Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều soát (Medication Reconciliation)
lượt xem 23
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc. Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều soát (Medication Reconciliation)
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ HẰNG MÃ SINH VIÊN : 1101169 GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT (MEDICATION RECONCILIATION) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2016
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ HẰNG Mã sinh viên : 1101169 GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT (MEDICATION RECONCILIATION) Người hướng dẫn 1. TS. Hoàng Thị Minh Hiền 2. ThS. Trịnh Trung Hiếu Nơi thực hiện 1. Bệnh viện Hữu Nghị 2. Bộ môn Dược lâm sàng HÀ NỘI, NĂM 2016
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Hoàng Thị Minh Hiền trưởng khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị và ThS. Trịnh Trung Hiếu giảng viên bộ môn Dược lâm sàng là những người thầy trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thảo, giảng viên bộ môn Dược lâm sàng vì sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cô như một người hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Diệu Huyền, ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, dược sĩ bệnh viện Hữu Nghị và DS. Phạm Thu Hà, dược sĩ bệnh viện Nhi Trung ương vì những ý kiến đóng góp hết sức quý báu và sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội vì sự dạy dỗ và những góp ý, giải đáp kịp thời của thầy cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể Khoa Dược, đặc biệt là phòng cấp phát thuốc ngoại trú bệnh viện Hữu Nghị đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất lớn cùng tôi thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội vì những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô đã dạy trong suốt năm năm đại học đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, bạn bè, đặc biệt là những người bạn cùng phòng và em trai tôi đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Phan Thị Hằng
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 3 1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc ............. 3 1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) .............................3 1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc.............4 1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc ....................................................4 1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc...........................................5 1.2. Quy trình điều soát thuốc ..................................................................................... 7 1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc...........................................7 1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú ......................................................8 1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú.................................................10 1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc................. 11 1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng ....................................................................11 1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác..........................................................11 1.3.3. Vai trò của bệnh nhân ..............................................................................12 1.4. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục ...................... 12 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................... 13 1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị.................................................................... 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
- 2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ 19 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................19 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................19 2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................19 2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất .................................. 20 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................20 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................20 2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................20 2.3. Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu........................................ 20 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................20 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................21 2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21 2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ......................................................................... 21 2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................21 2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu ......................................................................22 2.5. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................. 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 26 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ................... 26 3.2. Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất ......... 27
- 3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt ..................................................................................................27 3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc ......................28 3.3.3. Lí do của những sự khác biệt ......................................................................30 3.3. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới ..................................................................... 32 3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo phân loại .........................................................................................................32 3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích ...................................................................33 3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được ...........................................................36 3.4. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu. ................................................ 37 3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân ...............................................................................38 3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú .........................................................................38 3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú............................................................................39 3.4.4. Đơn cũ ......................................................................................................39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 40 4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 40 4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ...............................................................................................................40 4.1.2. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới. ..........................................................44 4.1.3. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động điều soát. ...........................45 4.2. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu .................................................................... 47 4.2.1. Ưu điểm của nghiên cứu ..........................................................................47 4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiếng Việt PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASHP Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacist) BHYT Bảo hiểm y tế BPMH Tiền sử dùng thuốc có thể khai thác được một cách đầy đủ nhất (Best Possible Medication History) ĐTĐ 2 Đái tháo đường typ 2 IHI Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare Improvement) IOM Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine) NC Nghiên cứu NICE Trung tâm quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Institute for Health and Care Excellence ) RLLPM Rối loạn lipid máu SKB Sự khác biệt TBBS Thông báo bác sĩ TCLC Tiêu chuẩn lựa chọn TCLT Tiêu chuẩn loại trừ THA Tăng huyết áp WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................14 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..........26 Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................27 Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo từng loại khác biệt ...........................................28 Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại ........................................................29 Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc ...................................................29 Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ ......30 Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................32 Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới .......................................................33 Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích ....................................................................33 Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích .......................................34 Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích ......................35 Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích ..............................................................37 Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu......................................37 Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu ......38
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn trong sử dụng thuốc là một trong những nội dung đang được sự quan tâm lớn của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine – IOM) đã đưa ra một báo cáo rằng mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu biến cố gây hại có thể phòng tránh được xảy ra. Trong đó một lượng lớn các sai sót có ý nghĩa xảy ra trong quá trình bệnh nhân chuyển đổi việc điều trị như bệnh nhân vào viện, chuyển viện, chuyển khoa phòng điều trị, bệnh nhân ra viện, thay đổi nơi điều trị hoặc bác sĩ điều trị [31]. Hoạt động điều soát thuốc (medication reconciliation) có thể làm giảm đáng kể các sai sót do thuốc. Đây là quá trình thu thập, xác nhận thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng và so sánh nó với chỉ định của bác sĩ khi bệnh nhân đến khám, nhập viện, chuyển viện hay xuất viện. Từ đó tìm ra những sự khác biệt (discrepancy), đưa ra lý do của những sự khác biệt này đồng thời giải quyết những sự khác biệt chưa hợp lý nhằm mục đích đảm bảo và duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [8]. Trên thế giới hoạt động điều soát thuốc đã được tiến hành ở nhiều nước. Một số nước còn coi đây là vấn đề thuộc chính sách thuốc quốc gia như Anh, Mỹ, Australia, Canada. Đối với nhân viên y tế ở các quốc gia này, điều soát thuốc là một phần trách nhiệm và công việc của họ, là một hoạt động thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị. Tại Việt Nam hiện nay hoạt động điều soát thuốc còn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được bệnh viện nào triển khai. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện như bệnh viện Hữu Nghị, khi mà vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân đang được bệnh viện đặc biệt quan tâm và với những lợi ích mà hoạt động điều soát thuốc mang lại thì việc triển khai hoạt động này là rất có ý nghĩa. Tại bệnh viện Hữu Nghị, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, do đó mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh mạn tính như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu (RLLPM). Đặc biệt trong những
- 2 năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện để thăm khám vì các bệnh lý này đang ngày càng gia tăng. Đây là những đối tượng bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên, chế độ dùng thuốc tại nhà thường phức tạp và không được sự giám sát của nhân viên y tế nên các vấn đề trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân và việc kê đơn của bác sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra. Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích bước đầu thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị. Là một nghiên cứu bước đầu, chúng tôi chọn thực hiện trên nhóm đối tượng bệnh nhân mắc một trong các bệnh lý THA, ĐTĐ và RLLPM. Đề tài “ Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều soát (Medication Reconciliation)” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau: 1. Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc. 2. Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc. 3. Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc.
- 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc 1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) Khái niệm điều soát thuốc được xuất hiện lần đầu tiên và trở thành một mục tiêu quốc gia về an toàn người bệnh tại Mỹ (National Patient Safety Goal - NPSG) do tổ chức Joint Commission, một tổ chức uy tín với hơn 20.000 chương trình chăm sóc sức khỏe kể từ khi thành lập khởi xướng vào năm 2005 [5]. Kể từ khi xuất hiện, điều soát thuốc là một chủ đề thường hay được nhắc đến trong hoạt động chăm sóc dược ở các nước phát triển. Do vậy có rất nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra định nghĩa cho hoạt động này. Năm 2005, Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare Improvement - IHI) đưa ra định nghĩa: “Điều soát thuốc là một quá trình nhằm thu thập thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng một cách đầy đủ nhất bao gồm tên thuốc, liều dùng, tần suất dùng và đường dùng. Sau đó so sánh chúng với đơn thuốc hiện tại mà bệnh nhân được chỉ định để phát hiện ra những sự khác biệt, dẫn chứng cho những thay đổi trong việc dùng thuốc của bệnh nhân. Cuối cùng là đưa ra những chỉ định hợp lý nhất để thực hiện trên bệnh nhân” [18]. Năm 2007, Hiệp hội Dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacists - ASHP) cũng đưa ra một định nghĩa: “Điều soát thuốc là sự đánh giá toàn diện về chế độ dùng thuốc của bệnh nhân bất cứ khi nào có sự thay đổi trong liệu trình điều trị nhằm tránh các sai sót liên quan đến thuốc như quên thuốc, lặp thuốc, sai liều, tương tác thuốc cũng như vấn đề tuân thủ và dung nạp của bệnh nhân. Quá trình này bao gồm việc so sánh chế độ dùng thuốc hiện tại và trước đó của bệnh nhân và diễn ra mỗi khi có sự thay đổi trong liệu trình điều trị khi mà một thuốc mới được chỉ định, một chỉ định hiện có được điều chỉnh hoặc nếu bệnh nhân tự dùng thêm những thuốc không kê đơn” [4]. Năm 2011, với mục tiêu duy trì và trao đổi thông tin hiệu quả về thuốc với bệnh nhân của tổ chức Joint Commission, điều soát thuốc được định nghĩa là hoạt
- 4 động bao gồm việc liệt kê một cách chi tiết, đúng và đầy đủ về những thuốc bệnh nhân đang dùng và chính xác là họ dùng chúng như thế nào, đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa các thuốc mà bệnh nhân đang dùng và những thuốc mà bệnh nhân được chỉ định [7]. Như vậy, qua các năm định nghĩa điều soát thuốc không có nhiều thay đổi. Một cách tổng quát, điều soát thuốc có thể được hiểu như trong một định nghĩa được đưa ra bởi WHO trong dự án “The High 5s” (2007) về năm mục tiêu an toàn trong chăm sóc bệnh nhân: “Điều soát thuốc là một quy trình khi mà các nhân viên y tế kết hợp cùng với bệnh nhân để đảm bảo sự chuyển giao thông tin về thuốc chính xác và đầy đủ mỗi khi có sự chuyển đổi trong việc chăm sóc bệnh nhân” [27]. Hiện chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính thức cho khái niệm “Medication Reconciliation” nên nhóm nghiên cứu tạm đề xuất thuật ngữ “Điều soát thuốc” sử dụng trong khóa luận này. 1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc Theo hướng dẫn của Hiệp hội dược sĩ Mỹ (ASHP), điều soát thuốc nên được tiến hành bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị, bệnh nhân thay đổi về nơi điều trị hoặc thay đổi giữa các lần điều trị, đồng thời khi có những chỉ định mới được thực hiện trên bệnh nhân [5]. Những đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc là: bệnh nhân nhập viện từ khoa cấp cứu hoặc nhập viện thông thường, bệnh nhân được chuyển đến từ một bệnh viện khác hoặc một khoa điều trị khác, bệnh nhân ra viện trở về với chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế, tại nhà) và đối tượng bệnh nhân ngoại trú [28]. Đây là những đối tượng mà tiền sử dùng thuốc trước đó của họ thường có những sự khác biệt so với chỉ định của bác sĩ. Điều soát thuốc càng cần đặc biệt chú ý trên những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc tại nhà phức tạp và liệu trình điều trị kéo dài như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi, bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tính. 1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc
- 5 Từ mục tiêu đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành với các mục đích: đảm bảo dùng thuốc đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian từ đó làm giảm nguy cơ sai sót do thuốc xảy ra khi chăm sóc bệnh nhân được chuyển đến từ một đơn vị chăm sóc khác. Ngoài ra, điều soát thuốc cung cấp dịch vụ chăm sóc quản lí thuốc (medicines management care) cho mỗi bệnh nhân, giảm sự chồng chéo trong liệu trình dùng thuốc của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân và giúp tận dụng tốt nhất kỹ năng và thời gian của nhân viên y tế [18]. Năm 2012, ASHP đã đưa ra một hướng dẫn mới trong đó đề cập đến mối quan hệ của hoạt động điều soát thuốc trong tổng thể các hoạt động nhằm quản lí liệu trình điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân (medication therapy management). Theo đó điều soát thuốc là một bước quan trọng nằm trong một chuỗi các hoạt động đa ngành được thực hiện nhằm giảm thiểu các sai sót liên quan đến thuốc, đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn trên bệnh nhân và khuyến khích các nhân viên y tế thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau cùng tham gia vào việc duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [25]. 1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc 1.1.4.1. Lợi ích đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoạt động điều soát thuốc ra đời giúp làm giảm nguy cơ sai sót thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Schnipper và cộng sự tại Mỹ năm 2009, tiến hành trên đối tượng bệnh nhân nhập viện cho thấy hoạt động điều soát thuốc làm giảm số lượng các phản ứng bất lợi của thuốc trên một bệnh nhân từ 1,44 ở nhóm chứng xuống 1,05 ở nhóm được cung cấp hoạt động điều soát thuốc (ARR=0,87, CI 95% = 0,52 - 0,99) [24]. Bên cạnh đó, điều soát thuốc giúp cải thiện sự trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, làm giảm sự lãng phí như lãng phí thời gian, nguồn lực, chi phí của thuốc hay sự trùng lặp thuốc không cần thiết. Ngoài ra,
- 6 hoạt động điều soát thuốc cũng giúp chuẩn hóa việc chăm sóc bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân có sự chuyển đổi trong liệu trình điều trị [19]. Điều soát thuốc, nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị nhanh hơn và làm giảm tỉ lệ tái nhập viện. Một nghiên cứu của Karnon (2009) về chi phí - hiệu quả của hoạt động điều soát thuốc cho thấy hoạt động điều soát với sự tham gia của dược sĩ tốn chi phí trung bình là 2987£ (1565£ - 5229£) /1000 đơn. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả thu được tính theo số điểm QALY bị mất đi do tác dụng phụ của thuốc trung bình là 0,8 QALYs (0,2 - 2,2) /1000 đơn và hiệu quả thu được vượt trội hơn so với chi phí bỏ ra [11]. 1.1.4.2. Lợi ích đối với bệnh nhân Bệnh nhân được dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng dạng bào chế, đúng thời gian, do đó làm giảm các nguy cơ sai sót do thuốc, làm tăng sự tin tưởng của bệnh nhân với nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc y tế, làm giảm sự chậm trễ trong việc tiếp nhận thông tin thuốc của bệnh nhân. Thông qua việc trao đổi với nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc của bản thân, bệnh nhân sẽ có nhiều hiểu biết hơn về các thuốc mà mình đang dùng, tăng khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, bằng việc làm giảm các sai sót do thuốc, hoạt động điều soát thuốc làm giảm khả năng tái nhập viện, giảm số ngày nằm viện do việc điều trị đúng thuốc được bắt đầu sớm [19]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Kilcup và cộng sự tiến hành năm 2009 tại một bệnh viện ở Washington của Mỹ cho thấy hoạt động điều soát của dược sĩ làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ tái nhập viện sau 7 và 14 ngày. Tỉ lệ tái nhập viện sau 7 ngày giảm từ 4,0% ở nhóm chứng là nhóm nhận được dịch vụ chăm sóc thông thường xuống 0,8% ở nhóm can thiệp là nhóm nhận được dịch vụ điều soát thuốc (p=0,01). Tỉ lệ tái nhập viện sau 14 ngày giảm từ 9,0% ở nhóm chứng xuống còn 5,0% ở nhóm can thiệp (p=0,04) [13].
- 7 1.1.4.3. Lợi ích đối với người kê đơn Điều soát thuốc cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, cập nhật, đáng tin cậy về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc kê đơn, giúp cho quá trình kê đơn hợp lí và thời gian điều trị nhanh hơn [19]. Một nghiên cứu của Pherson và cộng sự được công bố vào năm 2014 về hoạt động điều soát thuốc của dược sĩ trên 50 bệnh nhân ra viện từ một trung tâm chăm sóc sức khỏe cho thấy trung bình có hai sự khác biệt trên một bệnh nhân được tìm thấy và giải quyết bởi người kê đơn [20]. 1.1.4.4. Lợi ích đối với dược sĩ Với vai trò là các chuyên gia về thuốc, hoạt động điều soát thuốc mang lại cho dược sĩ các kiến thức, kỹ năng trong việc thu thập thông tin trên bệnh nhân, tăng cường khả năng giao tiếp giữa họ với bệnh nhân và với các nhân viên y tế khác. Qua việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc bệnh nhân, điều soát thuốc cũng giúp nâng cao vai trò của dược sĩ trong thực hành chăm sóc dược và đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc đối với bệnh nhân [19]. 1.2. Quy trình điều soát thuốc 1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc Năm 2008, dựa trên một hướng dẫn của NICE, một quy trình điều soát đã được đưa ra bởi Trung tâm về hoạt động kê đơn quốc gia (National Prescribing Centre). Quy trình này có thể chia làm ba bước cơ bản gọi là quy trình “3Cs”. Cụ thể các bước như sau [19]: Bước 1: Thu thập – Collecting Bước này bao gồm việc thu thập và xác nhận một cách đầy đủ nhất về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng (Best Possible Medication History - BPMH). Ở bước này, nhân viên y tế tiến hành phỏng vấn bệnh nhân sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng sẵn. Các thông tin thu thập được sẽ được điền vào phiếu thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồm thông tin về tất cả các
- 8 thuốc mà bệnh nhân đang dùng tại nhà, cả những thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược. Ngoài ra các nguồn thông tin khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình thu thập thông tin trên bệnh nhân bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện, hệ thống lưu trữ thông tin của các nhà thuốc và các bác sĩ gia đình, đơn thuốc, vỏ hộp thuốc hoặc chế phẩm thuốc mà bệnh nhân mang tới thu thập được trong quá trình phỏng vấn. Bước 2 : Kiểm tra – Checking Những thông tin thu thập được về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sẽ được so sánh với đơn thuốc gần nhất mà bệnh nhân được chỉ định, sau đó phát hiện những sự khác biệt giữa hai danh sách thuốc và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ lí do của sự khác biệt, trao đổi với người kê đơn để giải quyết những sự khác biệt do vô tình có nguy cơ gây hại để đảm bảo tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân. Bước 3 : Giao tiếp/Truyền đạt – Communicating Đây là bước cuối cùng của quy trình. Trong bước này bất kỳ một sự thay đổi thuốc nào của bệnh nhân cũng cần được làm rõ, sẵn sàng cho việc truyền đạt tới bệnh nhân hoặc người tiếp theo chịu trách nhiệm về việc chăm sóc bệnh nhân. 1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú Ban đầu, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành trên bệnh nhân nội trú. Năm 2007, trong dự án “The High 5s”, WHO đã xây dựng, thử nghiệm, điều chỉnh và đưa vào thực hiện quy trình điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú [28]. Quy trình này được cụ thể hóa cho 3 thời điểm: khi bệnh nhân nhập viện, khi bệnh nhân chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, khi bệnh nhân ra viện. Điều soát thuốc khi bệnh nhân vào viện (mô hình tiến cứu và hồi cứu) Có 2 loại hình điều soát thuốc chủ yếu khi bệnh nhân vào viện là mô hình tiến cứu và mô hình hồi cứu. Mô hình tiến cứu là mô hình ở đó thông tin về những thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện sẽ được thu thập trước khi kê đơn mới. Sau đó người kê
- 9 đơn sẽ căn cứ vào tiền sử dùng thuốc đã thu thập được và tình trạng bệnh nhân cũng như các yếu tố khác như tính sẵn có của thuốc hoặc các hướng dẫn, các chính sách kê đơn của bệnh viện để quyết định thêm, bỏ, thay đổi liều, tần suất, đường dùng hoặc thay thuốc. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ cho bệnh nhân khi nằm viện. Mô hình hồi cứu là mô hình mà ở đó tiền sử dùng thuốc được thu thập sau khi bệnh nhân đã có đơn thuốc vào viện. Sau khi thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, dược sĩ sẽ so sánh tiền sử này với đơn vào viện. Những sự khác biệt được phát hiện ra, sau đó được trao đổi và giải quyết bởi người kê đơn. Hoạt động điều soát theo mô hình này nên được diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập viện. Điều soát thuốc khi bệnh nhân được chuyển giữa các khoa điều trị hoặc chuyển viện. Hoạt động điều soát ở bước này bao gồm việc đánh giá và liệt kê những thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng tại khoa phòng được chuyển đến. Từ đó giúp cho người kê đơn đưa ra quyết định về những chỉ định mới sau khi bệnh nhân được chuyển đến như thêm thuốc, bỏ thuốc hay thay đổi những thuốc được sử dụng trước đó. Điều soát thuốc khi bệnh nhân ra viện Khi bệnh nhân ra viện, hoạt động điều soát được tiến hành trên những thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng trong khi nhập viện với những thuốc mà bệnh nhân được sử dụng sau khi ra viện để đảm bảo những thay đổi trong đơn ra viện là có chủ đích. Những sự khác biệt sẽ được giải quyết trước khi bệnh nhân ra viện nhằm tránh các sai sót như lặp thuốc, quên thuốc, sử dụng thuốc không cần thiết và từ đó đưa ra được kế hoạch dùng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân sau khi ra viện. Duy trì tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện. Ở bước này, những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sau khi ra viện sẽ được so sánh với đơn thuốc mà bệnh nhân được chỉ định khi ra viện, đơn thuốc của bác sĩ
- 10 gia đình, đơn thuốc tại nhà thuốc… Những sự khác biệt sẽ được xác định và giải quyết và sau đó một danh sách thuốc đầy đủ và hợp lí mà bệnh nhân cần dùng sẽ được xây dựng và truyền đạt lại cho bệnh nhân. 1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú Điều soát thuốc ban đầu chỉ được tiến hành chủ yếu trên những đối tượng bệnh nhân nội trú vì có rất nhiều những vấn đề liên quan đến thuốc trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Tuy nhiên khi điều soát thuốc đã trở thành một mục tiêu trong việc đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân thì các chuyên gia nhận ra hoạt động này không nên chỉ bị giới hạn trên đối tượng bệnh nhân nội trú mà cần mở rộng trên cả đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Quy trình điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú có một số khác biệt so với bệnh nhân nội trú, có thể tham khảo quy trình sau đây được Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (IHI) đề xuất [30]: Đầu tiên, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi đến khám cần phải được thu thập. Các thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng với liều, tần suất, đường dùng, lí do dùng thuốc. Đồng thời cần phải xác nhận liệu bệnh nhân có đang sử dụng thuốc giống như đã được kê đơn hoặc hướng dẫn hay không. Sau khi kết thúc quá trình thăm khám, dựa trên những gì diễn ra trong quá trình thăm khám, người điều soát phát hiện xem có sự khác biệt nào xảy ra, có thuốc nào mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám được dừng, thay đổi, hoặc cần sự tư vấn thêm của bác sĩ, và có những thuốc nào mới được chỉ định sau khi thăm khám hay không. Những sự khác biệt này cần phải được làm rõ bởi người kê đơn. Sau đó lí do của những sự khác biệt sẽ được ghi chú và bệnh nhân cần phải được hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc trong đơn mới. Mỗi lần bệnh nhân đến thăm khám, những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cần phải được xác nhận để phát hiện những sự thêm thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc về liều, tần suất, đường dùng, thay thuốc so với chỉ định ban đầu hay so với những gì bệnh nhân được hướng dẫn.
- 11 1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc 1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng Dược sĩ lâm sàng với những kiến thức chuyên sâu về thuốc chiếm một vai trò quan trọng khi tham gia vào quá trình thu thập, xác nhận thông tin về việc dùng thuốc của bệnh nhân và quá trình điều soát thuốc. Trong trường hợp nhân lực dược không đủ để đáp ứng thì dược sĩ có vai trò hướng dẫn, đào tạo những nhân viên y tế khác như bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu thực hiện nhiệm vụ này [28]. Năm 2010, Kripalani và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại một khoa ngoại trú ở một bệnh viện phía Đông Nam Nigeria nhằm so sánh những thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân do dược sĩ thu thập so với bác sĩ dựa trên các tiêu chí được đặt ra như số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn thu thập được, số trường hợp có phản ứng dị ứng, phản ứng phụ hay số trường hợp không tuân thủ ghi nhận được. Kết quả cho thấy sự tham gia của dược sĩ làm gia tăng đáng kể mức độ cụ thể cũng như tính chính xác của thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Cụ thể, hoạt động điều soát này làm phát hiện được thêm 31,1% số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, tăng 88,5% số trường hợp có phản ứng phụ của thuốc ghi nhận được (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích chi phí, hiệu quả các thuốc điều trị đái tháo đường TYP 2 thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2014
73 p | 1138 | 170
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Nghiên cứu bào chế Liposome Doxorubicin 2mg/ml bằng phương pháp pha loãng Ethanol
50 p | 642 | 124
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012
74 p | 484 | 98
-
Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ: Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh
68 p | 684 | 92
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích phản ứng trên da nghiêm trọng ghi nhận từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
0 p | 276 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Androgen và vai trò của Androgen đối với bệnh lý suy sinh dục ở Nam giới
63 p | 260 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum thunb.,polygonaceae)
65 p | 335 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng báo cáo ADR của đơn vị kinh doanh thuốc giai đoạn 2014-2015
73 p | 225 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Đánh giá khả năng phòng tránh được của các phản ứng có hại của thuốc từ hệ thống báo cáo tự nguyện tại Việt Nam
0 p | 248 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây đinh lăng trồng tại An Giang
87 p | 65 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 24 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn