy, giữa mức cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái có quan hệ tỷ lệ nghịch, đường cầu có hình dốc đi xuống. ứng với một tỷ giá hối đoái cụ thể trên thị trường ngoại hối là những mức cung cầu ngoại tệ khác nhau. Giao điểm của đường cung và cầu ngoại tệ chỉ ra mức tỷ giá hối đoái cân bằng. Tại đó, mức cung ngoại tệ bằng mức cầu ngoại tệ. Đây là kết quả của sự tác động qua lại giữa hai nhân tố cung – cầu trên thị trường ngoại hối. Trên đồ thị 1.1, tỷ giá hối đoái cân bằng tại điểm Eo, tại đó cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ. Nếu tỷ giá ở phía trên Eo (giả sử tại E1) thì mức cầu ngoại tệ giảm xuống, đồng thời mức cung ngoại tệ tăng lên, và khi đó sẽ xảy ra dư thừa cung ngoại tệ. Sự cạnh tranh giữa các nhân tố cung ứng sẽ kéo tỷ giá hối đoái giảm xuống trở về vị trí cân bằng. Ngược lại, nếu tỷ giá nằm ở phía dưới Eo, (giả sử E2), khi đó E2 < Eo và mức cầu ngoại tệ lớn hơn mức cung ngoại tệ, xảy ra tình trạng thiếu cung hay dư thừa cầu. Tuy nhiên, do sự 5
- tương tác giữa các nhân tố và sự cạnh tranh trên thị trường sẽ dần dần đẩy tỷ giá tăng lên và hình thành một tỷ giá cân bằng mới trên thị trường hối đoái. Tương tác cung cầu trên thị trường ngoại hối là nhân tố cơ bản, nhân tố nội sinh xác định tỷ giá hối đoái cân bằng. Tuy nhiên, điểm cân bằng trên thị trường ngoại hối chỉ là điểm hướng tới thị trường chứ không phải là điểm luôn luôn đạt được, song tỷ giá hối đoái luôn xoay quanh điểm tỷ giá hối đoái cân bằng. Bất cứ nhân tố nào làm thay đổi cung cầu ngoại tệ đều làm thay đổi tỷ giá hối đoái cân bằng. E(usd/vnd) D(usd) E1 E0 E2 S(usd) Q(usd) Đồ thị 1.1: Cung – Cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái cân bằng. Nghiên cứu thực tiễn của nhiều công trình cho thấy, xét về dài hạn những biến động của tỷ giá là tương đối đều đều và có tính chu kỳ, phản ánh tính chu kỳ của quá trình tăng trưởng (tỷ giá biến động theo hướng tăng giá trị đồng tiền khi nền kinh tế nước đó ở giai đoạn tăng trưởng và biến động theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái). Song về ngắn hạn tỷ giá lại có sự biến động thường xuyên và có tính đột biến. Có những biến động đó bởi vì, tỷ giá hối đoái còn là một loại giá đặc biệt, phản ánh tình hình kinh tế của một nước trong tương quan với các nước khác và có liên quan nhiều đến tình hình kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy bên cạnh những quan hệ về cung cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái còn bị chi phối bởi rất nhiều các nhân tố như: mối tương quan kinh tế giữa các nước, các chính sách kinh tế mà các nước chủ trương lựa chọn, điều kiện kinh 6
- tế của mỗi quốc gia, hoạt động của Ngân hàng Trung ương, tình hình lạm phát ở mỗi nước, sự di chuyển vốn giữa các khu vực và sự vận động của các dòng vốn trên thị trường bất động sản. Để làm rõ những điều này, trong phần phụ lục chúng ta đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ chế xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn và trong ngắn hạn. 2. Chính sách tỷ giá hối đoái 2.1. Khái niệm Mỗi một nước trên thế giới khi bắt đầu mối quan hệ kinh tế và thương mại hoặc các mối quan hệ khác với một quốc gia nào đó đều phải thiết lập mối quan hệ giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền của nước đó. Từ đó hình thành nên chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận hữu cơ và quan trọng đặc biệt trong chính sách quản lý ngoại hối và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Chính sách tỷ giá hối đoái là chính sách của mỗi nước lựa chọn loại hình tỷ giá hối đoái của nước đó, tức là cách tính tỷ giá đồng tiền nước mình so với đồng tiền của nước khác và các biện pháp quản lý nó. Chính sách tỷ giá hối đoái là những hoạt động của Chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Thực tế đã có nhiều loại hình tỷ giá hối đoái khác nhau như: tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối đoái trôi nổi, tỷ giá hối đoái linh hoạt. Chính sách tỷ giá hối đoái là một chính sách lớn của hệ thống chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Chính sách tỷ giá hối đoái bao gồm các biện pháp liên quan đến việc hình thành các quan hệ sức mua giữa đồng tiền của một nước so với sức mua của các ngoại tệ khác, đặc biệt là đối với các loại ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do. Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào cung – cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn: vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Mặc dù có những đặc thù riêng, song chính sách tỷ giá hối đoái có vị trí như một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ và mở rộng hơn nữa là chính sách tài chính Quốc 7
