intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội Aloe vera Ashodelaceae

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

45
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm chung cho dạng gel. Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho gel Lô hội. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội Aloe vera Ashodelaceae

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỖ TRẦN BẢO VY TIÊU CHUẨN HÓA GEL TỪ LÔ HỘI Aloe vera Asphodelaceae Chuyên ngành : Quản lý và cung ứng thuốc KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Hoàng Thảo My TP.HCM NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Chữ ký SV SV. ĐỖ TRẦN BẢO VY
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành cùng Quý thầy cô của khoa Dược trong năm năm qua đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi, đặc biệt là cô Nguyễn Hoàng Thảo My đã hướng dẫn tận tình và các giáo viên trong bộ môn Kiểm nghiệm đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp năm học 2018. Bài báo cáo khóa luận này tóm tắt lại quá trình tôi nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin về cây Lô hội, qua đó xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm gel Lô hội. Vì kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Tôi xin hứa sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Đỗ Trần Bảo Vy
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................iiv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v TÓM TẮT KHÓA LUẬN ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 1.1. Sơ lược về gel Lô hội. ................................................................................ 3 1.1.1. Nguồn gốc hình thành cây Lô hội. .......................................................... 3 1.1.2. Phân bố và sinh thái cây Lô hội ............................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Lô hội ............................................................ 6 1.1.4. Thành phần hóa học của cây Lô hội. ........................................................ 7 1.1.5. Công dụng của cây Lô hội. ....................................................................... 8 1.2. Khái quát về gel Lô hội ........................................................................... 12 1.2.1. Định nghĩa về gel................................................................................... 12 1.2.2. Thông tin về gel Lô hội. ..................................................................... 12 1.2.3. Thành phần gel Lô hội. ....................................................................... 13 1.2.4. Công dụng của gel Lô hội. ................................................................. 13 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 15 2.1. Vật liệu nghiên cứu. ................................................................................. 15 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 15 2.1.2. Nguyên vật liệu. ................................................................................... 16 2.1.3. Trang thiết bị. ....................................................................................... 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 17 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 24 3.1. Kết quả ......................................................................................................... 25 3.1.1. Tính chất. ................................................................................................ 25 3.1.2. Độ đồng nhất. ......................................................................................... 25 3.1.3. Tỷ trọng. ................................................................................................. 26 Đỗ Trần Bảo Vy i TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  5. 3.1.4. Độ pH. .................................................................................................... 26 3.1.5. Độ nhớt. .................................................................................................. 27 3.1.6. Độ đồng đều khối lượng. ........................................................................ 28 3.1.7. Độ bám dính. .......................................................................................... 29 3.1.8. Độ nhiễm khuẩn. .................................................................................... 29 3.1.9. Độ ổn định. ............................................................................................. 29 3.1.10. Giới hạn kim loại nặng Pb .................................................................... 30 3.1.11. Độ ẩm ................................................................................................... 31 3.1.12. Định tính. .............................................................................................. 32 3.1.13. Định lượng. ........................................................................................... 35 3.2. Bàn luận. ...................................................................................................... 37 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 40 4.1. Kết luận. ...................................................................................................... 40 4.2. Kiến nghị. .................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 ................................................................................................................PL1 Phụ lục 2 ................................................................................................................PL2 Phụ lục 3 ................................................................................................................PL9 Đỗ Trần Bảo Vy ii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Khoảng tin cậy ALL Acute Lymphoblastic Leukemi Bệnh bạch cầu dạng nguyên bào lympho cấp AML Acute Myeloid Leukemia Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính CFU Colony-forming unit Đơn vị khuẩn lạc trong 1 ml mẫu cSt Centistoke Đơn vị đo độ nhớt động lực HPTLC High Performance Thin Layer Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao Liquid Chromatography KL Khối lượng KLTB Khối lượng trung bình NASA National Aeronautics and Space Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ Administration NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp tb Trung bình Đỗ Trần Bảo Vy iii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cây Lô hội được trồng ở Việt Nam. 5 Hình 1.2. Cây Lô hội được trồng ở quốc gia khác. 5 Hình 1.3. Cấu tạo hình thái cây Lô hội. 6 Hình 1.4. Phần ngang của lá trưng bày ba lớp tế bào. 6 Hình 2.1. Gel Lô hội tự điều chế. 15 Hình 2.2. Gel Lô hội trên thị trường. 15 Hình 3.1. Gel Lô hội được trải trên mặt kính. 24 Hình 3.2. Gel Lô hội được ép bằng 2 phiến kính. 25 Hình 3.3. Picnomet chứa gel Lô hội. 26 Hình 3.4. Kết quả thử nghiệm độ ổn định. 29 Hình 3.5. Phản ứng hóa học nhận biết Pb. 30 Hình 3.6. Phản ứng so màu thử tạp kim loại (Pb). 30 Hình 3.7. Kết quả phản ứng với Calci clorid 10%. 32 Hình 3.8. Kết quả phản ứng với Xanhthymol. 32 Hình 3.9. Kết quả phản ứng với Kalidicromat và acid nitric đậm đặc. 32 Hình 3.10. Kết quả phản ứng với CuSO4 và NaOH. 32 Hình 3.11. Kết quả phản ứng với acid nitric đậm đặc. 33 Hình 3.12. Kết quả phản ứng với dung dịch I2 0,001N. 33 Hình 3.13. Kết quả phản ứng với natri hydrocarbonat và dung dịch sắt III clorid. 34 Hình 3.14. Kết quả phản ứng với dung dịch Kali permanganat. 34 Hình 3.15. Kết quả phản ứng tạo bọt. 34 Hình 3.16. Kết quả phản ứng xác định chỉ số tạo bọt. 34 Hình 3.17. Thử nghiệm protein trong môi trường acid. 35 Hình 3.18. Thử nghiệm protein trong môi trường kiềm. 35 Hình 3.19. Biều đồ thể hiện kết quả khảo sát hiệu quả dưỡng ẩm da gel Lô hội. 37 Đỗ Trần Bảo Vy iv TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lịch sử của liệu pháp Lô hội. 3 Bảng 1.2. Thành phần hóa học và tính chất của Lô hội. 7 Bảng 2.1. Bảng hoạt chất được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội. 16 Bảng 2.2. Bảng trang thiết bị được sử dụng trong Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội. 17 Bảng 3.1.Tỷ trọng tương đối của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 26 Bảng 3.2..Kết quả đo pH của các mẫu gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 26 Bảng 3.3. Độ nhớt của gel Lô hội ở nhiệt độ phòng. 27 Bảng 3.4. Bảng đo khối lượng các mẫu gel Lô hội. 28 Bảng 3.5. Kết quả hàm lượng nước (%) có trong các mẫu gel Lô hội. 31 Bảng 3.6. Kết quả hàm lượng carbomer 940 (%) có trong các mẫu gel Lô hội. 36 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cơ sở dự kiến cho gel Lô hội tự điều chế Đỗ Trần Bảo Vy v TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  9. Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018 TIÊU CHUẨN HÓA GEL TỪ LÔ HỘI ALOE VERA ASPHODELACEAE Đỗ Trần Bảo Vy Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Hoàng Thảo My Mở đầu: Tình hình biến đổi khí hậu cũng như là ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Chúng khiến da dễ bị bỏng rát, ửng đỏ và gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với ánh nắng và khói bụi. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng gel Lô hội để cung cấp nước làm mềm mịn da, xoa dịu vết cháy nắng nhanh chóng? Từ những công dụng trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài “Tiêu chuẩn hóa gel từ Lô hội Aloe vera Ashodelaceae” với mục tiêu là xây dựng chỉ tiêu chung của gel, từ đó đề ra tiêu chuẩn riêng cho gel Lô hội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu gel Lô hội tự điều chế và ba mẫu gel Lô hội có trên thị trường. Kết quả: Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho gel Lô hội (Gel trong suốt, thể chất mềm mịn, mùi thơm đặc trưng; không có các tiểu phân; tỷ trọng [1,13 – 1,18] g/cm3; pH [5,00 -8,00]; lêch không quá 10% so với khối lượng nhãn; độ nhớt [15.000 – 200.000] cSt; lớp gel không bị bong tróc; kết quả âm tính với các vi sinh vật; lớp gel không bị thay đổi tính chất cảm quan, không bị tách lớp; hàm lượng kim loại nặng Pb dưới 20ppm; độ ẩm [90,00 – 99,00] %; có các phản ứng hóa học đặc trưng của Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin và Protein; hàm lượng Carbomer 940 [0,10 – 0,50] %). Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi đã đưa ra một bộ tiêu chuẩn cơ sở cho gel Lô hội tự điều chế, phục vụ cho việc nghiên cứu về các mỹ phẩm dạng gel, chúng tôi đã tìm hiểu và khảo sát thành công 13 chỉ tiêu quan trọng. Từ khóa: Tiêu chuẩn hóa; gel; gel Lô hội; Aloe vera Asphodelaceae; Carbomer 940. Đỗ Trần Bảo Vy vi TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  10. Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018 GEL STANDARDIZATION FROM ALOE VERA ASPHODELACEAE Do Tran Bao Vy Supervisor: MS. Nguyen Hoang Thao My Introduction: Climate change and environmental pollution have a direct impact on health. They cause burns, redness, and irritability when we exposed to sunlight and dust. Why do not we use aloe vera gel to provide smooth skin and soothing sunburn quickly? I have studied the topic of "Gel Standardization from Aloe Vera Asphodelaceae" which aims to set up the general criteria of gel, thus setting standards for aloe vera gel. Materials and methods: Sample of self-prepared aloe vera gel and three available aloe vera gels on the market. Results: Gel standardization of Aloe vera gel (Gel is transparent liquid, soft texture, characteristic aroma; there are no subdivisions; density [1,13 – 1,18] g/cm3; pH [5,00 -8,00]; the difference does not exceed 10% of the volume label.; viscosity [15.000 – 200.000] cSt; the gel layer is not peeling; results negative for microorganisms; the gel layer is not changed sensitively and not separated; lead content is less than 20ppm; humiduty [90,00 – 99,00] %; there are typical chemical reactions of Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin và Protein; Carbomer 940 [0,10 – 0,50] %). Conclusion: Through the research and experiment process, I introduced a set of baseline standards for self-modulating Aloe Vera gel, which was used for research on gel cosmetics achieved 13 important indicators. Key words: Standardization; gel; Aloe vera gel; Aloe vera Asphodelaceae; Carbomer 940. Đỗ Trần Bảo Vy vii TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  11. Đặt vấn đề ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, xu hướng sử dụng các nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong ngành Dược và hóa mỹ phẩm đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học với các công trình nghiên cứu từ khoa học cơ bản đến ứng dụng thực tiễn. Trong đó, các dược liệu dân gian dễ gần, dễ kiếm và dễ sử dụng chính là một hướng phát triển tiềm năng. Trong nghiên cứu này, nhóm chọn khảo sát trên cây Lô hội, loài thực vật có tên khoa học là Aloe vera hay Aloe barbadensis. Trong cây Lô hội có chất đông dính (gel) rất có ích trong việc điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá và bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, dịch gel được chiết xuất từ cây Lô hội được dùng nhiều trong các ngành công nghệ dược phẩm, hoá mỹ phẩm như: kem bôi da, thuốc viên hay thuốc mỡ để điều trị các bệnh ngoài da, dịu mát da, dưỡng ẩm cho da hay hỗ trợ chống nắng. Vào mùa hè, nhiệt độ cao với cường độ ánh sáng mạnh khiến cho làn da của nhiều phụ nữ trở nên đen sạm, thô ráp hơn và còn có thể hình thành những vết cháy nắng, ửng đỏ, bong tróc da. Trên thực tế, bên cạnh việc tăng cường sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem chống nắng thì những sản phẩm gel Lô hội vừa cấp nước cho da, vừa xoa dịu các vết cháy nắng nhanh chóng. Từ những tác dụng và ứng dụng thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về các sản phẩm đã có mặt trên thị trường, sau đó so sánh với mẫu gel Lô hội tự điều chế qua các chỉ tiêu được nhắc đến trong đề tài nghiên cứu: “Tiêu chuẩn hoá gel từ Lô hội Aloe vera Asphodelaceae”. Gel Lô hội dùng ngoài da là một mỹ phẩm dưỡng ẩm phổ biến đối với mọi người. Nhu cầu bảo vệ làn da không chỉ vào mùa hè oi bức khiến làn da bị bỏng rát, ửng đỏ mà ngay trong mùa đông lạnh giá khiến da bị khô, nứt nẻ. Đặc biệt đối với làn da mỏng, dễ bị mất nước thì nhu cầu sử dụng càng tăng. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được loại gel tốt mà vẫn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng nhất là vào mùa hè, trong khi các gian hàng mỹ phẩm ở khắp mọi nơi mọc lên ngày càng nhiều, thật và giả xen lẫn tồn tại. Vì thế việc tạo ra loại gel an toàn hiệu quả và thỏa mãn các chỉ tiêu quan trọng cho sản phẩm gel Lô hội là việc làm cần thiết nhằm mục Đỗ Trần Bảo Vy 1 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  12. Đặt vấn đề đích đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm để gel Lô hội được ứng dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Khi sản phẩm được tạo thành, việc tiêu chuẩn hóa thành phẩm nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng cũng như nâng cao đầu ra cho sản phẩm là điều cần thiết. Tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm: đối tượng là những sản phẩm gel Lô hội đã có trên thị trường để đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng ổn định ở mức quy định. Tiêu chuẩn hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm: đối tượng là những sản phẩm gel Lô hội có chất lượng cao, sản phẩm mới chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều. Sau khi tự tạo ra được mẫu gel Lô hội tự điều chế, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: tính chất, độ đồng nhất, tỷ trọng, độ pH, độ nhớt, độ bám dính, độ nhiễm khuẩn, độ ổn định, thử nghiệm sinh lý trên da, giới hạn cho phép của chì, định tính bằng các phản ứng hóa học ghi nhận sự có mặt của Carbomer 940, Glycerin, Vitamin E, Vitamin C, Saponin, Protein và Polysaccaride, định lượng Carbomer 940 và hàm lượng nước chứa trong gel Lô hội. Dựa trên đặc điểm của cơ sở vật chất, quy mô phòng thí nghiệm và tính chất của mẫu thử được thực hiện theo quy trình chuẩn được viết trong Dược Điển Việt Nam IV và quy chuẩn quốc gia. Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên hai mục tiêu chính như sau: - Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm chung cho dạng gel. - Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đặc trưng cho gel Lô hội. Đỗ Trần Bảo Vy 2 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  13. Chương 1. Tổng quan tài liệu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÔ HỘI. 1.1.1. Nguồn gốc hình thành cây Lô hội. Cây Lô hội (Aloe vera Linne) là loại cây thảo mộc có từ thời thượng cổ. Khoảng 5000 năm trước Công Nguyên, nhiều dân tộc Ả Rập ở vùng Trung Đông đã biết sử dụng cây Lô hội để phục vụ cho cuộc sống của mình, từ vùng Trung Đông cây Lô hội lan rộng sang nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Mexico, Nhật Bản [31]. Lịch sử tồn tại và phát triển của cây Lô hội trên khắp thế giới gắn liền với sự hiểu biết ngày càng phong phú về các lĩnh vực: sinh học, dược lý qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Lịch sử của liệu pháp Lô hội. 2200 năm trước Sử dụng để làm thuốc theo tài liệu cổ nhất của người Sumeri Công Nguyên viết bằng chữ hán nôm trên phiến đất nung [21]. 400 năm trước Lá khô và nhựa cây bắt đầu được các thương nhân biến thành Công Nguyên một mặt hàng để đem bán sang Châu Á. 50 năm trước Ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y học Hy Lạp – La Mã Công Nguyên và y học phương Tây sau này. TK VII – VIII Các thầy thuốc Trung Quốc dùng Lô hội để chữa các bệnh sốt (đời Tùy–Đường) cao, co giật ở trẻ em cũng như dùng làm thuốc tẩy sổ. Cuối thế kỷ Macro Polo (1254 – 1323), nhà khoa học người Ý đã giới thiệu XIII cho người dân Trung Quốc, sau đó di thực sang Việt Nam. Đỗ Trần Bảo Vy 3 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  14. Chương 1. Tổng quan tài liệu Thế kỷ Lô hội theo chân người Tây Ban Nha sang Châu Mỹ. Đảo Caribê, Trung và Nam Mỹ là nơi sản xuất Lô hội chính để XVI – XVII xuất khẩu sang Châu Âu. Carl Von Linne mô tả và đặt tên Aloe vera L. Năm 1720 Đó cũng là tên khoa học của cây dùng tới ngày nay. Năm 1800 Aloe vera được sử dụng làm thuốc nhuận tràng ở Hoa Kỳ. Lô hội chính thức được công nhận trong Dược điển Mỹ với Năm 1820 công dụng tẩy xổ và bảo vệ da. Năm 1935 Thử nghiệm hiện đại bắt đầu bằng các vết loét do bức xạ. Năm 1996 Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển sản xuất và chế biến Lô hội. 1.1.2. Phân bố và sinh thái cây Lô hội [1] Cây Lô hội là loại cây bụi như xương rồng, còn được gọi bằng một số tên khác như: Nha đam, Tượng đảm, Long tu, Du thông, Lưỡi hổ, Hổ thiết... thuộc chi Aloe. Trong khoảng 180 loài thuộc chi Aloe thì có 4 loài được sử dụng để làm thuốc bổ và chữa bệnh, một số loài có độc tố. Hai loài được chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill và Aloe vera L. Chi Aloe ở nước ta chỉ có 1 loài là Aloe vera L. Sinensis. Berger tức là cây Lô hội lá nhỏ [4]. Chi Aloe vera Linne có khoảng 330 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi, Madagasca và Ả Rập. Trong đó, Nam Phi và Bắc Sômali là những trung tâm có sự đa dạng cao nhất về các loài của chi này. Có 100 loài và các dạng lai được trồng khá phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới thuộc Bắc Mỹ, Caribê, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Australia. Cây Lô hội được trồng nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Philipin và Việt Nam. Đỗ Trần Bảo Vy 4 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  15. Chương 1. Tổng quan tài liệu Ở nước ta, Lô hội được trồng rải rác ở khắp nơi, nhiều nhất là các tỉnh phía nam và ven biển miền Trung như ở các vùng Phan Thiết, Phan Rí (tỉnh Bình Thuận), Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận). Cây được trồng trong chậu hay trên đồng ruộng để làm cảnh và làm thuốc. Lô hội là cây có biên độ sinh thái khá rộng, thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất pha cát hoặc chỉ có cát. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi vì chúng có khả năng tồn trữ nước trong lá; sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ và ra hoa quả nhiều. Hình 1.1. Cây Lô hội được trồng ở Việt Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận). Hình 1.2. Cây Lô hội được trồng ở quốc gia khác (Mexico, Trung Quốc). Đỗ Trần Bảo Vy 5 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  16. Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây Lô hội Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Họ: Asphodelaceae Bộ: Asparagales Chi: Aloe Loài: Aloe vera. Hình 1.3. Cấu tạo hình thái cây Lô hội. - Cây Lô hội là cây thảo nhỏ, sống lâu năm, dạng thân cỏ, mập, màu xanh lục nhạt. Thân ngắn hoá gỗ, mang nhiều vết sẹo do lá rụng. [1] - Lá khá dày, dài 30–50 cm, rộng 5–10 cm, dày 1–2cm. Lá không cuống, gốc tù và rộng, mọc áp sát vào nhau thành hình hoa thị, đầu thuôn dài thành hình mũi nhọn, phiến rất dày, mọng nước, mặt trên phẳng hoặc hơi lồi, có những đốm trắng, mặt dưới khum, mặt cắt tam giác, mép có gai thưa và cứng. Mỗi lá gồm 3 lớp: a) Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, dày. b) Lớp tế bào nằm trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu vàng gồm aloin và anthraquinon tương tự. c) Lớp trong cùng là một khối nguyên, gồm các cấu trúc chứa dịch lỏng. Nó chính là gel Lô hội. Hình 1.4. Phần ngang của lá trưng bày ba lớp tế bào. Đỗ Trần Bảo Vy 6 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  17. Chương 1. Tổng quan tài liệu - Cụm hoa cao khoảng 1m, mọc ở kẽ lá thành chùm trên một cán dài, mang rất nhiều hoa bao bọc bởi những lá bắc màu đỏ, mọc rũ xuống, bao hoa nạc màu vàng cam, có 6 phiến dính liền ở gốc, 6 nhị hơi dài hơn bao hoa, bầu rời có 3 ô. - Quả nang hình trứng thuôn có màu xanh, khi chín màu nâu, chứa nhiều hạt. Mùa hoa, quả: từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. 1.1.4. Thành phần hóa học của cây Lô hội. Các thành phần có khả năng hoạt động khác bao gồm vitamin, enzym, khoáng chất, đường, lignin, saponin, acid salicylic và acid amin [8]. Nó có nhiều monosaccharide và polysaccharides; vitamin B1, B2, B6 và C; niacinamide và choline, một số thành phần vô cơ, enzym (acid và phosphatase kiềm, amylase, lactat dehydrogenase, lipase) và các hợp chất hữu cơ (aloin, barbaloin, và emodin) như được mô tả [16]. Thành phần chức năng chính của Lô hội là một chuỗi dài của mannose acetylated [19]. Bảng 1.2. Thành phần hóa học và tính chất của Lô hội [11]. Hoạt chất Thành phần Thuộc tính và chức năng Cung cấp 20 trong số 22 acid Các khối xây dựng cơ bản Acid amin amin cần thiết và 7 trong số 8 của protein trong cơ thể và acid amin thiết yếu. mô cơ. Cung cấp Aloe emodin, acid Anthraquinon Giảm đau, kháng khuẩn. aloetic, alovin, anthracine. Anthranol, acid chrysophanic, barbaloin, smodin, dầu thanh Kháng nấm và kháng virus Enzym tao, ester của acid cinnamonic, nhưng độc ở nồng độ cao. isobarbaloin, resistannol. Saponin Làm sạch, tạo bọt, khử trùng. Đỗ Trần Bảo Vy 7 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  18. Chương 1. Tổng quan tài liệu Cholesterol, sistosterol, Các tác nhân chống viêm. Steroid campesterol. Lupeol. Khử trùng và giảm đau. Chữa lành vết thương và Hormon Auxin và gibberellin. chống viêm. Calci, crôm, đồng, sắt, mangan, Khoáng chất Cần thiết và tốt cho sức khỏe. kali, natri và kẽm. A, B, C, E, choline, B12, acid Chất chống oxy hóa (A, C, E) Vitamin folic. trung hòa các gốc tự do. Monosaccharid (Glucose và Fructose). Chống virus, hoạt động điều Đường Polysaccharid (Glucomannans / hòa miễn dịch. polymannose). 1.1.5. Công dụng của cây Lô hội. 1.1.5.1. Cây Lô hội làm cảnh. Cây Lô hội dễ trồng lại có dáng đẹp nên ở một số nơi trồng để làm cảnh. Gần đây, NASA đã nghiên cứu thấy Lô hội có khả năng chống ô nhiễm môi trường, khử khí độc hại trong nhà ở thông dụng (để ứng dụng trong các phi thuyền vũ trụ). Sơ bộ thấy sau 24 giờ cây Lô hội khử hết 90% lượng khí formaldehyde có trong 1 m3 không khí nhà ở [5]. 1.1.5.2. Cây Lô hội làm thuốc theo y học cổ truyền. Do cây Lô hội có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh: Can, tỳ, vị, đại tràng nên có tác dụng thông đại tiện, mát huyết, hạ nhiệt, trị cam tích, kinh giản ở trẻ em, ăn uống không tiêu, giúp tiêu hóa, đắp ngoài trị phỏng, rôm sảy. Đỗ Trần Bảo Vy 8 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  19. Chương 1. Tổng quan tài liệu Các hợp chất hoạt tính sinh học được sử dụng làm chất làm se, cầm máu, chống đái tháo đường, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong điều trị bệnh dạ dày, các vấn đề tiêu hóa, bệnh ngoài da, táo bón, tổn thương bức xạ, vết thương, tiêu chảy và điều trị các bệnh về da. 1.1.5.3. Tác dụng nhuận tràng. Anthraquinon có trong nhựa mủ là một thuốc nhuận tràng mạnh; nó kích thích bài tiết chất nhầy, tăng hàm lượng nước ở đường ruột và tăng nhu động ruột. Lô hội là một trong những hợp chất nhuận tràng mạnh nhất và được sử dụng theo truyền thống để điều trị chứng táo bón [15]. Khi dùng với liều 0,25 mg, thuốc nhuận tràng bắt đầu trong vòng 6–12 giờ dẫn đến sự đi tiêu lỏng. Nó an toàn cho các bà mẹ cho con bú, vì không có thuốc nhuận tràng được tìm thấy ở trẻ sơ sinh của họ [22]. 1.1.5.4. Làm lành vết thương. Chữa lành vết thương là phục hồi sự toàn vẹn của các mô bị thương. Acid amin cần thiết trong quá trình chữa lành vết thương có mặt trong Lô hội. Nó cũng chứa nhiều chất điện giải vô cơ như sắt, kali, magie, crom, đồng, natri, calci và kẽm,... là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. Nó kích thích cơ thể để sản xuất kháng thể và bắt đầu chữa lành vết thương bằng cách thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng [9]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng chữa lành vết thương nhanh chóng với điều trị bằng Lô hội [29]. Lô hội ngăn ngừa sự hình thành vết sẹo trong quá trình tổn thương da bằng cách kích thích quá trình sản xuất tế bào và thúc đẩy quá trình tái sinh ở các lớp sâu nhất của da [13]. Theo một nghiên cứu ở Thái Lan, 27 bệnh nhân bị bỏng ở mức độ khác nhau được chia thành hai nhóm. Một nhóm được đắp một miếng gạc thấm dung dịch Lô hội, một nhóm được đắp một miếng gạc có thêm dung dịch Vaseline. Kết quả là các vết bỏng của nhóm dùng Lô hội lành nhanh hơn, với thời gian lành trung bình là 12 ngày so với nhóm sử dụng Vaseline là 18 ngày. Đỗ Trần Bảo Vy 9 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
  20. Chương 1. Tổng quan tài liệu 1.1.5.5. Chống viêm nhiễm dị ứng. Lô hội thể hiện hiệu quả chống viêm mạnh do anthraquinon và chromon. Một lượng Lô hội uống (2%) đã được báo cáo là hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của đau và kích thước vết thương ở bệnh nhân viêm miệng [24]. Tác dụng chống viêm của Lô hội cũng hữu ích trong việc giảm đau khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lô hội có hoạt tính chống bradykinin vì nó chứa enzym bradykinase, làm phân hủy bradykinin và làm giảm sự xâm nhập, Lô hội có tác dụng chống lại quá trình viêm gây ra bởi sự tổng hợp prostaglandin cũng như sự ức chế của bạch cầu và ít bị chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng. Lô hội có tác dụng làm lành vết đứt, vết loét, vết phỏng hay vết sưng do côn trùng cắn đốt trên da vì nó có chứa vitamin, các hormon, chất Magnesium lactat, ... có tác dụng ức chế phản ứng Histamin, ức chế và loại trừ bradykinin là những thành phần gây phản ứng dị ứng và viêm. Một loại acid hữu cơ trong Lô hội có tác dụng làm giảm chứng viêm đến 79,7% và ức chế phản ứng tự miễn dịch đến 42,4%. Lô hội có chứa anthraquinone cũng có khả năng làm giảm chứng viêm nhưng không có tác dụng đối với phản ứng tự miễn dịch [21]. 1.1.5.6. Hoạt tính chống ung thư. Glycoprotein và polysaccharid có trong Aloe vera làm cho nó trở thành một tác nhân ngăn ngừa hóa trị mạnh có tác dụng chống lại các loại ung thư khác nhau. Các tác nhân này kích thích hệ miễn dịch chống lại ung thư [28]. Barbaloin, aloe emodin và aloesin chiết xuất từ Lô hội đã cho thấy độc tính tế bào đối với AML và ALL. Việc quản lý các hợp chất hoạt tính này đã được báo cáo để mở rộng đáng kể tuổi thọ của động vật được cấy ghép khối u [12]. Các nhà nghiên cứu tuyên bố: “Theo các kết quả dịch tễ học cây trồng cho biết thì Lô hội có tác dụng ngăn chặn các chất gây ung thư phổi”. Hơn nữa, Lô hội còn là “một loại chất phòng ngừa rộng rãi”, hay còn gọi là “một loại dưỡng chất phòng chống được nhiều loại bệnh ung thư cho con người” [14]. Đỗ Trần Bảo Vy 10 TIÊU CHUẨN HÓA GEL LÔ HỘI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0