intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận "Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh" nhằm phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế và phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC KINH TẾ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 Khóa luận tốt nghiệp ngành : CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn : ThS. CAO THỊ PHƯƠNG THÚY Sinh viên thực hiện : PHẠM ĐỖ DUYÊN HẢI Mã số sinh viên : 1905CSCA010 Khóa : 2019-2023 Lớp : Chính sách công 19A HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CẢM ƠN Khoá luận tốt nghiệp là phương pháp trang bị hữu ích để cho người học có những kỹ năng nghiên cứu, kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp. Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô Khoa Khoa học liên ngành và Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, chuyên sâu cần thiết trong thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường, làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được đề tài này. Tôi xin được gửi cảm ơn sâu sắc tới cô Cao Thị Phương Thúy đã tận tình, nhiệt huyết giúp đỡ, định hướng cách tư duy, phương pháp nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài một cách khoa học. Những chỉ dẫn và góp ý của cô là những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện khoá luận. Xa hơn, cách tư duy mà cô định hướng còn là hành trang tiếp bước cho tôi trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp “Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19” là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình./. Hà Nội, tháng 5 năm 2023 Sinh Viên Phạm Đỗ Duyên Hải
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Ý nghĩa 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 BCH Ban chấp hành 3 BYT Bộ y tế 4 CCHC, CCCQ Cải cách hành chính, cải cách chính quyền 7 DN, HTX Doanh nghiệp,Hợp tác xã 8 DNNN TW Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 9 GD và ĐT Giáo dục và đào tạo 10 GPMB Giải phóng mặt bằng 11 GTSX Giá trị sản xuất 12 KCN Khu công nghiệp 13 LĐLĐ Liên đoàn lao động 14 NTM Nông thôn mới 15 PCCC và CHCN Phòng cháy chữa cháy, Cứu hộ cứu nạn 16 PCLB Phòng chống lụt bão 17 QSD Quyền sử dụng 18 Sở LĐ-TB&XH Sở Lao động-Thương binh và Xã hội 19 TM-DV Thương mại-Dịch vụ 20 TTHC Thủ tục hành chính 21 TTXD, TTĐT và MT Trật tự xây dựng,trật tự đô thị và môi trường 22 UBND, HĐND Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 2. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài .............................. 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 6. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 8 7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................... 8 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC KINH TẾ .............................................................................................. 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế.......... 9 1.1.1. Khái niệm chính sách và chính sách kinh tế - xã hội ........................... 9 1.1.1.1. Khái niệm chính sách ...................................................................... 9 1.1.1.2. Khái niệm chính sách kinh tế - xã hội .............................................. 9 1.1.2. Khái niệm chính sách kinh tế và chính sách khôi phục kinh tế ......... 10 1.1.2.1. Khái niệm chính sách kinh tế ......................................................... 10 1.1.2.2. Khái niệm chính sách khôi phục kinh tế ........................................ 10 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ............................ 11 1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội ............................ 11 1.1.3.2. Khái niệm thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ......................... 11 1.2. Mục tiêu, nội dung và công cụ thực hiện chính sách khôi phục kinh tế...... 12 1.2.1. Mục tiêu ........................................................................................... 12 1.2.2. Nội dung thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ............................. 13 1.2.3. Công cụ thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ............................... 14 1.2.3.1. Công cụ pháp luật .......................................................................... 14
  6. 1.2.3.2. Công cụ kinh tế ............................................................................. 14 1.2.3.3. Công cụ hành chính - tổ chức ........................................................ 14 1.2.3.4. Công cụ kinh tế nhà nước .............................................................. 15 1.2.3.5. Các công cụ tuyên truyền, giáo dục ............................................... 15 1.3. Chủ thể thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ................................... 15 1.4. Quy trình thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ................................ 17 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ...... 20 1.5.1. Yếu tố khách quan ............................................................................ 20 1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................... 21 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................. 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC KINH TẾ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 ............................................................................................ 24 2.1. Khái quát về huyện Đông Anh và tình hình kinh tế của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 ........................................... 24 2.1.1. Khái quát về huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ............................ 24 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................... 24 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 25 2.1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 26 2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 ............................................................................................ 28 2.1.2.1. Khái quát về đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam ................................ 28 2.1.2.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế của huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội ................................................................... 29 2.2. Thực trạng quá trình thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 .................................. 30 2.2.1. Chủ thể thực hiện chính sách và nội dung chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..................................................... 30 2.2.1.1. Chủ thể thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh . 30 2.2.1.2. Nội dung chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh ......... 31
  7. 2.2.2. Quy trình triển khai thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 .................................. 32 2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ........... 32 2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ...... 34 2.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ......... 35 2.2.2.4. Tăng cường, đôn đốc quá trình thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ................................................................................................................ 43 2.2.2.5. Triển khai công tác đánh giá, tổng kết thực thi chính sách khôi phục kinh tế ........................................................................................................ 44 2.3. Đánh giá về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 ........................................... 44 2.3.1. Thành tựu đạt được........................................................................... 44 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ............................................... 48 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 50 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC KINH TẾ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 .................................................. 51 3.1. Mục tiêu và định hướng tăng cường thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19....... 51 3.1.1. Mục tiêu ........................................................................................... 51 3.1.2. Định hướng ...................................................................................... 52 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 ............ 53 3.2.1. Tăng cường việc thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế, quản lý đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ môi trường ................................................. 54 3.2.2. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ..... 57 3.2.3. Xây dựng và thực hiện cải cách hành chính; phối hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ; đẩy
  8. mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội .......................................................................... 59 3.2.4. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 .................................................................................................... 60 3.2.4.1. Đổi mới nhận thức,nâng cao chất lương, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ........................ 60 3.2.4.2. Đẩy mạnh công tác phổ biến,tuyên truyền thực hiện chính sách .... 61 3.2.4.3. Tăng cường phân công,phối hợp thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ........................................................................................................ 61 3.2.4.4. Tăng cường thực hiện công tác đôn đốc quá trình thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ................................................................................ 61 3.2.4.5. Đổi mới và nâng cao công tác đánh giá,tổng kết thực thi chính sách khôi phục kinh tế ........................................................................................ 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 63 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 65
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ với nhiều diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và phát triển kinh tế. Qua các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do những hậu quả từ dịch bệnh mang lại. Khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế hằng năm bị ảnh hưởng và gián đoạn; tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các năm 2020, 2021, 2022 và 2023 giảm sút đáng kể và thường xuyên duy trì ở mức thấp so với giai đoạn trước. Nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn trong sản xuất kinh doanh; chuỗi cung ứng và tiêu thụ bị gián đoạn và đứt gãy; áp lực lạm phát tăng cao và chi phí đầu vào lớn; tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên; vấn đề an sinh xã hội nảy sinh nhiều phức tạp đòi hỏi cần được giải quyết để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tình trạng lao động, việc làm của người lao động ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Khi Covid-19 có diễn biến phức tạp, hàng loạt hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghệp thành lập giảm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, phá sản có xu hướng tăng mạnh. Một bộ phận doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không có hiệu quả, nên phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ giảm sút. Thu hút nguồn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) duy trì ở mức thấp so với giai đoạn trước. Đến nửa sau năm 2022, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát tốt nhưng để nền kinh tế trở lại mức độ tăng trưởng nhanh, mạnh và ổn định, Việt Nam cần phải có hệ thống chính sách khôi phục kinh tế kịp thời, phù hợp, khoa học và quá trình tổ chức thực thi chính sách khôi phục kinh tế thực sự hiệu quả. Để ứng phó với dịch bệnh, thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, phục hồi kinh tế, 1
  10. Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã ban hành các chủ trương, chính sách và dần cụ thể hóa thành những nhóm giải pháp từ cơ bản đến các biện pháp cụ thể nhằm kịp thời từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa nền kinh tế đất nước dần khôi phục trở về quỹ đạo phát triển với tốc độ ổn định. Triển khai Kết luận số 24-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, có những phương án thiết thực, góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng bắt nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung, dài hạn của nền kinh tế. Thực hiện sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ đối với các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước trong việc tập trung triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, huyện Đông Anh - Hà Nội đã nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy kiểm soát dịch bệnh, khôi phục sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, hiệu quả. Đông Anh là huyện ngoại thành năm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô. Với vị trí địa lý đặc biệt, huyện Đông Anh có nhiều lợi thế để phát triển chủ lực ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch nên khi dịch Covid-19 bùng phát, huyện đã gặp rất nhiều khó khăn thách thức, kinh tế huyện bị ảnh hưởng khá nặng nề. Trong khi đó, theo Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào năm 2025, Đông Anh sẽ tập trung quy hoạch phát triển đô thị trở thành trung tâm dịch vụ, tài chính, thương mại giao dịch quốc tế; trung tâm du lịch sinh thái và thể thao, vui chơi giải trí của Hà Nội. Do đó, để giải quyết từng bước những khó khăn của nền kinh tế do đại dịch đưa lại, từng bước khôi phục kinh tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận, Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Anh đã nỗ lực bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội trong thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kế 2
  11. hoạch khôi phục, phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn huyện; chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chính sách, chương trình và giải pháp đề ra nhằm đạt được mục tiêu theo đúng lộ trình đề ra. Thực hiện theo Kế hoạch hành động số 91/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 21/3/2022 về “Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình”, Đảng bộ và Chính quyền huyện Đông Anh đã thực hiện một cách triệt để và xác định mục tiêu cần hướng đến, xây dựng các chương trình, giải pháp khôi phục kinh tế cụ thể nhằm hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, phát triển trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện; phấn đấu tạo được trạng thái hoạt động tốt nhất, hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế, giải quyết tốt và đảm bảo các vấn đề phúc lợi, an sinh xã hội. Nhìn chung, những chính sách, giải pháp của Nhà nước đã ban hành có sự kết hợp giữa chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cùng các chính sách khác. Các chính sách hỗ trợ là một vấn đề vô cùng quan trọng và thiết yếu trong thực hiện mục tiêu khôi phục, phát triển kinh tế huyện Đông Anh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung sau đại dịch Covid-19. Với tất cả những lý do trên, em xin chọn đề tài “Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19” làm đề tài khóa luận tốt ngiệp của mình. 2. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế là vấn đề mới được Nhà nước xây dựng và ban hành rộng rãi trên nền tảng thực tiễn và các chính sách kinh tế trên các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,dịch vụ,.. Điều đó đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Vì vấn đề này còn mới, do đó, số lượng sách, công trình nghiên cứu được công bố về mảng đề tài này khá hạn chế với các góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. 3
  12. * Nhóm công trình đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - TS. Nguyễn Văn Cương (2021), “Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và định hướng xây dựng, hoàn thiện theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng” đã phân tích và tìm hiểu những quan điểm của thể chế kinh tế thị trường mà Đảng Cộng Sản Việt Nam hướng đến, giải pháp hoàn thiện những chính sách kinh tế thị trường cần áp dụng. - Nguyễn Thị Mỹ Cảnh (2011), “Một số giải pháp phát triển kinh tế quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” là luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển. Trên cơ sở khái quát một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, luận văn đã phân tích chi tiết thực trạng phát triển kinh tế của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong 10 năm, từ năm 2000 ñến năm 2010 trên các phương diện cụ thể như: tăng trưởng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành kinh tế của huyện. Trên cơ sở đó, đánh giá chung và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, khẳng định những thành tựu đạt được cùng những hạn chế, khó khăn. Chương 3 của luận văn tập trung đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong những năm tiếp theo; - Đào Lan Phương (2012), “Chính sách tài chính đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đã trình bày một số khái niệm tài chính trong nông nghiệp và sử dụng tài chính trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; bên cạnh đó, đưa ra một số giải pháp, chính sách tài chính hữu ích có tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam. Các công trình trên chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế trên một số ngành và lĩnh vực cụ thể. Các công trình đề cập đến chính sách kinh tế và chính sách khôi phục kinh tế trong thời kỳ sau đại dịch Covid - 19 còn rất ít được khai thác và phát triển. * Nhóm các công trình đề cập đến ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đến kinh tế và chính sách khôi phục kinh tế sau đại dịch 4
  13. - Nghiên cứu Đánh giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một số ngành kinh tế chính: Ứng phó, điều chỉnh và khả năng phục hồi của TS. Đỗ Quỳnh Chi thực hiện theo hợp đồng với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam là một công trình có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn cao. Trên cơ sở những khảo sát thực tế được thực hiện công phu, tỉ mỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và người lao động trong các ngành du lịch, điện tử, côn nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến hải sản,… tác giả công trình đã đưa ra những phân tích, đánh giá, lập luận chặt chẽ về các ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu cũng đồng thời làm rõ quá trình điều chỉnh và ứng phó trước đại dịch với những những nhóm giải pháp cụ thể trước mắt và nhóm giải pháp chiến lược lâu dài của doanh nghiệp và người lao động. Trên nền tảng những mẫu khảo sát cụ thể, nghiên cứu đã phân tích chi tiết quá trình điều chỉnh về lao động và các biện pháp ứng phó của các doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh đưa lại, đưa ra triển vọng phục hồi đối với quá trình sản xuất trong tương lai và đề xuất các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm giảm thiểu khó khăn, phục hồi sản xuất. Tương tự như vậy, đối với người lao động, thông qua những khảo sát trực tiếp cụ thể, công trình nghiên cứu làm rõ những tác động mạnh mẽ của làn sóng dịch bệnh đến vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động. Từ đó, đề xuất những biện pháp ứng phó của người lao động và các giải pháp hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, ổn định lao đông sản xuất và cuộc sống. Để giảm tác động của khủng hoảng và hỗ trợ hơn nữa sự phục hồi của doanh nghiệp và người lao động, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị và các giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong tương lai. - Bài viết Chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam sau tác động của đại dịch Covid-19 của TS. Phan Tiến Ngọc phân tích một cách sâu sắc những tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam trên tất cả các ngành và lĩnh vực. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 06 nhóm chính sách cơ bản để có thêm phương án ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách phục hồi kinh tế. 5
  14. Tuy nhiên, các công trình đề cập đến những tác động của đại dịch Covid- 19 đến một địa phương cụ thể trong cả nước và việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế sau đại dịch tại địa phương hầu như rất ít được khai thác và nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu, tác giả đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu những tác động sâu sắc, nặng nề của đại dịch Covid - 19 đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Đông Anh nói riêng cũng như chính sách khôi phục kinh tế và quá trình tổ chức thực hiện chính sách khôi phục kinh tế trên thực tiễn tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời kỳ hậu dịch bệnh Covid-19 để khẳng định điểm mới của đề tài khóa luận. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế và phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. - Đánh giá về kết quả thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 - Định hướng và đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thực trạng quá trình triển khai 6
  15. thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid - 19. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Khóa luận tiếp cận theo hướng quy trình thực hiện chính sách, cụ thể là thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố hà Nội sau đại dịch Covid - 19. - Phạm vi không gian: Khóa luận nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách khôi phục kinh tế trên đia bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế trên đia bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong các năm từ năm 2020 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và các chính sách, văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Nhà nước về thực hiện chính sách kinh tế và khôi phục kinh tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng nhằm tổng hợp, chọn lọc, nghiên cứu các bài viết, công trình và tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận. Từ đó, đưa ra các khái quát cơ bản làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích đựợc sử dụng chủ yếu để phân tích thực trạng thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. - Phương pháp thống kê và phân tích, đánh giá được sử dụng để hệ thống hóa và xử lí các dữ liệu thứ cấp thu thập được, từ đó đưa ra những đánh giá cơ bản về thực trạng việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. - Phương pháp so sánh: so sánh giá trị sản xuất các lĩnh vực thuộc ngành kinh tế qua các năm. 7
  16. - Phương pháp logic: thông qua các phương pháp, số liệu, nội dung tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề; 6. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài sẽ dần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách khôi phục kinh tế và thực hiện chính sách khôi phục kinh tế. - Đánh giá tình hình, thực trạng thực hiện chính sách khôi phục kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp bảo đảm việc thực hiện hiệu quả chính sách khôi phục kinh tế và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách khôi phục kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19 Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách khôi phục kinh tế tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau đại dịch Covid-19. 8
  17. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHÔI PHỤC KINH TẾ 1.1. Một số khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách khôi phục kinh tế 1.1.1. Khái niệm chính sách và chính sách kinh tế - xã hội 1.1.1.1. Khái niệm chính sách Chính sách được hiểu là các phương thức hành động của một chủ thể nhằm mục tiêu khẳng định và thực hiện giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại của xã hội. Đó là một tập hợp các hoạt động có mối liên quan với nhau khá chặt chẽ, được lựa chọn và quyết định thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định [16]. Về cơ bản, theo quan niệm phổ biến nhất, chính sách “là giải pháp cùng các biện pháp cụ thể thực hiện giải pháp ấy được một chủ thể quyền lực lựa chọn và thể hiện bằng văn bản có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội hoặc cộng đồng để giải quyết một hoặc một số vấn đề lớn liên quan đến nhiều đối tượng trong một giai đoạn xác định” [5]. 1.1.1.2. Khái niệm chính sách kinh tế - xã hội Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Chính sách kinh tế - xã hội có một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, chính sách kinh tế - xã hội là hành động can thiệp của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng, mang tính bức xúc trong đời sống xã hội. Thứ hai, chính sách kinh tế - xã hội thường hướng vào việc giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn, nhưng phải hướng vào việc thực hiện những mục tiêu chung, mang tính tối cao của đất nước. 9
  18. Thứ ba, chính sách kinh tế - xã hội không chỉ thể hiện mục tiêu, ước vọng của các nhà hoạch định chính sách, mà còn bao gồm những phương thức, công cụ thực hiện những mục tiêu trên. Thứ tư, chính sách kinh tế - xã hội không phải bao giờ cũng đáp ứng được lợi ích của tất cả các chủ thể. Thứ năm, chính sách kinh tế - xã hội được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người hoặc của xã hội. 1.1.2. Khái niệm chính sách kinh tế và chính sách khôi phục kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm chính sách kinh tế Chính sách kinh tế được hiểu là các sách lược, hoạt động của Nhà nước, Chính phủ tác động đến nền kinh tế quốc gia theo một định hướng và lộ trình cụ thể trong một thời gian xác định nhằm mục tiêu điều tiết các mối quan hệ kinh tế và tạo động lực phát triển kinh tế. Những chính sách này được hoạch định, xây dựng và triển khai thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của một quốc gia. Mục tiêu chung của các chính sách kinh tế bao gồm: (1) Các mục tiêu kinh tế chung và cơ bản như tăng trưởng kinh tế đáng kể và liên tục, ổn định giá cả (ổn định giá trị tiền tệ), giảm tỷ lệ thất nghiệp và cân bằng cán cân thanh toán; (2) Các mục tiêu xã hội của kinh tế như công bằng xã hội, an toàn xã hội và tiến bộ xã hội; (3) Các mục tiêu cải thiện cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kết cấu hạ tầng, cơ cấu các thành phần kinh tế. 1.1.2.2. Khái niệm chính sách khôi phục kinh tế Chính sách khôi phục kinh tế là một bộ phận của hệ thống chính sách chung, chủ yếu nhằm mục tiêu khôi phục mức độ tăng trưởng ổn định và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các chính sách khôi phục kinh tế do Nhà nước đề ra, không chỉ định hướng mục tiêu, đề ra giải pháp mà còn đề xuất các phương án huy động nguồn lực thực hiện hỗ trợ. Những vấn đề thiết yếu mà các chính sách khôi phục kinh tế hướng tới như: hỗ trợ những lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những đối tượng gặp khó khăn (người nghèo, công nhân, người lao động,...), thiết kế thủ tục tiếp nhận gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, tín dụng cho 10
  19. doanh nghiệp,người dân, tăng trưởng bảo đảm chất lượng, năng suất lao động,…Chính sách khôi phục kinh tế được xây dựng từ yếu tố trợ giúp các doanh nghiệp, từ đó có điều kiện phát triển và tăng năng suất lao động, tạo việc làm cho nhân lực doanh nghiệp. Chính sách khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19 là tổng thể các quyết định, mục tiêu, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục hồi nền kinh tế phát triển trở lại và giải quyết những vướng mắc của kinh tế sau đại dịch Covid-19. Chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước sau đại dịch Covid-19 làm cho vòng quay của kinh tế trở lại ổn định như trước đây, nền kinh tế có điều kiện phục hồi và phát triển hơn, tăng trưởng kinh tế phục hổi và ổn định, người lao động được đảm bảo về vấn đề việc làm, vượt qua khó khăn do hậu quả dịch bệnh đưa lại. Mặt khác, các chính sách khôi phục kinh tế cũng góp phần huy động mọi nguồn lực của các cá nhân, tổ chức và của doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu khôi phục mức độ tăng trưởng, phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách khôi phục kinh tế 1.1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội Về cơ bản, tổ chức thực hiện chính sách kinh tế - xã hội là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm hiện thực hóa nội dung kinh tế - xã hội một cách hiệu quả. Thực hiện chính sách kinh tế - xã hội là giai đoạn đưa chính sách đó vào thực tiễn đời sống. 1.1.3.2. Khái niệm thực hiện chính sách khôi phục kinh tế Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế là quá trình đưa chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước vào thực tiễn thông qua các văn bản pháp luật, chủ trương nhằm khôi phục, phát triển kinh tế và đạt được các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế là toàn bộ quy trình chuyển đổi từ ý tưởng, xây dựng cách thức giải pháp khôi phục nền kinh tế của chủ thể chính sách là Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nhằm đạt được mục tiêu khôi phục kinh tế, ổn định xã hội. Mục tiêu chính sách hướng đến nhằm khôi phục kinh tế, kích thích sản xuất, ổn định xuất nhập khẩu và đầu tư, thúc đẩy các 11
  20. lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng thu nhập, đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động. Việc đề ra chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước sau đại dịch Covid- 19 đã là một quyết sách hữu ích trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động sâu sắc bởi đại dịch. Thực hiện chính sách này sẽ góp phần hiện thực hóa những ý tưởng, giải pháp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, tạo những điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển sản xuất trở lại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. 1.2. Mục tiêu, nội dung và công cụ thực hiện chính sách khôi phục kinh tế 1.2.1. Mục tiêu Cơ sở của việc hoạch định và thực hiện chính sách khôi phục kinh tế xuất phát trên cơ sở những tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế và mọi lĩnh vực liên quan. Do đó, các chính sách khôi phục kinh tế được đưa ra đều hướng đến mục tiêu chung lớn nhất là nhằm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực khôi phục tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (GDP); đảm bảo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp; ổn định giá cả (ổn định giá trị tiền tệ) hỗ trợ dòng tiền và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,… Về cơ bản, các chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước đều hướng đến mục tiêu phục hồi kinh tế, đưa kinh tế vượt qua khó khăn, tạo những điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19.Để đạt được mục tiêu chung này, việc thực hiện chính sách khôi phục kinh tế cần hướng đến đảm bảo hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau: - Thực hiện mục tiêu khôi phục sản xuất và tăng trưởng sản xuất, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật. Thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng đi lên gắn với việc tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. - Phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế trọng điểm và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2