- gia. Vì vậy, việc định hướng điều chỉnh của chính sách tỷ giá có ảnh hưởng đến các khía cạnh kinh tế vĩ mô khác như: ngoại thương, nợ nước ngoài, lạm phát, sản lượng quốc gia, chiều hướng vận động của các dòng vốn, công ăn việc làm. Do đó, hệ thống mục tiêu và nội dung của chính sách tỷ giá phải xuất phát từ định hướng phù hợp với các mục tiêu và nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ ở từng giai đoạn. Đến giai đoạn hiện nay đa số các nước có chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt. Tuy nhiên việc lựa chọn các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau đều không mất đi sự can thiệp của Chính phủ trên thị trường ngoại hối. Phần lớn các chính sách của Chính phủ đều tác động đến tỷ giá hối đoái. Đồng thời thông qua việc tác động đến tỷ giá hối đoái, Chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ cho nền kinh tế phát triển nhanh và đồng tiền nước mình được ổn định theo định hướng đề ra. 2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài chính tiền tệ là một trong những hệ thống chính sách cơ bản để thực hiện các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế mở, động cơ của việc hoạch định chính sách nói chung, chính sách tài chính, tiền tệ và chính sách tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đối bên trong và cân đối bên ngoài của nền kinh tế. Các cân đối bên trong và bên ngoài của một nền kinh tế luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay càng làm cho mối quan hệ này thêm quyện chặt vào nhau. Tỷ giá hối đoái là một biến số có khả năng ảnh hưởng đến cả hai cân đối đó lẫn mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy mục tiêu của chính sách tỷ giá cũng nhằm phục vụ để đạt được cả hai mục tiêu này. a. Chính sách tỷ giá phục vụ cho mục tiêu cân bằng nội: Khi các nguồn lực kinh tế của một quốc gia được sử dụng đầy đủ với mức giá được duy trì ổn định thì quốc gia đó được xem là có tình trạng cân bằng nội. Việc sử dụng không đầy đủ hay quá mức các nguồn lực đều dẫn đến những hậu quả xấu và lãng phí ở các dạng khác nhau đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Không những thế nó còn dẫn đến những biến động về mức giá chung, làm cho giá trị thực tế của các đơn vị tiền tệ kém ổn định, dẫn đến có tính chất hướng dẫn kém đối với các quyết định kinh tế và sẽ làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Sự không ổn định của giá cả còn tác động làm thay đổi và tăng tính rủi ro của các khoản nợ. Lợi ích của chủ nợ và con nợ sẽ bị thay đổi khi giá cả thay đổi (đặc biệt là giá cả của tiền tệ). Kinh nghiệm thực tế cho thấy, không phải mọi sự biến động của giá cả nói chung, của tỷ giá nói riêng đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thường 8
- chỉ có những biến động không thể đoán trước mới gây ra những hậu quả nguy hại. Còn những biến động trong giá cả có thể dự kiến được thì có khả năng khắc phục và không gây nhiều tổn thất. Vì vậy mục tiêu của chính sách tỷ giá là góp phần tránh tình trạng mất ổn định của giá cả và ngăn chặn sự dao động lớn trong tổng sản phẩm. Trực tiếp là chính sách tỷ giá phải góp phần tránh cho nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài và đảm bảo việc cung ứng tiền không tăng lên nhanh quá hoặc chậm quá (không quá mở rộng cũng như không quá thắt chặt). b. Chính sách tỷ giá phục vụ cho mục tiêu cân bằng ngoại: Mục tiêu cân bằng ngoại phụ thuộc vào nhiều biến số phức tạp và khó định lượng nên rất khó xác định một cách cụ thể. Cách phổ biến hiện nay được dùng để xem xét cân bằng ngoại là dựa vào trạng thái của cán cân tài khoản vãng lai. Một sự thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai hàm ý một nước đang đi vay nợ của nước ngoài sẽ không phải là vấn đề gì nghiêm trọng nếu số tiền đi vay đó được sử dụng để đầu tư có hiệu quả, đảm bảo trả được nợ trong tương lai và có lãi. Nó chỉ trở nên tồi tệ khi món nợ đó được dùng phục vụ cho mức tiêu dùng cao không phù hợp với khả năng có thể trả nợ của nền kinh tế trong tương lai. Tình hình sẽ thực sự nghiêm trọng, nếu một sự thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn, kéo dài là kết quả của chính sách tài chính mở rộng quá mức nhưng đồng thời không tạo ra những cơ hội đầu tư có hiệu quả. Đây chính là trường hợp thường thấy ở nhiều nước đang phát triển, trong khi tìm mọi cách tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài thì lại để một phần lớn lượng vốn thu hút được sử dụng không hiệu quả. Ngược lại, một sự dư thừa trong cán cân tài khoản vãng lai nói lên rằng một nước đang tích tụ tài sản của họ ở nước ngoài. Sự khác nhau về các loại lợi thế và chính sách giữa các nền kinh tế đảm bảo rằng các tài sản đầu tư ra nước ngoài có thể đem lại lợi ích cao hơn cho cả nước đầu tư và nhận đầu tư. Nhưng một dư thừa lớn, liên tục trong cán cân tài khoản vãng lai có thể dẫn đến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến những cân đối bên trong nền kinh tế. Nhiều nguồn lực bị bỏ lãng phí không được sử dụng, sản xuất một số ngành bị đình trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp tăng. Sự dư thừa lớn trong cán cân tài khoản vãng lai còn phản ánh sự vay nợ quá mức của nước ngoài, và nước cho vay có thể không thu hồi được tài sản của mình nếu các nước đi vay không sử dụng tài sản đó có hiệu quả (rủi ro về khả năng trả nợ của nước ngoài). 9
- Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi duy trì một tài khoản vãng lai phải không thâm hụt hoặc dư thừa quá mức để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của một nước. Và chính sách tỷ giá được lựa chọn phải có khả năng điều chỉnh trạng thái của tài sản vãng lai để không rơi vào tình trạng mất cân bằng ngoại. 10
- II. Mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế 1. Các tác động của thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái nhìn từ góc độ cán cân thanh toán Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái nằm trong chính cơ chế xác định tỷ giá và được phản ánh thông qua những nhân tố làm biến động Cung – Cầu ngoại tệ. Vậy hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài có tác động như thế nào đến các nhân tố đó, hay cụ thể hơn là có tác động gì đến tỷ giá. Chúng ta đã biết, cán cân thanh toán là những ghi chép về các giao dịch mà dân cư và chính phủ một nước thực hiện với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Trong đó ghi chép đầy đủ những khoản thu (có) – chi (nợ) ngoại tệ của một nước trong quan hệ kinh tế với các nước khác. Một sự tăng lên trong tài sản có của cán cân thanh toán được ghi với dấu (+), biểu hiện nguồn thu ngoại tệ của một nước tăng lên. Ngược lại một sự tăng lên trong tài sản nợ của cán cân thanh toán được ghi bằng dấu (-), biểu hiện sự giảm đi của lượng ngoại tệ của nước đó. Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu liên quan và tác động đến những thay đổi của tỷ giá. Đó là tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức. Chính trạng thái không cân bằng trong các khoản mục của cán cân thanh toán là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là khái niệm không cân bằng trong cán cân thanh toán sử dụng hiện nay thường được dùng không phải là cán cân thanh toán với đầy đủ các khoản mục của nó mà chủ yếu chỉ được hiểu bao gồm tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Một sự thặng dư trong cán cân thanh toán có nghĩa là cán cân dự trữ chính thức sẽ giảm, và ngược lại sự thâm hụt của cán cân thanh toán đòi hỏi việc tài trợ cho nó từ cán cân dự trữ chính thức tăng lên. Trong cấu trúc của cán cân thanh toán, mỗi khoản mục chủ yếu của nó có sự tác động khác nhau đến tỷ giá hối đoái. Tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá hối đoái: Tài khoản vãng lai ghi chép các hoạt động mua bán hàng hóa – dịch vụ, thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao có liên quan đến tiền tệ của một nước với nước khác. Trong đó, cán cân thương mại là nội dung quan trọng nhất của tài khoản vãng lai. Những thay đổi trong cán cân thương mại có tác động trực tiếp và quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Do vậy, những yếu tố có khả năng tác động làm thay đổi tình hình xuất nhập khẩu đều là những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Cách tiếp cận xác định tỷ giá hối đoái dài hạn đã chỉ rõ những nhân tố làm thay đổi cung cầu ngoại tệ có liên quan trực tiếp đến sự thay 11
- đổi của cán cân thương mại chính là: mức giá tương đối, chính sách bảo hộ, năng suất lao động… Mọi sự biến đổi của các nhân tố này đều làm thay đổi về cầu xuất nhập khẩu. Nếu những nhân tố làm cho cán cân thương mại thặng dư (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu) nước đó có khả năng tăng dự trữ ngoại tệ, giảm tỷ giá hối đoái và tăng giá đồng nội tệ. Ngược lại, những thay đổi về cầu xuất nhập khẩu làm tăng thâm hụt cán cân thương mại sẽ làm giảm dự trữ ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm giá Tác động của tài khoản vốn đến tỷ giá hối đoái: Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến việc mua bán tài sản của một nước với nước ngoài, bao gồm sự di chuyển của các nguồn vốn vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Mọi nguồn vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và bất cứ lượng vốn nào từ nước đó được chuyển ra nước ngoài cũng đều làm suy giảm tài sản ngoại tệ của nước đó. Chính vì vậy các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển của dòng vốn, làm thay đổi cán cân tài khoản vốn đều có tác động làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản. Tiếp theo, quan hệ cung cầu tài sản đến lượt nó sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị của các đồng tiền. Điều kiện cân bằng thị trường tài sản đòi hỏi lợi tức của các đồng tiền phải cân bằng nhau. Đây chính là cơ sở của cách tiếp cận ngắn hạn mà cơ chế xác định tỷ giá ngắn hạn và các đặc trưng của nó trên thị trường tài sản (tìm hiểu rõ hơn trong phần phụ lục). Các nhân tố cơ bản tác động đến tài khoản vốn có liên quan đến biến số có tính nhạy cảm và rủi ro đã phần nào giải thích vì sao tỷ giá ngắn hạn lại biến đổi linh hoạt và phức tạp hơn nhiều so với tỷ giá hối đoái dài hạn. Không giống như tài khoản vãng lai có tác động trực tiếp đến thay đổi của tỷ giá, tài khoản vốn có cơ chế tác động phức tạp hơn và phải thông qua cơ chế tác động của lý thuyết lượng cầu tài sản với các nhân tố phức tạp. Bất cứ nhân tố nào có tác động làm thay đổi lợi tức của tài sản theo hướng làm tăng giá trị của tài sản nội tệ cao hơn tài sản ngoại tệ thì đều có tác động làm giảm tỷ giá hối đoái, và ngược lại, mọi nhân tố tác động làm tăng lợi tức tài sản ngoại tệ cao hơn tài sản nội tệ đều có tác động làm tăng tỷ giá hối đoái. 2. Các tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế, thể hiện ở cán cân thanh toán Chính sách tỷ giá hối đoái tác động làm thay đổi cán cân thanh toán sẽ dẫn tới những biến động trong ngoại thương. Từ đó sẽ có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của thương mại quốc tế. Do vậy, cán cân thanh toán thay đổi tốt hay xấu thể hiện rõ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tín dụng đối với cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
99 p | 319 | 103
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 193 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
113 p | 187 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 78 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính
81 p | 122 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây: thực trạng và giải pháp
103 p | 155 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang
74 p | 38 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
108 p | 135 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
53 p | 15 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay
69 p | 17 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
72 p | 22 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh
74 p | 12 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
105 p | 26 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 20 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty cổ phần DOHA Logistics
87 p | 19 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 25 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn