Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 12
download
Khóa luận thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo; đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều đã được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên Lục Văn Luật LỜI CẢM ƠN i
- Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” đã được hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – CN. Nguyễn Thanh Phong thuộc Bộ môn Nông Nghiệp & Chính Sách Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập Và không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ủy Ban nhân dân xã Cát Tân, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại đó. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Sinh viên Lục Văn Luật ii
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính của kết quả đó là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Vì chỉ có như thế thì công tác giảm nghèo với đạt được hiệu quả và bền vững. Cát Tân là một xã nghèo thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích đất là 1655,11 ha, có điều kiện tự nhiên phức tạp, chủ yếu là đồi núi. Xã cũng là địa bàn tập trung khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm Thái, Thổ và Mường, trong đó chiếm đại đa số là đồng bào dân tộc Thổ và Thái. Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực giảm nghèo của chính quyền và người dân nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở xã vẫn cao, năm 2014 là 32,93%, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước là 5,8% (2014). Điều đáng nói ở đây là trong số hộ nghèo của xã thì có tới 76% số hộ nghèo là dân tộc Thổ và Thái. Cái nghèo đã thành vòng luẩn quẩn và theo bám họ suốt những năm tháng qua cho đến tận bây giờ vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả và bền vững. Đặc biệt công tác xóa đói giảm nghèo triển khai xuống xã còn quá hạn chế, chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu iii
- của cộng đồng, chưa huy động được sự tham gia một cách tích cực của người dân. Bên cạnh đó là trình độ của cán bộ còn thấp, nhận thức của người dân còn chậm cũng làm cho công tác giảm nghèo của xã đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân sâu xa chính là sự tham gia của người dân vào công tác xóa đói giảm nghèo còn yếu. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa” Khóa luận nêu lên những vấn đề cơ bản về sự tham gia, cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo. Qua đó có những cơ sở lý thuyết để đánh giá được thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Cát Tân còn yếu, dẫn đến hiệu quả của các chương trình giảm nghèo là không cao. Từ thực trạng đó ta có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến sự tham gia thiếu tích cực đó là do trình độ cán bộ triển khai chính sách hạn chế về các mặt như: thông tin, sự hỗ trợ về vốn, các tiêu chí chưa rõ ràng,… . Về các hoạt động phát triển kinh tế hộ thì người dân tham gia hết sức tích cực tuy nhiên kết quả lại chưa đáng kể. Nguyên nhân là do trình độ học vấn còn thấp, giao thông đi lại phức tạp, hệ thống thủy lợi tạm bợ, chưa kiên cố đã dẫn đến việc trồng trọt, chăn nuôi không đạt hiệu quả, ngoài ra phải kể đến sự thiếu thông tin thị trường đầu vào và đầu ra của người dân. Qua đây ta có thể thấy rằng bộ phận lớn người dân ở đây rất muốn mình được tham gia một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên đã có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong các hoạt động giảm nghèo. Vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là: các cấp chính quyền từ trung ương đến đại phương cần đưa ra các giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo. Cụ thể: với nhà nước bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho iv
- phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, có tỉ lệ đói nghèo cao. Đối với cấp xã, thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đối với cộng đồng phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tóm lại cần phải có sự vào cuộc hết sức mạnh mẽ và tích cực của cả người dân và chính quyền thì công tác giảm nghèo mới đạt được hiệu quả và bền vững. v
- MỤC LỤC PHẦN VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................60 4.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số về các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân........................................................................................................60 4.1.1 Thành phần dân tộc, thực trạng nghèo đói tại xã Cát Tân........................................60 4.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu sốtrong giảm nghèo...........................................................................................................104 4.3.1 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động giảm nghèo tại xã Cát Tân.........................................................................104 5.2 Kiến nghị......................................................................................................................109 vi
- DANH MỤC BẢNG PHẦN VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................60 4.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số về các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân........................................................................................................60 4.1.1 Thành phần dân tộc, thực trạng nghèo đói tại xã Cát Tân........................................60 4.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu sốtrong giảm nghèo...........................................................................................................104 4.3.1 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động giảm nghèo tại xã Cát Tân.........................................................................104 5.2 Kiến nghị......................................................................................................................109 vii
- DANH MỤC HỘP PHẦN VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................60 4.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số về các hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân........................................................................................................60 4.1.1 Thành phần dân tộc, thực trạng nghèo đói tại xã Cát Tân........................................60 4.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu sốtrong giảm nghèo...........................................................................................................104 4.3.1 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động giảm nghèo tại xã Cát Tân.........................................................................104 5.2 Kiến nghị......................................................................................................................109 viii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CSHT Cơ sở hạ tầng CT Chương trình CTGN Chương trình giảm nghèo DA Dự án DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Khoa học KT Kinh tế NS Năng suất SH Sinh hoạt SL Sản lượng TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạng một thành viên TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân VH Văn hóa XD Xây dựng XĐGN Xóa đói giảm nghèo XH Xã hội ix
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết của đề tài Năm 1990, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nghèo đói, bệnh tật và thất học là hoàn cảnh của nhiều người Việt Nam lúc đó. Sau 20 năm với nhiều nỗ lực xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là chủ trương giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, từ năm 1993 đến năm 2010 tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% xuống còn 20,7% và đến năm 2011 con số này là 12,6%(Tổng cục thống kê) . Điều kiện sống tốt hơn, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trình độ học vấn được nâng cao. Năm 2010 cũng là năm mà Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói, những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững. Nguyên nhân bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo, do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ. Theo dự thảo đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đồng bào dân tộc thiểu số, 2014” của Ủy Ban Dân Tộc thì Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với hơn 12 triệu người, chiếm tỉ lệ 14% dân số cả nước. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đến nay đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm đến 70% nhóm đối tượng cực nghèo. 1
- Tỉnh Thanh Hóa là địa phương có tổng số hộ nghèo đông nhất Việt Nam, với 182.439 hộ nghèo, chiếm 20,37% trên tổng số 895.816 hộ được khảo sát trên toàn tỉnh (quyết định số 375/QĐLĐTBXH, 2011). Xã Cát Tân là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với khoảng 665 hộ dân (2851 khẩu), trong đó có hơn 50% là hộ nghèo và cận nghèo. Ngoài ra Cát Tân cũng là nơi tập trung trên 70% đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Thái, Thổ, mường ..,các điều kiện tự kinh tế khó khăn, thu nhập thấp, chủ yếu từ nông nghiệp.. Mặc dù là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công cuộc giảm nghèo đã có nhiều chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn, xong hiệu quả giảm nghèo mang lại chưa cao. Ngoài những nguyên nhân như trình độ văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm địa hình đa dạng, ở một số nơi giao thông đi lại khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo chưa sâu, chưa tích cực. Một vấn đề nữa đó là giảm nghèo là hướng tới cộng đồng, cộng đồng phải tham gia một cách tích cực thì hiệu quả với đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng: sự tham gia của cộng đồng của các dân tộc vào các hoạt động giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy để giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thì Đảng, Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo và lấy con người làm trung tâm của giảm nghèo. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. ̣ ̣ Nhân thây, viêc phat huy s ́ ́ ự tham gia cua ng ̉ ươi dân la vô cung cân thiêt. B ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ởi ngươi dân la ng ̀ ̀ ươi h ̀ ưởng lợi trực tiêp t ́ ừ dự an giam ngheo va s ́ ̉ ̀ ̀ ự tham gia 2
- ́ ực cua ho quyêt đinh đên thanh công cua d tich c ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̉ ự an giam ngheo cung nh ́ ̉ ̀ ̃ ư ̉ ̣ ̉ ̣ giam ngheo trong chinh cuôc sông cua chinh ho. Xu ̀ ́ ́ ́ ất phát từ thực tế đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. 3
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo. Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trong đề tài nghiên cứu tôi tiến hành trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số là như thế nào? 2. Thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương tiến hành nghiên cứu? 3. Thực trạng sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân như thế nào? 4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia đó? 5. Địa phương đã có những biện pháp nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo? 4
- 6. Làm như thế nào để tăng cường hơn nữa sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại địa phương? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo trên chủ thể các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã; các cán bộ cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi các chính sách giảm nghèo, các bên liên quan (chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội) trong giảm nghèo tại địa phương. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Cát Tân Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 31/01/2015 đến ngày 01/06/2015 + Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến năm nay Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa 5
- PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm cộng đồng, dân tộc, cộng đồng dân tộc a) Khái niệm cộng đồng Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào thập kỷ 50 – 60. Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Người đặt nền móng đầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng đồng là nhà xã hội học người Đức Ferdinand Toennies. Toennies cho rằng cộng đồng là một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng (Toennies, 1887). Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị. Về mặt kinh tế, cộng đồng được xem là một loại vốn xã hội (Robert D. Putnan, 2000). Theo ông, hai yếu tố tạo nên cộng đồng bao gồm tinh thần gắn kết và mạng lưới xã hội (chúng được xem như là vốn xã hội), trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở trong mạng lưới và do 6
- đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Phạm Hồng Tung (2009) cho rằng cộng đồng là nhóm người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết giữa họ với cộng đồng và với các thành viên trong cộng đồng. Tổng hợp từ những khái niệm trên có thể thấy: Cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ cùng sống chung trong một khu vực, có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống gắn bó với nhau. b) Khái niệm dân tộc Ở Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba và Việt Nam,... đã từng tồn tại trong thời gian khá dài, cách hiểu về Dân tộc tư bản chủ nghĩa của J.V. Stalin: Dân tộc là khối cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh Thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa . Thuật ngữ Dân tộc (Nation) xuất hiện, bắt nguồn từ tiếng Latinh: Natio là cộng đồng người có chung một thể chế chính trị, được thiết lập trên một lãnh Thổ nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước (Nation Etat). Cũng có thể hiểu đó là một cộng đồng nhân dân (people) ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh Thổ riêng, với một nền kinh tế thống nhất, với các đặc trưng văn hóa thống nhất, cùng có tiếng mẹ đẻ thống nhất và được chỉ đạo bởi một nhà nước (Quan điểm này đã được đại đa số tán đồng, kể cả Liên hợp quốc). 7
- Theo Sách triết học (2010), khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất là; Thứ nhất: Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Thứ hai: Dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh Thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và đấu tranh chung. Nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, ví dụ: dân tộc Kinh, Tày…. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó, ví dụ: dân tộc Ấn Độ, Việt Nam… Tóm lại, dân tộc là người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc, có trách nhiệm với các thành viên khác và hành động của những người cùng tộc, trải qua nhiều thế hệ, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người . c) Khái niệm về cộng đồng dân tộc Các cộng đồng mang tính tộc người; họ có sự liên kết gắn bó, chung bản sắc văn hóa, nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ, trang phục và sự tương đồng về phong tục tập quán gọi chung là cộng đồng các dân tộc. Những cộng đồng tộc người có thể có hoặc không có chung địa bàn, nhưng dù sinh sống cách xa, họ vẫn chia sẻ đặc trưng văn hóa, phong tục tập và các yếu tố khác với nhau. Cộng đồng các dân tộc có thể được hiểu là: Tập hợp các dân tộc trong cùng một quốc gia hay bao gồm các quốc gia dân tộc khác nhau trong một vùng lãnh Thổ nào đó, hoặc cũng có thể hiểu là toàn thể các dân tộc trong một nước hay các dân tộc trên toàn thế giới. Cộng đồng các dân tộc 8
- được xem như một tổ chức xã hội, hoặc tập hợp nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Cộng đồng cũng có vai trò rất quan trọng trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đối với quốc gia đó và toàn thế giới. Như vậy: cộng đồng các dân tộc là một tập thể có tổ chức, ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa riêng, có ý thức dân tộc và sống trong một môi trường mà trong đó quan hệ xã hội và chuẩn mực phản ánh những đặc trưng cơ bản của dân tộc đó. d) Khái niệm về cộng đồng dân tộc thiểu số Thiểu số là một trong những vấn đề phức tạp được đặt ra từ rất lâu trong đời sống xã hội. Khái niệm nhóm người thiểu số được dùng để chỉ các nhóm người có những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với nhóm người đa số về phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập v.v...và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ. Nói đến nhóm người thiểu số cũng có nghĩa là đã khẳng định về sự tồn tại trên một khía cạnh khác của nhóm những người đa số được thừa nhận và thường được ứng xử khác biệt hơn. Do vậy, trong thực tế lịch sử, nhóm người được coi là thiểu số bao giờ cũng phải chịu những quy chế về pháp lý hay đạo đức riêng biệt, không được tham gia đầy đủ vào những hoạt động của đời sống công cộng. Họ bị đối xử như là những “người riêng biệt” và trong trường hợp đó, để tồn tại được bên những người đa số, họ cũng buộc phải tự coi mình là những “người riêng biệt”.Trên thực tế, người thiểu số là những người làm cho người ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với cộng đồng, nghĩa là họ mang những nét mà có thể khi nhìn vào cũng 9
- như giao tiếp với họ, người ta có thể nhận thấy ngay sự phân biệt so với những thành viên khác trong cộng đồng. Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đưa ra một định nghĩa khá thông dụng về nhóm người thiểu số như sau: “Có thể gọi là thiểu số mọi nhóm người, do một số nét đặc thù về ngoại hình hay văn hoá, bị đối xử khác biệt và không bằng những thành viên khác của xã hội mà họ sinh sống và do đó tự coi mình là đối tượng của một sự phân biệt tập thể”.Trong các cộng đồng làng xã ngày xưa, nhóm những người ngụ cư, tức là những người từ các cộng đồng khác đến sinh sống trong làng cũng có thể được nhận diện như những người thiểu số. Họ bị phân biệt đối xử và trên thực tế đã không dễ được chấp nhận để hội nhập vào cộng đồng chung. Người ta cũng nói nhiều tới những nhóm thiểu số khác trong xã hội, chẳng hạn như nhóm những người bị tàn tật, nhóm bị nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo bị cộng đồng xa lánh v.v... 10
- Ngày nay, tình hình cũng không khác đi bao nhiêu. Ở nhiều nước trên thế giới, khái niệm thiểu số cũng hoàn toàn có thể được áp dụng để nhận định về trường hợp của những người nhập cư từ những nước khác đến khi họ bị đối xử một cách phân biệt. Những người này là thiểu số vì họ đã có những quan niệm, Thái độ, hành vi, giá trị, phong tục tập quán, lối sống xa lạ khiến họ về cơ bản khác hẳn với những người bản địa, và tất nhiên là vì vậy mà bị coi là thấp kém hơn so với những người thuộc nền văn hoá của đa số.Thiếu số dưới góc độ dân tộc học: Dưới góc độ nhân chủng học, khái niệm thiếu số được dùng khá thông dụng. Nó thường được sử dụng để chỉ những dân tộc ít người so với cộng đồng dân tộc chiếm đa số. Trong nhiều trường hợp chỉ cần nói về một người là thiểu số tức là chúng ta đã có thể hiểu như họ là đã thuộc về những dân tộc ít người rồi, mặc dù trong xã hội còn có nhiều nhóm thiểu số khác được phân biệt không phải trên những tiêu chí về dân tộc. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Một nhóm dân tộc sống chung với dân tộc “chính” trong một quốc gia dân tộc được gọi là dân tộc thiểu số. Một số quốc gia dân tộc có dân tộc thiểu số của các quốc gia xung quanh mình và ngược lại (wikipedia.org) 2.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo a) Khái niệm về sự tham gia Oakley (1989) cho rằng tham gia là một quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm của quần chúng và nâng cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sáng kiến mới ở địa phương. Quá trình này hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng cường kiểm soát các nguồn lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 419 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 419 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 503 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 405 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 396 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn