Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 14
download
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trình bày tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, vai trò của các chính sách phát triển SME, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Khoá luận tốt nghiệp TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ THANH HƢƠNG Lớp : NHẬT 3 Khoá : K41F - KTNT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. VŨ SĨ TUẤN HÀ NỘI, 11/ 2006 Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC Lời nói đầu ........................................................................................................................................ 1 Chương I ....................................................................................................................................... 9 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ....... 9 I. Những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................................... 9 1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) .......................................... 9 2. Phân loại .................................................................................................. 10 2.1. Tiêu chí phân loại .................................................................................. 10 2.2. Các yếu tố tác động đến phân loại ......................................................... 10 2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước............................. 10 2.2.2. Giai đoạn phát triển của nền kinh tế ............................................... 11 2.2.3. Ngành nghề của các doanh nghiệp.................................................. 11 2.3. Cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới 12 2.4. Các cách phân loại ở Việt Nam ............................................................. 16 3. Những ưu thế và hạn chế của các SME..................................................... 18 3.1. Ưu thế của SME .................................................................................... 18 3.1.1. SME được tạo lập dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp .................................................................................................. 18 3.1.2. SME năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường .......... 18 3.1.3. SME dễ thu hút vốn đầu tư trong dân và tận dụng các nguồn lực địa phương ...................................................................................................... 19 3.2. Hạn chế ................................................................................................. 19 3.2.1. Khả năng tài chính hạn chế............................................................. 19 3.2.2. Bất lợi trong mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và tiếp cận thông tin ............................................................................................................. 19 3.2.3. Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động .......... 20 3.2.4. Hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường ............................. 20 4. Vai trò của SME ....................................................................................... 21 4.1. Đóng góp không nhỏ vào GDP .............................................................. 21 4.2. Làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả hơn ....................................... 22 4.3. Góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 24 4.4. Tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, ổn định xã hội ................................................................................................... 24 4.5. Hỗ trợ doanh nghiệp quy mô lớn, là cơ sở hình thành những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ...... 25 4.6. Đào tạo, phát triển đội ngũ doanh nhân giỏi........................................... 26 4.7. Thúc đẩy phát triển công nghệ ............................................................... 26 II. Những vấn đề chung về chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. ................................................................................................................. 27 1. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SME của các nước trên thế giới.. 27 1.1. Tạo khung khổ pháp lý khuyến khích các SME ..................................... 27 1.2. Các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ SME .............................. 28 1.3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với SME . 29 1.4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của các SME ...... 30 Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp 2. Vai trò của các chính sách phát triển SME ............................................... 32 2.1. Vai trò của chính sách hỗ trợ đối với SME ............................................ 32 2.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ SME đối với Nhà nước và xã hội ............. 32 Chương II .................................................................................................................................... 34 Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật ......................................................... 34 I. Trƣớc năm 1954 ......................................................................................... 34 1. Từ năm 1945 trở về trước ......................................................................... 34 2. Thời kỳ phục hồi kinh tế (1945 – 1954) ................................................... 35 2.1. Đặc điểm nền kinh tế. ............................................................................ 35 2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME ..................................................................... 37 2.2.1. Thành lập các tổ chức hỗ trợ và hiệp hội các SME ......................... 37 2.2.2. Ban hành Luật chống độc quyền. .................................................... 38 2.2.3. Hỗ trợ về vốn .................................................................................. 39 2.2.4. Hướng dẫn, tư vấn quản lý.............................................................. 41 2.2.5. Hỗ trợ về thuế ................................................................................. 42 II.Thời kỳ tăng trƣởng kinh tế (1955-1984) .................................................. 43 1.Thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao ( 1955-1973) ........................................... 43 1.1.Đặc điểm nền kinh tế .............................................................................. 43 1.2. Các biện pháp hỗ trợ SME ..................................................................... 47 1.2.1. Ban hành các luật về tổ chức hiệp hội các SME .............................. 47 1.2.2. Hỗ trợ các SME làm thầu phụ ......................................................... 48 1.2.3. Hỗ trợ kinh doanh ........................................................................... 49 1.2.4.Hỗ trợ phát triển công nghệ, hiện đại hoá các SME ......................... 50 1.2.5. Ban hành Luật cơ bản về SME ........................................................ 51 2.Thời kì tăng trưởng ổn định (1974 -1984) ................................................. 53 2.1. Đặc điểm nền kinh tế ............................................................................. 53 2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME ..................................................................... 56 2.2.1. Hỗ trợ về khoa học công nghệ, đầu tư phát triển theo chiều sâu ..... 56 2.2.2. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài ................................................ 57 2.2.3.Phát triển các SME trong lĩnh vực dịch vụ ....................................... 59 III. Thời kì điều chỉnh cơ cấu kinh tế ( từ năm 1985 đến nay) .................... 60 1. Đặc điểm nền kinh tế ................................................................................ 60 2. Các biện pháp hỗ trợ SME........................................................................ 62 2.1. Hỗ trợ SME chuyển đổi ngành kinh doanh ............................................ 62 2.2. Sửa đổi Luật cơ bản về SME ................................................................. 63 2.3. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới, đổi mới kinh doanh và kinh doanh mạo hiểm. .................................................................................................... 64 2.4. Hỗ trợ SME thích nghi với những biến động của kinh tế, xã hội ............ 68 2.5. Các biện pháp khác................................................................................ 69 IV. Đánh giá ................................................................................................... 70 1. Ưu điểm ................................................................................................... 70 2. Nhược điểm.............................................................................................. 71 Chương III .................................................................................................................................. 73 Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đối với Việt Nam ............................................................................................................................................. 73 Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp I. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam .................. 73 1.Tương đồng ............................................................................................... 73 1.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số................................................................. 73 1.1.1 Về điều kiện tự nhiên........................................................................ 73 1.1.2. Về dân số ........................................................................................ 74 1.2.Về chính trị, văn hoá, xã hội ................................................................... 74 1.2.1.Về văn hóa ....................................................................................... 74 1.2.2. Về xã hội ......................................................................................... 75 1.3.Về kinh tế ............................................................................................... 76 1.3.1. Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh ............................... 76 1.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh ....................... 76 1.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế ................................. 77 2.Khác biệt ................................................................................................... 78 2.1. Về điều kiện tự nhiên, dân số................................................................. 78 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên....................................................................... 78 2.1.2. Về dân số ........................................................................................ 79 2.2. Về chính trị, văn hoá, xã hội .................................................................. 79 2.2.1. Về chế độ chính trị .......................................................................... 79 2.2.2. Về văn hoá, xã hội........................................................................... 79 2.3.Về kinh tế ............................................................................................... 79 2.3.1.Về khởi điểm xây dựng kinh tế sau chiến tranh ................................ 79 2.3.2. Về môi trường phát triển thời kỳ tăng trưởng nhanh ....................... 80 2.3.3. Về những động lực phát triển của nền kinh tế ................................. 80 II. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển SME của Nhật đối với Việt Nam ............................................................................................ 83 1. Nhận thức sâu sắc về vai trò của các SME trong nền kinh tế .................... 83 2. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các SME ............................. 83 3. Hỗ trợ các SME phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh .............. 86 3.1. Hệ thống các biện pháp hỗ trợ về vốn phong phú .................................. 87 3.2. Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin ........... 88 3.3. Hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực ................................................ 90 3.4. Xây dựng hệ thống tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh trong cả nước ............................................................................................... 91 4. Khuyến khích hình thành các liên kết kinh tế ........................................... 92 5. Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành ................................... 93 III. Một số biện pháp hoàn thiện chính sách phát triển SME ở Việt Nam.. 94 1. Đổi mới nhận thức, quan điểm và định hướng về SME trong bối cảnh hiện nay ....................................................................................................... 94 2. Tạo môi trường thuận lợi cho SME ......................................................... 95 2.1. Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ .................................................. 95 2.2. Cải thiện môi trường kinh doanh ........................................................... 96 2.3. Tạo môi trường tâm lý xã hội tích cực ................................................... 96 3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các SME trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................................................. 97 Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp 3.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ................................... 97 3.2. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ....................... 97 3.3. Hỗ trợ về công nghệ .............................................................................. 98 3.4. Hỗ trợ về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp ..................................... 98 3.5. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh đối với các SME ..... 99 4. Khuyến khích hình thành và tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tư vấn … ......................................................... 100 5. Đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện ...................... 101 Kết luận ......................................................................................................................................... 102 Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện đổi mới kinh tế-xã hội, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau, một thời kỳ mới đã mở ra cho các loại hình doanh nghiệp. Trong đó không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Từ đó đến nay, các doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng trong việc tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết những khó khăn về sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thị trường, đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Mới đây, trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng cũng đã nhận định “Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X). Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng như sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại quốc tế, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Đó không chỉ là những khó khăn chủ quan do bản thân của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển mà còn có những vấn đề thuộc cơ chế chính sách. Tại Nhật Bản, một quốc gia có điều kiện tự nhiên, chính trị xã hội có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, các SME cũng đã giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, không những bị bại trận và thiệt hại nặng nề về người và của, Nhật Bản còn phải chi trả những khoản bồi thường chiến tranh khá lớn. Trong hoàn cảnh như thế, một trong những nguyên nhân giúp cho Nhật có thể phục hồi và có những bước phát triển thần kỳ là sự tham gia và phát triển không ngừng của các SME. Sự phát triển của các SME có một phần không nhỏ là nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ Nhật. Trong mỗi Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp giai đoạn phát triển, chính phủ đã có những chính sách phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế. Vậy Nhật Bản đã có những chính sách hỗ trợ các SME như thế nào để góp phần vào sự phát triển của đất nước? Có lẽ những bài học kinh nghiệm từ việc ban hành đến thực hiện các chính sách phát triển SME của Nhật sẽ trở nên rất hữu ích cho Việt Nam. Do vậy, em đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Hy vọng từ đó sẽ tìm được những bài học từ kinh nghiệm phát triển SME của Nhật để đề xuất ra một số biện pháp nhằm phát triển SME ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu, đánh giá các chính sách phát triển SME của chính phủ Nhật trong các giai đoạn phát triển kinh tế sau chiến tranh. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách phát triển SME tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là những quy định liên quan đến chính sách phát triển SME của Nhật trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II. Phạm vi nghiên cứu chính là các chính sách phát triển SME của Nhật trong các giai đoạn phát triển sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Tuy nhiên với phương pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khoá luận sẽ nghiên cứu ở giới hạn cần thiết những vấn đề, lĩnh vực liên quan khác nhằm làm rõ hơn mục tiêu nghiên cứu chính đặt ra. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên các lý luận và quan điểm theo định hướng phát triển kinh tế, nâng cao hoạt động kinh doanh của các SME của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như thu thập, phân tích, diễn giải, quy nạp, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu… 5. Kết cấu của khoá luận Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có ba chương: Chương I. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương II. Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật. Chương III. Bài học kinh nghiệm từ chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật đối với Việt Nam. Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự động viên, khích lệ từ nhiều phía. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương. Khoá luận không chỉ là nỗ lực của bản thân em mà còn chính là thành quả của cả quá trình học tập, nghiên cứu hơn 4 năm tại trường dưới sự chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ của các thầy cô. Đặc biệt, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn- PGS- Tiến sĩ Vũ Sĩ Tuấn. Sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy là động lực vô cùng quan trọng để em hoàn thành khoá luận. Tìm hiểu về chính sách phát triển SME của Nhật trong điều kiện tài liệu và thời gian có hạn, kinh nghiệm và khả năng bản thân còn hạn chế, khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào nếu muốn phát triển đều phải đẩy mạnh hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm và vai trò như thế nào? Vì sao cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp này?…Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là những nội dung được đề cập đến trong chương I. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Trong thời gian gần đây, cụm từ SME đã trở nên phổ biến và quen thuộc. Mặc dù có các cách nói khác nhau ở mỗi nơi, là “doanh nghiệp vừa và nhỏ” hay “doanh nghiệp nhỏ và vừa” thì cũng đều dùng để chỉ một đối tượng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này được xếp loại theo những tiêu chí nhất định thường là dựa vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Điểm khác biệt cơ bản trong khái niệm SME giữa các nước chính là việc chọn các tiêu thức đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hoá các tiêu thức thông qua những tiêu chuẩn cụ thể. Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về qui định các tiêu thức phân loại SME , song khái niệm chung nhất về SME có nội dung như sau: SME là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có qui mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kì theo qui định của từng quốc gia.[6.8] Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp 2. Phân loại 2.1. Tiêu chí phân loại Qua nghiên cứu tiêu thức phân loại ở các nước có thể nhận thấy một số tiêu thức chung, phổ biến nhất thường được SME sử dụng trên thế giới là: - Số lao động thường xuyên - Vốn sản xuất - Doanh thu - Lợi nhuận - Giá trị gia tăng Tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh qui mô sử dụng các yếu tố đầu vào, còn tiêu thức về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá quy mô theo kết quả đầu ra. Mỗi tiêu thức có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Như vậy để phân loại SME có thể dùng các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp, hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố đó. Việc sử dụng các tiêu thức để phân loại SME ở các nước trên thế giới có các đặc điểm chủ yếu sau đây: - Các nước dùng các tiêu thức khác nhau. Trong số đó hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất ở phần lớn các nước là quy mô và vốn lao động. Tiêu thức đầu ra được sử dụng ít hơn. - Số lượng tiêu thức để sử dụng phân loại cũng không giống nhau. Có nước chỉ dùng một tiêu thức nhưng cũng có nước sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều tiêu thức để phân loại SME . - Lượng hoá các tiêu thức này thành các tiêu chuẩn giới hạn cụ thể ở các nước khác nhau không giống nhau. Độ lớn các tiêu chuẩn giới hạn phụ thuộc vào trình độ, hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế, định hướng chính sách và khả năng trợ giúp cho các SME có thể rất lớn hoặc vừa và nhỏ tuỳ theo giới hạn độ lớn khối lượng vốn và lao động sử dụng ở mỗi nước. 2.2. Các yếu tố tác động đến phân loại Khái niệm SME mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định và phụ thuộc vào: 2.2.1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp Thông thường các nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy mô chỉ tiêu quy định lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp. Chẳng hạn ở Nhật Bản, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và các lĩnh vực khác số vốn tối đa không quá 300 triệu yên hoặc số lao động tối đa là 300 người. Trong bán buôn, con số này là 100 triệu yên hoặc 100 triệu lao động. Bán lẻ và dịch vụ được tách ra và có những quy định riêng, bán lẻ có số lao động tối đa là 50 người hoặc số vốn tối đa là 50 triệu yên; dịch vụ có số lao động tối đa là 100 người hoặc số vốn tối đa là 50 triệu yên. Ở Đài Loan theo qui định hiện nay trong ngành xây dựng các doanh nghiệp có vốn dưới 1,4 triệu USD, lao động dưới 300 người; trong công nghiệp khai khoáng các doanh nghiệp có vốn dưới 1,4 triệu USD, 500 lao động và trong thương mại, dịch vụ có doanh số dưới 1,4 triệu USD và dưới 50 lao động là những SME. Sự thay đổi qui định này thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách quản lí của nhà nước đối với khu vực SME dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội và các môi trường bên ngoài. 2.2.2. Giai đoạn phát triển của nền kinh tế Các giới hạn tiêu chuẩn này còn được quy định trong những thời kì cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn. Chẳng hạn ở Đài Loan trong 30 năm qua đã có sáu lần thay đổi quy định giới hạn và các tiêu thức phân loại SME( Bảng 1). Ở Nhật Bản, những tiêu thức phân loại được quy định trong Luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 1963 và Luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ sửa đổi năm 1999 cũng đã có nhiều sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 2.2.3. Ngành nghề của các doanh nghiệp Giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các SME được quy định khác nhau theo những ngành nghề khác nhau. Đa phần các nước có sự phân biệt quy mô các tiêu thức vốn, lao động sử dụng riêng cho các ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc dịch vụ. Tuy vậy vẫn có một số nước dùng chung một tiêu thức chung cho tất cả các ngành. Trong từng thời kì các tiêu thức và tiêu chuẩn giới hạn lại có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chính sách, chiến lược và khả năng hỗ trợ của một quốc gia. Những tiêu thức phân loại SME được dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển, hỗ trợ SME của các chính phủ. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp Việc xác định các giới hạn tiêu thức này có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở xác định các cơ chế quản lý với những chính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả đối với hệ thống các doanh nghiệp này. 2.3. Cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới Cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi nước đều có những điểm khác nhau. Qua cách phân loại của một số nước cũng có thể thấy rõ điều này. * Đài Loan Khái niệm SME bắt đầu được sử dụng trên vùng lãnh thổ này từ năm 1967. Ngay từ đầu, loại doanh nghiệp này được phân biệt theo hai nhóm ngành: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, vận tải, các dịch vụ khác. Từ năm 1977 bổ sung thêm một nhóm ngành nữa là khai khoáng. Tiêu chí phân loại và các trị số của từng tiêu chí qua các thời kỳ có thể thấy qua Bảng 1, trong công nghiệp và khai khoáng dùng tiêu chí vốn góp và lao động; trong thương mại và dịch vụ khác dùng tiêu chí doanh thu và lao động. Bảng 1. Tiêu thức xác định SME ở Đài Loan qua các thời kỳ Tiêu chí Lao động Vốn góp (tổng thường Doanh số Thời kỳ giá trị tài sản) Ngành xuyên ( triệu T$) triệu T$ ( người) 1967- Sản xuất công nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp Nguồn: Kỷ yếu khoa học, Dự án chính sách hỗ trợ phát triển SME ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996 Chú thích: * : Số trong ngoặc đơn là tổng giá trị tài sản. **: Trong ngành may mặc: số lao động dưới 300 người Trong công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: dưới 200 người Trong các ngành khác: dưới 100 người. Trong thời gian hơn 30 năm qua, tiêu chí SME ở Đài Loan đã được điều chỉnh 6 lần. Sự thay đổi trong khái niệm SME theo hướng: tăng dần trị số các tiêu chí( trong sản xuất: vốn góp từ 5 triệu lên 40 triệu đôla Đài Loan, tổng giá trị tài sản từ 20 triệu lên 120 triệu đôla Đài Loan, doanh số từ 5 triệu lên 40 triệu), phân ngành hẹp hơn nhưng bao quát nhiều lĩnh vực hơn( từ hai nhóm ngành lên ba nhóm, bao quát rộng hơn: cả công nghiệp và xây dựng). Hiện nay, ở Đài Loan, khái niệm SME như sau: SME là doanh nghiệp: - Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: có vốn góp dưới 40 triệu đôla Đài Loan( khoảng 1,4 triệu USD), số lao động thường xuyên dưới 300 người. - Trong khai khoáng: có vốn góp dưới 40 triệu đôla Đài Loan( khoảng 1,4 triệu USD), lao động thường xuyên dưới 500 người. - Trong thương mại, vận tải và dịch vụ khác: có tổng doanh số hàng năm dưới 40 triệu đôla Đài Loan, lao động dưới 50 người. * Hàn Quốc Theo sắc lệnh cơ bản của Hàn Quốc về SME, việc phân loại quy mô doanh nghiệp được thực hiện theo hai nhóm ngành: - Trong ngành chế tạo, khai thác, xây dựng: doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 600000 USD và số lao động thường xuyên dưới 300 người. Nếu doanh nghiệp có dưới 20 lao động thường xuyên là doanh nghiệp nhỏ. - Trong thương mại: SME là doanh nghiệp có doanh thu một năm dưới 250000 USD. Doanh nghiệp có lao động dưới 5 người được coi là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có từ 6-20 công nhân là doanh nghiệp vừa. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ với số lao động cao hơn hoặc thấp hơn mức nói trên vẫn thuộc loại vừa và nhỏ: - Trong ngành sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử: số công nhân tới 1000 người; - Trong các ngành khai khoáng, may, sản xuất xăm lốp, đúc, sản xuất xe đạp, kính đeo, đồ chơi: tới 700 người; - Ngành đồ hộp, dệt, nhuộm, in, cao su, thuỷ tinh, bóng đèn, phương tiện viễn thông, đồng hồ đeo tay, nhạc cụ, vận tải: tới 500 người; - Trong ngành du lịch, sửa chữa ô tô, xe máy: tới 200 người. Về vốn cũng có một số ngoại lệ: - Khai khoáng: tới 120 triệu won - Ngành chế tạo và khai thác kim loại đen: tới 150 triệu won, - Gỗ, đồ chơi, búp bê: tới 200 triệu won - Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá: tới 25 triệu won. - Quần áo may sẵn, dệt, da, hoá chất, xăng dầu, cao su, nhựa: tới 300 triệu won - Giấy, in ấn, lắp ráp máy, sắt thép, cán thép, linh kiện ô tô: tới 600 triệu won *Philippin Trong sản xuất, doanh nghiệp được chia thành 4 loại: Doanh nghiệp cực nhỏ và hộ gia đình: có vốn dưới 1, 5 triệu peso( 72000 USD) Doanh nghiệp nhỏ: có vốn từ 1,5 -15 triệu peso( 72.000-720.000 USD) Doanh nghiệp vừa: có vốn từ 15 triệu – 60 triệu peso( 720.000 -2,9 triệu USD) Doanh nghiệp lớn: có vốn trên 60 triệu peso ( trên 2,9 triệu USD) * Liên minh châu Âu SME là doanh nghiệp có dưới 250 lao động, doanh số không quá 40.000 ECU hoặc tổng số vốn hàng năm không quá 27 triệu ECU, có cổ phần không quá 25% ở một xí nghiệp lớn. Có thể khái quát lại, việc phân chia doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở các nước theo ngành nghề và khác nhau trong từng thời kỳ. Các tiêu chí được sử dụng Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp phổ biến ở nhiều nước là số lao động thường xuyên, vốn đầu tư, doanh số, còn trị số các chỉ tiêu thì khác nhau và phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Bảng 2. Tiêu thức xác định SME ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ Tổng số vốn Số lao Nước Loại doanh nghiệp hoặc giá trị tài Doanh số /năm động(người) sản CHLB SME < 500
- Khoá luận tốt nghiệp SME < 200 < 2,5 triệu đôla Malaysia Malaysia Doanh nghiệp nhỏ < 50 < 0,5 triệu đôla Malaysia Myanmar SME < 100 Nguồn: Kỷ yếu khoa học, Dự án chính sách hỗ trợ phát triển SME ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. 2.4. Các cách phân loại ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài, tiêu chí về doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quy định trong bất kỳ một văn bản luật hay dưới luật nào. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được chia thành doanh nghiệp loại 1, doanh nghiệp loại 2, doanh nghiệp loại 3 với tiêu chí phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và theo phân cấp Trung ương- địa phương. Trong đó, SME gần như tương ứng với doanh nghiệp loại 2 và loại 3. Theo thông tư liên bộ số 21/LĐTT ngày 17/6/1993 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính, các doanh nghiệp ở Việt Nam được phân chia thành 5 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, II, III, IV dựa trên độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh với 8 tiêu chí rất phức tạp như vốn, công nghệ, lao động, lợi nhuận, doanh thu… Đối tượng phân loại chủ yếu chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp nhà nước với mục đích chủ yếu là để xếp lương cho cán bộ quản lý doanh nghiệp. Trước năm 1998, do yêu cầu của thực tiễn, một số cơ quan và một số nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số tiêu chí để xác định SME ở Việt Nam. Các ý kiến đề xuất phần lớn đều kiến nghị lấy hai tiêu chí là vốn và lao động. Cụ thể: - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam quy định một doanh nghiệp với không quá 500 lao động, trị giá tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng và doanh thu hàng năm không quá 20 tỷ đồng là SME. - Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh xã hội quy định SME là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên dưới 100 người, doanh thu hàng năm không quá 10 tỷ đồng và có số vốn pháp định là dưới 1 tỷ đồng. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp - Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tại Việt Nam VIE/US/95/004 được tài trợ bởi UNIDO, đối tác của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng một doanh nghiệp có số lao động không quá 30 người và có vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng là doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp có số lao động 31 người trở lên và vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng là doanh nghiệp vừa. - Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ( chương trình do SMEDF – VN- EU ) quy định những doanh nghiệp có từ 10 đến 500 lao động và vốn pháp định từ 50.000 USD đến 300.000 USD được chương trình này hỗ trợ. - Quỹ Phát triển Nông thôn ( Ngân hàng Nhà nước ) cho rằng SME là doanh nghiệp có số lao động không quá 500 người và có số vốn dưới 2 tỷ đồng. Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã có công văn 681/CP-KTN về định hướng chiến lược và chính sách phát triển SME trong đó nêu rõ : “ Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định SME ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm không quá 20 người”. Công văn cũng chỉ rõ doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người ( đối với các doanh nghiệp công nghiệp ) hoặc 30 người ( đối với các doanh nghiệp thương mại ) và vốn không lớn hơn 1 tỷ đồng, còn “ các doanh nghiệp vừa” sẽ bao gồm doanh nghiệp có số lao động từ 31 đến 200 người và có số vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng. Bảng 3. Phân loại SME ở Việt Nam theo công văn 681/CP-KTN Loại doanh nghiệp Lao động (người) Vốn (VND) Lớn >200 >5 tỷ Vừa 51-199 1-5 tỷ < 50 trong công nghiệp Nhỏ
- Khoá luận tốt nghiệp lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tuỳ thuộc tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của từng ngành, địa phương. Dựa trên hai tiêu chí này thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 95% trên tổng số doanh nghiệp hiện có. Có thể nói, hoạt động của SME đã trở thành một trong những đặc trưng của hoạt động kinh doanh của Việt Nam. Như vậy, sau một thời gian dài, định nghĩa về SME ở Việt Nam đã được chính thức nêu lên. Điều này thực sự có ý nghĩa, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ SME của cơ quan Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. 3. Những ƣu thế và hạn chế của các SME Trong nền kinh tế thị trường, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, SME cũng có những ưu thế lẫn những hạn chế riêng. 3.1. Ưu thế của SME 3.1.1. SME được tạo lập dễ dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp Để thành lập một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu tương đối ít, mặt bằng sản xuất và quy mô nhà xưởng không lớn. Các doanh nghiệp này rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh được những thiệt hại to lớn trong môi trường khách quan tác động lên. Mặt khác, do SME được thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên mỗi khi khó khăn, công nhân và chủ doanh nghiệp dễ dàng tự hạ thấp tiền lương, có tinh thần nỗ lực vượt khó. Điều đó khiến SME giảm được chi phí cố định, tận dụng lao động với giá công thấp để thay việc mua sắm thiết bị. 3.1.2. SME năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, lại thường có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên các SME dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu trong thị trường chuyên môn hoá, đặc biệt có khả năng “len” vào các thị trường “ngách”. Cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn cũng giúp SME dễ dàng chuyển đổi sản xuất hay điều chỉnh quy mô của mình mà không gây hậu quả cho xã hội. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp SME có khả năng tạo ra một lượng cung về hàng hoá dịch vụ đủ sức đáp ứng đầy đủ, kịp thời với giá cả hợp lý cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. 3.1.3. SME dễ thu hút vốn đầu tư trong dân và tận dụng các nguồn lực địa phương Các SME thu hút được khá nhiều vốn trong dân do tính chất hiệu quả, quy mô sản xuất của nó đòi hỏi không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp kiểu này có thể dễ dàng huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè. Hơn nữa, khác với các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn trong việc sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương do trữ lượng hạn chế không đảm bảo cho sản xuất lớn, các SME với lợi thế quy mô nhỏ được phân tán ở hầu hết khắp các địa phương, vùng lãnh thổ nên SME có khả năng tận dụng tiềm năng về lao động, tận dụng tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có tại địa phương nhưng có trữ lượng hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn. Do vậy, có thể phát huy triệt để tiềm lực trong nước cho sản xuất, kinh doanh. 3.2. Hạn chế 3.2.1. Khả năng tài chính hạn chế Các SME thường gặp rất nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Tình trạng thiếu vốn của SME có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng về thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp và điều kiện lãi suất. Đồng thời các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và ít khả năng huy động vốn trên thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp luôn ở tình trạng thiếu vốn. Điều này khiến cho khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị giới hạn ngay cả khi có cơ hội kinh doanh và có yêu cầu mở rộng sản xuất, kéo theo sự hạn chế trong khả năng tích luỹ. 3.2.2. Bất lợi trong mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và tiếp cận thông tin Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các SME thường gặp nhiều bất lợi hơn các doanh nghiệp lớn khi mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Bởi lẽ, do quy mô kinh doanh nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng khoản chiết khấu giảm giá theo số lượng. Khi cần nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ngoài, doanh nghiệp thường thiếu ngoại tệ nên không mua được trực tiếp mà phải qua khâu trung gian nên giá mua bị đắt. Hơn nữa, SME thường bị thua thiệt so với doanh nghiệp lớn về thông tin. Đó là do phạm vi hoạt động và giao Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
- Khoá luận tốt nghiệp dịch của SME thường hẹp hơn so với doanh nghiệp lớn. SME cũng bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin do thiếu kinh phí, cũng như thiếu thiết bị. 3.2.3. Hạn chế về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động Người quản lý của SME thường là người chủ doanh nghiệp. Do phải tự thân lập nghiệp, họ vừa là nhà đầu tư, vừa là chủ, vừa là nhà quản lý, nên đa số họ gặp rất nhiều khó khăn trong nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp, quản lý con người, quản lý tài chính…Những hạn chế đó cũng tạo nên những bất lợi của các SME so với các doanh nghiệp lớn khi mà các doanh nghiệp lớn luôn có đội ngũ các nhà quản lý dày dạn chuyên môn, có kinh nghiệm nhiều năm ở các vị trí quản lý khác nhau. Với quy mô nhỏ, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, SME khó có thể trả lương cao cho người lao động. Doanh nghiệp cũng khó có khả năng thu hút được những người lao động có trình độ cao trong sản xuất và quản lý, điều hành. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng như của những người thân của họ về khu vực này vẫn còn khá lớn. Người lao động ít được đào tạo, đào tạo lại do kinh phí hạn hẹp. Vì vậy trình độ thấp và kỹ năng thấp. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc cho các SME, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này. 3.2.4. Hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường Do quy mô nhỏ, các SME thường gặp bất lợi khi cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp lớn. Các SME không thể có nhiều vốn và “trường vốn” bằng các doanh nghiệp lớn. SME cũng khó có thể có những chiến dịch quảng cáo và tiếp thị lớn nhằm thu hút người tiêu dùng như các doanh nghiệp lớn. SME thường không có mạng lưới phân phối rộng khắp như các doanh nghiệp lớn. Do đó, trên thị trường các SME thường yếu thế hơn so với những doanh nghiệp lớn. Do gặp nhiều khó khăn như vậy nên khi có biến động lớn trên thị trường, các SME dễ bị phá sản do khả năng tài chính hạn chế. Ngoài những hạn chế nêu trên, còn có thể nảy sinh một số tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới đời sống kinh tế - xã hội như hiện tượng làm hàng giả; trốn, lậu thuế; gây ô nhiễm môi trường…Vì vậy, quá trình hoạt động của SME rất cần sự hướng dẫn, điều chỉnh, hỗ trợ của Nhà nước. Đỗ Thị Thanh Hương Lớp: Nhật 3 – K41 - KTNT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tín dụng đối với cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
99 p | 319 | 103
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 193 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
113 p | 182 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 77 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính
81 p | 122 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây: thực trạng và giải pháp
103 p | 152 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang
74 p | 29 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
53 p | 15 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay
69 p | 17 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
72 p | 19 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh
74 p | 12 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
105 p | 21 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty cổ phần DOHA Logistics
87 p | 19 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 18 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 10 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn