Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TT Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 23
download
Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ đó đề xuất một số giải pháp bổ sung cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại TT Hương Khê, Hà Tĩnh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TT Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Trường đại học Công Nghệ Vạn Xuân không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Nghệ An, ngày 08 tháng 6 năm 2016 Sinh viên Lê Hữu Bá
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS. Hoàng Ngọc Thân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Công nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Công nghệ Vạn Xuân đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Phòng TN & MT huyện. Con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, đã nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Con cảm ơn mẹ, anh chị trong gia đình và những người thân yêu đã luôn động viên, tạo điều kiện cho con học tập và luôn bên cạnh con trong suốt thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp ĐHCNSH4 cũng như bạn bè gần xa đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong học tập cũng như thực hiện bài khóa luận này. Do hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, do đó khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô và mọi người để để tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, ngày 8 tháng 6 năm 2016 Sinh viên Lê Hữu Bá
- MỤC LỤC Trang
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Mẫu tự viết tắt Diễn giải MT Môi trường KTXH Kinh tế Xã hội CTR Chất thải rắn CTNH Chất thải nguy hại TT Hương Khê Thị trấn Hương Khê CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam BVMT Bảo vệ môi trường NĐCP Nghị định – Chính phủ GDP Tổng sản phẩm quốc nội UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt WB Ngân hàng thế giới (World bank) ODA Vốn vay ưu đãi của nước ngoài Công nghiệp – tiểu thủ công CN – TTCN nghiệp PLRTN Phân loại rác tại nguồn
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại theo công nghệ xử lý Bảng 1.2. Thành phần CTRĐT phân theo tính chất vật lý Bảng 1.3. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt Bảng 1.4. Kh ối lượng riêng các thành phần của CTRSH Bảng 1.5. Đ ộ ẩm của rác sinh hoạt Bảng 1.6. Thành ph ần nguyên tổ của các chất cháy có trong CTR từ khu dân cư Bảng 1.7. L ượng rác thải tính theo đầu người của một số nước Bảng 1.8. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á Bảng 1.9. CTR phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 Bảng 3.1. K ết quả phát triển kinh tế các ngành của TT Hương Khê Bảng 3.2. Ngu ồn phát sinh rác thải trên địa bàn TT Hương Khê Bảng 3.3. T ỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong rác thải Bảng 3.4. L ượng CTRSH TT Hương Khê Bảng 3.5. Ước tính dân số TT Hương Khê đến năm 2030 ................................. Bảng 3.6. Ước tính lượng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình của TT Hương Khê đến năm 2030 Bảng 3.7. C ơ cấu tổ chức của HTX BVMT TT Hương Khê Bảng 3.8. Tình hình thu gom CTRSH tai TT H ương Khê Bảng 3.9. K ết quả điều tra nhận thức của người dân về các hình thức thu gom, phân loại và xử lý CTRSH Bảng 3.10. M ức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1. Lượng rác thải tính theo đầu người ở một số nước ................... Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ (%) các ngành kinh tế TT Hương Khê ..........................23 Biểu đồ 3.2. Các nguồn phát sinh CTRSH tại TT Hương Khê ...................25 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ có trong rác thải ................27 Biểu đồ 3.4. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TT H ương Khê .. Biểu đồ 3.5. Dự báo dân số và lượng CTRSH của TT Hương Khê đến năm 2030 Biểu đồ 3.6. L ượng thu gom CTRSH tại TT Hương Khê Biểu đồ 3.7. Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTRSH
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Một túi rác sinh hoạt của hộ gia đình...................................................26 Hình 3.2. CTRSH chưa được thu gom ở chợ Sơn – TT Hương Khê.....................28 Hình 3.3. CTRSH bị người dân vứt ở ven đường, và vệ mương..........................38 Hình 3.4. Bãi rác Cầu Tràn – TT Hương Khê không hợp vệ sinh.........................39 Hình 3.5. CTRSH bốc mồi hôi thối........................................................................40 Hình 3.6. CTRSH ảnh hưởng đến môi trường nước.............................................41
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1. Nguồn phát sinh rác thải tại thị trấn ..........................................24 Sơ đồ 3.2. Quy trình thu gom rác tại TT Hương Khê...................................34 Sơ đồ 3.3. Đề xuất mô hình quản lý CTRSH tại nguồn...............................51 Sơ đồ 3.4. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................................................................ 52
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường (MT) rất cần thiết cho cuộc sống của con người, cung c ấp cho con người những điều kiện sống (như ăn ở, mặc, hít thở…). Mọi biến đổi của môi trường đều ảnh hưởng ít hay nhiều tới các sinh vật sống, trong đó có con người. Hiện nay ô nhiễm MT đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Từ các vấn đề lớn của nhân loại như sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng từng Ozon, biến đổi khí hậu, băng tan ở hai cực thì một vấn lớn nữa đó là sự gia tăng dân số kéo theo sự phát sinh thêm nhiều chất thải sinh hoạt trong đó một phần rất lớn là chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, CTNH,... Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại Việt Nam. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm MT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực. Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế. Hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy vai trò và hiệu quả thực hiện.
- Những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn TT Hương Khê, Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh diễn ra nhanh chóng, do đó kéo theo nhiều vấn đề MT phát sinh trong đó chúng ta cần quan tâm việc thu gom và xử lý rác thải do việc thu gom và xử lý chưa đủ khả năng đáp ứng tốc độ phát triển của đô thị và sự gia tăng dân số. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TT Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở điều tra, đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ đó đề xuất một số giải pháp bổ sung cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện tại TT Hương Khê, Hà Tĩnh. 3. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TT Hương Khê. Đánh giá hiện trạng CTRSH Thị trấn Hương Khê. Đánh giá tình hình quản lý CTRSH Thị trấn Hương Khê. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý CTRSH. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TT Hương Khê.
- NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan chất thải rắn Theo khoản 12, điều 3, Luật BVMT quy định về chất thải theo đó: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn quy định: Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. CTR công nghiệp: là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Lưu giữ CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR Theo “Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình kinh tế chất thải, Nxb giáo dục” thì CTR gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, gỗ, xác động thực vật,… và các chất vô cơ như: thủy tinh, nhôm, đất cát, phế liệu, kim loại khác.
- Theo điều 3, Luật BVMT quy định về chất thải nguy hại (CTNH) như vậy CTNH được hiểu là: “chất chứa yếu tổ độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn. Dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.” Theo khoản 15, điều 3, Luật BVMT 2015 về quản lý chất thải theo đó: “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiếu, giảm sát, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.” Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ CTR hình dạng tương đối cố định, bị thải bỏ từ các hoạt động của con người. CTRSH hay CTR sinh hoạt là một bộ phận của CTR, được hiểu là các CTR phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các khu dân cư, cơ quan, trường học … Quản lý CTRSH: Là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý CTRSH. Thu gom, lưu giữ vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH để giảm ô nhiễm môi trường. 1.2. Phân loại CTR Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Nhiều người cho rằng rác thải là thứ bỏ đi không giá trị, song nếu biết cách phân loại rác tại nguồn sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu. Chúng ta có thể tận dụng thu hồi vật liệu hoặc sản xuất các sản phẩm phụ, chế biến để thu vật liệu làm đầu vào tiếp theo cho sản xuất hoặc chuyển hóa năng lượng và sản xuất các sản phẩm phụ. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại. Việc phân loại chất thải rắn giúp xác định các loại khác nhau của CTR được sinh ra. Khi thực hiện phân loại CTR sẽ giúp chúng ta tăng khả năng tái chế và tải sử dụng các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân theo nhiều cách khác nhau như: 1.2.1. Phân loại theo công nghệ xử lý – quản lý Bảng 1.1. Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy Các vật liệu làm Các túi giấy, Giấy được từ giấy giấy vệ sinh Nguồn gốc từ Hàng dệt Vải, len… sợi Chất thải từ đồ Rau, quả, thực Rác thải ăn, thực phẩm… phẩm… Các vật liệu từ Cỏ, gỗ, rơm sản phẩm chế tạo Bàn ghế, tủ…. gỗ, tre, rơm… Các sản phẩm chế tạo từ chất Chai nhựa, túi Chất dẻo, nhựa dẻo, nhựa, vật nilon, giầy, lốp liệu từ da và cao ôtô, xe máy… su… 2. Các chất Các loại vật liệu không cháy và ản phẩm được Kim loại sắt chế tạo từ sắt mà Dao… dễ bị nam châm hút Các vật liệu Vỏ hộp nhôm, Kim loại không không bị nam đồ đụng bằng kim phải sắt châm hút loại Các vật liệu từ Chai lọ, đồ đụng Thủy tinh thủy tinh bằng thủy tinh… Đá, sành sứ Các vật liệu Ngói, đá cuội, không cháy khác
- ngoài kim loại và cát, đất… thủy tinh Tất cả vật liệu khác không phân loại ở trên. Loại 3. Các chất hỗn hợp này có thể chia làm 2 phần với kích thước >5mm và
- CTNH: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phỏng xạ, các chất nhiễm khuẩn, lây lan, ..có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người, động vật, cây cỏ… Nguồn phát sinh CTNH từ các hoạt động y tế, công nghiệp, nông nghiệp. Chất thải y tế nguy hại là chất có có chứa các yếu tổ gây hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường như: Bông gạc, nẹp dung trong điều trị, phẫu thuật. Các kiêm tiêm, ống tiêm. Chất thải của bệnh nhân. Các hợp chất có nồng độ cao như chì, thủy ngân, Asen… CTNH do các hoạt động công nghiệp: sinh ra các khí độc hại, có tác động xấu đến con người và môi trường.. CTNH từ các hoạt động nông nghiệp như hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, … 1.3. Thành phần CTR Thành phần CTRSH được xác định ở bảng 1.2. Giá trị của các thành phần trong chất thải rắn thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tổ khác. Sự thay đổi khối lượng chất thải rắn theo mùa đặc trưng ở khu vực Bắc Mỹ được trình bày ở bảng 1.3. Thành phần rác thải đóng vai trò quan trọng nhất trong quản lý chất thải Bảng 1.2. Thành phần CTRSH phân theo tính chất vật lý % Trọng lượng Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Chất thải thực phẩm 6 – 25 15 Giấy 25 – 45 40 Bìa cứng 3 – 15 4 Chất dẻo 2 – 8 3 Vải vụn 0 – 4 2
- Cao su 0 – 2 0,5 Da vụn 0 – 2 0,5 Rác làm vườn 0 – 20 12 Gỗ 1 – 4 2 Thủy tinh 4 – 16 8 Can hộp 2 – 8 6 Kim loại không thép 0 – 1 1 Kim loại thép 1 – 4 2 Bụi, tro, gạch 0 – 10 4 Tổng cộng 100 Nguồn:Trần Hiếu Nhuệ, 2001 Bảng 1.3. Sự thay đổi thành phần theo mùa của chất thải rắn sinh hoạt % Khối % Thay đổi Chất thải lượng Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng Chất thải thực phẩm 11,1 13,5 2,4 Giấy 45,2 40 5,2 Nhựa dẻo 9,1 8,2 0,9 Chất hữu cơ khác 4,0 4,6 0,6 Chất thải vườn 18,7 24,0 7,3 Thủy tinh 3,5 2,5 1,0 Kim loại 4,1 3,1 1,0 Chất trơ và chất thải 4,3 4,1 0,2 khác Tổng cộng 100 100
- Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993 1.4. Tính chất của CTR 1.4.1. Tính chất vật lý của CTR Những tính chất vật lý quan trọng của CTR bao gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTRSH ở Việt Nam. Khối lượng riêng: được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Khối lượng riêng CTR thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý CTR, khối lượng riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị thu gom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kể bãi chôn lấp chất thải. Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích (kg/m3) hoặc (lb/yd3). Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được trình bày ở bảng 1.4. Bảng 1.4. Khối lượng riêng các thành phần của CTRSH Khối lượng riêng (lb/yd3) Loại chất thải Dao động Trung bình Thực phẩm 220 810 490 Giấy 70 – 220 150 Carton 70 – 135 85 Plastic 70 – 220 110 Vải 70 – 170 110 Cao su 170 – 340 220 Da 170 – 440 270 Rác làm vườn 100 – 380 170 Gỗ 220 – 540 400 Thủy tinh 270 – 810 330 Can thiết (đồ hộp) 85 – 270 150
- Nhôm 110 – 405 270 Kim loại khác 220 – 1940 540 Bụi 540 – 1685 810 Tro 1095 – 1400 1255 Rác rưởi 150 – 305 220 Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993 Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào các yếu tổ như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế. Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 – 400 kg/m3; điển hình là 300 kg/m3 Chú thích: 1 lb/yd3 x 0,5933 = kg/m3 Độ ẩm là thông số có liên quan đến giá trị nhIệt lượng của chất thải, được xem xét nhất là lựa chọn phương án xứ lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thải thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80 %, rác thủy tinh, kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là các vi sinh vật kỵ khí gây thối rữa. Độ ẩm trong chất thải được biểu diễn bằng hai cách: Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng ướt vật liệu. Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng khô vật liệu. Trong đó phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý CTR. Độ ẩm theo phương pháp trọng lượng ướt được biểu diễn bằng công thức toán học như sau: M =100*[(ab)/a] Trong đó: M: độ ẩm % a: trọng lượng ban đầu của mẫu , kg(g) b: trọng lượng riêng của mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg(g) Bảng 1.5. Độ ẩm của rác sinh hoạt Độ ẩm % Thành phần Khoảng dao động Giá trị trung bình Thực phẩm 50 – 80 70 Rác làm vườn 30 – 80 60
- Gỗ 15 – 40 20 Rác sinh hoạt 15 – 40 20 Da 8 – 12 10 Vả i 6 – 15 10 Bụi, tro 6 – 12 8 Giấy 4 – 10 6 Carton 4 – 8 5 Kim loại đen 2 – 6 3 Đồ hộp 2 – 4 3 Kim loại màu 2 – 4 2 Plastic 1 – 4 2 Cao su 1 – 4 2 Thủy tinh 1 – 4 2 Nguồn: George Tchobanoglous, et al, Mc Graw – Hill Inc, 1993 1.4.2. Tính chất hóa học của CTR Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950 0C, tức là chất trơ hay chất vô cơ. Chất vô cơ % = 100 chất hữu cơ %. Hàm lượng Cacbon cố định là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải các bon khi nung ở 9500C, hàm lượng thường chiếm 5 – 12%. Nhiệt trị: là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR. Giá trị được xác định theo công thức Dulong: Btu/lb=145C + 610(H2 – 1/802) + 40S + 10 N Trong đó : C: % trọng lượng của Cacbon H: : % trọng lượng của H2 O2: % trọng lượng của Oxy S: % trọng lượng của sunfua N: % trọng lượng của Nitơ Công thức phân tử CTR: các nguyên tổ cơ bản cần nghiên cứu bao gồm C, H, O, N, S và tro. Các nguyên tổ thuộc nhóm halogen cũng được xác định do dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tổ này được dung để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH cũng được xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost. Bảng 1.6. Thành phần các nguyên tổ có trong CTR từ khu dân cư
- Thành % Khối lượng khô phần C H O N S Tro Chất hữu cơ Chất thải thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Nhựa 60,0 7,2 22,8 10,0 Vả i 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5 Cao su 78,0 10,0 2,0 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác làm vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Chất vô cơ Thủy tinh(1) 0,5 0,1 0,4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 417 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 413 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 501 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 391 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn