intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

16
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội" nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách BHTN và tình hình thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng TP. Hà Nội, đề tài đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội trong thời gian tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA KHOA HỌC LIÊN NGÀNH *********** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp: CN CHÍNH SÁCH CÔNG Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ KIM THOA Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG LINH Mã sinh viên: 1905CSCA018 Khóa học: 2019 - 2023 Lớp: ĐẠI HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG 19A HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã tổng hợp những số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo của mình. Tôi xin cam đoan rằng đây là báo cáo độc lập của riêng cá nhân tôi, những số liệu viết trong báo cáo là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ. Nếu số liệu và kết quả của báo cáo không trung thực, tôi xin chịu mọi trách nhiệm. Sinh viên thực hiện Nguyễn Phương Linh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân trong nghiên cứu, học tập, tôi luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, người hướng dẫn khoa học đã luôn dõi theo chỉ dạy cả kiến thức lẫn tinh thần làm việc nghiêm túc. Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Chính trị, nay là Khoa Khoa học Liên ngành, Học viện Hành chính Quốc gia. Các thầy cô đã chỉ dạy tri thức, rèn giũa tinh thần cho tôi trong suốt bốn năm vừa qua. Ngoài ra, để hoàn thành nghiên cứu này, tôi không thể không gửi lời cảm ơn tới những cán bộ, nhân viên của cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2023 Sinh viên thực hiện Nguyễn Phương Linh
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BHXH Bảo hiểm xã hội 2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh & Xã hội 5 NLĐ Người lao động 6 NSDLĐ Người sử dụng lao động 7 TCTN Trợ cấp thất nghiệp 8 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động và số lao động có việc làm 1 21 quận Hai Bà Trưng năm 2020 – 2022 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ thất nghiệp quận Hai Bà Trưng năm 2 22 2020 – 2022 DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 1. Số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tổng 1 29 số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp Bảng 2. Tình hình chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp và trợ 2 29 cấp thất nghiệp Bảng 3. Số lượng người tiếp nhận và được giải quyết hồ sơ 3 30 bảo hiểm thất nghiệp 4 Bảng 4. Số người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm 31
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 6 Chương 1 ....................................................................................................................... 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.............................................................................................. 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 7 1.1.1. Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 7 1.1.2. Chính sách và thực hiện chính sách.................................................. 10 1.1.3. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp...................................... 12 1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ............... 16 1.2.1. Đối với người lao động ..................................................................... 16 1.2.2. Đối với nền kinh tế đất nước ............................................................. 17 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ..................................................................................................................... 17 1.3.1. Cơ sở vật chất.................................................................................... 17 1.3.2. Môi trường thực hiện chính sách ...................................................... 18 1.3.3. Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện chính sách ................................ 18
  6. 1.3.4. Sự ủng hộ của nhân dân .................................................................... 18 Tiểu kết chương 1........................................................................................ 19 Chương 2 ..................................................................................................................... 20 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 20 2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu ......................................... 20 2.1.1. Tình hình thất nghiệp trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 20 2.1.2. Giới thiệu về cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội................................................................ 22 2.2. Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội ........................................................................................ 25 2.2.1. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ...................... 25 2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ......................... 28 Tiểu kết chương 2........................................................................................ 36 Chương 3 ..................................................................................................................... 37 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................................................... 37 3.1. Quan điểm ............................................................................................ 37 3.2. Giải pháp .............................................................................................. 39 3.2.1. Các nhóm giải pháp .......................................................................... 39 3.2.2. Các giải pháp cụ thể trước mắt......................................................... 42 Tiểu kết chương 3........................................................................................ 43 KẾT LUẬN................................................................................................................. 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 46
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thất nghiệp là một vấn đề kinh tế xã hội diễn ra ở gần như tất cả các nước trên thế giới. Thất nghiệp thể hiện rõ nhất trong điều kiện kinh tế thị trường, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp. Trong bối cảnh đất nước ta, khu vực và các nước trên thế giới đang gặp nhiều khó khăn, suy thoái kinh tế và lạm phát đe dọa, tình trạng thất nghiệp theo đó cũng có chiều hướng gia tăng. Thất nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự tăng trưởng toàn diện bao gồm kinh tế, chính trị và an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Nó đẩy người lao động (NLĐ) rơi vào tình trạng không có việc làm, đối diện với cảnh đói nghèo, dẫn đến không phát huy hết các nguồn lực và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trì trệ nền kinh tế. Ứng phó với thất nghiệp và đưa ra phương án giúp đỡ NLĐ khi họ bị thất nghiệp không chỉ là vấn đề riêng mà quốc gia phải đối diện mà đã trở thành mục tiêu chung của các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực. Từ ngày 01/10/2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ra đời đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành chính sách của thị trường lao động tích cực, nhiều tác dụng ngày càng rõ nét, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định cuộc sống cho NLĐ bị mất việc từ đó cải thiện điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chính sách BHTN vẫn còn bất cập, chưa giải quyết được hết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn như khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng, không có cơ hội tiếp cận giáo dục,… trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để giải quyết tận gốc những vấn đề về BHTN là vô cùng cần thiết. Bởi vậy, vào ngày 16/11/2013 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Việc làm và luật này chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/01/2015. Do đó, chính sách BHTN được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2006 sẽ hết hiệu lực và được áp dụng chính thức theo Luật Việc làm, kèm theo một số thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, chính sách 1
  8. BHTN đã kịp thời phát huy hiệu lực, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, NLĐ tìm được việc làm mới, ổn định cuộc sống và góp phần an sinh xã hội. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận nội thành đi đầu trong công tác triển khai tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và chưa đạt đến sự hài lòng của NLĐ như: NLĐ bị mất việc làm còn phải đi lại nhiều lần, phải đến trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp thất nghiệp (TCTN) do cơ quan giải quyết chính sách BHTN chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận, trả hồ sơ BHTN trực tuyến; sự phối hợp thực hiện giữa hai bên cơ quan giải quyết và cơ quan chi trả tiền trợ cấp BHTN còn chưa thường xuyên; công tác phối hợp thu hồi trợ cấp BHTN (do hưởng sai quy định) chưa đạt kết quả cao. Trên cơ sở những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề về “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Thông qua nghiên cứu này, đề tài hướng tới chỉ ra được những cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHTN ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, vào những năm đầu của thế kỉ XX, người ta thấy xuất hiện nhiều nghiên cứu về tình trạng lao động mất việc làm, về sự bảo đảm điều kiện tối thiểu cho NLĐ bị thất nghiệp và về chính sách BHTN. Vào những năm đầu thế kỷ XX, chính sách BHTN bắt đầu được thực hiện trên thế giới, trước hết tại Đức. Tại thời điểm đó, cùng với một số bộ phận khác như BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm chăm sóc, chính sách BHTN được coi là một trong những cấu thành cơ bản của hệ thống BHXH tại Đức. Kể từ năm 1927 trở đi, BHXH trở thành chính sách bắt buộc và được áp 2
  9. dụng một cách chính thức và mọi NLĐ cũng như NSDLĐ đều phải thực hiện nhiệm vụ đóng góp về tài chính. Còn tại Mỹ, chính sách BHTN được thực hiện muộn hơn, bắt đầu từ năm 1935 với những quy định nằm trong Luật BHXH của Liên bang và các Tiểu bang. Trên cơ sở những quy định chung của hệ thống luật Liên bang, các tiểu bang tiến hành hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN ở tiểu bang mình. Nhà kinh tế học người Mỹ John Maynard Keynes trong cuốn “The General Theory of Employment, Interest, and Money” viết năm 1936 (dịch ra tiếng Việt là: Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ) đã đưa ra những kết quả nghiên cứu sâu sắc của mình về vấn đề thất nghiệp trong mối tương quan với nền kinh tế thị trường. Ông cũng thừa nhận sự tồn tại mang tính quy luật khi cho rằng trạng thái cân bằng của hệ thống nền kinh tế là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng lao động mất việc làm nhiều hơn là những hiện tượng riêng rẽ của kinh tế. [16] Ở Việt Nam, năm 2009 chính sách BHTN mới chính thức được ra đời. Dưới sự tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ một nền kinh tế với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu và bao cấp sang một nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng về tài chính ở châu Á diễn ra vào năm 1988, vấn đề BHTN ở Việt Nam mới thực sự được đặt ra. Trong thời kì đó, BHTN còn là một vấn đề mới nên chỉ có những bài báo, bài viết khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn như bài báo “Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên báo điện tử Nghiên cứu lập pháp ngày 01/12/2002 đã đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề này, phân tích hậu quả của thất nghiệp và vai trò của BHTN đối với nền kinh tế từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có của BHTN tại Việt Nam. [12] Tuy nhiên, nhận thức được vai trò to lớn của chính sách BHTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, dần dần BHTN đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và được các chuyên gia nghiên cứu kĩ hơn. Qua quá trình khảo 3
  10. sát, tìm hiểu về nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo các tài liệu ở các thư viện của các trường Đại học cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận thấy rằng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Thị Minh Khuê với đề tài “Bảo hiểm thất nghiệp theo luật học Việt Nam hiện nay” đã chỉ rõ được nội dung, vai trò, mục đích và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay. [10] Nhìn chung, các tài liệu phía trên đã cho thấy cái nhìn tổng quan về thất nghiệp và BHTN, đánh giá tình hình thực hiện chính sách BTHN nói chung tại Việt Nam, là những tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những tài liệu phía trên mới chỉ nghiên cứu chính sách BHTN trên cả nước, chưa có đề tài nào bàn về thực hiện chính sách BHTN tại địa phương, cụ thể là quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách BHTN và tình hình thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng TP. Hà Nội, đề tài đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội trong thời gian tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách BHTN; Phân tích tình hình thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; Đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. 4
  11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian: quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu công tác thực hiện chính sách BHTN từ năm 2020 đến năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu mà đề tài khóa luận đã đặt ra, trong quá trình tìm hiểu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp của khoa học chính sách, cụ thể là chính sách công. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu: Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet, các tài liệu từ các hội thảo chuyên đề về BHTN. Các văn bản, nghị định của chính phủ, thông tư Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH), BHXH Việt Nam. Phương pháp quan sát, thu thập thông tin kết hợp với sưu tầm thông tin và tổng hợp thông tin. Trong đó, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là thu thập thông qua: phản ánh của BHXH quận Hai Bà Trưng; công tác kiểm tra thực tế; thông tin truyền thông thị trường lao động; phản ánh từ NLĐ; đơn vị sử dụng lao động; kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra; số liệu tổng hợp báo cáo về việc thực hiện chính sách BHTN; Báo cáo kết quả quản lý và chi trả BHTN của quận Hai Bà Trưng từ năm 2020 - 2022. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu một số người dân về tình hình thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi, có thể áp dụng cho địa bàn nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài có những đóng góp như sau: Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách BHTN và thực hiện chính sách BHTN. Thứ hai, đề tài đã làm rõ tình hình thực tế việc thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đây chính là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy 5
  12. để các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan BHXH quận Hai Bà Trưng nghiên cứu việc phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc thực hiện chính sách BHTN trên toàn thành phố nói chung và tại quận Hai Bà Trưng nói riêng. Thứ ba, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện chính sách BHTN mang tính khả thi từ đó phát huy những ưu điểm trong thực hiện chính sách BHTN tại quận Hai Bà Trưng. Các giải pháp trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước được trình bày chi tiết với các biện pháp thực hiện cụ thể đảm bảo triển khai có hiệu quả vào thực tiễn. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu (06 trang), Kết luận (02 trang), Danh mục tài liệu tham khảo (02 trang), nội dung chính của đề tài được chia làm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách bảo hiểm thất nghiệp Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 6
  13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1.1. Thất nghiệp “Thất nghiệp” là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh tế, nhà quản lý ở khắp các quốc gia quan tâm và định nghĩa khái niệm dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi đưa ra lý thuyết mới về thất nghiệp, Paul Samuelson – một nhà kinh tế học hiện đại – đã cho rằng đây là hiện tượng người có khả năng lao động không có cơ hội tham gia lao động xã hội, bị tách khỏi tư liệu sản xuất. Và trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn tồn tại một bộ phận NLĐ bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết việc làm của Chính phủ và sự đấu tranh của NLĐ đối với người thuê họ. [17] Bài báo “Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp” đăng trên báo điện tử Nghiên cứu lập pháp của Thạc sĩ Lê Thị Hoài Thu - giảng viên Khoa luật trường Đại học quốc gia Hà Nội đã trích dẫn quan điểm trong cuốn “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes - một nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh như sau: “Vấn đề thất nghiệp không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế. Theo ông, nạn thất nghiệp sẽ tồn tại dưới dạng “bắt buộc”, là một trạng thái mà trong đó “tổng cung về lao động của những NLĐ muốn làm việc thì tại mức tiền lương danh nghĩa đó nếu lớn hơn khối lượng làm việc hiện có”. [12] Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thông dụng của NXB Dân trí có định nghĩa thất nghiệp là “không có việc làm để sinh sống”. [9, trg 511] 7
  14. Còn theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong Công ước 102 (1952), thất nghiệp là một tình trạng mà ở đó NLĐ có khả năng làm việc nhưng do không tìm được việc làm nên không có thu nhập [14]. Từ những phân tích trên, có thể hiểu thất nghiệp là: những người trong trong độ tuổi lao động, sẵn sàng lao động nhưng chưa có việc làm hoặc chưa tìm được việc làm. Trong đề tài này, tác giả quy định người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời gian tham chiếu có đủ các yếu tố sau: hiện tại không có công việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc. Số thất nghiệp cũng bao gồm những lao động hiện đang không có công việc và muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm trong thời gian tham chiếu do: Chắc chắn có việc làm hoặc một hoạt động kinh doanh sẽ bắt đầu sau khoảng thời gian tham chiếu; Phải nghỉ việc do bị sa thải hoặc ngừng hoạt động (không nhận được tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn về việc quay trở lại công việc ban đầu); Đang trong thời gian nghỉ phép; Gia đình có việc đột xuất hoặc ốm đau tạm thời. Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo số lượng lao động bị thất nghiệp so với lực lượng lao động. Thất nghiệp bao gồm những đối tượng sau: học sinh/sinh viên/đã nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời gian tham chiếu; làm nội trợ (hoặc làm việc nhà) cho gia đình nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và trong khoảng thời gian tham chiếu sẵn sàng làm việc. Nguyên nhân của thất nghiệp: Khi đề cập tới vấn đề NLĐ bị mất việc làm, chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau như: 8
  15. Thứ nhất, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho nhiều quốc gia. Một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản xuất, có những doanh nghiệp bị phá sản hoàn toàn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu do không tiêu thụ được sản phẩm. Thứ hai, lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn, thiếu tính chuyên nghiệp. Kỹ năng không đạt yêu cầu và thiếu sự phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, nhu cầu thị trường lao động và quan niệm lỗi thời về vai trò và trách nhiệm giới dẫn đến lực lượng lao động vẫn ở mức bán chuyên nghiệp, không ổn định, có nhiều lỗ hổng kiến thức. Thứ ba, do thói quen thiếu thực tế của một số công nhân trẻ, do không dựa trên năng lực của bản thân và nhu cầu xã hội nên nhiều NLĐ “ảo tưởng” về năng lực của mình, số khác lại tự ti về bản thân, không đánh giá hết năng lực thực sự của họ. Nhiều lao động trẻ “nhảy việc” với hy vọng có thu nhập cao hơn nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc. Thất nghiệp ngoài việc gây tác động xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng và là nguyên nhân gây ra nhiều bất cập như: gia tăng tệ nạn xã hội, lạm phát ngày càng cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng,... Đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến cho sản xuất thấp, không tận dụng được tài nguyên, thu nhập dân cư giảm dẫn đến tổng sản phẩm quốc dân giảm. Chính vì những điều đó mà Việt Nam luôn đặt ra một thực tế: thất nghiệp luôn là nỗi lo của toàn xã hội và quan trọng hơn là nó đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng sa sút. Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1.1.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp Thất nghiệp không chỉ là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với đời sống của NLĐ nói riêng mà còn gây ra những tác động xấu đối với quốc gia và toàn xã hội nói chung. Khắc phục và giải quyết tình trạng thất nghiệp luôn là vấn đề 9
  16. được mọi quốc gia đặc biệt quan tâm. Mỗi quốc gia có những chính sách và giải pháp khác nhau tùy theo tình hình kinh tế, trong đó chính sách BHTN được coi là giải pháp cơ bản nhất để khắc phục tình trạng thất nghiệp. Chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Theo khoản 3 Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc hội thì BHTN được định nghĩa như sau:“BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN” [13]. Như vậy trong nghiên cứu này, BHTN được hiểu là một loại BHXH hỗ trợ NLĐ trong trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc NLĐ bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. 1.1.2. Chính sách và thực hiện chính sách 1.1.2.1. Chính sách Trong một hệ thống mà nhà nước áp dụng các công cụ hành chính để quản lý nền kinh tế - xã hội thì chính sách đó được coi là công cụ cơ bản định hướng cho các công cụ khác. Hiện nay, các công cụ chính sách được áp dụng rộng rãi trong các mặt khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Con người dùng chính sách để bày tỏ ý chí, thái độ, quan điểm và hành động của mình nhằm kích thích quá trình hoạt động và điều chỉnh tốc độ hoạt động, phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành, các địa phương trong xã hội cùng hướng tới mục tiêu chung. 10
  17. Nhà kinh tế học Paul Samuelson trong cuốn “Kinh tế học” của mình đã cho rằng chính sách còn được coi là sự thỏa hiệp của chính phủ đối với nền kinh tế ngay cả khi không có ban hành chính sách. [17] Cuốn “Từ điển tiếng Việt thông dụng” của NXB Dân trí định nghĩa: “Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [9, trg 115]. Còn cuốn giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách công” có đưa ra khái niệm như sau: “chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định” [8, trg 14]. Vậy, chính sách ở đây được hiểu là tập hợp những quyết định mang tính chủ đích, thể hiện quyền lực nhà nước được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, hay thúc đẩy các giá trị ưu tiên. 1.1.2.2. Thực hiện chính sách Chính sách khi đã được ban hành muốn phát huy tác dụng thì phải được áp dụng thực hiện trong đời sống xã hội. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện chính sách là hết sức cần thiết và đây là yêu cầu khách quan để các công cụ chính sách vẫn duy trì được sự tồn tại theo yêu cầu quản lý quốc gia, đồng thời cũng là khâu then chốt để chính sách đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong cuốn giáo trình “Hoạch định thực thi chính sách công” đã đưa ra khái niệm về thực thi chính sách công như sau: “Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công” [11, tr.97]. Như vậy, có thể hiểu thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. 11
  18. Thực hiện chính sách bao gồm 7 bước: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ biến, tuyên truyền chính sách; Phân công, phối hợp thực hiện chính sách; Duy trì chính sách; Điều chỉnh chính sách; Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách; Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. 1.1.3. Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam Chính sách BHTN ở Việt Nam được quy định rõ ràng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể nhất, đó là luật chuyên ngành với sự ra đời của Luật việc làm (2013). Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành một số văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực hiện Luật việc làm như: Nghị định về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN (2015), Nghị định số 95 (2013) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định số 88 (2015) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Nghị định về quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN (2016), Nghị định số 61 (2020) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN,… Cũng từ đó, Thủ tướng Chính phủ ra một số quyết định như Quyết định số 77 (2014) quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN; Quyết định số 60 (2015) về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; Quyết định số 17 (2021) quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN,... 12
  19. Các bộ ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm: như Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ra Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH (2015) về hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN; Thông tư số 139 (2015) của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN trong Bộ Quốc phòng. Thông tư số 20 (2016) của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; Thông tư liên tịch số 03 (2016) về hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định số 28/2015/NĐ- CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về BHTN về việc thông báo biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Ngoài ra, còn một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến BHTN như Bộ luật hình sự (Điều 214, Điều 216),... Văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam về BHTN Theo Luật việc làm, kể từ ngày 1/1/2015, chính sách về BHTN ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 28 (2015) và Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư số 28 (2015) nêu trên, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố về thu, chi và bảo lưu thời gian đóng BHTN, hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu BHTN, tiền lương tháng đóng BHTN, tăng cường phối hợp với Sở LĐTBXH trong việc thực hiện chính sách BHTN tại địa phương, chống lạm dụng quỹ BHTN. Cụ thể như: Quyết định số 595 (2017) về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT (thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT); Quyết định số 1035/QĐ-BHXH 13
  20. ngày 01/10/2015 ban hành mẫu sổ BHXH; Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/ 2019 về giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN (Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2015 ban hành quy định quản lý chi các chế độ BHXH, BHTN). Ngoài ra, còn có một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, chấn chỉnh liên quan đến việc thực hiện thu, chi, giải quyết bảo lưu, công tác phối hợp với cơ quan lao động địa phương. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam hiện nay gồm những nội dung chính như sau: Về mục tiêu chính sách Mục tiêu của chính sách BHTN là hỗ trợ cho NLĐ một phần thu nhập trong trường hợp họ không có thu nhập ổn định do bị mất việc làm; hỗ trợ NLĐ trong học nghề đồng thời tư vấn, giới thiệu việc làm nhằm giúp họ sớm quay trở lại được thị trường việc làm, tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình và đảm bảo an sinh xã hội. Về đối tượng tham gia chính sách Theo Luật việc làm (2013) các đối tượng tham gia BHTN được quy định cụ thể như: Thứ nhất, về trường hợp bắt buộc phải tham gia BHTN là NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: 1. không xác định thời hạn; 2. có xác định thời hạn, 3. hợp đồng lao động thời vụ hoặc theo một công việc cụ thể trong thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Riêng đối với trường hợp NLĐ tham gia làm việc và thực hiện nhiều hợp đồng lao động trong cùng một thời gian thì trách nhiệm tham gia BHTN thuộc về NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động đầu tiên. Thứ hai, về trường hợp được miễn tham gia BHTN là những NLĐ thuộc đối tượng nêu trên đang được hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình. Thứ ba, NSDLĐ tham gia BHTN gồm nhiều cơ quan tổ chức như: “cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2