intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong cách đặt tiêu đề, đề dẫn của báo chí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

42
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp người đọc,người nghiên cứu thấy rõ sự phong phú,đa dạng và đặc sắc của tu từ tiếng Việt và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện tu từ - biện pháp tu từ trong tiêu đề,đề dẫn báo chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong cách đặt tiêu đề, đề dẫn của báo chí

  1. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Vân đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cô luôn đồng hành, động viên, khích lệ, tạo môi trường thuận lợi để tôi thực hiện khóa luận một cách tốt nhất. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân đã tạo điều kiện phù hợp nhất để tôi có thể tìm hiểu và hoàn thành khóa luận của mình một cách đầy đủ, khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thành cô giáo của trường Đại học Thủ Đô Hà Nội nói chung và các thầy cô giáo Khoa KHXH của trường Đại học Thủ Đô Hà Nội nói riêng đã nhiệt tình, tận tâm giảng dạy tôi trong suốt 3 năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người bạn đã tin tưởng, cùng tôi chia sẻ và vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Dù đã cố gắng thực hiện và hoàn thành khóa luận bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực của mình nhưng khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu só . Tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét và đóng góp chân thành của quý thầy cô để có thể hoàn thiện mình hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ….. tháng …..năm……. Người thực hiện Ánh Nguyễn Thị Ánh
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Chữ viết tắt Chú Giải PTTT Phương thức tu từ Từ HV Từ Hán Việt BPTT Biện pháp tu từ C-V Chủ ngữ - Vị ngữ SGK Sách Giáo Khoa
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ………………………………………….……….…...........................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………........................................6 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..........................8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………….8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………..............8 6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..................................9 7. Đóng góp của đề tài………………………………………………………....................9 8. Bố cục khóa luận………………………………………………………….....................9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí ………………………………………….10 1.1: Báo chí là gì ?..........................................................................................................10 1.2: Phong cách ngôn ngữ báo chí ……………………………………………………10 1.3: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí …………………………………….11 1.3.1: Tính phổ biến,cập nhật…………………………………………………….....11 1.3.2: Tính chiến đấu………………………………………………………………..11 1.3.3: Tính thời sự…………………………………………………………………...11 1.3.4: Tính hấp dẫn ………………………………………………………………....12 1.3.5: Tính trung thực ……………………………………………………………....12 1.3.6: Tính ngắn gọn …………………………………………………………..........12 1.4: Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí ………………...................................13 1.4.1: Từ ngữ ………………………………………………………………………...13 1.4.2: Cú pháp ……………………………………………………………………….14 1
  4. 2. Tiêu đề, đề dẫn……………………………………………………………………...15 2.1: Thế nào là tiêu đề (nhan đề), đề dẫn ………..……………………………………..15 2.1.1: Tiêu đề (Nhan đề)……………………………………………………………..15 2.1.2: Đề dẫn …………………………………………………...................................16 2.2: Đặc điểm chung của tiêu đề (nhan đề), đề dẫn …………………………………....18 2.2.1: Tính thông tin cao ………………………………….........................................18 2.2.2: Tính chuẩn mực …………………………………….........................................18 2.2.3: Tính ngắn gọn ………………………………………………………………...18 2.2.4: Tính hấp dẫn ……………………………………………………….................18 3. Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong Tiếng Việt …………………………20 3.1: Phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ……………………………............20 3.2: Các phương tiện tu từ tiếng Việt …………………………………………………………21 3.2.1: Phương tiện tu từ ngữ âm ……………………………………………………………..21 3.2.1.1: Thanh điệu………………………………………………………………......21 3.2.1.2: Hệ thống nguyên âm ………………………………………………………...22 3.2.2: Phương tiện tu từ Từ vựng………………………………………………...........22 3.2.2.1: Lớp từ Hán Việt……………………………………………………………...22 3.2.2.2: Từ mượn…………………………………………………………………….24 3.2.2.3:Từ lóng ……………………………………………………………...............25 3.2.2.4: Từ địa phương………………………………………………………………25 3.2.2.5: Từ láy………………………………………………………………..............26 3.2.2.6: Thành ngữ…………………………………………………………...............26 3.2.3: Phương tiện tu từ cú pháp………………………………………………………27 3.2.3.1: Câu đặc biệt…………………………………………………………………27 2
  5. 3.2.3.2: Câu chuyển đổi tình thái ……………………………………………………28 3.2.3.3: Phép lặng……………………………………………………………............28 3.2.3.4: Câu giảm lược thành phần ………………………………………………….29 3.2.3.5: Đề ngữ………………………………………………………………............29 3.3: Các biện pháp tu từ tiếng Việt…………………………………………………….29 3.3.1: Biện pháp tu từ từ vựng ………………………………………………………..30 3.3.1.1: Liệt kê và tăng cấp…………………………………………………………..30 3.3.1.2: Ngoa dụ (phóng đại, khoa trương,nói quá)………………………………….30 3.3.1.3: Nói giảm………………………………………………………………….....31 3.3.1.4: Phép tương phản (phản ngữ) …………………………………………….....31 3.3.1.5: Phép chơi chữ (lộng ngữ)……………………………………………………32 3.3.1.6: So sánh ……………………………………………………………………...32 3.3.1.7: Ẩn dụ ………………………………………………………………..............33 3.3.1.8: Hoán dụ……………………………………………………………………..33 3.3.1.9: Điệp ngữ ……………………………………………………………………34 3.3.2: Biện pháp tu từ cú pháp………………………………………………………...35 3.3.2.1: Phép điệp cú (phép sóng đôi, phép song hành cú pháp)…………………......35 3.3.2.2: Phép đảo cú (đảo ngữ)………………………………………………………35 CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN TU TỪ QUA GÓC NHÌN TIÊU ĐỀ , ĐỀ DẪN BÁO CHÍ……………………………………………………………………………………37 2.1: Các phương tiện tu từ được sử dụng trong việc đặt tiêu đề, đề dẫn trên báo điện tử thông tin – giải trí – xã hội “kênh 14.vn”………………………………........................37 2.2: Khảo sát thực tế phương tiện tu từ trong tiêu đề, đề dẫn trên báo điện tử kênh 14.vn…………………………………………………………………………………...38 3
  6. 2.3: Vai trò của phương tiện tu từ được sử dụng trong việc đặt tiêu đề , đề dẫn của phong cách báo chí ……………………………………………………………………50 CHƯƠNG III: SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VIỆC ĐẶT TIÊU ĐỀ, ĐỀ DẪN BÁO CHÍ ………………………………52 3.1: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong tiêu đề, đề dẫn báo kênh 14.vn ……………………………………………………………………………....................52 3.2: Khảo sát thực tế biện pháp tu từ trong tiêu đề, đề dẫn trên báo kênh 14.vn …………………………………………………………………………………………………….53 3.3: Vai trò của biện pháp tu từ trong việc đặt tiêu đề, đề dẫn của phong cách báo chí …………………………………………………………………………………………66 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................68 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………….......70 4
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lựa chọn một đề tài nghiên cứu khoa học là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống đối với mỗi sinh viên chúng tôi. Để lựa chọn đề tài có tính khoa học cao,phù hợp với thời đại và có tính hấp dẫn chúng tôi đã chọn đề tài khảo sát phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trên tiêu đề, đề dẫn trên báo bởi một số lý do sau: Báo chí đặc biệt là báo mạng ngày càng chiếm vai trò quan trọng và trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống mỗi người. Hầu hết,mọi thông tin, quảng cáo, đều được người đọc tiếp cận nhanh chóng nhất thông qua phương tiện truyền thông báo chí. Bên cạnh tin đài,tivi,truyền hình thì báo chí là phương tiện truyền tin nhanh nhất,tiện lợi nhất với mức độ chia sẻ của người đọc hiểu quả nhất. Báo chí đưa con người đến gần hơn với các khoa học–công nghệ, văn hóa tiên tiến của xã hội nhờ sự nhanh nhạy,kịp thời,xu hướng của nó. Mỗi trang báo mới mở ra,ta dường như thấy cả một thế giới trong tầm mắt từ các vấn đề:chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học,…. Đối với tôi cũng như đối với nhiều người,tôi thấy rằng một bài báo hay,hấp dẫn hay không nhờ tới 50% là từ tiêu đề,đề dẫn. Tiêu đề hay đề dẫn có thu hút hay không lại nhờ cách dùng từ và lựa chọn ngôn từ phù hợp vì đa số báo chí nước ta đều ở dạng văn bản chữ viết có một số ít là hình ảnh,video nhưng luôn có phụ đề đi kèm. Tôi tin rằng sẽ không có một văn bản báo chí nào là không có tiêu đề cả. Nó như một từ khóa,một sự mở đầu,một cảm hứng gợi mở trí tò mò của người đọc. Người đọc trước khi thấy nội dung là nhìn thấy tiêu đề của trang thông tin đó.Vì vậy, tiêu đề,đề dẫn có vai trò vô cùng quan trọng làm nên sự thành công của bài báo. Một tiêu đề hay sẽ thể hiện sự độc đáo tinh tế của người viết cho nên tác giả luôn gửi gắm vào đó những nội dung, tư tưởng, tình cảm của mình. Tiêu đề, đề dẫn như nhãn tự của văn bản báo chí vậy! Theo chúng tôi thấy, vấn đề “ khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong cách đặt tiêu đề, đề dẫn của báo chí” là đề tài mới lạ, hay, thú vị khi đưa ngôn ngữ gắn liền với thực tế ứng dụng hàng ngày. Ngôn từ tiếng Việt là vô cùng phong phú, giàu hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu. Với người viết văn, viết báo, nếu tìm ra sự độc đáo của ngôn từ như nắm 5
  8. trong tay chìa khóa của sự thành công trên trang viết của mình. Hằng ngày, báo chí xuất hiện ở mọi nơi,mọi lúc xung quanh chúng ta, ngay cả trên những trang mạng xã hội. Tất cả mọi người mỗi ngày đều có nhu cầu cập nhật thông tin về thế giới xung quanh và báo chí dần dần gắn liền với đời sống con người như một nhu cầu không thể thiếu. Nếu chúng ta chịu để ý một chút, ta sẽ thấy cái hay trong việc dùng từ trong các văn bản báo chí, đặc biệt là ngay ở trong tiêu đề. Với chủ ý muốn đi tìm cái hay, cái độc đáo của ngôn từ và trả lời những câu hỏi như: Tại sao mình lại đọc bài báo này? Tại sao cái tên bài lại khiến tôi tò mò như thế?...chúng tôi đã quyết định khảo sát đề tài này. Với niềm yêu thích sự giàu đẹp của ngôn từ, cùng với tất cả những lý do trên đã tạo nên cảm hứng và động lực giúp chúng tôi thực hiện đề tài này.Hy vọng sau khi hoàn thành bài nghiên cứu này,chúng tôi sẽ trau dồi thêm cho mình những kiến thức về ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu Từ trước đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt hay phong cách ngôn ngữ báo chí nhưng vấn đề nghiên cứu tiêu đề, đề dẫn qua phương tiện tu từ và biện pháp tu từ thì còn hạn chế. Điều này cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận đề tài của chúng tôi. Giáo trình “ Phong cách học tiếng Việt” do Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) đã nêu ra một cách cơ bản nhất về phong cách ngôn ngữ báo chí: phạm vi sử dụng, đặc trưng và yêu cầu của ngôn ngữ báo chí. Ngoài ra, tác giả cũng dành hẳn một chương (chương 2) để nghiên cứu về các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt một cách đầy đủ từ ngữ âm, luật thơ, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa,…với những sơ đồ hệ thống hóa kiến thức khoa học. Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc (chủ biên) có đề cấp đến phong cách báo chí - công luận. Ở công trình này, tác giả đã cung cấp khái quát về chức năng, đặc điểm và đặc trưng của ngôn ngữ: từ ngữ, cú pháp, kết cấu, …Chương IV, ông đã trình bày về các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, đồng thời đưa ra các kiểu câu giàu màu sắc phong cách. 6
  9. Quyển “Phong cách học và các chức năng tiếng Việt” của Hữu Đạt cũng đề cập đến phong cách báo chí. Tác giả đã giới thiệu khá cụ thể về đặc điểm và chức năng ngôn ngữ của phong cách này: chức năng thông tin, chức năng hướng dẫn dư luận,… Tác giả đã dành phần IV cho các biện pháp tu từ - phương tiện tu từ và giá trị của từng phong cách. Quyển “Hướng dẫn cách biên tập” của Michel Voirol do Nguyễn Thu Ngân dịch cũng đề cập sơ lược về nội dung chủ yếu của bài báo. Trong đó, có vấn đề vai trò và đặc điểm của phong cách báo chí. Ở công trình này, tác giả trình bày một cách sơ lược về đề dẫn. Giáo trình “Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản” của GS.TS.Nguyễn Đức Dân cũng là đề tài nghiên cứu về Ngôn ngữ báo chí. Đây là công trình khá sâu sắc, bổ ích cho việc nghiên cứu về đề dẫn. Trong đó, đề cập đến khái niệm, mục đích, nội dung, hình thức, vị trí và phân loại đề dẫn. Quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” của Cù Đình Tú là một công trình khá sâu sắc về biện pháp tu từ và phương tiện tu từ tiếng Việt. Tác giả đã khái quát hóa các biện pháp tu từ tiếng Việt theo hệ thống nhất định. Quyển “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc trình bày về hệ thống phương thức tu từ và biện pháp tu từ. Đây cũng là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho đề tài này. Ngoài ra có một số bài nghiên cứu về tiêu đề văn bản báo chí như: Tác giả Bùi Khắc Hiệp (1978) đã có bài viết khảo sát tiêu đề của các bài báo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Đức Dân (1995) dựa trên tư liệu tiêu đề báo chí phân tích những hàm ý của tiêu đề báo chí. Các công trình nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt và báo chí của các nhà nghiên cứu trên là nền tảng, là kim chỉ nam để chúng tôi tiếp cận những vấn đề cụ thể của biện pháp tu từ trên các tiêu đề, đề dẫn báo chí. 7
  10. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp người đọc,người nghiên cứu thấy rõ sự phong phú,đa dạng và đặc sắc của tu từ tiếng Việt và tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện tu từ - biện pháp tu từ trong tiêu đề,đề dẫn báo chí. Qua bài nghiên cứu,người đọc,người nghiên cứu biết vận dụng sử dụng ngôn từ tiếng Việt một cách sáng tạo, khoa học trong việc đọc và viết văn bản sau này, đặc biệt là cách đặt tiêu đề và tạo đề dẫn cho một văn bản. Bài nghiên cứu mong muốn nêu ra được tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội và tìm hiểu được cái hay,cái đẹp,“ văn – thẩm – mĩ” trong phong cách ngôn ngữ báo chí. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái niệm về báo chí, đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí. Tìm hiểu về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát các phương tiện tu từ - biện pháp tu từ trong các tiêu đề, đề dẫn báo chí để thấy được giá trị và hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ; góp phần tìm hiểu phong cách của báo chí. Từ đó có thể rút ra bài học thực tiễn trong việc dạy học biện pháp tu từ cũng như phong cách ngôn ngữ báo chí và sử dụng ngôn ngữ nói chung. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong việc đặt tiêu đề, đề dẫn trên báo chí. Phạm vi nghiên cứu: Thống kê, khảo sát nghiên cứu các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trên báo điện tử kênh thông tin – giải trí- xã hội “ kênh 14.vn”. Thời gian tiến hành khảo sát từ 21/9/2018 đến 31/12/1018. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong tiêu đề, đề dẫn với những ngữ cảnh và mục đích sử dụng cụ thể để thấy được giá trị của nó trong phong cách thông tấn. 8
  11. 6. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của đề tài trong quá trình triển khai khóa luận chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp giải thích; phương pháp đưa số liệu. 7. Đóng góp của đề tài - Về lí luận: Trên cơ sở về các lí thuyết ngôn ngữ, khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm về các phương thức tu từ - biện pháp tu từ tiếng Việt;về phong cách, đặc trưng của báo chí qua những kết quả nghiên cứu cụ thể. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận thông tin trên báo chí. Khóa luận giúp cho học sinh hình dung ra các biện pháp tu từ một cách thực tế nhất, gắn việc tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Việt với đời sống hàng ngày. Khóa luận là một ví dụ điển hình trong việc dạy và học biện pháp tu từ ở THCS một cách mới mẻ, sáng tạo; giúp học sinh tiếp cận với các văn bản báo chí một cách cơ bản nhất; dùng biện pháp tu từ áp dụng vào việc đặt tiêu đề cho văn bản, báo tường ,….. 8. Bố cục khóa luận Để thuận tiện cho việc tiếp nhận của người đọc, chúng tôi triển khai khóa luận theo ba phần cơ bản sau: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lí luận chung Chương II: Phương tiện tu từ dưới góc nhìn của tiêu đề, đề dẫn báo chí Chương III: Sự vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ trong tiêu đề , đề dẫn báo chí PHẦN KẾT LUẬN 9
  12. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí 1.1: Báo chí là gì? Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo và "chí" - ghi lại). Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo chí bao gồm những loại hình khác nhau như: Báo in (còn gọi là Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền hình), Thông tấn, Báo ảnh và Báo điện tử (Báo trên mạng Internet). Hiện nay, báo chí vẫn là phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất... Báo chí đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống, trở thành một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Báo mạng điện tử là để chỉ loại hình báo chí mới xuất hiện, sử dụng mạng thông tin toàn cầu (Internet) là phương tiện truyền tải thông tin. Một tờ báo mạng điện tử phải có khả năng kết hợp được những ưu thế của cả chữ viết và hình ảnh (của báo in), âm thanh (của phát thanh) và hình ảnh sống động (của truyền hình). 1.2: Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng (báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình). Theo Đinh Trọng Lạc:“Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể hơn, đó là vai trò của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, người đọc, …tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự”. [3;74] 10
  13. Theo Hữu Đạt:“Phong cách báo chí là phong cách chức năng được sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc”.[10;161] Phong cách ngôn ngữ báo chí là dấu hiệu đặc trưng, khái quát hệ thống những biến thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong việc thực hiện chức năng thông tin cho mọi người biết những sự kiện trong đời sống xã hội (Kinh tế, chính trị, văn hóa ,y tế,…) có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và cuộc sống con người . 1.3: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí Muốn thực hiện chức năng thông báo – tác động trong công việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo phong cách ngôn ngữ báo chí phải có những đặc trưng chung sau: 1.3.1: Tính phổ biến, cập nhật Báo chí không đòi hỏi người đọc có trình độ chuyên sâu mà phải diễn đạt dễ hiểu, ai cũng hiểu được. Nói chung tránh khô khan, trừu tượng. 1.3.2: Tính chiến đấu Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí chính là một công cụ đấu tranh chính trị của một Nhà nước, một Đảng phái, một tổ chức.Tính chiến đấu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình ổn định và phát triển của xã hội. Chiến đấu, đấu tranh là phấn đấu vì những mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lý…nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. 1.3.3: Tính thời sự Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Với xã hội ngày càng phát triển, việc tiếp nhận trao đổi thông tin ngày càng cần thiết, những sự kiện nào diễn ra trong ngày, những vấn đề nào đang được xã hội quan tâm,…Chính vì vậy, báo chí 11
  14. phải là phương tiện đi đầu trong việc cập nhật thông tin đang diễn ra cho người đọc một cách nhanh nhất, cụ thể nhất ngay cả những vấn đề trong nước hay thế giới. Khi đã có nội dung là sự thật rồi, thông tin còn phải được truyền đi kịp thời, nhanh chóng, thì mới có tác dụng. Chỉ có những thông tin mới, những vấn đề cấp thiết ngày hôm nay thì mới hấp dẫn người nghe. 1.3.4: Tính hấp dẫn Tùy theo từng loại văn bản, ngôn ngữ báo chí có những yêu cầu riêng.Ví dụ: bản tin ngắn gọn hấp dẫn ở tính thời sự; bài bình luận có yêu cầu thuyết phục lí lẽ; phóng sự thì sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc…..Vì vậy, báo chí không hạn chế trong một phạm vi ngôn ngữ nào, và sử dụng mọi phương tiện tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, chơi chữ, liệt kê, tăng cấp,…. Tin tức của báo, đài phải được trình bày hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú của người đọc, người nghe. Bởi vì đối tượng tiếp thu thông tin thì đông đảo, thời gian tiếp thu thông tin thường diễn ra trong khoảng khắc(thời gian nghỉ ngơi, xen kẽ giữa giờ làm việc ,….), nội dung thông tin thì rất phong phú, đa dạng nên nếu ngôn ngữ không ngắn gọn, rõ ràng, trình bày không nổi bật, không hấp dẫn sự chú ý, không gợi tò mò, không “ đập vào mắt” người ta thì sẽ không có ai muốn đọc, muốn nghe cả. Tính hấp dẫn được coi là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của một tờ báo. 1.3.5: Tính trung thực Một bài báo có chất lượng phải cung cấp thông tin một cách chân thực, khách quan, không viết sai lệch sự thật nhằm những ý đồ phản động, không làm “quá” sự thực gây hoang mang dư luận. Tính chân thật của một bài báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới niềm tin của người đọc. 1.3.6: Tính ngắn gọn Báo chí có hạn theo cột, theo dòng, tính chữ đếm câu, không nên viết dài dòng, rườm rà, lan man. Bài ngắn mà lượng tin càng cao càng bổ ích đối với người đọc. 12
  15. 1.4: Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí Ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ báo chí khác với các phong cách ngôn ngữ khác ở phương diện từ ngữ và cú pháp.Nó tạo nên phong cách riêng, dấu ấn riêng làm nên “báo”. 1.4.1: Từ ngữ: Lớp từ ngữ của phong cách ngôn ngữ báo chí được cấu tạo đặc biệt có màu sắc biểu cảm – cảm xúc rõ rệt và màu sắc tu từ học chức năng, nổi bật như: thảm họa hạt nhân, giải pháp số không, ảnh hưởng bị xói mòn, hòa bình trong tầm tay,trừng phạt kinh tế, làm chảy máu Việt Nam, leo thang chiến tranh, hội chứng Việt Nam,… Trong phong cách báo chí, cách mở rộng ý nghĩa của từ thường đem lại tính chất bình giá rõ rệt và mang màu sắc báo chí đậm nét. Xu hướng luôn đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ trở thành một nguyên tắc dùng từ của phong cách này.Ví dụ: Đứng bên cạnh nhân dân ta, đứng sau kẻ xâm lược,đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu, lôi kéo vào một quỹ đạo thù địch, bật đèn xanh cho bọn xâm lược, phát triển với mức độ chóng mặt,…. Kết cấu từ ngữ báo chí thường in đậm xúc cảm cá nhân, có tính công khai, biểu đạt trực tiếp, giàu tính đánh giá và có khả năng tác động. Từ ngữ dùng trong ngôn ngữ báo chí trước hết phải thông dụng, có tính toàn dân, tuy nhiên ở mỗi thể loại lại có sự thể hiện khác nhau: - Từ ngữ trong bản tin về chính trị phần lớn là lớp từ ngữ chuyên dùng cho các bộ máy hoạt động của Nhà nước, chính quyền, đoàn thể, cơ quan,… như: tỉnh ủy, hội đồng nhân dân (HĐND), ủy ban nhân dân (UBND), phát lệnh, ban bố, thi hành,….. - Từ ngữ trong các bài quảng cáo thường dùng tên các mẫu hàng hóa, các địa danh, nhân danh và tính từ phẩm chất, tính chất,… như: thiết kế, sản phẩm, nhỏ gọn, hiệu quả, tiện ích, thông minh,…. - Từ ngữ trong các bài phỏng vấn, phóng sự, bản tin thì mang tính chất, đặc điểm chuyên dùng trong lĩnh vực đó:biên tập viên, phát thanh viên, bạn đọc, chuẩn bị, tập huấn, thực tế,…. - Ngoài ra, trong báo chí có có những từ ngữ cụm từ thường được viết tắt như: UNESCO;WHO; VOV; CLB; CBCNV;… 13
  16. 1.4.2: Cú pháp Phong cách ngôn ngữ báo chí thường lặp đi lặp lại một số kiểu cấu trúc cú pháp nhất định. Trong đó quảng cáo thường sử dụng những câu đơn; đưa tin thường sử dụng nhiều câu ghép hoặc câu đơn có cấu trúc phức tạp; bài phỏng vấn phóng sự thì tùy từng lĩnh vực nó đi sâu mà cấu trúc cú pháp có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng thường là hay sử dụng nhiều câu ghép và câu phức tạp. Phong cách báo chí dùng những khuôn mẫu cú pháp như: - Câu khuyết chủ ngữ: nêu sự kiện, thường chỉ được dùng ở những phạm vi nhất định như ở đầu các bản thông báo, bản tin. Ví dụ:  Hôm qua …. Tại…..khai mạc…..  Đối với các thành phố ……sẽ đào tạo…  Qua phát huy ….mà lựa chọn…. - Câu có đề ngữ:làm nổi bật thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức. - Câu có nhiều thành phần tách biệt được in thành dòng riêng, bằng những con chữ khác nhau, để nhấn mạnh các nội dung thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức. Ví dụ: tháng 1- 1992, sản xuất 750 tấn lương thực phục vụ tết Nhâm Thìn;…. - Những yếu tố diễn cảm của cú pháp, những cách diễn đạt làm nổi bật trung tâm thông tin. Ví dụ như: Điều làm cho khách hàng nhớ tới Bình Tiên là chất lượng sản phẩm và mẫu mã đẹp;…. - Những câu đơn phát triển kết hợp với lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp để cô đúc thông tin và tăng sức thuyết phục cho thông tin. Đặc điểm nổi bật của cú pháp trong phong cách báo chí là sử dụng kết hợp những yếu tố khuôn mẫu và những yếu tố diễn cảm. Điểm này được thể hiện không giống nhau trong các thể loại báo chí khác nhau. 14
  17. 2. Tiêu đề, đề dẫn 2.1: Thế nào là tiêu đề (nhan đề), đề dẫn. 2.1.1: Tiêu đề (Nhan đề) Theo nhưng chúng tôi tìm hiểu thì tiêu đề, nhan đề hiểu theo cách đơn giản nhất là tên còn gọi, là đầu đề, là cái “tít” chung của một văn bản, được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn đập vào mắt người đọc, có khả năng thâu tóm được toàn bộ nội dung của cả bài. Ví dụ: (1) Hành trình vươn tới thành công của Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên. Những mẩu tin ngắn “khô khan” vẫn có thể trở nên hấp dẫn bạn đọc bằng những đầu đề gợi cảm, gợi tò mò. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong việc đặt tiêu đề vì nó là một phần“linh hồn” của bài viết. Chúng ta có thể chia tiêu đề báo chí thành một số loại cơ bản sau: - Tiêu đề xác nhận:  “ 87.000 lượt khách tới Vũng Tàu trong 5 ngày Tết”(Người lao động, 6/2/2003);  “Đêm cuối năm ở cuối tuyến săn sóc đặc biệt” (Người lao động, 6/2/2003) Những tiêu đề này tác giả chỉ nêu sự kiện với một thái độ điềm đạm, khách quan, nhường mọi sự bàn luận, đánh giá cho độc giả. - Tiêu đề câu hỏi:  “ Ảnh viện, đẹp hay không đẹp?” (Hà Nội mới cuối tuần, 28/2/1999)  “ Vì sao các ca sĩ Huế đi lập nghiệp ở nơi xa?” (Văn hóa, 9/5/1999) Tiêu đề này được sử dụng mật độ khá dày trên các báo, chúng vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời thỏa đáng ở phía dưới. - Tiêu đề kêu gọi:  “ Hãy giúp người bệnh này kéo dài thêm sự sống !” (Lao động, 8/2/1999)  “ Hãy cứu lấy những con bò rừng cuối cùng!” (Lao động,20/2/2003) 15
  18. Các tiêu đề kêu gọi thực chất là những câu cầu khiến, chúng kêu gọi độc giả hãy hướng tới một suy nghĩ, một hành động cần thiết (theo quan điểm của người viết) nào đó. - Tiêu đề trích dẫn:  “Ngọc Trinh: “Không có tiền thì cạp đất mà ăn” (Giải trí, 10/12/2006)  “Tổng thống Saddam Hussein:“Nhân dân Irap không muốn chiến tranh” (Người lao động, 6/2/2003). Tiêu đề trích dẫn tạo cảm giác nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy. Nói cách khác, đây là những bài nói về những con người, những sự kiện có thật mà tác giả được chứng kiến. Chủ thể của những lời nói đó là các nhân vật nổi tiếng được nhiều người quan tâm. - Tiêu đề giật gân:  “Cụ già 92 tuổi…. mọc răng khôn” (An ninh thế giới, 25/9/2000)  “Về thành phố ….mua cỏ.”(Lao động, 24/5/2002) Các tiêu đề giật gân được dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả dù nội dung của nó chưa hẳn đã thú vị. Ngoài các loại tiêu đề trên còn có thêm rất nhiều kiểu tiêu đề độc đáo khác như: tiêu đề bình luận, tiêu đề gợi cảm,…… 2.1.2: Đề dẫn Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đề dẫn là một bộ phận của bài báo, nằm ngay sau tiêu đề thường đưa thông tin nội dung quan trọng của vấn đề, hoặc dẫn dắt kích thích trí tò mò của người đọc về nội dung chuẩn bị nói tới, đôi khi đó là lời bình luận đánh giá,….của người viết.Thường đề dẫn có thể được viết chữ in đậm, đóng khung hay lồng vào tranh ảnh,… Đề dẫn như một phần nối tiêu đề (đầu bài báo) với nội dung (thân bài báo) có vai trò hấp dẫn kích thích gây hứng thú cho người đọc . Theo Michiel Voirol trong quyển “Hướng dẫn cách biên tập” do Nguyễn Thu Ngân dịch, thì lại cho rằng một bài báo, ngoài nội dung chính và tít báo còn có một phần nội dung 16
  19. tóm tắt chủ yếu. Chúng thường được đóng khung hay được trình bày trên một nền riêng biệt. Theo tác giả, phần tóm tắt này “sẽ cho độc giả những thông tin được phát triển sau đó trong bài báo. Phần tóm tắt này nhằm kích thích độc giả”. Một số chức năng của đề dẫn như: Xác định chủ đề bài báo: đây là chức năng quan trọng nhất, nêu ra những ý chính, thể hiện tính thời sự của bài báo (sự việc xảy ra ngay hôm nay, những vấn đề thời sự nóng hổi được phản ánh trong bài viết,….);một đề dẫn chất lượng là một đề dẫn thu hút sự chú ý của người đọc. Người viết báo sử dụng rất nhiều loại đề dẫn khác nhau cho bài báo của mình như: - Đề dẫn gọi tên: kiểu đề dẫn này thường chỉ dừng lại ở việc gọi tên sự vật, hiện tượng, nhân vật được nói tới trong bài viết kèm theo lời đánh giá của tác giả . - Đề dẫn tóm tắt: tác giả tóm tắt những thông tin cơ bản của bài báo từ đó tạo cho độc giả cái nhìn khái quát về vẫn đề hay sự kiện được nói tới . - Đề dẫn miêu tả: ở loại đề dẫn này, tác giả sẽ miêu tả lại một cảnh sắc thiên nhiên nào đó, một chân dung nhân vật nào đó có liên quan đến bài viết. - Đề dẫn nêu cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả: ở đây tác giả sẽ đưa ra những nhận định chủ quan, xúc cảm của mình để khơi gợi hay định hướng cảm xúc trong lòng độc giả, tác giả có thể kể chuyện một cách nhẹ nhàng, thấm thía . - Đề dẫn nêu số liệu: thường sử dụng trong các báo có tính tổng kết, thời sự, tác giả sẽ đưa ra những con số cụ thể, chính xác nhằm nhấn mạnh sự nghiêm trọng của vấn đề, thu hút sự chú ý của người đọc. Tóm lại, qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng đề dẫn trên các báo là vô cùng đa dạng, có ý nghĩa với bố cục của bài báo, đóng vai trò quyết định tới nội dung bài báo.  Vị trí: Đề dẫn thường nằm dưới tiêu đề,bên trái- phải, lồng vào hình ảnh minh họa,…tùy thuộc vào người viết và không gian bài báo.  Kiểu chữ: thường là in đậm, in nghiêng, có khi giống chữ nội dung bài báo nhưng lớn hơn 1-2 size và nhỏ hơn tiêu đề.  Dung lượng: thường từ 1,2 hay 3 câu , không chiếm quá 1/10 số lượng của toàn bài với những câu văn súc tích . 17
  20. 2.2: Đặc điểm chung của tiêu đề ( nhan đề), đề dẫn 2.2.1: Tính thông tin cao Tiêu đề, đề dẫn được xem như một thông điệp đầu tiên của bài báo mà tác giả gửi gắm cho người đọc, quyết định tâm lý người đọc có nên tiếp tục đọc nữa hay không? Tiêu đề như một“ nhãn hiệu”của bài báo có tính chất đại diện cho văn bản nhằm nêu thông tin về nội dung cho nên tiêu đề phải chính xác và mang tính thông tin cao.Tiêu đề phải rõ ràng, dễ hiểu, người đọc khi tiếp xúc lần đầu có thể hiểu ngay ý đồ của tác giả. Đề dẫn thường thể hiện những quan hệ nhất định với bộ phận nội dung của văn bản, có tác dụng định hướng cho người đọc, nêu bật được nội dung chính, nhấn mạnh được thông tin mới, quan trọng và hấp dẫn để độc giả có thể lựa chọn ngay. Tiêu đề và đề dẫn phải thể hiện được một cách trọn vẹn ý nghĩa bài báo, nêu được thông tin phù hợp với nội dung bài báo. 2.2.2: Tính chuẩn mực Chuẩn mực ở đây dược hiểu là vừa mang yếu tố đại diện vừa mang yếu tố tiêu biểu.Từ ngữ báo chí đôi lúc tương ứng với loại điển hình hoặc không điển hình nhưng đều phải tuân theo một quy phạm, khuôn khổ mà người đọc có thể chấp nhận được. Điển hình là mang những yếu tố trang trọng, nghiêm túc; không điển hình là đối lập lại cái trên. Cách dùng từ trong cách đặt tiêu đề và đề dẫn còn tùy thuộc vào nội dung và mục đích của bài báo đó là gì thì sẽ chọn những từ ngữ phù hợp. 2.2.3: Tính ngắn gọn Tiêu đề, đề dẫn phải mang tính cô đọng, hàm súc. Chính tính chất nhiều ý nghĩa và gợi mở của tiêu đề sẽ thu hút độc giả. Một nghiên cứu cho thấy trung bình một người nhớ được 12 từ trong một câu vì vậy nếu tiêu đề và đề dẫn quá dài sẽ làm giảm sức hấp dẫn của nội dung, “loãng” phần chính của bài báo. 2.2.4: Tính hấp dẫn 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2