intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận "Đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động về đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó chỉ ra những hạn chế trong các hoạt động này tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, từ đó chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Họ và tên tác giả : Vũ Phương Thảo Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: Luật 20A Mã sinh viên: 2005LHOA078 HÀ NỘI - NĂM 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG Họ và tên tác giả : Vũ Phương Thảo Người hướng dẫn: ThS. Hà Thành Đê Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2020 - 2024 Lớp: Luật 20A Mã sinh viên: 2005LHOA078 HÀ NỘI - NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hà Thành Đê, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả khoá luận Vũ Phương Thảo
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT CCCD Căn cước công dân CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CSDLQG Cơ sở dữ liệu quốc gia CSDLHT Cơ sở dữ liệu hộ tịch DVC Dịch vụ công ĐVHC Đơn vị hành chính ĐKKS Đăng ký khai sinh ĐKKH Đăng ký kết hôn ĐKKT Đăng ký khai tử UBND Ủy ban nhân dân TTHC Thủ tục hành chính
  5. DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 01: Tình hình đăng ký khai sinh tại huyện Bình Giang ( 2019- 2023) ..33 Biểu đồ 02: Tình hình đăng ký kết hôn tại huyện Bình Giang (2019-2023) .......34 Biểu đồ 03: Tình hình đăng ký khai tử tại huyện Bình Giang (2019- 2023) ......35 Biểu đồ 04: Tình hình đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trên địa bàn huyện Bình Giang ( 2019 - 2023 )..........................36
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ..........................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu đề tài .............................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................5 6. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ...............................................................5 7. Bố cục tổng quát của đề tài..............................................................................6 NỘI DUNG ............................................................................................................7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH..............................................7 1.1. Đăng ký hộ tịch ..............................................................................................7 1.1.1. Khái niệm đăng ký hộ tịch .................................................................7 1.1.2. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch ................................................................9 1.1.4. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch ...........................................................12 1.1.5. Vai trò đăng ký hộ tịch .....................................................................14 1.2. Quản lý hộ tịch.............................................................................................15 1.2.1. Khái niệm quản lý hộ tịch ................................................................15 1.2.2. Nội dung quản lý về hộ tịch .............................................................17 1.2.3. Hệ thống cơ quan quản lý về hộ tịch ...............................................25 1.2.4. Vai trò của hoạt động quản lý hộ tịch.............................................26 1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch...........26 Kết luận chương 1 ..............................................................................................27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG .............................28
  7. 2.1. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương - những yếu tố tác động đến hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện. ...........................................................................................................28 2.2. Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. ..................................................................................................31 2.3. Thực trạng hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.......................................................................................32 2.3.1. Thực trạng công tác đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang ............................................................................................................32 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang ............................................................................................................39 2.4. Hạn chế trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.......................................................................................45 2.5. Nguyên nhân của một số hạn chế trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. ...................................47 Kết luận chương 2 ..............................................................................................49 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG ................................................50 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ..........................................................50 3.1.1. Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch ........................................................................50 3.1.2. Thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch phải đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ................................52 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ............................................53
  8. 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về pháp luật hộ tịch................................53 3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân ..............................54 3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch. ..........................................................................................................55 3.2.4. Kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ................................................................................................................57 3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch ...........................................................................................................58 3.2.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch .......................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................63 PHỤ LỤC ............................................................................................................65
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình hình thành và phát triển, nhà nước ta luôn xác định hộ tịch là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý dân cư nói riêng. Các hoạt động hộ tịch gắn liền và phản ánh các vấn đề dân số, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người. Thông qua các hoạt động hộ tịch, Nhà nước xác nhận và bảo đảm các quyền nhân thân của cá nhân thông qua các sự kiện pháp lý như sinh, tử, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải cách hộ tịch... Từ đó, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh của đất nước. Hệ thống pháp luật về hộ tịch từng bước được xây dựng, hoàn thiện để thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ, cho đến nay Luật Hộ tịch 2014 là văn bản pháp luật đầu tiên dưới dạng luật quy định thống nhất, toàn diện và đầy đủ các vấn đề liên quan đến công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Mặt khác, công tác hộ tịch cũng là hoạt động thể hiện một cách rõ nhất, sinh động nhất về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Mặc dù, các phương thức quản lý được mỗi một quốc gia sử dụng là khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng hướng tới là để quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu cơ bản về nhân thân của mỗi cá nhân. Với những giá trị tiềm tàng như vậy, hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch đã khẳng định được vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội. Nhận thức rõ được điều này, trong những năm qua hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Bình Giang đã nhận được sự quan tâm của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Bình Giang. Với sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn tồn tại không ít những hạn chế, 1
  10. bất cập trong quá trình thực hiện và triển khai pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện như một số quy định chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc giải thích và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các địa phương, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của người dân còn hạn chế,… Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung cũng như thực tế tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, cũng như thực tiễn hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, từ đó chỉ ra được những kết quả đạt được, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một điều cấp thiết hiện nay. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài“ Đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” làm đề tài bảo vệ khóa luận của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Đề tài hộ tịch và pháp luật về hộ tịch từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, những nhà quản lý cũng như các tổ chức có chuyên môn liên quan về công tác hộ tịch. Các đề tài về lĩnh vực này được khai thác ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: UNDP Việt Nam (2018) Báo cáo nghiên cứu: "Cải cách hệ thống đăng ký hộ tịch tại Việt Nam". Báo cáo này tập trung vào việc đánh giá thực trạng hệ thống đăng ký hộ tịch tại Việt Nam, phân tích những khó khăn và thách thức trong việc triển khai các quy định pháp luật. Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp cải cách, trong đó nhấn mạnh vai trò của CNTT trong việc hiện đại hóa hệ thống đăng ký hộ tịch. Lê Thị Mai Hương (2019), Bài báo khoa học: "Quản lý hộ tịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế" của Tạp chí Pháp luật và Phát triển. Bài báo này nghiên cứu sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với hệ thống quản 2
  11. lý hộ tịch tại Việt Nam. Tác giả so sánh hệ thống hộ tịch của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch. TS. Trần Văn Hoàng (2020), Luận án "Đăng ký và quản lý hộ tịch: Thực trạng và giải pháp tại TP. Hồ Chí Minh". Luận án này tập trung nghiên cứu thực trạng đăng ký và quản lý hộ tịch tại TP. Hồ Chí Minh, một trong những địa phương có quy mô dân số lớn và phức tạp nhất cả nước. Tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn các bên liên quan, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động hộ tịch tại địa phương này. UNICEF (2019), Báo cáo nghiên cứu về "Đăng ký khai sinh cho mọi trẻ em tới năm 2030: Chúng ta có đang đi đúng hướng ?”. Nghiên cứu này của UNICEF tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em thông qua hệ thống đăng ký hộ tịch. Báo cáo phân tích những thách thức mà trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các khu vực khó khăn, phải đối mặt trong quá trình đăng ký hộ tịch. UNICEF đưa ra các khuyến nghị tới các quốc gia để cải thiện hệ thống đăng ký hộ tịch, đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng quyền lợi cơ bản từ khi sinh ra. Trần Việt Nga (2019), Luận văn Thạc sĩ “ Đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Trong luận văn, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp huyện từ thực tiễn công tác hộ tịch ở một số quốc gia trên thế giới. Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Đồng Hỷ- một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập trung một số lượng lớn các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, việc áp dụng CSDL hộ tịch điện tử chưa được triển khai trên địa bàn huyện, ý thức người dân về pháp luật hộ tịch chưa cao … đã gây không ít khó khăn cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Từ đây, tác giả đã đưa 3
  12. ra những đánh giá chi tiết và các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động hộ tịch tại địa phương này. Ngoài ra còn một số các bài viết nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học, các công trình khoa học kể trên đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, đề cập tới vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương cụ thể là tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vì vậy, dựa trên các cơ sở vận dụng và kế thừa từ các nghiên cứu, đề tài đã được thực hiện trong giai đoạn trước đây tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài * Mục tiêu chung : Đề tài góp phần nghiên cứu thực trạng và đề xuất những quan điểm, giải pháp nâng cao công tác hộ tịch hiện nay. * Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ như sau : - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch dựa trên khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể có thẩm quyền và vai trò của hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động về đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó chỉ ra những hạn chế trong các hoạt động này tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, từ đó chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế đó. - Từ những hạn chế trên đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu các khái niệm về : hộ tịch; đăng ký hộ tịch; quản lý; quản lý nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quản lý hộ tịch; quản lý nhà nước về hộ tịch. 4
  13. - Phân tích số liệu từ hoạt động đăng ký hộ tịch ( đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn,…), phân tích thực trạng hoạt động quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang nhằm có những đánh giá về thực tiễn công tác hộ tịch hiện nay. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận và pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch; thực tiễn hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Đề tài khóa luận nghiên cứu hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang từ năm 2019 đến năm 2023 + Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. + Nội dung nghiên cứu là cơ sở lý luận về đăng ký và quản lý hộ tịch; các hoạt động đăng ký hộ tịch ( khai sinh; kết hôn; khai tử; thay đổi, cải chính hộ tịch,…) và hoạt động quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 6. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Trong khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Trong chương 1, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ các vấn đề mang tính chất lý luận như khái niệm, đặc điểm , nội dung, vai trò, chủ thể thực hiện các hoạt động về hộ tịch. Trong chương 2, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê dữ liệu, phương pháp khảo sát từ đó chỉ ra thực trạng công tác về hộ tịch tại huyện sau đó sử dụng phương pháp đánh giá nhằm chỉ ra được những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong công tác hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 5
  14. Trong chương 3, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần nâng cao công tác hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 7. Bố cục tổng quát của đề tài Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận có kết cấu gồm ba chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Chương 2: Thực trạng hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Chương 3: Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. 6
  15. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH 1.1. Đăng ký hộ tịch 1.1.1. Khái niệm đăng ký hộ tịch 1.1.1.1. Khái niệm “ hộ tịch” Dưới góc độ ngôn ngữ học và khoa học pháp lý, "hộ tịch" đang được hiểu và áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Từ mặt ngữ pháp, "hộ tịch" là một từ ghép Hán Việt. Trong ngữ cảnh quản lý dân cư, đặc biệt là đăng ký và quản lý hộ tịch, "hộ" được hiểu là dân sự, nhà ở, trong khi "tịch" mang ý nghĩa của sổ sách đăng ký quan hệ lệ thuộc. Kết hợp nghĩa của hai từ này, "hộ tịch" có thể được giải thích là một cuốn sổ ghi chép, đăng ký các thông tin liên quan đến gia đình hoặc hộ gia đình. Từ góc độ khoa học pháp lý, "hộ tịch" được hiểu là tập hợp các sự kiện nhân thân liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra đến khi qua đời. Đây bao gồm các sự kiện như sinh, kết hôn, đăng ký và các sự kiện khác. Nếu nhìn nhận theo chiều rộng hơn, "hộ tịch" còn bao gồm cả các sự kiện liên quan đến cư trú và tư cách pháp lý của cá nhân, cũng như tình trạng dân sự như quốc tịch, năng lực hành vi, và năng lực pháp luật. Nói cách khác, "hộ tịch" đánh dấu và phân biệt mỗi cá nhân với những người khác thông qua việc ghi nhận và quản lý các thông tin cá nhân và gia đình của họ. Ở một số quốc gia trên thế giới, khái niệm về hộ tịch đã được đề cập, đặc biệt là trong tiếng Anh, thuật ngữ "Civil registration" được hiểu là việc đăng ký đúng thời hạn các sự kiện sinh, tử, kết hôn với cơ quan chính phủ trong thời hạn quy định. Hiện nay, trong Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp không cung cấp định nghĩa riêng về hộ tịch mà chỉ đề cập đến khái niệm “Chứng thư hộ tịch". Tuy nhiên, trong tiếng Pháp, từ "registre d'état civil"  Trần Thị Việt Nga (2019), Đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 7
  16. cũng được hiểu là việc đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân. Do đó, cả hai khái niệm này đều có thể hiểu là việc đăng ký tình trạng dân sự của cá nhân. Các quốc gia có hệ thống pháp luật theo truyền thống luật thành văn (còn gọi là hệ thống luật lục địa), với Pháp là đại diện tiêu biểu nhất, thì khái niệm này thường gắn liền với khái niệm “Thân trang” và được hiểu là "căn cước, tình trạng dân sự của một cá nhân" (tiếng Pháp là "état des personnes"). Tuy nhiên, hiện nay, theo các tài liệu và được Liên hiệp quốc công nhận và chính thức sử dụng thường xuyên, khái niệm "Civil registration" có nghĩa là "Đăng ký hộ tịch là việc ghi nhớ liên tục các đặc điểm về sự tồn tại và tình trạng dân sự của mỗi cá nhân liên quan đến dân số được quy định bởi sắc lệnh, luật hoặc điều lệ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật mỗi quốc gia". Như vậy, có thể thấy về mặt ngôn ngữ học, từ "hộ tịch" đang được sử dụng trong pháp luật Việt Nam hiện nay đều có sự tương đồng về ngữ nghĩa với khái niệm của pháp luật về hộ tịch của nước ngoài. Tại Việt Nam, theo khoản 1, Điều 2, Luật Hộ tịch 2014 thì “Hộ tịch là những sự kiện được quy định về việc xác nhận khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử; xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến chết”. 1.1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch - Là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân của con người từ khi sinh ra đến khi chết. Các dấu hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính phân biệt từng cá nhân con người. - Là những giá trị về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác. Do đó việc thực hiện các sự kiện hộ tịch phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trường hợp pháp luật có quy định khác (như khai sinh, khai tử) - Là những sự kiện nhân thân không lượng hóa được thành tiền, không thể trở thành một loại hàng hóa để có thể trao đổi trên thị trường. 8
  17. - Có sự liên quan mật thiết đến các yếu tố tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… của nhân dân, phản ánh gần gũi đối với đời sống của nhân dân. 1.1.1.3. Khái niệm “đăng ký hộ tịch” Hoạt động đăng ký hộ tịch của cơ quan hành chính nhà nước có vai trò là một trong những loại hình DVC thiết yếu phục vụ cá nhân, công dân và giúp nhà nước quản lý hộ tịch một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự và an toàn xã hội. Nhận thức được vai trò cốt lõi của quyền con người trong xã hội hiện đại, hầu hết các quốc gia đều dành sự quan tâm đúng đắn cho việc quản lý hộ tịch. Hoạt động này đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý dân cư, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng một xã hội văn minh. "Đăng ký hộ tịch là nền tảng vững chắc cho quyền dân sự của mỗi cá nhân. Nó bảo vệ mỗi cá nhân cũng như bảo vệ toàn xã hội". Tại Việt Nam, khái niệm “ đăng ký hộ tịch” được quy định theo khoản 2, Điều 2, Luật Hộ tịch 2014, “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.” 1.1.2. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch Theo Điều 5, Luật Hộ tịch 2014, nguyên tắc đăng ký hộ tịch bao gồm: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân trong đăng ký hộ tịch. Thể theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự năm 2015 đã khẳng định quyền được khai sinh của mỗi cá nhân từ khi được sinh ra được Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo đảm. Thứ hai, mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan, chính xác, nếu điều kiện đăng ký hộ tịch của  Ruth Kelly ( 2002), Nghiên cứu về hoạt động đăng ký hộ tịch tại nước Anh trong thế kỷ 21. 9
  18. công dân không đáp ứng quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký từ chối giải quyết bằng văn bản và giải thích rõ lý do. Thứ ba, đối với những việc hộ tịch mà Luật Hộ tịch 2014 không quy định thời hạn giải quyết, sẽ được giải quyết ngay trong ngày; trong trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì kết quả sẽ được trả trong ngày làm việc tiếp theo. Thứ tư, mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trong trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, hoặc cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân sẽ có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến UBND cấp xã nơi cá nhân đó thường trú. Thứ năm, mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào CSDLHT điện tử. Đây là một bước đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đăng ký và quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch, góp phần hiện đại hóa công tác quản lý dân cư. Để đảm bảo tính chính xác, tin cậy và hiệu quả của CSDLHT điện tử, việc cập nhật kịp thời, đầy đủ mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch là vô cùng cần thiết, góp phần hỗ trợ việc tra cứu thông tin hộ tịch trở nên nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các cơ quan chức năng và người dân. Thứ sáu, nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong CSDLHT là thông tin đầu vào của CSDLQG về dân cư. Nhờ có thông tin hộ tịch làm cầu nối, các cơ quan nhà nước có thể liên thông thông tin về dân cư một cách thuận lợi, phục vụ cho công tác quản lý và phục vụ người dân. Bên cạnh đó, góp phần hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất 10
  19. lượng cuộc sống của người dân, giúp người dân có thể dễ dàng truy cập thông tin cá nhân, thực hiện các TTHC trực tuyến, tiết kiệm thời gian và chi phí. Thứ bảy, bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được quy định trong Luật Hộ tịch 2014, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực hộ tịch. Các cơ quan có trách nhiệm đăng ký hộ tịch cần phải thực hiện niêm yết, công khai rộng rãi các quy định về thủ tục đăng ký hộ tịch, bao gồm hồ sơ, thời gian, lệ phí,... trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tại trụ sở làm việc. Quy trình đăng ký hộ tịch minh bạch được đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các bước thực hiện TTHC trong lĩnh vực hộ tịch được công khai rõ ràng, đảm bảo sự nhất quán và đồng bộ trên toàn quốc. Việc công khai, minh bạch TTHC nên được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài có như vậy thì người dân mới có cơ sở giám sát hoạt động của cơ quan đăng ký hộ tịch. 1.1.3. Nội dung đăng ký hộ tịch Theo quy định tại Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 thì “Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm việc xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân.”. Thông qua quy định của Luật Hộ tịch 2014, mặc dù cùng thuộc nội dung đăng ký hộ tịch tuy nhiên hành vi xác nhận và hành vi ghi nhận lại có điểm khác biệt liên quan tới việc pháp sinh hiệu lực pháp lý, cụ thể: Thứ nhất, hành vi xác nhận các sự kiện. Nhóm hành vi này bao gồm các hành vi xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch như: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử. Ngoài ra, để lường trước các sự kiện hộ tịch có thể xuất hiện trong tương lai, Luật hộ tịch còn quy định nhóm hành vi này còn bao gồm các hành vi xác nhận các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật tại khoản 4, Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 11
  20. Đối với các sự kiện hộ tịch nói trên, cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn.... Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng ký, các sự kiện đó mới phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của cá nhân. Thứ hai, hành vi ghi vào Sổ hộ tịch Nhóm hành vi này bao gồm các hành vi ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền của nước ngoài. Ngoài ra, để lường trước các sự kiện hộ tịch có thể xuất hiện trong tương lai, Luật Hộ tịch 2014 còn quy định nhóm hành vi này còn bao gồm các hành vi ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật tại khoản 4, Điều 3, Luật Hộ tịch 2014. Hành vi ghi vào Sổ hộ tịch khác với hành vi xác nhận, đối với các việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào các quyết định (bằng văn bản) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Bản án hoặc quyết định của Toà án giải quyết việc ly hôn; quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích; quyết định của Chủ tịch nước cho một người thôi quốc tịch Việt Nam..) ghi chú việc đó vào Sổ hộ tịch. Các hành vi này không làm phát sinh hiệu lực pháp lý. Bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã đem lại hiệu lực pháp lý của việc đó. Ví dụ: Bản thân bản án xử ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, chứ không phải chờ đến khi được ghi vào Sổ hộ tịch mới có hiệu lực pháp lý. 1.1.4. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch Theo Điều 7, Luật Hộ tịch 2014 quy định chi tiết về thẩm quyền đăng ký hộ tịch, cụ thể: 1.1.4.1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch của UBND cấp xã 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2