Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng Retrovirut của người nhiễm HIVAIDS tại Phú Yên năm 2007 - 2012
lượt xem 10
download
Nội dung chính của khóa luận là trình bày sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIV/AIDS tại Phú Yên từ năm 2007-2012” với các mục tiêu sau: Mô tả một phần thực trạng việc tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tỉnh Phú Yên từ 01/ 2007 đến tháng 9/ 2012; Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng Retrovirut của người nhiễm HIVAIDS tại Phú Yên năm 2007 - 2012
- MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Đặt vấn đề 02 I Tổng quan 02 II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 04 III Kết quả và bàn luận 05 IV Kết luận 10 V Kiến nghị 10 1
- KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG RETROVIRUS CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI PHÚ YÊN NĂM 2007-2012 Nguyễn Thị Xuân Thanh Trần Thị Kim Hồng ĐẶT VẤN ĐỀ: Sử dụng các thuốc kháng Retrovirus (ARV) cho người nhiễm HIV/AIDS đã đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt, đó là kéo dài và tăng chất lượng sống của người bệnh. Tiếp cận điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam trong những năm gần đây là một trong những mục tiêu của chiến lược Quốc gia. Tại Phú Yên kể từ những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1993 đến 30 tháng 9 năm 2012 toàn tỉnh đã có 515 ca có XN HIV (+), trong đó 223 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 156 nguời tử vong do AIDS. Phú Yên đã tiến hành điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS từ cuối năm 2006 đến cuối tháng 9/2012 tổng tích lũy là 42 ca. Tuy số bệnh nhân điều trị chưa nhiều nhưng qua quá trình điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Để đánh giá sơ bộ quá trình quản lý điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 6 năm qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIV/AIDS chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIV/AIDS tại Phú Yên từ năm 2007-2012” với các mục tiêu sau: Mô tả một phần thực trạng việc tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tỉnh Phú Yên từ 01/ 2007 đến tháng 9/ 2012; Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị. I. TỔNG QUAN: Đại dịch HIV đang là vấn đề toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không những đối với sức khỏe, tính mạng con người và tương lai nòi giống, mà còn tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Hiện tại Y học vẫn chưa tìm ra được vacxin dự phòng và các thuốc đặc hiệu để điều trị khỏi bệnh AIDS. Các thuốc điều trị bệnh nhân AIDS hiện nay tuy không điều trị khỏi bệnh AIDS nhưng đã làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV, vì thế phục hồi chức năng miễn dịch , giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV, cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV sau phơi nhiễm. 2
- Tình hình dịch HIV/AIDS ở Phú Yên qua các năm: 1. Lũy tích các trường hợp nhiễm HIV phát hiện từ năm 2007 – 9/2012 600 515 493 500 459 425 383 402 400 HIV 300 AIDS 206 223 171 181 192 Tử vong 200 152 144 151 156 127 136 113 100 0 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 2. Tỷ lệ Nam/Nữ nhiễm HIV qua từng năm từ 2007- 9/2012. 40 35 35 27 30 26 25 19 14 20 14 15 10 7 8 8 5 5 4 5 0 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 Nam Nữ 3. Phân bố nhiễm HIV theo độ tuổi 2007- 9/2012. 20 15 50 0 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 3
- 4. Lũy tích số nhiễm HIV/AIDS tại các huyện, TP, TX tính đến 30/9/2012 HIV 70 63 60 50 38 40 29 32 25 HIV 30 16 12 20 7 10 5 0 Đông Tây Hòa TP. Tuy Sơn Sông Sông Phú Hòa Đồng Tuy An Hòa Hòa Hòa Hinh Cầu Xuân Phú Yên chưa thành lập phòng khám ngoại trú, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân AIDS do Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đảm nhiệm, thực hiện từ cuối năm 2006 đến cuối tháng 9/2012 tổng tích lũy là 42 ca. Việc triển khai điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV gặp không ít khó khăn từ vấn đề tiếp cận dịch vụ, tuân thủ điều trị cho đến việc xử lý các bệnh do giảm miễn dịch gây ra. Tuy số bệnh nhân điều trị chưa nhiều nhưng qua quá trình điều trị nhận thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt về cân nặng cũng như về miễn dịch, chất lượng cuộc sống phần nào được cải thiện. Vì vậy tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá sơ bộ quá trình quản lý điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV trong 6 năm qua và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cũng như số lượng điều trị, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phòng chống HIV/AIDS II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh án điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ 01/01/2007 đến 30/ 9/2012 và bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV tại Trung Tâm Phòng, chống HIV/AIDS Phú Yên 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 đến hết tháng 10/2012 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu ngang, mô tả, hồi cứu và trả lời theo bảng câu hỏi. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu: - Cỡ mẫu: 42 bệnh án và 30 bệnh nhân đang điều trị ARV - Phương pháp lấy mẫu: mẫu toàn bộ. 2.5. Phương tiện nghiên cứu: - Bệnh án bệnh nhân điều trị ARV. - Sử dụng một số sổ sách và các báo cáo, bệnh án điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, và bộ câu hỏi liên quan đến tuân thủ điều trị. 4
- 2.6. Định nghĩa tuân thủ điều trị ARV: Tuân thủ điều trị ARV là uống đủ liều thuốc được chỉ định và uống đúng giờ. Tuân thủ điều trị ARV là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị, tránh sự xuất hiện kháng thuốc. Nếu quên uống thuốc > 3 lần/tháng, điều trị có thể thất bại. Số lần quên uống thuốc Mức độ tuân thủ ≤ 3 lân Tốt 4-8 lần Trung bình ≥ 9 lần Kém 2.7. Các chỉ số nghiên cứu: - Đặc điểm chung của đối tượng: tuổi, giới, nơi ở; - Tình hình bệnh nhân điều trị ARV hàng năm; -Tỷ lệ có cải thiện cân nặng sau điều trị 6 tháng, 12 tháng, 18 và 24 tháng; -Tỷ lệ có cải thiện CD4 sau điều trị 12 tháng và 24 tháng; - Tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị; - Tỷ lệ bệnh nhân chết; - Đánh giá sự hiểu biết về HIV/AIDS và sự tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân còn sống hiện đang điều trị. 2.8. Xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2003. 2.9. Đạo đức nghiên cứu: - Trong quá trình nghiên cứu không sử dụng bất kỳ yếu tố tác động đến đối tượng nghiên cứu, các thông tin cá nhân cũng như kết quả xét nghiệm của các đối tượng được giữ bí mật hoàn toàn theo đúng Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh nhân đồng ý để phỏng vấn trả lời các câu hỏi liên quan. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ: Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo giới : 33% Nam Nữ 67% Nhận xét: Bệnh nhân Nam điều trị ARV chiếm 67 % bệnh nhân nữ. 33% 5
- Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân điều trị ARV theo nhóm tuổi : số người 20 18 4 16 14 12 10 11 Nữ 8 16 Nam 6 2 4 2 4 4 0 1 0 0 Nhóm tuổi 50 Nhận xét: Bệnh nhân điều trị ARV ở nhóm tuổi 30 – 39 chiếm tỷ lệ khá cao 47,67% ; tiếp đến là nhóm tuổi 40 – 49 chiếm 34% . Bảng 3.1 : Lũy tích số bệnh nhân điều trị ARV theo địa phương TT Huyện Số người bệnh 1 TP Tuy Hòa 12 2 Tây Hòa 8 3 Đông Hòa 6 4 Sông Hinh 6 5 Sơn Hòa 2 6 Phú Hòa 4 7 Tuy An 2 8 Sông Cầu 2 9 Đồng Xuân 0 Tổng cộng 42 Nhận xét: Số bệnh nhân điều trị ARV tại TP Tuy Hòa cao nhất: 12 người, tiếp theo là huyện Tây Hòa : 8 người. Riêng huyện Đồng Xuân không có bệnh nhân 6
- 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ: Biểu đồ 3.3: Tình hình điều trị ARV hàng năm: Điều trị mới 12 10 10 10 8 6 6 Điều trị mới 5 4 4 4 2 0 2007 2008 2009 2010 2011 Sep-12 Nhận xét: Số bệnh nhân điều trị mới hàng năm tăng dần. Biểu đồ 3.4: Phân tích tình hình bệnh nhân điều trị ARV trong 5 năm: Số người 40 26 32 30 18 20 15 11 2 3 0 1 2 10 1 4 1 1 0 0 2007 2008 2009 2010 2011 9/1012 năm số BN điều trị Bỏ trị tử vong Nhận xét: Tổng số bệnh nhân điều trị tăng gấp 8 lần trong 6 năm từ 2007-2012. Tỉ lệ bỏ trị năm 2010 (1/18), năm 2011 (1/26), năm 2012 không có trường hợp bỏ trị Trong năm 2009 không có tử vong. Tỉ lệ tử vong các năm không tăng, năm 2007( 1/4), năm 2008 (2/11), năm 2011(3/26).năm 2012( 2/32) Đây là một kết quả đáng phát huy trong công tác theo dõi điều trị ARV của Tỉnh. 7
- Biểu đồ 3.5: Theo dõi tử vong sau điều trị: 4 3 4 2 2 2 1 1 0 < 6 tháng 6-12 tháng 12-24 tháng > 24 tháng Nhận xét: Số bệnh nhân điều trị ARV tử vong trước 6 tháng chiếm đa số Biểu đồ 3.6: theo dõi cân nặng trung bình của bênh nhân điều trị ARV mỗi 6 tháng Kg Cân nặng 53 52 51 52,1±1,7 51,9± 2,6 51,9± 3,6 50 49 48 49,4±2,9 47 46 45 46± 0,1 44 43 42 Thời gian T-0 T-6 T-12 T-18 T-24 Nhận xét: Sự tiến triển của bệnh nhân qua theo dõi cân nặng so với lúc bắt đầu điều trị cho thấy cân nặng tăng trung bình sau 6 tháng điều trị tăng 3,4 kg, sau 12 tháng tăng 5,9 kg, từ tháng 18 tăng 6,1kg, sau 24 tháng tăng 5,9 kg. Cân nặng tiến triển rõ sau 12, 18, 24 tháng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,01.. 8
- Biểu đồ 3.7 Theo dõi trị số CD4 của bệnh nhân điều trị ARV mỗi 12 tháng CD4 TB/mm3 350 300 307 ± 0,89 250 200 171 ± 39,59 150 100 103 ± 0,81 50 0 Bắt đầu Đtr T-12 T-24 Thời gian Nhận xét: Sự tiến triển của bệnh nhân qua theo dõi xét nghiệm CD4 cho thấy sau 12 và 24 tháng điều trị CD4 trung bình tăng rõ ràng. Điều này có ý nghĩa thống kê với P < 0,2. Bảng 3.1 Bệnh nhân hiểu biết về HIV/AIDS Bệnh nhân (n=30) Nội dung Không biết Biết Lây truyền qua đường máu 01 (3%) 29 ( 97%) Lây truyền qua quan hệ tình dục 00 30 ( 100%) Lây từ mẹ sang con 04 ( 13%) 26 ( 87%) Nhận xét: Bệnh nhân HIV/AIDS muốn tuân thủ tốtt việc điều trị bằng ARV thì trước hết phải hiểu biết về HIV/AIDS. Qua nghiên cứu chúng tôi quan sát thấy có 94% bệnh nhân trả lời đúng các đường lây của HIV. Trong đó lây truyền qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn có số bệnh nhân biết nhiều nhất ( 97- 100%). Riêng đường lây truyền từ mẹ sang con vẫn còn 13% bệnh nhân chưa biết (bảng 1). Bảng 3.2. Tỉ lệ % bệnh nhân hiểu biết về tuân thủ điều trị HIV/AIDS Bệnh nhân(n=30) Nội dung Không biết Biết Tuân thủ điều trị là uống đúng thuốc, đúng liều 0,0 100 Tuân thủ điều trị là uống thuốc đúng giờ 0,0 100 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều biết được tuân thủ điều trị là uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ 9
- Bảng 3.3 Tỉ lệ % Bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, quên uống thuốc trong tháng qua và tái khám đúng hẹn. Bệnh nhân (n=30) Nội dung Không Có Uống thuốc đúng giờ 00 30 ( 100%) Quên uống thuốc 1 – 2 lần trong tháng qua 2 ( 7%) 28 (93%) Quên uống thuốc trên 3 lần trong tháng qua 00 30 ( 100%) Tái khám đúng hẹn 2 ( 7%) 28 ( 93%) Nhận xét: 100% bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và tuân thủ điều trị tốt. IV. KẾT LUẬN Khảo sát sự tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus của người nhiễm HIV/AIDS tại Phú Yên từ năm 2007 đến năm 2012 chúng tôi nhận thấy - Số bệnh nhân HIV/AIDS được tiếp cận với thuốc điều trị ARV hầu hết ở độ tuổi 30-39 tuổi, chủ yếu là nam giới - 100% bệnh nhân điều trị ARV có hồ sơ sổ sách theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin, tuy nhiên một số hồ sơ cần bổ sung các xét nghiệm cơ bản ban đầu theo quy định của Bộ Y tế. - Tình hình thu nhận điều trị ARV mới hằng năm và số bệnh nhân đang điều trị ngày càng tăng, - Sự tiến triển về cân nặng của bệnh nhân sau 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng rất rõ rệt. - Sự hồi phục về miễn dịch (CD4) của bệnh nhân sau 12 tháng và 24 tháng rất rõ - Tỷ lệ bệnh nhân tử vong chủ yếu < 6 tháng - Mức độ tuân thủ điều trị thuốc ARV của người nhiễm HIV/AIDS rất cao 100% Một trong những tiêu chuẩn tuân thủ và sẵn sàng điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS là hiểu biết về HIV/AIDS. 94% bệnh nhân trả lời đúng các đường lây của HIV - Tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân trong nghiên cứu này đạt 100% tương ứng với thành công của điều trị về mặt lâm sàng và miễn dịch là 95,8%. - Thành công trong công tác điều trị phần lớn là do sự tuân thủ tốt của bệnh nhân. Để có được sự thành công này ngoài việc theo dõi sát diễn biến của bệnh còn phải nói đến vấn đề tập huấn sẵn sàng điều trị và tư vấn trước và trong quá trình điều trị kể cả tư vấn hỗ trợ. V. KIẾN NGHỊ: - Mặc dù số bệnh nhân điều trị mới hằng năm tăng, tuy nhiên thực tế vẫn còn một số bệnh nhân do chưa hiểu được tầm quan trọng của điều trị cũng như e ngại, dấu diếm bệnh nên chưa đến Trung tâm PC HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị kịp 10
- thời. Nên cần tăng cường công tác truyền thông và quảng bá về công tác điều trị cũng như sớm thành lập Phòng khám Ngoại trú để thu hút số bệnh nhân đến điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế, Quyết định số 06/2005/QĐ - BYT ngày 07/3/2005 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV. 2. Bộ y tế, Quyết định số 3003/QĐ - BYT ngày 19/8/2009 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV. 3. Công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích chi phí, hiệu quả các thuốc điều trị đái tháo đường TYP 2 thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2014
73 p | 1141 | 170
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Nghiên cứu bào chế Liposome Doxorubicin 2mg/ml bằng phương pháp pha loãng Ethanol
50 p | 645 | 124
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012
74 p | 491 | 98
-
Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ: Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh
68 p | 688 | 92
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích phản ứng trên da nghiêm trọng ghi nhận từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
0 p | 277 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Androgen và vai trò của Androgen đối với bệnh lý suy sinh dục ở Nam giới
63 p | 261 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum thunb.,polygonaceae)
65 p | 337 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng báo cáo ADR của đơn vị kinh doanh thuốc giai đoạn 2014-2015
73 p | 228 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Đánh giá khả năng phòng tránh được của các phản ứng có hại của thuốc từ hệ thống báo cáo tự nguyện tại Việt Nam
0 p | 249 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây đinh lăng trồng tại An Giang
87 p | 72 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 25 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương bánh chè tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
86 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 32 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp
90 p | 16 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 22 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn