intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS - Đại học Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

79
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường; Đánh giá định hướng việc làm của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS - Đại học Nguyễn Tất Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH HUỲNH XUÂN HIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOÁ 13DDS - ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH HUỲNH XUÂN HIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHOÁ 13DDS - ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Chuyên ngành : QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG THUỐC Mã số: 52720401 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Hướng dẫn khoa học: ThS. NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học với đề tài “Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS - Đại học Nguyễn Tất Thành” được chính tác giả nghiên cứu lần đầu tiên. Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh. Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn khách quan, khoa học, trung thực dựa vào kết quả khảo sát thực tế và chưa từng được công bố trong bất kỳ đề tài, công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 Sinh viên nghiên cứu Huỳnh Xuân Hiếu iii
  4. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này là một phần quan trọng trong suốt quá trình đào tạo Dược sĩ Đại học. Với tất cả tình cảm, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi, chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Quý Thầy Cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Dược - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện học tập, trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức vô cùng hữu ích, gắn liền với thực tế cho tôi trong suốt toàn bộ khóa học. Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã góp ý, hướng dẫn và chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt Khóa luận tốt nghiệp của mình. Gia đình, người thân và bạn bè trong và ngoài trường đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt toàn khóa học cũng như quá trình thực hiện đề tài. Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành trong sự cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng không thể tránh khỏi những sơ sót, hạn chế. Kính mong Hội đồng khoa học, Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp chỉ dẫn, đóng góp ý kiến để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 Sinh viên nghiên cứu Huỳnh Xuân Hiếu iv
  5. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học – Năm học 2013 – 2018 KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP SINH VIÊN KHÓA 13DDS – ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Huỳnh Xuân Hiếu Hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh Mở đầu: Vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối tượng sinh viên năm cuối. Tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng và chuẩn bị của sinh viên khi sắp tốt nghiệp là quan vô cùng quan trọng và cấp thiết. Đề tài tiến hành nghiên cứu quan điểm về việc làm và định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 13DDS – Đại học Nguyễn Tất Thành nhằm xác định xu hướng lựa chọn việc làm của sinh viên trong Khoa, tìm ra thế mạnh trong đào tạo, từ đó phát huy tiềm năng để tập trung phát triển nhân sự Dược cho xã hội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Định hướng nghề nghiệp của sinh viên hệ Đại học chính quy, khóa 2013, tại Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi), phương pháp thống kê mô tả. Kết quả: Qua kết quả nghiên cứu, SV có nhận thức đúng đắn về giá trị nghề ý thức được việc tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Kết luận: Trước tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn, đề tài nghiên cứu tìm hiểu định hướng của SV về giá trị nghề nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp tham khảo. Từ khóa: Định hướng nghề nghiệp, việc làm, 13DDS, sinh viên Dược. v
  6. Final assay for dgree of BS Pharm – Academic year: 2013 – 2018 SURVEY ON CAREER-ORIENTED IN OF 13DDS STUDENTS - NGUYEN TAT THANH UNIVERSITY Huynh Xuan Hieu Supervisor: MS Nguyen Thi Nhu Quynh Introduction: Job for students after graduation is a matter of great interest, especially for senior students. Understanding the need for employment, orientation and preparation of students when graduating is extremely important and urgent. The topic of job analysis and job orientation of 13DDS students - Nguyen Tat Thanh University is to determine the trend of job selection of students in the Faculty, find strengths in training. This brings into play the potential to focus on the development of pharmaceutical personnel for society. Materials and methods: Career-oriented in of 13DDS students - Nguyen Tat Thanh University. Theoretical and practical research methods (in- depth interviews and questionnaire surveys), descriptive statistical methods. Results: The results showed that students in different genders, fields of study, hometowns and family status have different value perceptions on career attitudes and skills. They perceived career’s values rightly and would be willing to improve their knowledge and professional skills to meet the market’s demands. Conclusion: In the context of shortage in employment, this research was conducted to understand students’value perceptions on carrer and then contribute some suggestions for references. Keywords: Employment, career, career-oriented, 13DDS, BS Pharm. vi
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3 1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................................3 1.1.1. Khái niệm nghề nghiệp...............................................................................3 1.1.2. Sơ lược về các việc làm thuộc ngành Dược .............................................11 1.1.3. Khái niệm định hướng ..............................................................................12 1.1.4. Khái niệm định hướng nghề nghiệp .........................................................13 1.2. Cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp ..................................................16 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................16 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................18 1.3. Bối cảnh nghiên cứu .....................................................................................23 1.3.1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay .................................23 1.3.2. Thực trạng đào tạo Dược sĩ đại học hiện nay...........................................25 1.2.3. Vài nét về Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành .................26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................28 2.1. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................28 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ...............................................................................28 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................28 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................28 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...........................................................28 2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................29 vii
  8. 2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ...............................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................30 3.1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường ...........................................................................30 3.1.1. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................30 3.1.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................33 3.2. Đánh giá định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường ...................................................................................................................36 3.2.1. Về định hướng tương lai sau khi vừa tốt nghiệp ......................................36 3.2.2. Về chuyên ngành theo học và loại hình công ty, công việc mong muốn .38 3.2.3. Về học lực và địa điểm làm việc ..............................................................41 3.2.4. Về lý do chọn lựa công việc và nơi làm việc ...........................................42 3.2.5. Về mức thu nhập mong muốn ..................................................................43 3.2.6. Về đối tượng tác động đến quá trình tìm kiếm việc làm ..........................44 3.2.7. Về kênh thông tin tìm hiểu về việc làm ...................................................45 3.2.8. Về những khó khăn của sinh viên khi tìm kiếm việc làm ........................46 3.2.9. Về chương trình giáo dục, đào tạo tại trường...........................................47 3.2.10. Về nhận thức với tình hình xã hội ..........................................................50 3.2.11. Về kế hoạch hành động cho bản thân .....................................................51 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................53 4.1. Kết luận ..........................................................................................................53 4.2. Kiến nghị ........................................................................................................54 4.3. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo .......................................................................54 viii
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung/ Nguyên văn 1 13DDS Khóa 2013 hệ Đại học chính quy, Khoa Dược 2 CN Chuyên ngành 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 7 HTH Hình thức học 8 HSSV Học sinh – Sinh viên 9 LHCT Loại hình công ty 10 LLLĐ Lực lượng lao động 11 PTN Phòng thí nghiệm 12 QA Quality Assurance 13 QC Quality Control 14 SV Sinh viên 15 THPT Trung học Phổ thông 16 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh x
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại nghề nghiệp theo nhóm tác giả Tất Dong, .................................7 Bảng 1.2. Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam của Tổng cục Thống kê ......................9 Bảng 1.3. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ..................................................24 Bảng 3.1. Cấu trúc bảng hỏi sử dụng trong nghiên cứu ...........................................31 Bảng 3.2. Mô tả mẫu theo năm sinh (tuổi) ...............................................................34 Bảng 3.3. Bảng thống kê mô tả quê quán của sinh viên ...........................................35 Bảng 3.4. Định hướng tương lai khi vừa tốt nghiệp .................................................36 Bảng 3.5. Hình thức học tập và chuyên ngành .........................................................37 Bảng 3.6. Mô tả thống kê mẫu kết hợp giữa chuyên ngành .....................................39 Bảng 3.7. Bảng thống kê mô tả Học lực kết hợp Địa điểm làm việc mong muốn ...42 Bảng 3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp ....................................42 Bảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến nơi làm việc ...................................................43 Bảng 3.10. Bảng thống kê mức thu nhập mong muốn sinh viên khóa 13DDS ........44 Bảng 3.11. Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp .................................44 Bảng 3.12. Bảng thống kê Môn Toeic cần thiết đối với sinh viên khóa 13DDS .....47 Bảng 3.13. Bảng thống kê Quản lý thời gian cần thiết đối với SV Khóa 13DDS....48 Bảng 3.14. Bảng thống kê môn Soạn thảo văn bản cần thiết đối .............................48 Bảng 3.15. Bảng thống kê Kỹ năng bán hàng ..........................................................48 Bảng 3.16. Bảng thống kê Tin học A .......................................................................48 Bảng 3.17. Bảng thống kê Tư duy hiệu quả, sáng tạo ..............................................49 Bảng 3.18. Bảng thống kê môn Giải quyết vấn đề ...................................................49 Bảng 3.19. Bảng thống kê môn Kỹ năng giao tiếp ...................................................49 xi
  12. Bảng 3.20. Bảng mô tả kỹ năng sinh viên Khóa 13DDS mong muốn .....................50 Bảng 3.21. Bảng mô tả nhận thức cơ hội việc làm cho sinh viên Dược ..................50 Bảng 3.22. Bảng mô tả những lý do ảnh hưởng đến cơ hội việc làm không chia đều ...................................................................................................................................51 Bảng 3.23. Bảng mô tô tình hình lên kế hoạch tìm kiếm công việc của sinh viên Khóa 13DDS .............................................................................................................51 Bảng 3.24. Bảng thống kê lý do không cần lên kế hoạch tìm kiếm việc làm ..........52 xii
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết hợp giới tính và lớp...........................................................34 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thống kê mô tả định hướng sau khi tốt nghiệp .......................38 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mô tả sự lựa chọn nghề nghiệp ...............................................40 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thống kê mô tả sự lựa chọn nghề ............................................41 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện kênh thông tin tìm hiểu việc làm SV Khóa 13DDS .45 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện những khó khăn của sinh viên Khóa 13DDS ...........47 xiii
  14. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình quy trình định hướng nghề nghiệp .............................................14 Hình 1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp ........................................................15 xiv
  15. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề nghiệp được xem là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định tương lai của mỗi người. Việc lựa chọn một ngành nghề phù hợp là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay, đặc biệt là sinh viên sắp và sau khi ra trường. Có quá nhiều lựa chọn, vậy công việc nào, chuyên ngành nào sẽ thật sự phù hợp? Thực tế hiện nay, nhiều sinh viên bị thu hút bởi đặc điểm xã hội biểu hiện ra ngoài của nghề nghiệp. Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, xuất hiện nhiều yếu tố tác động (gia đình, bạn bè, người yêu....) làm ảnh hưởng đến quyết định. Nhiều sinh viên chưa hiểu rõ bản thân, chưa tìm xác định được ưu, nhược điểm dẫn đến những định hướng sai lầm, lựa chọn nghề nghiệp không phù với năng lực, không phát huy hết tiềm lực của chính mình dẫn đến chán nản, học tập không tiến bộ, bỏ học giữa chừng hoặc sau khi ra trường làm việc trái ngành, không đúng chuyên môn, làm việc trong thời gian ngắn thì lại nhảy việc liên tục. Những điều trên không những gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của người học mà còn làm lãng phí rất lớn nguồn nhân lực của xã hội, tạo áp lực cho thị trường lao động. Được đánh giá là ngành học danh giá với nhiều tiềm năng về cơ hội việc làm trong tương lai, Y – Dược vẫn luôn được xem là ngành học được lựa chọn hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Những năm gần đây, nhu cầu xã hội tăng cao, đặc biệt là những nhân sự có trình độ cao, phục vụ cho ngành Dược. Nắm bắt được những nhu cầu đó, các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước ngày càng mở rộng quy mô, hệ thống đào tạo ngành học này ở nhiều hệ, trình độ khác nhau, đặc biệt chú trọng đào tạo Dược sĩ đại học. Đào tạo nhiều dẫn đến cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường ngày càng khó khăn. Cũng là một trong những trường đại học được phép đào tạo Dược sĩ đại học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chính thức tuyển sinh Hệ chính quy, Dược sĩ đại học vào cuối năm 2013. Dự kiến đến tháng 12 năm 2018, Khóa Dược sĩ đại học đầu tiên này sẽ chính thức ra trường để phục vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì là khóa đại học đầu tiên, cơ hội việc làm, định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) của sinh viên cũng 1
  16. được Khoa Dược, Nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ đầu khóa học đến nay Khoa Dược đã tổ chức hai buổi sinh hoạt hướng nghiệp, chuyên ngành cho sinh viên. Hằng năm, Trường đều tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu việc làm để sinh viên tiếp cận thực tế với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà thuốc tư nhân nhằm giúp sinh viên xác định rõ hơn về định hướng trong tương lai và năng lực của bản thân. Các buổi hướng nghiệp đã mang lại kết quả như thế nào? Định hướng của sinh viên khóa 13DDS ra sao? Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp bị tác động bởi những yếu tố nào? Những câu hỏi trên khiến tôi thực hiện đề tài “Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoá 13DDS – Đại học Nguyễn Tất Thành” với các mục tiêu như sau: 1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường; 2. Đánh giá định hướng việc làm của sinh viên khóa 13DDS sau khi ra trường. 2
  17. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm nghề nghiệp Thuật ngữ “Nghề nghiệp” được sử dụng phổ biến và định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, Kinh tế học, Giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học,... Nhìn chung, có những quan niệm cơ bản sau về nghề nghiệp: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, “nghề nghiệp” là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Nghề nghiệp có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề nghiệp là lao động. Lao động là loại hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề nghiệp [26]. Theo quan điểm của Kinh tế học, “nghề nghiệp” là tri thức và kỹ năng lao động mà người lao động có được trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn, cho phép người đó có thể thực hiện được một loại hoạt động nhất định trong hệ thống phân công lao động xã hội [26]. Theo quan điểm Giáo dục học, “nghề nghiệp” là công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là dạng đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển. Từ điển Larousse của Pháp định nghĩa: “Nghề là hoạt động thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại” [13]. Theo quan điểm Xã hội học, nhà xã hội học Đức Max Weber từng đề cập hoạt động nghề nghiệp trong quyển sách “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa Tư bản” (1920). Ông xem xét “nghề nghiệp” không chỉ có nghĩa là nghề nghiệp mà còn mang ý nghĩa thiên chức của con người. Vì thế khái niệm nghề nghiệp luôn đi đôi với khái niệm thiên chức, bổn phận của mỗi người trong cuộc sống [36]. 3
  18. Theo quan điểm Tâm lý học, “nghề nghiệp” được nhìn nhận theo nhiều quan điểm của rất nhiều nhà Tâm lý học. Trong đó, quan niệm được đồng tình nhiều nhất là định nghĩa của tác giả E.A.Klimov: “Nghề là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển” [25]. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “nghề” và “nghề nghiệp”. Vì vậy, nhiều tác giả cho rằng, khái niệm “nghề” và “nghề nghiệp” tuy có những khía cạnh khác nhau, song cũng không nên tách bạch nội hàm hai khái niệm đó, bởi trong chúng có sự “chứa đựng” lẫn nhau, trong “nghề” có ẩn chứa “nghiệp”, và đã có “nghiệp” nhất định phải có “nghề”, cho nên người ta thường dùng thuật ngữ “nghề nghiệp”, bởi sự song hành giữa chúng. Ngoài những quan điểm trên, còn có quan niệm đồng hoá giữa “nghề” và “chuyên môn” theo các tác giả Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm thì “Nghề là công việc một người thường xuyên làm để sinh nhai”. Theo đó, chuyên môn có nghĩa là “Một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp, trong đó con người bằng sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần như là phương tiện cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội” [24] [27]. GS. Phạm Tất Dong cũng đưa ra định nghĩa: “Nghề là nhóm những chuyên môn gần nhau. Một nghề bao gồm nhiều chuyên môn”. Tác giả cũng cho rằng sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn, trình độ, kỹ năng, kỹ xảo đối với việc làm nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn là những dấu hiệu quan trọng nhất khi đề cập đến nghề [13]. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, nghề nghiệp cũng phát triển theo. Khái niệm “việc làm” và “nghề nghiệp” đôi khi vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn, chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm này. Theo Điều 13, Bộ luật Lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. 4
  19. Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:  Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.  Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.  Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý [6]. Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó)”. Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý. Theo ông thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm [12]. Có thể coi “nghề nghiệp” là “việc làm” nhưng không phải việc làm nào cũng là nghề nghiệp. Những việc làm nhất thời, không ổn định do con người bỏ sức lao động và được trả công thì chưa phải là nghề nghiệp. “Nghề nghiệp” và “việc làm” có điểm chung: Con người phải bỏ sức lao động để tạo ra sản phẩm, để tồn tại và phát triển. Tuy vậy, chúng khác nhau ở chỗ: “nghề nghiệp” là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn, có trình độ, kỹ năng và kỹ xảo nhờ vào quá trình đào tạo. Còn “việc làm” chỉ gắn một phần, một số kỹ năng lao động nào đó thuộc một hay vài nghề miễn là qua hoạt động cụ thể, người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ và kiếm được tiền sinh sống. Khái niệm “nghề” khác với khái niệm “việc làm” và nó chỉ rõ sự chuyên nghiệp dù chỉ là tương đối đòi hỏi con người phải đầu tư, gắn bó và rèn luyện [19] [26]. 5
  20. Nhìn chung, nghề nghiệp có một số nội dung cơ bản sau: Một là, nói tới nghề nghiệp trước hết phải hiểu đó là một nghề trong xã hội, là công việc chuyên môn trong một lĩnh vực hoạt động nhất định, nó đòi hỏi người làm việc (làm nghề) phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để lao động có hiệu quả. Hai là, hoạt động nghề nghiệp có mục đích rõ ràng, nó không những mang lại lợi ích cho xã hội mà còn giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển của bản thân. Đó cũng chính là cái “nghiệp” mà mỗi người sẽ luôn gắn bó trong cả cuộc đời họ. Đây cũng là điều chứng tỏ tầm quan trọng lớn lao của “Nghề nghiệp” đối với con người và cộng đồng xã hội trong mọi thời đại. Ba là, nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, nó ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội về mọi mặt. “Nghề nghiệp” trong xã hội không phải là một cái gì ổn định, cứng nhắc. Các nghề trong xã hội luôn ở trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Xã hội càng phát triển thì sự phân hoá ngành nghề càng diễn ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp [26]. 1.1.1.1. Phân loại việc làm Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn rất đa dạng về số lượng và trải đều qua mọi khía cạnh của cuộc sống nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Hiện nay có tới 70.000 nghề và hàng chục nghìn chuyên môn. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải, khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề, bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Do đó, có nhiều cách phân loại để tạo thành những nghề và nhóm nghề nhất định. Có thể kể đến một số cách phân loại tiêu biểu như: 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2