intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

168
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung khóa luận trình bày khảo sát được nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. Khảo sát được mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn ở phòng tư vấn thuốc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẢO KHẢO SÁT NHU CẦU TƯ VẤN CỦA BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI PHÒNG CẤP PHÁT THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI-2013
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THẢO KHẢO SÁT NHU CẦU TƯ VẤN CỦA BỆNH NHÂN VÀ THỰC TRẠNG TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI PHÒNG CẤP PHÁT THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ BỆNH VIỆN BẠCH MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. ThS. Trịnh Trung Hiếu 2. ThS. Hoàng Hà Phương Nơi thực hiện: Phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai HÀ NỘI-2013
  3. Lời cảm ơn Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai người thầy: ThS. Trịnh Trung Hiếu và ThS. Hoàng Hà Phương – giảng viên Bộ môn Dược Lâm Sàng – trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn DSCK II. Nguyễn Thị Hồng Thủy – Trưởng khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai, ThS. Lê Vân Anh và các dược sĩ làm việc tại phòng tư vấn sử dụng thuốc bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các dược sĩ, cán bộ công nhân viên khoa Dược Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô – Bộ môn Dược lâm sàng – trường Đại học Dược Hà Nội – là những người thầy đã chia sẻ và giải đáp các vướng mắc của tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội – những người thầy đã dìu dắt tôi suốt 5 năm học vừa qua. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những lúc khó khăn nhất trong học tập và quá trình hoàn thành khóa luận. Hà nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo
  4. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình Danh mục đối chiếu Anh – Việt ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1 Khái niệm và các mô hình tư vấn bệnh nhân ................................................ 3 1.1.1 Các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân ...................................................... 3 1.1.2 Các mô hình tư vấn bệnh nhân ............................................................... 4 1.2 Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân ..................................................................... 6 1.2.1 Mục tiêu giáo dục bệnh nhân ................................................................. 6 1.2.2 Mục tiêu hỗ trợ bệnh nhân ..................................................................... 6 1.3 Các cách tiếp cận của bệnh nhân trong quá trình tư vấn bệnh nhân ............. 7 1.3.1 Tuân thủ (Compliance) .......................................................................... 8 1.3.2 Đồng thuận (Concordance) .................................................................. 11 1.4 Lợi ích của việc tư vấn bệnh nhân .............................................................. 12 1.4.1 Lợi ích đối với bệnh nhân .................................................................... 12 1.4.2 Lợi ích của đối với dược sĩ................................................................... 13 1.5 Vai trò của dược sĩ trong tư vấn bệnh nhân ................................................ 13 1.5.1 Vai trò của dược sĩ ............................................................................... 13 1.5.2 Thách thức đối với tư vấn bệnh nhân ................................................... 14 1.6 Nội dung của tư vấn bệnh nhân .................................................................. 15 1.6.1 Hoàn cảnh tư vấn.................................................................................. 15 1.6.2 Các nội dung trong quá trình tư vấn..................................................... 15 1.6.3 Kĩ thuật tư vấn ...................................................................................... 20 1.6.4 Kĩ năng giao tiếp trong tư vấn bệnh nhân ............................................ 21 1.6.5 Tư vấn bệnh nhân tập trung vào bệnh mãn tính ................................... 22 1.7 Công tác tư vấn sử dụng thuốc ở bệnh viện Bạch Mai ............................... 23
  5. CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 25 2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 25 2.1.1 Khảo sát nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú 25 2.1.2 Khảo sát tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT 26 2.1.3 Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn ............ 27 2.2 Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................... 28 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ...................................................................................... 29 3.1 Nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân ..................................... 29 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân .............................................. 29 3.1.2 Nhận thức của bệnh nhân về việc sử dụng thuốc ................................. 31 3.1.3 Nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của bệnh nhân ..................................... 34 3.2 Tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn ....................................... 36 3.2.1 Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ ....................................... 36 3.2.2 Mức độ đáp ứng của dược sĩ với việc tư vấn ....................................... 39 3.3 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi tư vấn .......................................... 43 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ................................................................................... 45 4.1 Nhận thức và nhu cầu tư vấn của bệnh nhân .............................................. 45 4.2 Tình hình tư vấn sử dụng thuốc tại phòng tư vấn ....................................... 50 4.3 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn ................................. 54 4.4 Một số khó khăn và hạn chế khi thực hiện nghiên cứu .............................. 54 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................... 56 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 56 5.2 Đề xuất ........................................................................................................ 57 Tài liệu tham khảo
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tên đầy đủ BHYT : Bảo hiểm y tế USP : Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia) IQR : Khoảng tứ phân vị (Interquatile range) ASHP : Hiệp hội Dược sĩ Mỹ (American Society of Health – System Pharmacists)
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Thông tin chung của bệnh nhân 30 3.2 Nhận thức của bệnh nhân về việc uống thuốc 31 3.3 Nhận thức của bệnh nhân về tìm hiểu thông tin về thuốc 34 3.4 Nhu cầu tư vấn của bệnh nhân 35 3.5 Số thuốc được dược sĩ tư vấn 37 3.6 Tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong quá trình tư vấn 38 3.7 Thời gian cho 1 cuộc tư vấn 39 3.8 Số bệnh nhân và thời gian phòng tư vấn mở cửa theo ngày 41 3.9 Tương quan giữa hoạt động tư vấn và hoạt động cấp phát thuốc 43 3.10 Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau tư vấn 44
  8. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Phòng tư vấn bệnh viện Bạch Mai 23 1.2 Một số trang thiết bị phòng tư vấn bệnh viện Bạch Mai 23 3.1 Các nội dung dược sĩ đã thực hiện 36 3.2 Số bệnh nhân vào tư vấn theo ngày 40 3.3 Thời gian phòng tư vấn mở cửa và số bệnh nhân tư vấn theo ngày 41 3.4 Tương quan giữa thời gian phòng tư vấn mở cửa và số bệnh nhân 42 tư vấn
  9. DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Monolog Độc thoại của dược sĩ Dialog Hỏi đáp đơn thuần Conversation Đối thoại Discussion Thảo luận Magisterial health counselling Mô hình tư vấn một chiều Participative health counselling Mô hình tư vấn hai chiều Promotional health counselling Mô hình tư vấn khuyến khích Compliance Tuân thủ Concordance Đồng thuận Department of Health Human Services Ủy ban chăm sóc sức khỏe Resources Nguồn lực
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tư vấn và giáo dục bệnh nhân là một phần quan trọng của công tác chăm sóc Dược [3]. Đặc biệt đối với bệnh mãn tính, những bệnh phải điều trị trong thời gian dài thì tư vấn thuốc càng đóng vai trò quan trọng để nâng cao mức độ tuân thủ và khả năng tự kiểm soát bệnh của bệnh nhân. Theo hướng dẫn tư vấn thuốc của Dược điển Mỹ (USP) năm 1997, tư vấn bệnh nhân chia thành 4 mức độ: độc thoại của dược sĩ (monolog), hỏi đáp đơn thuần (dialog), đối thoại (conversation) và thảo luận (discussion) [34]. Trong đó mức độ cao nhất là thảo luận, ở đây dược sĩ và bệnh nhân có những trao đổi chi tiết dựa trên mối tương tác ngang bằng để đưa ra những lời khuyên dùng thuốc có hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Theo dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật dược 2013, tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân là trách nhiệm của dược sĩ lâm sàng tại các cơ sở khám chữa bệnh [2]. Để thực hiện nhiệm vụ này, dược sĩ không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà khi tư vấn phải đồng cảm với bệnh nhân đồng thời nắm bắt nhu cầu và kiến thức sẵn có của bệnh nhân để đưa ra nội dung tư vấn hợp lý. Tại Việt Nam, mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân còn ít phổ biến, hoạt động tại các nhà thuốc bệnh viện vẫn tập trung chủ yếu vào việc cấp phát thuốc, chưa thực sự có sự trao đổi, tư vấn và tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân. Chưa có những nghiên cứu về nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân làm cơ sở thúc đẩy hoạt động này trên thực tế. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai áp dụng mô hình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Hoạt động này bước đầu được triển khai từ tháng 11 năm 2012 tại phòng cấp phát thuốc cho bệnh nhân có Bảo hiểm y tế (BHYT). Các dược sĩ tại bệnh viện Bạch Mai đang không ngừng rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nâng cao chất lượng tư vấn và đưa ra một quy trình tư vấn phù hợp nhất với nhu cầu và đặc điểm của bệnh nhân BHYT ngoại trú. Việc nhìn nhận lại nội dung tư vấn, cũng như nắm bắt được nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng và mức độ hài lòng của bệnh nhân sẽ giúp các dược sĩ có một cái nhìn toàn diện, từ đó nâng cao hiệu quả của quy trình tư vấn hiện có.
  11. 2 Chính vì lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc Bảo hiểm y tế bệnh viện Bạch Mai” với ba mục tiêu sau: 1. Khảo sát được nhận thức và nhu cầu được tư vấn của bệnh nhân BHYT ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai. 2. Khảo sát được hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc BHYT, bệnh viện Bạch Mai. 3. Khảo sát được mức độ hài lòng của bệnh nhân sau khi được tư vấn ở phòng tư vấn thuốc.
  12. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm và các mô hình tư vấn bệnh nhân 1.1.1 Các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân Theo Hepler (1987) thì các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân bắt đầu được thảo luận vào những năm 1960. Các định nghĩa này thường có xu hướng tập trung vào nội dung, ví dụ như thông tin mà dược sĩ cung cấp cho bệnh nhân. Các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân dần dần được bổ sung, thay đổi và hoàn thiện hơn [10]. Một trong những định nghĩa sớm nhất về tư vấn bệnh nhân được đưa ra bởi Puckett và cộng sự năm 1978. Tác giả này cho rằng tư vấn bệnh nhân là “bất kì sự thông báo nào được dược sĩ nói hay viết ra về thuốc và cách sử dụng thuốc” [10]. Theo định nghĩa của Hepler thì tư vấn bệnh nhân dừng lại ở mức cung cấp cho bệnh nhân thông tin về thuốc. Năm 1997, Aslanpour và Smith đã đưa ra một định nghĩa hoàn thiện hơn về tư vấn bệnh nhân, không chỉ là cung cấp thông tin về thuốc mà cao hơn tư vấn bệnh nhân là “việc cung cấp các thông tin về thuốc và các vấn đề liên quan đến sức khỏe” [5]. Nhìn nhận về tư vấn bệnh nhân ở mức cao hơn, không đơn thuần là việc cung cấp thông tin một chiều, Schommer và Wiederholt năm 1994 cho rằng “tư vấn bệnh nhân là việc dược sĩ đưa ra lời khuyên dựa trên quan điểm hợp lí, chủ quan của mình và hướng tới bệnh nhân trong phạm vi sử dụng thuốc” [27]. Như vậy các định nghĩa về tư vấn bệnh nhân thay đổi theo thời điểm và không được xây dựng trên bất kì nền tảng lí thuyết nào. Các định nghĩa vẫn chưa thể hiện được bản chất của sự tương tác giữa bệnh nhân và dược sĩ cho dù quá trình tư vấn là độc thoại của dược sĩ hay hỏi đáp đơn thuần giữa dược sĩ và bệnh nhân [10]. Một trong những định nghĩa toàn diện nhất về tư vấn bệnh nhân được xây dựng bởi dược điển Mỹ (USP) năm 1997. Theo USP, tư vấn bệnh nhân là “cách tiếp cận tập trung vào nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bệnh nhân với mục tiêu cải thiện hoặc duy trì chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống” [34]. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cung cấp và thảo luận về thông tin thuốc với từng đối tượng bệnh nhân để đạt được mục tiêu trên. Bản chất của mối quan hệ
  13. 4 giữa bệnh nhân và nhân viên y tế là tương tác và học hỏi kinh nghiệm cho cả hai bên [23]. Theo USP, tư vấn sử bệnh nhân được phân thành 4 mức độ: độc thoại của dược sỹ, hỏi đáp đơn thuần, đối thoại và thảo luận. Các mức độ phát triển liên tục từ mức thấp nhất là độc thoại của dược sĩ đến mức cao nhất là thảo luận, từ chỗ dược sĩ chỉ cung cấp thông tin một chiều đến có những trao đổi chi tiết với bệnh nhân để đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân [10]. Các mức độ tư vấn này có thể coi là tương ứng với các mô hình tư vấn bệnh nhân khác nhau. 1.1.2 Các mô hình tư vấn bệnh nhân Mô hình tư vấn bệnh nhân là cách thức của quá trình tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong tư vấn. Năm 1993, Ingrosso chia mô hình tư vấn bệnh nhân thành 3 loại: • Mô hình tư vấn một chiều (magisterial health counselling) • Mô hình tư vấn hai chiều (participative health counselling) • Mô hình tư vấn khuyến khích (promotional health counselling) [10] Mô hình tư vấn một chiều Mô hình tư vấn một chiều (magisterial health counselling) là mô hình trong đó bệnh nhân được coi như một cỗ máy thực hiện tiếp nhận thông tin một chiều. Tynjälä năm 1999 cho rằng mô hình tư vấn một chiều có thể so sánh với mức độ độc thoại của dược sĩ trong 4 mức độ của tư vấn bệnh nhân theo USP. Tương tự như trong tư vấn độc thoại của dược sĩ, bệnh nhân tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà không có sự phản hồi đối với dược sĩ [10]. Mô hình tư vấn một chiều được coi là trung lập, bất đối xứng và dựa trên lý thuyết học tập hành vi. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa chú ý đến điểm riêng biệt của mỗi bệnh nhân, chưa nhìn nhận đúng về khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của họ. Do đó, bệnh nhân chỉ kiểm soát và tuân thủ nghiêm túc những lời khuyên của dược sĩ mà không xem xét liệu việc điều trị có phù hợp với mình hay không [10]. Mô hình tư vấn hai chiều
  14. 5 Mô hình tư vấn hai chiều (participative health counselling) là mô hình trong đó bệnh nhân có quyền tự đưa ra các lựa chọn, quyết định liên quan đến việc điều trị của mình. Mô hình tư vấn hai chiều có thể so sánh với mức độ hỏi đáp đơn thuần giữa dược sĩ và bệnh nhân trong 4 mức độ tư vấn bệnh nhân theo USP. Theo đó quá trình tư vấn được coi như là sự chia sẻ thông tin giữa bệnh nhân và dược sĩ [10]. Mô hình tư vấn hai chiều dựa trên lí thuyết về khả năng học của bệnh nhân, theo đó mỗi bệnh nhân tự có ý thức về bệnh và thuốc của mình. So với mô hình tư vấn một chiều, mô hình này đã nhấn mạnh sự phù hợp đối với từng bệnh nhân, bệnh nhân có thể tự đưa ra những quyết định có lợi cho tình trạng sức khỏe của mình [10]. Tuy nhiên, mô hình vẫn chưa đề cập đến khả năng suy nghĩ và đánh giá những quyết định đưa ra liên quan đến điều trị của bệnh nhân [17, 20]. Mô hình tư vấn khuyến khích Mô hình tư vấn khuyến khích (promotional health counselling) là mô hình bao gồm quá trình tương tác học hỏi kinh nghiệm giữa dược sĩ và bệnh nhân. Mô hình này tăng cường các kĩ năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ và cách đánh giá riêng của bệnh nhân về mỗi hành động của mình. Mô hình tư vấn khuyến khích có thể so sánh với mức độ đối thoại và thảo luận giữa dược sỹ và bệnh nhân trong 4 mức độ tư vấn bệnh nhân theo USP [10]. Tư vấn sức khỏe khuyến khích được thiết lập dựa trên tâm lí học nhận thức và học thuyết hành động liên quan đến nhận thức [17]. Bàn về vấn đề này, Rauste-von Wright năm 1994 cho rằng việc học ở đây dựa trên quan niệm học tập mang tính chất xây dựng, thông tin không được truyền trực tiếp cho người học, mà họ sẽ tự nhận thức và tự tìm thông tin cho chính mình. Mô hình tư vấn khuyến khích đã quan tâm tới hiểu biết và suy nghĩ độc lập của từng bệnh nhân trong suốt quá trình tư vấn [10]. Đây chính là vấn đề mà hai mô hình tư vấn trước chưa đề cập đến. Như vậy từ mô hình tư vấn một chiều tới mô hình tư vấn khuyến khích đã từng bước hướng tới bệnh nhân trong quá trình tư vấn. Mỗi mô hình tư vấn hướng tới và giải quyết những mục tiêu riêng, nhưng tư vấn khuyến khích là mô hình đạt được đầy đủ nhất các mục tiêu của một quá trình tư vấn bệnh nhân.
  15. 6 1.2 Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân Tư vấn bệnh nhân là quá trình dược sĩ thảo luận với bệnh nhân về các thuốc điều trị của họ nhằm hai mục tiêu chính: • Giáo dục bệnh nhân những thông tin liên quan đến thuốc. • Giúp đỡ bệnh nhân để đạt được lợi ích tốt nhất của việc dùng thuốc. 1.2.1 Mục tiêu giáo dục bệnh nhân Mục tiêu giáo dục bệnh nhân bao gồm nâng cao kĩ năng và kiến thức để mang lại những thay đổi trong thái độ và hành vi dùng thuốc của bệnh nhân [13]. Để đạt được mục tiêu giáo dục bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, dược sĩ phải thực hiện từng bước. Các dược sĩ thường nghĩ giáo dục bệnh nhân là cung cấp thông tin thông qua lời nói hay văn bản. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin đơn thuần không đảm bảo được kĩ năng và kiến thức về bệnh và việc dùng thuốc của bệnh nhân được cải thiện [24]. Với mục tiêu giáo dục thì dược sĩ phải đưa thông tin phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Thông qua việc thảo luận với bệnh nhân dược sĩ phải xác định được bệnh nhân biết về bệnh hoặc về thuốc đến đâu, họ có bất kì sự hiểu sai nào về thuốc và bệnh không. Ví dụ, bệnh nhân có thể nghĩ rằng bệnh tăng huyết áp của họ là kết quả của trạng thái thần kinh căng thẳng, thuốc điều trị tăng huyết áp là để hạ huyết áp và thuốc này chỉ cần khi bệnh nhân cảm thấy huyết áp của mình tăng. Sau khi khám phá ra nhận thức, suy nghĩ của bệnh nhân, dược sĩ cũng cần phải truyền đạt thông tin rõ ràng về bệnh tăng huyết áp, mục tiêu của thuốc và tầm quan trọng của việc dùng thuốc đều đặn [24]. 1.2.2 Mục tiêu hỗ trợ bệnh nhân Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân là giúp đỡ bệnh nhân vượt qua bệnh tật và những thay đổi do bệnh gây ra. Ví dụ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp có thể cần giúp đỡ để vượt qua những thay đổi trong chế độ ăn, trong thói quen công việc và hoạt động giải trí [24]. Thêm vào việc giải quyết những vấn đề trước mắt, tư vấn bệnh nhân nên có những thảo luận để phòng tránh vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bệnh nhân
  16. 7 dùng thuốc và nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề này cho bệnh nhân [14]. Thông qua tư vấn bệnh nhân, dược sĩ có thể dự đoán trước một số vấn đề nhờ đó có thể phòng ngừa được hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa các vấn đề bất lợi của thuốc. Dược sĩ thảo luận với bệnh nhân để biết ý định và khả năng tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bệnh nhân. Ví dụ một bệnh nhân đi ăn tiệc có thể quyết định bỏ qua một liều thuốc tăng huyết áp và uống rượu trong bữa tiệc. Nếu tình huống này được dự đoán trước và thảo luận với dược sĩ thì bệnh nhân có thể có một quyết định tốt hơn. Dược sĩ có thể chỉ ra những nguy cơ khi bệnh nhân bỏ một liều thuốc hoặc gợi ý những thay đổi như bệnh nhân nên hạn chế uống rượu trong khi đang uống thuốc [24]. Một vấn đề khác cần chú ý đó là sự gia tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Ví dụ, các tác dụng không mong muốn như táo bón, nước tiểu đổi màu cũng có thể làm bệnh nhân lo âu và có thể dẫn đến dừng thuốc. Vì vậy trong quá trình tư vấn dược sĩ nên tư vấn để bệnh nhân nhận ra những triệu chứng nào là tác dụng không mong muốn của thuốc, tìm cách giải quyết và không tự ý dừng thuốc [24]. Như vậy trong trường hợp bệnh nhân phải điều trị lâu dài, mục tiêu của tư vấn là phát hiện ra tất cả những vấn đề nói trên và đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Khi đã phát hiện ra các vấn đề có thể xảy ra thì mục tiêu của tư vấn là nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề này cho bệnh nhân [24]. Tư vấn bệnh nhân với hai mục tiêu chính là giáo dục bệnh nhân các thông tin liên quan đến thuốc và giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. Như vậy, việc dược sĩ có thực hiện được 2 mục tiêu này trong quá trình tư vấn hay không sẽ quyết định cách tiếp cận của bệnh nhân với những gì họ được tư vấn. 1.3 Các cách tiếp cận của bệnh nhân trong quá trình tư vấn bệnh nhân Bệnh nhân có cách tiếp cận khác nhau đối với từng mô hình tư vấn cũng như từng mức độ tư vấn. Khi mô hình tư vấn phát triển từ một chiều đến khuyến khích, từ mức độ tư vấn độc thoại của dược sĩ đến mức độ thảo luận thì cách tiếp cận của bệnh nhân thay đổi dần từ tuân thủ đến đồng thuận.
  17. 8 1.3.1 Tuân thủ (Compliance) Khái niệm chung về tuân thủ Haynes và cộng sự năm 1979 đã đưa ra định nghĩa tuân thủ là “mức độ một bệnh nhân tuân theo chế độ ăn, thực hiện thay đổi lối sống theo các lời khuyên về thuốc và sức khỏe” [10]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tuân thủ là “mức độ bệnh nhân tuân theo lời hướng dẫn của bác sĩ” [31]. Năm 1999, Blenkinsopp cho rằng tuân thủ thuốc đề cập đến hành vi của bệnh nhân liên quan đến các loại thuốc của họ [10]. Trong tư vấn bệnh nhân, cách tiếp cận tuân thủ không công nhận bệnh nhân là người có thể chủ động kiểm soát việc điều trị của họ. Thay vào đó, cách tiếp cận này xem các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là người đưa ra quyết định cho bệnh nhân. Vì vậy, quá trình tư vấn coi như một quá trình truyền thông tin từ nhân viên y tế tới bệnh nhân một cách thụ động [10, 32]. Cách tiếp cận tuân thủ tương ứng với mô hình tư vấn một chiều và giai đoạn tư vấn độc thoại của dược sĩ. Bản chất của mô hình này chưa nhìn nhận đúng khả năng và cách giải quyết vấn đề của bệnh nhân, chưa chú ý đến thái độ và niềm tin của bệnh nhân, vì vậy tạo cho bệnh nhân cách tiếp cận vấn đề một cách thụ động, chỉ tuân thủ mà không xem xét sự phù hợp với bản thân mình. Với cách tiếp cận này bệnh nhân không có cơ hội thảo luận với dược sĩ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình dùng thuốc để tìm cách giải quyết. Và chính những vấn đề này ảnh hưởng và là rào cản tới sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân Tuân thủ là một hiện tượng đa chiều được xác định bởi sự tương tác qua lại của nhóm 5 yếu tố: yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe, yếu tố liên quan đến bệnh, yếu tố liên quan đến phác đồ điều trị, yếu tố liên quan đến bệnh nhân, trong đó bệnh nhân chỉ là một yếu tố quyết định [31]. ❖ Yếu tố kinh tế - xã hội Một vài yếu tố được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ như: tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, nghèo đói, mù chữ, trình độ học vấn thấp, thất
  18. 9 nghiệp, điều kiện sống không ổn định, xa trung tâm điều trị, chi phí đi lại cao, chi phí cho thuốc điều trị cao, thay đổi môi trường, thái độ và niềm tin về bệnh, về phương pháp điều trị (Albaz RS 1997, trích dẫn trong [31]). ❖ Yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe Những yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân bao gồm dịch vụ y tế và hệ thống phân phối thuốc kém phát triển, đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe thiếu kiến thức trong việc quản lí bệnh mãn tính, năng lực của hệ thống giáo dục bệnh nhân còn yếu, thiếu kiến thức về tuân thủ và những can thiệp có hiệu quả để cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân [31]. ❖ Yếu tố liên quan đến bệnh Các yếu tố này tiêu biểu cho những yêu cầu đặc biệt liên quan đến bệnh mà bệnh nhân phải vượt qua. Một số yếu tố quan trọng quyết định sự tuân thủ liên quan đến mức độ nặng của triệu chứng bệnh, mức độ khuyết tật (thể chất, tâm lí, xã hội), mức độ tiến triển của bệnh, sự sẵn có của các phác đồ điều trị có hiệu quả. Tác động của những yếu tố này phụ thuộc vào việc nó ảnh hưởng đến nhận thức về nguy cơ của bệnh nhân, đến tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị, đến sự ưu tiên việc tuân thủ như thế nào [31]. Loại bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng, ví dụ bệnh nhân bệnh tim thường tuân thủ tốt, trong khi bệnh nhân bệnh hen thường không tuân thủ [24]. ❖ Yếu tố liên quan đến phác đồ điều trị Có nhiều yếu tố của phác đồ điều trị ảnh hưởng tới sự tuân thủ. Đáng chú ý nhất là những yếu tố liên quan sự phức tạp của chế độ điều trị, thời gian điều trị, thất bại của phác đồ điều trị trước đó, sự thay đổi thường xuyên phác đồ điều trị, hiệu quả tức thì của phác đồ, tác dụng không mong muốn, và các biện pháp y tế sẵn có để giải quyết những vấn đề này [31]. ❖ Yếu tố thuộc về bệnh nhân Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân có ảnh hưởng đến sự tuân thủ tiêu biểu là kiến thức, thái độ, niềm tin, nhận thức và nguồn lực của bệnh nhân (resources). Các yếu tố này bao gồm: tính hay quên, tâm lí căng thẳng, thiếu kiến thức và kĩ
  19. 10 năng kiểm soát triệu chứng và phương pháp điều trị, thiếu nhu cầu tự nhận thức về phương pháp điều trị, thiếu nhận thức về hiệu quả của phương pháp điều trị, thiếu hiểu biết về bệnh, không tin tưởng vào chẩn đoán, hiểu sai về hướng dẫn điều trị, thiếu sự kiểm soát và theo dõi, bi quan, thất vọng, lo lắng về tác dụng không mong muốn của thuốc, cảm giác bị kì thị vì mắc bệnh [31]. Rào cản tới sự tuân thủ thuốc Năm 1984, Becker cho rằng rào cản thứ nhất của sự tuân thủ thuốc là sự phức tạp của phác đồ điều trị và sự khó khăn trong việc tuân thủ phương pháp điều trị đã đưa ra. Phác đồ điều trị càng phức tạp thì bệnh nhân càng ít tuân thủ thuốc. Khó khăn trong việc nhớ uống thuốc vài lần mỗi ngày hoặc trong việc điều chỉnh dùng thuốc cho phù hợp với thói quen hàng ngày của bệnh nhân cũng được xem như lý do để bệnh nhân ít tuân thủ thuốc hơn [7]. Thời gian điều trị dài cũng làm cho bệnh nhân ít tuân thủ hơn. Nguyên nhân của việc này là do bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhớ và sắp xếp lịch uống thuốc [24]. Việc giảm tuân thủ theo thời gian sẽ làm bệnh nhân ít quan tâm đến bệnh hơn hoặc ít có nhu cầu tiếp tục dùng thuốc [8]. Tác dụng không mong muốn của thuốc khi xảy ra cũng làm giảm sự tuân thủ thuốc, do bệnh nhân thấy khó chịu, lo lắng tác dụng này sẽ nặng thêm. Đặc biệt khi bệnh nhân không được cảnh báo trước về khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn hoặc không được hướng dẫn các biện pháp để làm giảm những tác dụng không mong muốn này [24]. Rào cản về nhận thức, ngôn ngữ, khả năng đọc viết làm bệnh nhân không hiểu được lí do phải dùng thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc. Vì vậy bệnh nhân sẽ không thể tuân thủ đúng cách dùng thuốc [24]. Các yếu tố ảnh hưởng và rào cản làm giảm sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân cần được thảo luận với dược sĩ trong tư vấn để cùng nhau tìm ra cách giải quyết các vấn đề bệnh nhân gặp phải. Khi bệnh nhân thảo luận những vấn đề này với dược sĩ tức là họ đã chuyển sang một cách tiếp cận mới, từ tuân thủ một cách thụ động đến đồng thuận trong quá trình tư vấn.
  20. 11 1.3.2 Đồng thuận (Concordance) Năm 1997, Marinker cho rằng đồng thuận là cách tiếp cận dựa trên quan điểm dược sĩ và bệnh nhân tương tác ngang bằng, do đó giữa họ sẽ hình thành sự liên hệ về điều trị. Bàn về vấn đề Blenkinsopp năm 1999 cũng khẳng định đồng thuận không đồng nghĩa với tuân thủ, trong đồng thuận bệnh nhân có quyền đưa ra quyết định việc chăm sóc sức khỏe của mình [10]. Đồng thuận dựa trên quan niệm mới về việc trao đổi thông tin giữa dược sĩ và bệnh nhân. Trong phương pháp đồng thuận, vai trò của dược sĩ là để hỗ trợ bệnh nhân hình thành kiến thức và thái độ trong việc sử dụng thuốc. Bệnh nhân được xem như chuyên gia về bệnh và việc sử dụng thuốc của mình [25]. Điều này không làm giảm vai trò chuyên gia thuốc của dược sĩ, mà thay vào đó một cuộc trao đổi, thảo luận giữa dược sĩ và bệnh nhân là cần thiết để thúc đẩy và hỗ trợ bệnh nhân theo dõi bệnh của mình [10]. Như vậy, cách tiếp cận đồng thuận tương ứng với mô hình tư vấn khuyến khích hay giai đoạn đàm luận, thảo luận trong tư vấn bệnh nhân. Mô hình và giai đoạn này đã chú ý hướng tới bệnh nhân, đề cập đến khả năng, thái độ, suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề của bệnh nhân, bởi vậy tạo cơ hội cho bệnh nhân trao đổi với dược sĩ và tự đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Cách tiếp cận đồng thuận buộc dược sĩ định hình lại về thái độ của mình đối với việc tư vấn bệnh nhân. Dược sĩ với vai trò là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp mọi người duy trì sức khỏe tốt nhất và nâng cao lợi ích của việc dùng thuốc [9]. Để đảm nhận vai trò này dược sĩ đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn mới và khi tư vấn phải lấy bệnh nhân làm trung tâm [10, 32]. Dược sĩ nên chuyển từ cách tư vấn chỉ tập trung vào thuốc, tư vấn một chiều sang tư vấn tập trung vào bệnh nhân và đưa thông tin phù hợp với nhu cầu từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn [33]. Thực hiện được những điều này thì quá trình tư vấn bệnh nhân sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân mà còn mang lại lợi ích cho dược sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0