Khoá luận tốt nghiệp: Khảo sát bệnh lợn con phân trắng giai đoạn theo mẹ và đề xuất biện pháp phòng trị tại trại lợn Cẩm Lạc - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà tĩnh
lượt xem 7
download
Luận văn "Khảo sát bệnh lợn con phân trắng giai đoạn theo mẹ và đề xuất biện pháp phòng trị tại trại lợn Cẩm Lạc - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà tĩnh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại trại; Xác định được tình hình tiêu chảy phân trắng ở lợn con giai đoạn theo mẹ; So sánh hiệu quả điều trị của các phác đồ khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Khảo sát bệnh lợn con phân trắng giai đoạn theo mẹ và đề xuất biện pháp phòng trị tại trại lợn Cẩm Lạc - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà tĩnh
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại Học Kinh Tế Nghệ An, Ban giám hiệu nhà trƣờng, khoa Nông- Lâm- Ngƣ đã tạo điều kiện cho em học tập, cũng nhƣ toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy truyền đạt khối kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng em để làm hành trang vững chắc tự tin khi bƣớc vào đời. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy cô. Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp, em vô cùng cảm ơn cô giáo Châu Thị Tâm là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt em tiếp cận với thực tế tại địa bàn trong suốt thời gian vừa qua bằng tất cả tấm chân tình và tinh thần trách nhiệm của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của trại, các anh chị kỹ thuật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận đƣợc với thực tế, vận dụng đƣợc kiến thức lý thuyết vào thực tế và phát huy hết khả năng của mình, đồng thời biết đƣợc những nhƣợc điểm của mình để khắc phục, sửa đổi để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Cuối cùng với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc các quý thầy cô, ban giám hiệu nhà trƣờng, ban lãnh đạo của trại, các anh chị trong tổ kỹ thuật đƣợc dồi dào sức khỏe, thành đạt và thăng tiến trong công việc. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên Dƣơng Thị Thủy
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ ngày sơ khai, chăn nuôi đã trở thành nghành nghề không thể thiếu của loài ngƣời. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang từng bƣớc hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nƣớc, thu nhập của ngƣời dân cũng nâng lên. Vì vậy nhu cầu thịt trên thị trƣờng cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lƣợng cao. Chính vì thế, chăn nuôi của ta không những tăng lên về số lƣợng mà chất lƣợng thịt cũng đƣợc nâng lên. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nƣớc ta đã có những bƣớc tiến nhất định. Đặc biệt, chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, bởi vì ngoài việc cung cấp thực phẩm giá trị dinh dƣỡng cao cho con ngƣời thì nó còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cũng cấp phân bón cho cây trồng (phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì cho đất, đặc biệt là đất nông nghiệp), góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con ngƣời… Nhu cầu thịt lợn của ngƣời tiêu dùng đang tăng lên cả về lƣợng và chất. Để đáp ứng nhu cầu thịt lợn tăng lên của ngƣời tiêu dùng, hộ chăn nuôi lợn đang có những thay đổi tiến bộ trong kỹ thuật chăn nuôi cũng nhƣ quy mô chăn nuôi. Nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn đã chuyển từ phƣơng thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều khuyến khích ƣu đãi cho nông dân phát triển ngành chăn nuôi. Hà Tĩnh là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, tập trung đƣợc nhiều trang trại lớn và nhỏ không những giúp nâng cao vị thế mà còn góp phần làm tăng thu nhập của ngƣời dân. Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, chất lƣợng con giống là tiền đề quan trọng, vì vậy chất lƣợng của đàn nái sinh sản có ảnh hƣởng đến năng suất, quyết định đến số lƣợng con giống sản xuất. Muốn đảm bảo giống
- tốt thì cần có đàn con sinh trƣởng và phát triển tốt đạt khối lƣợng tiêu chuẩn và sức đề kháng cao. Ở nƣớc ta do nhiều yếu tố tác động nhƣ thời tiết, tập quán chăn nuôi, điều kiện dinh dƣỡng, môi trƣờng sống, trình độ khoa học kỹ thuật nên hội chứng tiêu chảy rất cao.Trong hội chứng tiêu chảy ở heo con, E.coli và Salmonella là hai nguyên nhân gây bệnh quan trọng và rất phổ biến. Để giảm thiểu những thiệt hại do hội chứng tiêu chảy gây ra đối với cơ sở nuôi heo tập trung, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát bệnh lợn con phân trắng giai đoạn theo mẹ và đề xuất biện pháp phòng trị tại trại lợn Cẩm Lạc - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà tĩnh” 2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại trại - Xác định đƣợc tình hình tiêu chảy phân trắng ở lợn con giai đoạn theo mẹ - So sánh hiệu quả điều trị của các phác đồ khác nhau. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá hội chứng tiêu chảy ở đàn heo con theo mẹ tại trại lợn Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập của sinh viên các khóa tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp, bổ sung thêm những thông tin và bằng chứng thực tiễn về tình hình bệnh ỉa phân trắng ở lơn con nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và cũng là cơ sở cho việc xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp và có hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy trên đàn heo con theo mẹ, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ còi cọc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc tính sinh lý của lợn con 1.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau khi cai sữa cơ thể heo trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái, cấu tạo và sinh lý của ống tiêu hoá để thích ứng với điều kiện mới. Trong thời gian bú sữa trọng lƣợng bộ máy tiêu hóa heo con tăng lên từ 10 - 15 lần, chiều dài ruột non tăng lên gấp 5 lần, dung tích bộ máy tiêu hóa tăng lên 40 - 50 lần, chiều dài ruột già tăng lên 40 - 50 lần. Tuyến tụy ở 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, trọng lƣợng của gan gấp 3 lần so với khi sơ sinh. Lúc đầu dạ dày chỉ nặng 6-8 gam và chứa đƣợc 35 - 50 gam sữa, nhƣng chỉ sau 3 tuần đã tăng gấp 4 lần và 60 ngày tuổi đã nặng 150 gam và chứa đƣợc 700 - 1000 gam sữa. Khả năng tiêu hóa của lợn con rất hạn chế. Theo A.V. Kavasnhixki thì dịch vị của heo con dƣới một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do, vì lƣợng axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với các niêm dịch vị. Ngoài sự thiếu HCl tự do còn có sự giảm axit trong dịch vị thức ăn liền với HCl làm cho hàm lƣợng HCl tự do rất ít hoàn toàn không có trong dạ dày của heo con bú sữa. Vì thiếu HCl tự do trong dạ dày nên hệ vi sinh vật dễ lên men gây nên hiện tƣợng ỉa chảy ở lợn con. 1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột của heo con Ở gia súc trƣởng thành, bên trong đƣờng ruột có hệ vi sinh vật có lợi thƣờng trực cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài vi sinh vật khác lạ từ môi trƣờng bên ngoài, đồng thời tham gia vào quá trình tiêu hoá hấp thu. Trong đƣờng ruột của gia súc non, hệ vi sinh vật có lợi - vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn gây bệnh chƣa hình thành, chức năng tiêu hoá chƣa thành thục. Bên cạnh đó các yếu tố nhƣ môi trƣờng sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc không tốt đều có ảnh hƣởng xấu đối với gia súc non. Khi chuyển từ bào thai sang nuôi dƣỡng bằng sữa mẹ và tập ăn, việc tiếp
- xúc thƣờng xuyên với môi trƣờng bên ngoài và nhất là điều kiện không vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đƣờng ruột cho gia súc non. Theo Trần Thị Dân (2008), những vi khuẩn đƣờng ruột giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu hóa và có vai trò sinh lý quan trọng đối với cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình thƣờng giữa cơ thể và hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hoá luôn ở trạng thái cân bằng và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ thể vật chủ. Nguyễn Bá Hiên (2001) cho biết trong đƣờng tiêu hoá của gia súc khoẻ mạnh và gia súc tiêu chảy thƣờng xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí là Salmonella, E. coli, Klebsiella, Staphylococcus sp., Streptococcus sp., Bacillus subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens, Bacteroides fragilis. 1.1.3. Đặc điểm thích ứng của lợn con Lợn con từ giai đoạn chuyển từ môi sống trong bụng mẹ ra môi trƣờng sống bên ngoài, từ chế độ nuôi dƣỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm, sự thích ứng của chúng là rất kém. Sự chuyển hóa, cân bằng năng lƣợng từ giai đoạn bào thai sang giai đoạn sau khi sinh là rất chậm, chƣa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môi trƣờng. Nhờ quá trình oxy hóa mô mỡ nên lợn con điều chỉnh đƣợc thân nhiệt. Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở heo con là do mức độ phát triển khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phƣợng, (1996). Lợn con có nhu cầu dinh dƣỡng cao, axit amin là nguyên liệu chủ yếu cho sự sinh trƣởng và phát triển của heo con. Tốc độ sinh trƣởng của gia súc non rất nhanh, trong vòng 10 - 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần, sau 2 tháng tuổi khối lƣợng heo con có thể tăng 14 - 15 lần so với sơ sinh. Nếu sữa mẹ không đảm bảo đủ chất lƣợng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trƣởng của cơ thể sẽ bị chậm lại hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật
- rất kém nên cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. 1.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của heo con Lợn con khi sinh ra trong máu hầu nhƣ không có kháng thể. Nhƣng lƣợng kháng thể trong máu của heo con đƣợc tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu, cho nên nói rằng ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp thu nhiều hay ít từ sữa mẹ [15]. Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ xong sữa đầu có tới 18-19% protein. Trong đó lƣợng γ-globulin chiếm số lƣợng rất lớn (34 - 45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con [15]. Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân heo con trong thời kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trƣớc đây ngƣời ta cho rằng mãi tới 2 tuần tuổi hoặc muộn hơn nữa mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở heo. Song một nghiên cứu tại Bruno (Tiệp Khắc) gần đây cho thấy chỉ ngay ngày thứ 2 sau khi đẻ một số cơ quan quan trọng của cơ thể lợn đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Nhƣng khả năng này còn rất hạn chế và nó chỉ đƣợc hoàn chỉnh tốt hơn khi lợn con đƣợc một tháng tuổi [15]. Nhƣ vậy quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin bị giảm đi rất nhanh theo thời gian. Sở dĩ heo con có khả năng hấp thu đƣợc nguyên vẹn phân tử γ-globulin là vì trong sữa đầu có kháng men antitripsin nó làm mất hoạt lực của tripsin ở tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột heo con mới sinh rất lớn, cho nên phân tử γ-globulin có thể đƣợc chuyển qua bằng con đƣờng ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian tức càng về sau càng giảm). Cho nên sau 24 giờ hàm lƣợng globulin trong máu heo con đã đạt tới 20,3 mg%. Tại thời điểm này các tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với heo vì trong thời gian này không hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không phải kháng nguyên.
- Xuất phát từ đó chúng ta thấy việc cho heo con bú sữa đầu là rất quan trọng và việc cho bú càng sớm càng tốt. 1.1.5. Đặc điểm cơ năng điều tiết nhiệt Cơ thể lợn con thƣờng sinh ra nhiệt năng, nhiệt năng có thể thải ra môi trƣờng xung quanh, ngƣợc lại sự thay đổi nhiệt độ của môi trƣờng lại ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh nhiệt và tỏa nhiệt của cơ thể, hiện tƣợng đó gọi là trao đổi nhiệt lƣợng giữa cơ thể lợn con với môi trƣờng. Heo con lúc mới sinh ra có khả năng điều hòa thân nhiệt kém, khi nhiệt độ ngoại cảnh là 55 – 750F thì thân nhiệt của lợn con có thể bị giảm từ 3 – 120F sau 1 giờ và sau 1 giờ nữa thân nhiệt của chúng mới trở lại bình thƣờng. Nếu nhiệt độ môi trƣờng < 550F thì sau 2 ngày nữa lợn con mới điều hòa thân nhiệt của chúng trở lại bình thƣờng, nếu nhiệt độ môi trƣờng < 25 – 300F thì sau 10 ngày. Khả năng chịu đựng và sự thích nghi của heo con với môi trƣờng còn thấp, làm cho khả năng sinh trƣởng và phát triển của heo con bị hạn chế và có thể dễ nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong chăn nuôi, chúng ta thƣờng sử dụng một số biện pháp kỹ thuật để hạn chế những tác động của các yếu tố gây ảnh hƣởng đến heo con, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nhƣ điều hòa nhiệt độ và độ ẩm ở tiểu khí hậu chuồng nuôi sao cho thích hợp với heo con. 1.1.6. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục Trong giai đoạn này lợn con sinh trƣởng rất nhanh tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lƣợng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trƣởng của heo con tăng nhanh hơn rất nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể của lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lƣợng nƣớc giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần các thành phần hóa học trong cơ thể của heo thay đổi nhanh chóng. Hàm lƣợng sắt trong cơ thể lợn con mới sinh ra là 187γ% nhƣng đến ngày thứ 20
- giảm xuống còn 40,58γ% sau đó tăng dần lên đến 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra. Một đặc điểm quan trọng nhất của heo con theo mẹ là: Sản lƣợng sữa mẹ tăng dần từ lúc mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lƣợng sữa cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho đến ngày thứ 60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dƣỡng của heo con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần tuổi giảm đi rõ rệt, dẫn tới thiếu dinh dƣỡng nếu nhƣ không có thức ăn bổ sung thêm. 1.2. Hội chứng tiêu chảy 1.2.1. Khái niệm tiêu chảy Tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể, nhƣng khi con vật có hiện tƣợng ỉa nhiều lần trong ngày (5 - 6 lần trở lên) và nƣớc trong phân từ 75% trở lên thì gọi là bệnh tiêu chảy. Cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả đầu tiên của tiêu chảy là mất nƣớc, mất điện giải và kiệt sức. Nếu khỏi bệnh, lợn con thƣờng còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Nếu không khỏi sẽ gây viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và nhiễm trùng dẫn đến tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế (Phạm Ngọc Thạch, 2006). 