intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

338
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu biểu hiện và mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường Đại học (ĐH) tại Thành phố Hồ chí Minh (TP.HCM) hiện nay. Từ đó tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) mà sinh viên gặp phải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC HOÀNG THỊ THANH BƯỞI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Tâm lý học TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Bưởi Người hướng dẫn khoa học: NCS.ThS. Mai Mỹ Hạnh TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân nhà nghiên cứu, được sự hướng dẫn khoa học của Nghiên cứu sinh - Ths. Mai Mỹ Hạnh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của mình. Hoàng Thị Thanh Bưởi
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được đề tài khóa luận này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập trên giảng đường Đại học. Cảm ơn các Thầy Cô khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện cho những bạn sinh viên Tâm lý có cơ hội thể hiện những kiến thức được Thầy Cô truyền đạt trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nghiên cứu sinh - Ths. Mai Mỹ Hạnh - người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, nhắc nhở và cho em những lời nhận xét góp ý quý báu để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Với em, Cô không chỉ là người đã trực tiếp giúp đỡ, đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc, mà còn là người truyền thêm cảm hứng, truyền đạt kinh nghiệm để em có thêm lòng tin, động lực cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết, các bạn sinh viên 3 trường Đại học: Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ TP.HCM đã bớt chút thời gian hoàn thành phiếu khảo sát mà người nghiên cứu soạn ra. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để bản thân tôi có thêm niềm tin thực hiện tốt đề tài của mình. Với nền kiến thức còn hạn chế, nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì thế, tôi rất mong nhận được lời nhận xét, góp ý của Quý thầy cô, của Hội đồng chấm khóa luận, để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn, góp phần làm dồi dào thêm tư liệu nghiên cứu cho Tâm lý học nước nhà. Xin kính chúc Quý thầy cô, các bạn sinh viên sẽ có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và luôn thành công trong mọi lĩnh vực cuộc sống. TP.HCM, ngày 27 tháng 04 năm 2018 Hoàng Thị Thanh Bưởi  
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục sơ đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .....................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 4.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ........................................................................3 6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu .......................................................................3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................3 7.1. Phương pháp luận ..........................................................................................3 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc ...................................................................3 7.1.2. Quan điểm thực tiễn .................................................................................4 7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội .........................................................................4 7.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................4 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..........................................................5 8. Đóng góp của đề tài .............................................................................................5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM ...........................................................6
  6. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO)....................................................................................................................6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài ....................................................6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trong nước ..................................................16 1.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên ..........................................18 1.2.1. Lý luận về sợ .............................................................................................18 1.2.1.1. Lý luận về cảm xúc .............................................................................18 C. Phân biệt “sợ”, “lo lắng” và “lo âu” ............................................................24 1.2.2. Lý luận về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ...................25 1.2.3. Đặc điểm sinh lý, tâm lý - xã hội lứa tuổi sinh viên ................................38 1.2.4. Biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên ...................................................................................................42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM.......................................................46 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM hiện nay. .......................46 2.1.1. Mục đích ...................................................................................................46 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài..........................................................46 2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .....................................................................52 2.2.1. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc ....................................................52 2.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu đã qua sàng lọc .....................................53 2.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM. ...............................56 2.3.1. Mức độ chung về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM .......................................56 2.3.2. Nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại TP.HCM..................58 2.3.3. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên ......60 2.3.4. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ..........................................................................61
  7. 2.3.5. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ...............................................................69 2.3.6. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ..................................................................................76 2.3.7. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua các tình huống cụ thể ......................................................83 2.3.8. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên. ...................................93 2.3.9. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên các phương diện .............................................................................................96 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................103 1. Kết luận ............................................................................................................103 2. Kiến nghị ..........................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................................1 PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................11 PHỤ LỤC 3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT GIẢ THUYẾT .......................................14 PHỤ LỤC 4 Fear of Missing Out Scale: FoMOs .................................................16 PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ SPSS ..............................18
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Đại học ĐH 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Đồng ý ĐY 4 Đúng Đ 5 Hiếm khi HK 6 Hoàn toàn đồng ý HTĐY 7 Hoàn toàn đúng HTĐ 8 Hoàn toàn không đồng ý HTKĐY 9 Hoàn toàn sai HTS 10 Không bao giờ KBG 11 Không đồng ý KĐY 12 Mạng xã hội MXH 13 Phần trăm % 14 Phân vân PV 15 Rất thường xuyên RTX 16 Sai S 17 Tần số TS 18 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 19 Thỉnh thoảng TT 20 Thường xuyên TX
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cách tính điểm cho câu 4,5,6,7,8,9 .......................................................49 Bảng 2.2. Tổng hợp cách quy điểm từng câu, bao gồm các câu 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 .......................................................................................................49 Bảng 2.3. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 10 dựa vào tổng điểm ..............50 Bảng 2.4. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 4 đến câu 9 dựa vào điểm trung bình.......50 Bảng 2.5. Cách tính điểm mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) cho các câu từ câu 10.1 đến 10.2, 10.3, 10.4, 10.5, 10.6, 10.7 dựa vào điểm trung bình ................................................................50 Bảng 2.6. Vài nét về khách thể chưa qua sàng lọc ................................................52 Bảng 2.7. Kết quả sàng lọc khách thể nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên ..........................................................53 Bảng 2.8. Vài nét về khách thể nghiên cứu được sàng lọc ....................................54 Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên ..................................................................58 Bảng 2.10. Biểu hiện về mặt sinh lý của sinh viên khi bị người khác lãng quên ...............................................................................................60 Bảng 2.11. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ...............................................................................................61 Bảng 2.12. Biểu hiện về mặt nhận thức của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày ....65 Bảng 2.13. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ ..........................................................................................69 Bảng 2.14. Biểu hiện về mặt thái độ, tình cảm của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày .......................................................................................................73 Bảng 2.15. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến việc sử dụng các thiết bị công nghệ...............................................................................................76
  10. Bảng 2.16. Biểu hiện về mặt hành vi của sinh viên về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) liên quan đến các mối quan hệ hằng ngày ....79 Bảng 2.17. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 1 ..................................................................83 Bảng 2.18. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 2 ..................................................................84 Bảng 2.19. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 3 ..................................................................86 Bảng 2.20. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 4 ..................................................................87 Bảng 2.21. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 5 ..................................................................88 Bảng 2.22. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 6 ..................................................................90 Bảng 2.23. Biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên thông qua tình huống 7 ..................................................................91 Bảng 2.24. Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khi bị người khác lãng quên .........................93 Bảng 2.25. Mức độ chung về hội chứng sợ bị nguời khác lãng quên (FOMO) ......56 Bảng 2.26. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ......................57 Bảng 2.27. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên trên phương diện giới tính .............................................................96 Bảng 2.28. Sự khác biệt mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên trên phương diện giới tính ...............................................96 Bảng 2.29. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả học tập ...............................................................................97 Bảng 2.30. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện............................................................................99 Bảng 2.31. Các mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện ............................................................100 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) .................58
  11. Biểu đồ 2. 2. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện giới tính .................................................97 Biểu đồ 2. 3. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả học tập .......................................98 Biểu đồ 2. 4. Tổng điểm trung bình hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên phương diện kết quả rèn luyện .................................100
  12. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ra đời và tách ra khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập từ năm 1879 nhưng trước đó và cho đến nay Tâm lý học vẫn có một vị trí to lớn trong cuộc sống và hoạt động con người. Có thể nói rằng mọi thời kì lịch sử, mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có sự đóng góp của Tâm lý học [18]. Đến những năm đầu của thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu Tâm lý học đã và đang bắt đầu đi sâu vào các nguồn gốc cũng như nguyên nhân liên quan đến não bộ và thần kinh của các hiện tượng hay rối loạn tâm lý. Do vậy, các nghiên cứu Tâm lý học ngày nay cũng không thể tách rời những phương tiện gắn chặt với đời sống tinh thần con người trong thời đại số. Ngoài việc sử dụng những công cụ kết nối theo nghĩa đơn thuần thì con người càng có tâm lý muốn tìm hiểu và khai thác sâu các khía cạnh lợi hại xung quanh mối quan hệ với cá nhân mỗi người, và nhờ vậy, internet được đặt lên bàn cân như một “con dao hai lưỡi” với vô vàn vấn đề cần nghiên cứu. Thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay là thế hệ đầu tiên được tiếp cận với Internet một cách rộng rãi. Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy sự gia tăng về số lượng thanh thiếu niên sử dụng internet. Điều tra Quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng internet. Một nghiên cứu khác (2004) đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái mọi vấn đề và ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất [15]. Nếu như việc hòa mình vào mạng internet cũng như các trang web, mạng xã hội được xem là bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong khoảng thời gian gần hai thập kỷ, thì những mặt trái từ việc nghiện internet và các trang mạng xã hội được ghi nhận là không ít. Đối với các bạn sinh viên, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng có một sức hút không nhỏ. Chúng ta không thể phũ nhận những đóng góp to lớn của mạng xã hội ở việc kết nối những cá nhân lại với nhau tạo nên một mạng lưới những mối quan hệ mà người sử dụng chỉ cần một vài thao tác qua bàn phím là có thể giải quyết được hàng tá vấn đề đặt ra trước mắt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển 1 
  13. của dịch vụ internet, các báo cáo lâm sàng về những hậu quả liên quan đến vấn đề sức khỏe tinh thần từ việc lạm dụng internet cũng tăng vọt. Không ít sinh viên ngày nay chạy đua với đời sống ảo trên mạng và những lượt thích, những lời bình luận (comment) của mọi người mà quên đi mất cuộc sống thực của họ. Việc nghiện mạng xã hội và internet ở người trẻ không phải là mới nhưng thường nhìn nhận đơn thuần ở việc bản thân chưa biết sắp xếp thời gian, thiếu tự chủ nên sa lầy. Tuy nhiên, theo báo cáo từ MyLife, 56% người sử dụng mạng xã hội mắc hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO - Fear of missing out). Chúng ta càng sống nhanh, càng sợ mình sẽ trở thành kẻ rớt lại đằng sau. Trong một khảo sát của tổ chức JWTintelligent, gần 50% bạn trẻ thừa nhận rằng tâm lý sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của mình là do mạng xã hội gây ra [55]. Như vậy, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) không chỉ đang lan rộng với tốc độ không thể ngờ đến mà nó còn để lại những hậu quả ảnh hưởng lâu dài về đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội hiện đại. Có thể nói, những đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong giai đoạn hiện tại là cấp thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đề ra. Từ những cơ sở trên, đề tài: “Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên một số Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biểu hiện và mức độ của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường Đại học (ĐH) tại Thành phố Hồ chí Minh (TP.HCM) hiện nay. Từ đó tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) mà sinh viên gặp phải. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài như: Sợ, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). 3.2. Khảo sát thực trạng những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trên khách thể là sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện và mức độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của nhóm khách thể này. 2 
  14. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). 4.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên của một số Trường ĐH tại địa bàn TP.HCM. 5. Giả thuyết khoa học Mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM ở mức trung bình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM, trong đó chủ yếu là các yếu tố xuất phát từ phía chủ quan. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) thông qua các biểu hiện trên phương diện nhận thức, thái độ và hành vi. Đề tài không nghiên cứu hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) như một rối loạn tâm thần. 6.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu trên khách thể sinh viên 3 trường: ĐH Sư phạm TP.HCM (HCMUE), ĐH Sài Gòn (SGU) và ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Cụ thể, tiến hành khảo sát trên các khách thể sinh viên là sinh viên năm nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư của 3 trường trên. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm sợ, khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), các biểu hiện và mức độ biểu hiện của nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc đã được xác lập. 3 
  15. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn là nguyên nhân và còn là điều kiện cho sự ra đời của đề tài hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở sinh viên một số Trường ĐH tại TP.HCM. Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) là mối quan tâm của toàn xã hội hiện nay. Đã có nhiều bài báo viết về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) nhưng thực sự, để có cái nhìn xác đáng và cận cảnh hơn về những biểu hiện của nó trên khách thể sinh viên ĐH ở Việt Nam thì quả thật còn hạn chế. Do vậy, sự ra đời của đề tài nghiên cứu là cần thiết và sẽ có những đóng góp không nhỏ cho những nghiên cứu hành vi xã hội nói chung và Tâm lý học tại Việt Nam nói riêng. 7.1.3. Quan điểm lịch sử xã hội Trên thực tế, hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã được các nhà Tâm lý học ghi nhận từ nhiều thế kỷ trước với tên gọi “hội chứng sợ bị lãng quên”. Tuy nhiên, chỉ những năm trở lại đây, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ, các vấn đề an toàn sức khỏe tinh thần được chú trọng nhiều hơn thì một lần nữa, các nhà khoa học lại chú ý đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) này. Mặc dù vậy, những cuốn sách nói về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) vẫn còn khá ít ỏi và chỉ dừng lại ở những bài phỏng vấn ngắn hay bài đăng trên tạp chí. Do vậy, các đề tài nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) chắc chắn sẽ được quan tâm và đánh giá cao trong giới khoa học ở thời đại số ngày nay. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê toán học. 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, kết hợp với lý luận riêng, người nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ cũng như những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn những biểu hiện và mức độ biểu hiện của hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) của sinh viên. 4 
  16. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Dựa trên cơ sở lý luận của để tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên khách thể chính và khách thể bổ trợ. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sinh viên dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. Phỏng vấn được thu âm, ghi nhận bằng hình ảnh và có chữ ký xác nhận của khách thể. 7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, kiểm nghiệm T - Test, kiểm nghiệm ANOVA làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 8. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận, đề tài khái quát được các công trình nghiên cứu có liên quan và xây dựng một số vấn đề lý luận mới trên cơ sở tiếp thu các khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước như khái niệm hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên. Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ ra bức tranh thực trạng những biểu hiện và mức độ hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) ở nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên. Đây là cơ sở để các đề tài nghiên cứu sau đi vào nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) trong toàn xã hội. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú lý luận về Tâm lý học lứa tuổi thanh niên sinh viên hiện đại; tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa và làm hạn chế những biểu hiện hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO); góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ đang trưởng thành trong thời kỳ kinh tế - xã hội đang hội nhập quốc tế như hiện nay. 5 
  17. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI CHỨNG SỢ BỊ NGƯỜI KHÁC LÃNG QUÊN (FOMO) CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TẠI TP.HCM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đang là một trong những vấn đề bức thiết không chỉ ở riêng lĩnh vực Tâm lý học nói riêng mà còn là vấn đề nan giải của toàn xã hội nói chung. Các nghiên cứu về hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước, xuất phát từ lĩnh vực kinh tế và bắt đầu nóng trở lại từ những năm đầu thế kỷ XXI, khi các phương tiện truyền thông tin tức xã hội bùng nổ và lan nhanh như ngọn sóng. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Trong công trình nghiên cứu về cảm giác không thích hợp của Solomon (1928), tác giả lưu ý rằng cảm giác không thích hợp có thể dẫn đến cảm giác thấp kém hơn. Nghiên cứu sau đó đã hỗ trợ mối liên hệ giữa cảm giác không thích hợp và căng thẳng của Gould, Horn & Spreeman vào năm 1983. Các nghiên cứu chuyên sâu về những cảm giác không thích hợp ở thời điểm này còn hạn chế, tuy nhiên không khó để thấy được rằng khái niệm này có thể góp phần làm rõ hơn cho khái niệm nỗi lo sợ bị lãng quên. Theo tác giả Solomon (1928), khi một cá nhân nghe hoặc đọc về một sự kiện mà họ không được mời hoặc nhìn thấy ai đó sở hữu một sản phẩm mà họ muốn có, thì có thể họ sẽ cảm thấy không thỏa mãn và lần lượt đặt ra nhiều câu hỏi cho bản thân để tự hỏi; ví dụ: Tại sao họ không được mời? Tại sao họ không thể hoặc không mua sản phẩm đó? Và Solomon cũng đặt ra giả thiết rằng điều này là một nỗi sợ và có thể ảnh hưởng bởi lòng tự trọng [35]. Nghiên cứu lý thuyết về sự gắn kết của Baumeister và Laury năm 1995 cho thấy rằng sự sợ hãi của sự loại trừ xã hội và sự sợ hãi của việc bị người khác lãng quên có thể thúc đẩy một người tuân thủ nguyên tắc mà nhóm đặt ra nhằm tránh một hoặc cả hai nỗi sợ trên là sự loại trừ xã hội và việc bị tẩy chay [35]. Tác giả Holmes năm 1997 có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ cũng cho rằng việc sử dụng Internet có thể gây ra sự phụ thuộc với các triệu chứng tương tự như nghiện ma tuý. Sự sợ hãi của con người trong việc phải nhớ đến 6 
  18. những tin tức từ bạn bè hoặc gia đình trở thành tâm điểm mới và vấn đề thu hút sự chú ý trong lĩnh vực tâm lý. Khi người ta bị ngắt kết nối với những người khác thông qua phương tiện truyền thông xã hội và thế giới bên ngoài, họ sẽ có cảm giác bị căng thẳng, sợ hãi và lo lắng [40]. Tác giả Bianchi và Phillips năm 2005 cũng có bài đăng trong tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ. Nhóm tác giả cho rằng đối với nhiều người, điện thoại di động là một phần không thể tách rời của cuộc sống hàng ngày. Họ sử dụng điện thoại di động cá nhân thường xuyên và có khuynh hướng cảm thấy bị bỏ lỡ một sự kiện nào đó và những người khác sẽ lãng quên mình khi họ không mang theo thiết bị điện thoại bên mình. Việc truy cập các phương tiện truyền thông xã hội một cách nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay càng làm cho người dùng thêm tò mò về mọi thứ xung quanh, về cuộc sống của người khác và những thứ mà có thể họ đã bỏ lỡ; điều này càng tăng thêm tỉ lệ gây ra sự phụ thuộc và sợ hãi bị người khác lãng quên [40]. Theo tạp chí Quốc tế về Tâm lý học của Ấn Độ, nhóm tác giả Ellison, Steinfield & Lampe (2007) cho rằng người ta sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để đáp ứng các nhu cầu cụ thể như xã hội hóa và thu thập thông tin. Đối với cá nhân trải qua hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể rất thú vị vì nó được coi là một cách kết nối không tốn kém và dễ dàng với người khác. Tuy nhiên, cũng trong tạp chí này, tác giả Dossey (2014) cũng khẳng định, các cá nhân này sẽ ngày càng gia tăng sự cô độc, cô lập và sợ bị lãng quên vì trên thực tế, các phương tiện truyền thông xã hội không thực sự thay thế tiếp xúc mặt đối mặt [40]. Cũng theo nhóm tác giả trong tạp chí này, sợ bị người khác lãng quên sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi cá nhân vì tính duy nhất và tính chủ thể của nó. Tính độc đáo này liên quan đến cá tính của từng cá nhân trong xã hội. Tính cách là duy nhất và nhất quán do đó nó có thể được biểu hiện khác nhau ở những cá nhân khác nhau [40]. Trong nghiên cứu về hành vi nghiện khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội của sinh viên do Kim, Jeong, & Lee, (2010), các tác giả cho rằng, trong bối cảnh xã hội ngày nay, các cá nhân dễ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải ngắt kết nối trong vài giờ mà không được viết về những gì mà bạn bè họ đã đăng, đã thích hoặc đã đọc trên các trang mạng xã hội, từ đó nảy sinh cảm giác bồn chồn và tìm mọi cách để 7 
  19. được tiếp tục liên lạc với mọi người. Đối với nhiều người nói chung và sinh viên Đại học nói riêng, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là một hành vi gây nghiện thường xuyên và có tính gây nghiện. Các trang web mạng xã hội có thể có nghĩa là một kênh mới để truyền thông, kiến thức, giải trí, và thậm chí kể cả việc thể hiện bản thân [35]. Nghiên cứu “Hội chứng FOMO” của tác giả Wortham đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng các nghiên cứu trước đây cho thấy hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) bao gồm khả năng cáu kỉnh, lo lắng, và cảm giác không thích hợp, và những cảm giác này sẽ phát triển theo chiều hướng tồi tệ hơn khi một cá nhân đăng nhập vào các trang mạng xã hội. Tác giả cũng cho thấy rằng hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO) đã có mặt từ lâu trong lịch sử của bất kỳ kênh truyền thông nào có thể cho phép các cá nhân có được kiến thức về bạn bè, gia đình hoặc thậm chí cuộc sống của người lạ mà ta không hề quen biết. Những kênh truyền thông này bao gồm báo, thư, hình ảnh, bản tin kỳ nghỉ hàng năm và email. Việc cải thiện công nghệ cũng như khả năng tiếp cận công nghệ đơn giản đã giúp cho việc tiếp nhận thông tin trở nên dễ dàng hơn và như vậy có thể khiến người dùng bị nghiện hơn bao giờ hết. Thay vì đọc tin tức về các bữa tiệc hoặc các sự kiện mỗi lần và một lần (tức là trong một tờ báo hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày), họ có thể nhận được thông tin điện tử ngay lập tức thông qua công cụ mà họ chọn như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, v.v … [35]. Nghiên cứu của nhóm các tác giả Wilt, Oehlberg, & Revelle, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh & Kinh tế Hoa Kỳ (2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu lo lắng thường phân chia lo lắng thành hai loại dựa trên việc liệu các nhà nghiên cứu có quan tâm đến sự lo lắng kéo dài hay thoáng qua không, đó là: trạng thái lo lắng và lo lắng tiểu bang. Theo nhóm tác giả, sự lo lắng tiểu bang thường được định nghĩa là mức độ lo lắng của một người trong khoảng thời gian tương đối ngắn (giây, phút và giờ). Nhiều tác giả khác đã dựa trên nền tảng định nghĩa này và đề xuất rằng sự lo lắng của tiểu bang có liên quan nhiều nhất đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), vì rất có thể các cá nhân gặp phải nỗi lo sợ này sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạm thời trở nên lo lắng hơn khi không thể tiếp 8 
  20. tục hoặc ngưng sử dụng các thiết bị này. Sự loại trừ và tẩy chay xã hội cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự sợ hãi bị lãng quên vì chúng tác động đến các yếu tố được đề xuất để làm nền tảng cho hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO), đó là sự lo lắng và lòng tự trọng [35]. Trang JWT Marketing Communications năm 2012 đã định nghĩa hội chứng sợ hãi bị người khác lãng quên (FOMO) là cảm giác không thoải mái và đôi khi tốn kém mà bạn đang bỏ lỡ - rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết hay sở hữu nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn. Thực tế là mọi người quan tâm sâu sắc về những gì người khác làm hơn là những gì bản thân làm và chú trọng đến những gì người khác có, người khác đạt được hơn là những gì bản thân đang có [35]. Một nghiên cứu gần đây do JWTIntelligence Communications thực hiện năm 2012 cho thấy gần 70% người lớn chấp nhận cảm giác bị người khác lãng quên [35]. Theo bài đăng của tác giả Miller trong tạp chí (JWTIntelligence Communications năm 2012, trang 2, ông cho rằng phương tiện truyền thông xã hội như nguồn cơ quan trọng dẫn đến hội chứng sợ bị người khác lãng quên (FOMO). Bất kỳ cá nhân nào cũng đều có thể xem các cập nhật của người khác về cuộc sống của họ theo thời gian. Các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ cho phép mọi người tiếp cận thường xuyên với những gì họ đang bỏ lỡ so với người khác như việc tham gia một bữa tiệc, một bữa ăn tối, sự nghiệp mới hay cơ hội thăng tiến trong công việc, học hành. Việc liên tục kết nối với các phương tiện truyền thông xã hội và thường xuyên xem những điều họ đang bỏ lỡ chỉ khiến cho các cá nhân bắt đầu cảm thấy không hài lòng, lo lắng, không đáng tin cậy và bị mọi người lãng quên nhiều hơn. Cũng trong tạp chí này, các tác giả cũng nhận định cá nhân con người có xu hướng trở nên lo lắng, cáu kỉnh, cảm thấy không hài lòng và tạm thời hạ thấp lòng tự trọng sau khi xem các phương tiện truyền thông xã hội. Với sự kết nối thường xuyên của các thế hệ trẻ với các phương tiện truyền thông xã hội của bạn bè, hầu như bất kỳ cá nhân nào cũng có thể biết những gì mọi người đang làm và đang tham gia để các cá nhân luôn cảm thấy bị người xung quanh lãng quên [35]. Một trong những cuộc khảo sát của JWTIntelligence (2012) cũng đưa ra kết quả, khoảng 40% số cá nhân từ 12-67 nói rằng phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng nỗi sợ hãi bị người khác lãng quên của họ. Chỉ có 8% người trả lời khảo sát 9 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2