1.2.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy Hội chứng tiêu chảy lợn con đã và đang đƣợc nhiều tác giả (Nguyễn Thị Nội và cs, 1968; Nguyễn Nhƣ Thanh và cs, 2001; Trƣơng Quang, 2005 quan tâm, nghiên cứu và đƣa ra những nhận định khác nhau liên quan đến hàng loạt các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu tập trung vẫn theo 2 hƣớng chính sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng Hội chứng tiêu chảy lợn con không phải bệnh nhiễm trùng mà là chứng khó tiêu, hậu quả của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ thời tiết khí hậu, chất lƣợng sữa mẹ vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dƣỡng lợn con, lợn mẹ kém gây nên. Quan điểm thứ 2 cho là do bệnh nhiễm trùng đƣờng tiêu hóa, chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
- Do vậy cần dựa vào đặc điểm thực tế tại cơ sở chăn nuôi để phân chia nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ, từ đó có biện pháp phòng trị hiệu quả. 1.2.2.1. Do vi sinh vật - Do vi khuẩn Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây Hội chứng tiêu chảy ở lợn, nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trƣờng hợp nào gây ra bệnh cũng có vai trò tác động của vi khuẩn. Theo Nguyễn Nhƣ Thanh và cs (2001), thƣờng xuyên phát hiện 5 loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella, Klebssiella, Staphylococcus sp, Bacillus subtilis và 5 loại vi khuẩn yếm khí trong đó có E.coli là loại vi khuẩn chính gây Hội chứng tiêu chảy lợn con và đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Các vi khuẩn này thƣờng cƣ trú trong đƣờng tiêu hóa của lợn, ở điều kiện bình thƣờng khi sức đề kháng của lợn tốt thì chúng không gây bệnh. Khi có những tác động làm biến đổi trạng thái sinh lý bình thƣờng của lợn làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tăng lên về số lƣợng và độc lực gây bệnh cho lợn. Do vi khuẩn E.coli: E.coli là vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae, họ vi khuẩn thƣờng trực đừng tiêu hóa, chiếm đến 80% các vi khuẩn hiếu khí, vừa là vi khuẩn cộng sinh đƣờng tiêu hóa vừa là vi khuẩn gây nhiều bệnh ở đƣờng ruột và các cơ quan khác. E.coli có sẵn trong đƣờng ruột của động vật và gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm sút do chăm sóc nuôi dƣỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột hay các bệnh kế phát. Bình thƣờng vi khuẩn E.coli cƣ trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhân lên với số lƣợng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các cơ quan nội tạng. Khi vào máu do cấu trúc kháng nguyên O và khả năng dung huyết mà vi khuẩn chống lại các
- yếu tố phòng vệ không đặc hiệu của cơ thể, khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng chúng tiếp tục phát triển và sự cƣ trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. Các yếu tố gây bệnh của E.coli bao gồm: Yếu tố bám dính, yếu tố xâm nhập, yếu tố gây dung huyết và độc tố. Các chủng không gây bệnh không có kháng nguyên bám dính. Theo Radostits và cộng sự (1994) cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đƣờng ruột đóng vai trò quan trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.E.coli gây bệnh cho ký chủ nhờ yếu tố bám dính và độc tố đƣờng ruột. Nó bám dính vào niêm mạc ruột rồi sản sinh độc tố đƣờng ruột, các chủng gây bệnh đều sản sinh ra một hay nhiều kháng nguyên bám dính, chúng nằm trên fibriae - một cấu trúc giống sợi lông, xuất phát từ một đĩa giống trong màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn. Chính các yếu tố bám dính và độc tố đƣờng ruột gây ra quá trình sinh bệnh đặc trƣng của E.coli Lê Văn Tạo và cộng sự (2007), đã phân lập từ mẫu phân lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy đƣợc 75 chủng E.coli thuộc 13 serotyp kháng nguyên, cũng theo tác giả bệnh thƣờng xảy ra ở lợn con đặc biệt là lợn con sơ sinh từ 1 - 21 ngày tuổi, tập trung chủ yếu là trong 10 ngày đầu, có con mắc bệnh rất sớm ngay sau khi sinh 2-3 giờ đã mắc và muộn hơn khi đã tròn 4 tuần, bệnh thƣờng xảy ra khi thời tiết thay đổi, khí hậu rét, mƣa nhiều độ ẩm cao. Do vi khuẩn Salmonella: Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra Hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Đây là loại vi khuẩn sống hoại sinh ở đƣờng tiêu hóa, chứa đựng các yếu tố gây bệnh và các yếu tố không gây bệnh không phải là độc tố. Hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotype Salmonella và đƣợc chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O (Radostits, 1994).
- Tô Thị Phƣợng (2006), nghiên cứu sự biến động của Salmonella và E.coli ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100% các mẫu phân có vi khuẩn E.coli dù lợn có bị mắc bệnh tiêu chảy hay không bị tiêu chảy. Lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm Salmonella là 41,165%, sau đó theo độ tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ 58,33% đến 60%. Khi lợn bị tiêu chảy, tỷ lệ Salmonella tăng lên đáng kể, tỷ lệ nhiễm là 81,25% với lợn từ 1 đến 21 ngày tuổi, 85,71% với lợn từ 22 - 60 ngày tuổi và 75% với lợn trên 60 ngày tuổi. Số lƣợng vi khuẩn Salmonella cũng tăng dần từ 13,91 triệu con đến 41,48 triệu vi khuẩn/1 gram phân lợn từ 1 đến hơn 60 ngày tuổi. Salmonellosis là vi khuẩn gây bệnh viêm ruột chủ yếu do 2 chủng vi khuẩn Salmonella cholera suis chủng kunxendorf và Salmonella typhysuis chủng voldargsen gây bệnh thể mãn tính. Bệnh thƣờng xảy ra ở lợn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi. Triệu chúng chủ yếu: con vật bỏ ăn, sốt cao 40,5°C - 41,6°C, ho khan khò khè. Lúc đầu đi táo sau khi nhiệt độ hạ xuống con vật ỉa chảy nặng, phân lỏng, sống, màu vàng nhƣ cám, da tụ huyết, gan hoại tử hoặc apse, lợn chết ở những ngày đầu lách sƣng to tụ máu. Nếu lợn mắc ở thể mãn tính lách dai nhƣ cao su, niêm mac ruột già viêm loét. Do ỉa chảy nhiều con vật dễ dẫn đến lòi dom và liệt cơ vòng hậu môn giai đoạn sau nên phân tự chảy ra. - Do vi khuẩn Clostridium perfringens: Vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con ở lứa tuổi 1 đến 120 ngày tuổi, ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết là 60% (Phan Thanh Phƣợng và cs, 1996). Ngoài ra còn có sự tác động của các yếu tố gây bệnh nhƣ: Proteus, Streptococcus đóng vai trò phụ làm bệnh nặng thêm. Bênh xảy ra ở lợn trong vòng 1 tuần tuổi nhất là thời điểm 1-3 ngày sau khi sinh. Bệnh là do cảm nhiễm kế phát làm cho diễn biến ở mức độ trầm trọng khác nhau. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy ra máu, tỷ lệ chết cao, có bệnh tích ở
- ruột non xuất huyết màu đỏ tƣơi. - Do virus Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là một nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Và kết luận một số virus có vai trò nhất định gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn nhƣ Rota-virus, Enterovirus, TGE, Parvovirus, Adenovirus. Sự xuất hiện của virus làm tổn thƣơng các niêm mạc đƣờng tiêu hóa, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dẫn đến gây ỉa chảy ở thể cấp tính. Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trƣơng Văn Dung (1997), thì virus TEG có một sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Đầu tiên khi virus xâm nhập vào tế bào nó nhân lên và phá hủy tế bào trong từ 4 đến 5 tiếng. Ở lợn bị nhiễm virus TEG sữa và các chất dinh dƣỡng không tiêu hóa đƣợc, nƣớc không hấp thu đƣợc, con vật dẫn đến tiêu chảy, mất dịch, mất chất điện giải và dẫn đến chết. Các nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên thế giới đã chỉ ra 2 nhóm virus chủ yếu thuộc họ Corona viridae và Rota viridae gây bệnh tiêu chảy ở lợn, đặc biệt là lợn con. Trong nhóm Corona viridae có 2 đại diện chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn là Transmissible Gastroenteritis virus- TGE và Poceine Epidemic Diarrhea virus- PEDV. Theo Bergenland (1992) [43], có rất nhiều loại virus là mầm bệnh gây tiêu chảy ở lợn trƣớc và sau cai sữa nhƣ: 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập đƣợc virus Rotavirus, 11,2% có virus TEG, 2% có Enterovirus và 0,7% có Parvovirus. - Do ký sinh trùng Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa nói riêng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn cũng nhƣ một số gia súc khác. Tác hại do chúng gây ra không chỉ lấy chất dinh dƣỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ thông qua nội, ngoại độc tố do chúng tiết ra, độc tố làm giảm sức đề kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện cho những bệnh khác phát sinh. Ngoài ra ký sinh trùng còn gây tổn thƣơng niêm mạc đƣờng tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy.
- Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ở lợn nhƣ: cầu trùng Eimeria, Isospora suis, Crytosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis hoặc một số loài giun tròn lớp Nematoda (Ascaris suum, Trichuris suis, Haemonchus, Mecistocirrus). Theo Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996), sán lá ruột lợn và giun đũa lợn ký sinh trong đƣờng tiêu hóa, làm tổn thƣơng niêm mạc đƣờng tiêu hóa gây viêm ruột tiêu chảy. 1.2.2.3. Do bản thân con lợn con Do nguyên nhân di truyền nhƣ chất lƣợng tinh trùng hay chất lƣợng trứng, có thể do sự phát dục của bào thai kém, hay do sức khỏe của lợn mẹ lúc mang thai. Do bộ máy tiêu hóa chƣa hoàn thiện, trong 21 ngày đầu dạ dày và ruột chƣa có khả năng tự tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích vào niêm mạc mà tiết dịch và trong dịch vị chƣa có HCl nên tính kháng khuẩn chƣa cao. Mặt khác hệ vi sinh vật có lợi trong đƣờng tiêu hóa chƣa hình thành nên chƣa có sự cân bằng với vi sinh vật gây bệnh. Do hệ thống miễn dịch, hệ thống điều tiết nhiệt của gia súc chƣa hoàn thiện và ổn định nên sự thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh còn kém. Một trong các nguyên nhân quan trọng gây bệnh đƣờng tiêu hóa là do thiếu sắt. Khi còn là bào thai lƣợng sắt cần thiết đƣợc mẹ cung cấp. Khi ra ngoài môi trƣờng sống, sữa mẹ chỉ cung cấp đƣợc 1/6 lƣợng sắt mà cơ thể non yêu cầu. Trong khi cơ thể sơ sinh cần tới 40- 50 mg sắt/ngày, nhƣng lợn con chỉ nhận đƣợc 1mg/ngày thông qua sữa mẹ. Vì vậy, cần bổ sung thêm ít nhất là 200- 250mg/con để lợn con tránh thiếu máu. Trong sữa mẹ không những chỉ thiếu sắt mà còn thiếu cả Coban, Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo máu, tổng hợp và hoạt hóa một số enzym. Do đó lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm, lợn con dễ mắc tiêu chảy. 1.2.2.4. Do lợn mẹ Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất đối với lợn con theo mẹ. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ các chất dinh dƣỡng không loại
- thức ăn nào có thể thay thế đƣợc. Tình trạng sức khoẻ của lợn mẹ, chế độ nuôi dƣỡng của lợn mẹ là những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản lƣợng và chất lƣợng sữa. Theo Cù Xuân Dần (1996), lƣợng sữa mẹ từ khi đẻ tăng đến ngày thứ 15 là cao nhất, đến ngày thứ 20 đột ngột giảm xuống thấp trong khi nhu cầu về sữa mẹ của lợn con tăng lên. Do đó nếu ở giai đoạn này lợn mẹ mà thiếu chất dinh dƣỡng thì lợn con lại càng thiếu sữa, cơ thể lợn con trở nên suy nhƣợc, giảm sức đề kháng, lợn dễ bị stress. 1.2.2.4. Do nấm mốc Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc. Một số loài nhƣ: Aspergillus, Penicillium, Fusarium... có khả năng sản sinh nhiều độc tố, nhƣng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1, M2). Theo Đậu Ngọc Hào (2006), thì thức ăn cho lợn quá trình chế biến và bảo quản không tốt rất dễ nhiễm một số loài nấm mốc nhƣ Aspergillus, Penicillin phân bố trong tự nhiên, chúng có khả năng xâm nhập và phát triển mạnh trong thức ăn và sản sinh nhiều độc tố gây hại cho lợn và là nguyên nhân của nhiều bệnh: gây ung thƣ gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần kinh. Lợn khi nhiễm độc tố nấm mốc thƣờng bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy, ỉa chảy ra máu. 1.2.2.5. Nguyên nhân khác - Do thời tiết khí hậu Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá lạnh, mƣa gió, ẩm độ, đều là các yếu tố stress có hại tác động đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chƣa ổn định, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chƣa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối tƣợng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
- Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004), các yếu tố nóng, lạnh, mƣa, nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thƣờng và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chƣa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu. - Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Việc nuôi dƣỡng lợn nái chửa kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định trọng lƣợng sơ sinh của lợn con, một trong những chỉ tiêu để nâng cao năng suất của đàn nái sinh sản, đồng thời nói lên sức khoẻ của lợn con sơ sinh. Các chất dinh dƣỡng cung cấp cho lợn mẹ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu năng lƣợng và protein còn cung cấp các vitamin, khoáng, đặc biệt là protein tạo kháng thể chống lại các vi khuẩn có hại. Lợn con khi sinh không ngừng sử dụng protein để xây dựng các mô bào mới trong quá trình phát triển, đồng thời khôi phục và tu bổ lại tế bào cũ. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn của lợn mẹ không đủ protein, thiếu khoáng đa lƣợng, vi lƣợng, dẫn đến thiếu dinh dƣỡng, lƣợng sữa giảm, chất lƣợng sữa giảm, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của lợn con. Thân nhiệt của lợn mới sinh ra là 38,9oC - 39,1oC, nhƣng sau 30 phút giảm xuống còn 36,7 - 37,1oC. Trong vòng 1 giờ sau khi sinh, nếu lợn con đƣợc bú sữa đầu thì sau 8- 12 giờ thân nhiệt của lợn con sẽ đƣợc ổn định trở lại, nếu lợn con không đƣợc bú sữa đầu thì sự mất nhiệt sẽ là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy lợn con. Trong sữa đầu hàm lƣợng vitamin A, D, B1, C cao hơn rất nhiều so với sữa thƣờng. Ngoài ra, trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy rửa các chất cặn bã trong đƣờng tiêu hoá. Đặc biệt còn có hàm lƣợng kháng thể γ - globulin, do đó cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ rất cần thiết nhằm cung cấp hàm lƣợng kháng thể đáng kể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, tăng sức đề kháng của cơ thể.
- - Do stress Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998), hệ thống tiêu hoá của lợn mẫn cảm với stress. Hiện tƣợng stress thƣờng gây nên hiện tƣợng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu động ruột, đau bụng và có khi tiêu chảy. Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phƣơng thức chăn nuôi, vận chuyển đi xa đều là những tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi, dẫn đến hậu quả làm giảm sút sức khoẻ vật nuôi, là nguy cơ xảy ra các bệnh trong đó có hội chứng tiêu chảy. 1.2.3. Cơ chế sinh bệnh Theo Phạm Ngọc Thạch (2006), khi bị bệnh, đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đƣờng tiêu hóa tăng cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong đƣờng ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đƣờng ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy. Khi bệnh kéo dài, con vật bị mất nƣớc (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể nhƣ nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết. Những con khỏi bệnh thƣờng còi cọc, chậm lớn, da khô, lông xù. 1.2.4. Triệu chứng của bệnh Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt tăng sau 2 đến 3 ngày thì hạ xuống do ỉa chảy mất nƣớc nhiều. Trong 1 đến 2 ngày đầu mắc bệnh lợn vẫn bú sau đó gầy tọp nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo, nhợt nhạt, hai chân sau dúm lại và run rẩy, đuôi và khoeo dính đầy phân. Con vật mất nƣớc, ủ rũ, da khô, lông xù, đi xiêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt đôi khi bị sƣng. Lợn lƣời vận động, một số trƣờng hợp thƣờng nằm trên bụng mẹ, nằm tụm lại một chỗ,
- gầy dần, có biểu hiện rối loạn thần kinh vì hạ đƣờng huyết. Ngoài việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng trên thì bệnh còn đƣợc xác định chủ yếu dựa vào trạng thái biến đổi của phân, về trạng thái phân có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu kể từ 12-24 giờ trƣớc khi bị bệnh (thời kỳ nung bệnh), lúc này thấy lợn đi ỉa khó khăn, phân táo đen và nhỏ nhƣ hạt đỗ đen. Giai đoạn tiếp theo phân táo bón chuyến sang dạng sền sệt, màu vàng, 2 đến 3 ngày sau phân chuyển sang thành màu trắng nhƣ vôi hoặc trắng xám. Phân ngày một lỏng hơn, trong phân có lẫn những hạt sữa chƣa tiêu hoá, lợn cợn nhƣ cám hoặc có nhiều bột. Có trƣờng hợp mắc bệnh đến ngày thứ 3 phân đã loãng nhƣ nƣớc, tháo tung toé. Lúc này lợn con mất nƣớc nặng, nếu kiểm tra phân dƣới kính hiển vi sẽ thấy trong phân có những hạt mỡ chƣa tiêu hoá, các tế bào niêm mạc ruột hoặc có thể lẫn một ít hồng cầu. Giai đoạn hồi phục, phân từ màu trắng xám chuyến thành xám đen, phân đặc dần thành khuôn nhƣ phân lợn khoẻ. Ngoài các triệu chứng chung của hội chứng tiêu chảy, tùy theo bệnh, tác nhân gây bệnh mà lợn có những triệu chứng riêng. Bảng 1.2. Phân biệt triệu chứng một số bệnh gây tiêu chảy ở lợn con Tên bệnh Triệu chứng Bệnh phân Lợn con tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân màu trắng lợn con trắng, vàng lẫn bọt khí, nhiều nƣớc. Sốt cao 40,5 - 41,6 độ C, bỏ ăn, tiêu chảy. Tím da ở Bệnh phó bụng, gốc đuôi, 4 chân và chỏm tai. thƣơng hàn Do ỉa chảy nhiều, con vật dễ dẫn đến lòi dom và giai đoạn sau liệt cơ vòng hậu môn cho nên phân tự chảy ra. Biểu hiện viêm ruột xuất huyết.
- Tên bệnh Triệu chứng Bệnh viêm Ỉa chảy lẫn máu hoặc phân thƣờng có màu nâu đỏ có ruột hoại tử chứa những mảng hoại tử. Tiêu chảy cấp tính phân lỏng màu vàng xám dẫn đến mất nƣớc nên tai cụp, mắt trũng sâu, bụng hóp. Lợn Bệnh viêm bệnh nôn, bỏ ăn. Có thể chết 100% lợn bệnh < 10 ruột truyền ngày tuổi. nhiễm Nếu sống hơn 5 ngày sẽ hồi phục dần. Gây dịch tiêu chảy cấp tính. Lợn bệnh nôn, bỏ ăn tạm Bệnh viêm thời. Lợn con
- Hình 1: Triệu chứng lợn con bị phân trắng Hình 2:Triệu chứng lợn con bị ỉa phân trắng
- Hình 3: Hình ảnh sàn chuồng khi lợn bị bệnh phân trắng Hình 4: Hình ảnh sàn chuồng khi lợn bị bệnh phân trắng 1.2.5. Bệnh tích của bệnh Xác chết gầy, đuôi và khoeo dính đầy phân, mắt trũng sâu, lông da khô mất tính đàn hồn. Một số trƣờng hợp lợn con bị viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng chứa dịch. Gan hơi sƣng hoặc không sƣng, màu nâu vàng nhạt, túi mật thƣờng căng, cá biệt có con không căng, phổi thƣờng ứ huyết, đôi khi có hiện tƣợng sƣng phổi nhẹ. Dạ dày chứa đầy sữa đông vón màu vàng trắng chƣa tiêu. Ruột non căng phồng chứa đầy hơi, dịch màu vàng và có xuất huyết điểm ở thành ruột, niêm mạc ruột bị hoại tử từng đám. Màng treo ruột xuất huyết, hạch màng treo ruột sƣng. Niêm mạc xung huyết hoặc xuất huyết. Ruột rỗng chứa nƣớc hoặc hơi, niêm mạc sung huyết hay xuất huyết từng đám, hoặc viêm cata nhẹ và trong ruột già chứa phân màu vàng. 1.2.6. Biện pháp phòng trị bệnh 1.2.6.1. Phòng bệnh Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng chống bệnh đƣờng tiêu hoá cho lợn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đến nhiều khâu, nhiều yếu tố nhƣ tác động vào môi trƣờng, thức ăn, nƣớc uống…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học cây me rừng Phyllanthus emblica linn. họ thầu dầu (Euphorbiaceae)
61 p | 218 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của lá cây me rừng Phyllanthus emblica
37 p | 174 | 20
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phản ứng Mannich với xúc tác Zeolite trao đổi ion kim loại
40 p | 160 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và Xây dựng – XN Khảo sát và xử lý nền móng
29 p | 113 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của loài nấm cordyceps neovolkiana
39 p | 146 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học của cây chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) skeels từ cao ethyl acetate thu hái ở tỉnh Bình Thuận
38 p | 149 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học rễ cây chùm ruột (Phyllanthus acidus (L).) skeels, họ Euphorbiaceae
32 p | 120 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát ảnh hưởng của Matrix và hiệu ứng mật độ lên hiệu suất đỉnh của phổ kế Gamma đầu dò hpge bằng chương trình MCNP
55 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát hiệu ứng từ điện trên vật liệu tổ hợp từ giảo/áp điện
52 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát tỉ lệ phân bố và tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus ở một số tỉnh thuộc khu vực phía nam
65 p | 50 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát các thông số của hệ phổ gamma với đầu dò bán dẫn Ge siêu tinh khiết (HPGe) GC 2018
55 p | 105 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
77 p | 18 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm E_Librare tại thư viện viện Công nghệ thông tin – Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
16 p | 97 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học trên cao ethyl acetate của cây mộc ký ngũ hùng dendrophtoe pentandra (l.) miq., họ chùm gửi (loranthceae) ký sinh trên cây xoài mangifera indica, họ đào lộn hột (anacardiaceae)
90 p | 46 | 7
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát phân hệ biên mục và tra cứu tại trung tâm thông tin- thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội
8 p | 135 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát thành phần hóa học trên cao Ethyl acetat của cây cỏ the
33 p | 35 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát năng lượng tương quan Positron – Electron trong phân tử đồng Oxit
61 p | 52 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác tin báo về tội phạm của VKSND quận Hồng Bàng - Hải Phòng
94 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn