Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường thở bằng nội soi ống cứng trực tiếp
lượt xem 19
download
Khóa luận tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân có dị vật đường thở; đánh giá kết quả điều trị bằng nội soi ống cứng trực tiếp gắp dị vật đường thở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường thở bằng nội soi ống cứng trực tiếp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC BÙI TIẾN THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ BẰNG NỘI SOI ỐNG CỨNG TRỰC TIẾP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC BÙI TIẾN THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ BẰNG NỘI SOI ỐNG CỨNG TRỰC TIẾP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2014.Y Giáo viên hướng dẫn : ThS.BS. NGUYỄN TUẤN SƠN HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Khi được giao đề tài khóa luận này, tôi có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm nhiều điều về lĩnh vực mà tôi đam mê. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô, bạn bè và những người thân của tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS.BS. Nguyễn Tuấn Sơn – bộ môn Tai Mũi Họng – Khoa Y Dược – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, là người trực tiếp hướng dẫn cho tôi và tạo điều kiện để tôi thu thập số liệu tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận; là người đã cung cấp thông tin, giúp tôi giải quyết nhiều vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, toàn thể các thầy cô bộ môn Tai Mũi Họng, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, cùng các bác sỹ, điều dưỡng khoa Nội soi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, bạn bè luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Bùi Tiến Thành
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Bùi Tiến Thành
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DVĐT Dị vật đường thở HCXN Hội chứng xâm nhập TMH Tai Mũi Họng TW Trung Ương
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố theo giới .................................................................................... 28 Bảng 3.2. Phân loại dị vật thực vật ......................................................................... 30 Bảng 3.3. Thời gian mắc dị vật trong đường thở .................................................... 31 Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng ............................................................................... 32 Bảng 3.5. Tính chất ho ............................................................................................ 32 Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể ............................................................................... 33 Bảng 3.7. Phân độ khó thở thanh quản ................................................................... 33 Bảng 3.8. Hình ảnh X-quang lồng ngực ................................................................. 34 Bảng 3.9. Vị trí dị vật .............................................................................................. 34 Bảng 3.10. Cấp cứu ban đầu ................................................................................... 35 Bảng 3.11. Tỷ lệ mở khí quản ................................................................................. 36 Bảng 3.12. Kết quả điều trị ..................................................................................... 37
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố lứa tuổi theo giới................................................................... 28 Biểu đồ 3.2. Phân bố theo địa dư và thời điểm xảy ra trong năm........................... 29 Biểu đồ 3.3. Bản chất dị vật .................................................................................... 30 Biểu đồ 3.4. Hội chứng xâm nhập........................................................................... 31 Biểu đồ 3.5. Số lần nội soi chẩn đoán và gắp dị vật ............................................... 35 Biểu đồ 3.6. Thời gian điều trị ................................................................................ 36
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thiết đồ cắt ngang qua thanh quản ........................................................... 4 Hình 1.2. Hình ảnh khí quản và thiết đồ cắt ngang khí quản .................................... 6 Hình 1.3. Hình ảnh cây phế quản .............................................................................. 8 Hình 1.4. Dị vật khí quản ........................................................................................ 13 Hình 1.5. Khí phế thũng .......................................................................................... 16 Hình 1.6. Xẹp phổi .................................................................................................. 17 Hình 1.7. Tràn dịch màng phổi ............................................................................... 18 Hình 1.8. Hình ảnh nội soi dị vật đường thở........................................................... 18
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH - KHÍ - PHẾ QUẢN 3 1.1.1. Thanh quản............................................................................................. 3 1.1.1.1. Giải phẫu .......................................................................................... 3 1.1.1.2. Sinh lý .............................................................................................. 4 1.1.2. Khí - phế quản........................................................................................ 6 1.1.2.1. Giải phẩu khí quản ........................................................................... 6 1.1.2.2. Giải phẫu phế quản .......................................................................... 7 1.1.2.3. Sinh lý khí - phế quản ...................................................................... 8 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH ........................................... 9 1.2.1. Nguyên nhân .......................................................................................... 9 1.2.1.1. Do bản thân người bệnh .................................................................. 9 1.2.1.2. Do thầy thuốc ................................................................................. 10 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh .................................................................................. 10 1.3. PHÂN LOẠI DỊ VẬT ................................................................................ 10 1.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG................................................................... 11 1.4.1. Hội chứng xâm nhập ............................................................................ 11 1.4.2. Hội chứng định khu ............................................................................. 12 1.4.2.1. Dị vật ở thanh quản........................................................................ 12 1.4.2.2. Dị vật ở khí quản ........................................................................... 12 1.4.2.3. Dị vật ở phế quản ........................................................................... 13 1.4.3. Hội chứng nhiễm trùng ........................................................................ 14 1.4.4. Các thể lâm sàng đặc biệt .................................................................... 14 1.4.4.1. Dị vật đường thở bỏ quên .............................................................. 14 1.4.4.2. Dị vật sống ..................................................................................... 15
- 1.5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG ......................................................... 15 1.5.1. Hình ảnh X-quang ................................................................................ 15 1.5.2. Nội soi .................................................................................................. 18 1.6. CHẨN ĐOÁN ............................................................................................ 19 1.6.1. Chẩn đoán xác định.............................................................................. 19 1.6.2. Chẩn đoán phân biệt ............................................................................ 19 1.6.3. Chẩn đoán vị trí dị vật.......................................................................... 20 1.6.4. Chẩn đoán biến chứng ......................................................................... 20 1.6.4.1. Phế quản phế viêm ......................................................................... 20 1.6.4.2. Áp xe phổi...................................................................................... 20 1.6.4.3. Viêm mủ màng phổi ...................................................................... 21 1.6.4.4. Tràn dịch màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da ........... 21 1.6.4.5. Xẹp phổi......................................................................................... 21 1.6.4.6. Sẹo hẹp thanh quản ........................................................................ 21 1.7. TIÊN LƯỢNG ........................................................................................... 21 1.8. ĐIỀU TRỊ ................................................................................................... 22 1.8.1. Cấp cứu ban đầu (tại chỗ) .................................................................... 22 1.8.2. Cấp cứu chuyên khoa ........................................................................... 23 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 24 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 25 2.2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 25 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 25 2.2.5. Qui trình nghiên cứu ............................................................................ 25 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 27
- 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28 3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ................................ 28 3.1.1. Phân bố theo giới ................................................................................. 28 3.1.2. Phân bố theo lứa tuổi ........................................................................... 28 3.1.4. Bản chất dị vật ..................................................................................... 30 3.1.5. Phân loại dị vật thực vật ...................................................................... 30 3.1.6. Thời gian mắc dị vật trong đường thở ................................................. 31 3.1.7. Hội chứng xâm nhập ............................................................................ 31 3.1.8. Lâm sàng .............................................................................................. 32 3.1.9. Hình ảnh X-quang ................................................................................ 34 3.1.10. Vị trí dị vật ......................................................................................... 34 3.1.11. Điều trị ............................................................................................... 35 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 38 4.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ.......................................................................................... 38 4.1.1. Phân bố theo giới và theo tuổi ............................................................. 38 4.1.2. Phân bố theo địa dư và thời điểm trong năm ....................................... 39 4.1.3. Phân loại dị vật .................................................................................... 40 4.1.4. Thời gian mắc dị vật ............................................................................ 40 4.1.5. Hội chứng xâm nhập ............................................................................ 41 4.1.6. Triệu chứng cơ năng ............................................................................ 42 4.1.7. Triệu chứng thực thể ............................................................................ 44 4.1.8. Hình ảnh X-quang ................................................................................ 44 4.1.9. Vị trí dị vật ........................................................................................... 45 4.2. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ BẰNG NỘI SOI ỐNG CỨNG ...................................................................................... 45
- 4.2.1. Sơ cứu ban đầu..................................................................................... 45 4.2.2. Mở khí quản ......................................................................................... 46 4.2.3. Số lần nội soi chẩn đoán và gắp dị vật................................................. 46 4.2.4. Thời gian điều trị ................................................................................. 46 4.2.5. Kết quả điều trị .................................................................................... 47 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 48 1. Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có dị vật đường thở ... 48 2. Về kết quả điều trị dị vật đường thở bằng nội soi ống cứng ........................ 48 ĐỀ XUẤT ......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50
- ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường thở (DVĐT) là tình trạng “vật lạ” mắc lại ở mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Dị vật ở mũi họng ít nguy hiểm và dễ xử lý nên khi nhắc tới dị vật đường thở thường tập trung vào những vật lạ mắc lại ở thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Dị vật đường thở là bệnh lý cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng; hay gặp ở trẻ em, đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng có thể đưa đến các biến chứng nặng nề và tử vong nhanh chóng [15]. Trước kia do thiếu trang thiết bị, thầy thuốc tai mũi họng còn ít và chưa có kinh nghiệm, tỷ lệ tử vong và các biến chứng do dị vật gặp rất cao. Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật nội soi đường thở, chuyên ngành gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh giúp cho quy trình chẩn đoán, điều trị được nhanh chóng và chính xác hơn. Mặt khác, mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và biến chứng nặng do dị vật đường thở gây ra. Ở nước ta, dị vật đường thở có những đặc thù riêng thay đổi theo thời gian, địa lý,… Ở miền núi, người dân có thói quen uống nước suối nên hay gặp dị vật là con tắc te, con vắt; hay ở nông thôn có nhiều cây trái, đặc biệt là nhiều đậu, lạc nên trẻ dễ dàng mắc phải dị vật thực vật khi vừa ăn vừa chơi đùa,… Hay hiện nay còn có thể gặp các trường hợp dị vật đường thở là viên pin đồng hồ hoặc các mảnh đồ chơi mà trẻ ngậm trong miệng rồi chơi đùa, khóc hoặc giật mình,... Ngoài việc gây khó thở, ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng, dị vật đường thở còn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn [3, 4, 5, 19]. 1
- Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Dị vật đường thở: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân có dị vật đường thở. 2. Đánh giá kết quả điều trị bằng nội soi ống cứng trực tiếp gắp dị vật đường thở. . 2
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH - KHÍ - PHẾ QUẢN 1.1.1. Thanh quản 1.1.1.1. Giải phẫu - Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sống C3 - C6. Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dưới là bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản thông với hạ họng, ở dưới thông với khí quản [9] - Về kích thước, thanh quản ở nam giới dài và to hơn ở nữ giới: [2] + Nam: dài 44 mm, rộng 43 mm; đường kính trước - sau 36 mm. + Nữ: dài 36 mm, rộng 41 mm; đường kính trước - sau 26 mm. Trước tuổi dậy thì, giữa trẻ trai và trẻ gái ít có sự khác biệt. - Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm các sụn đơn và sụn đôi. Đó là các sụn nắp thanh quản (thanh thiệt), sụn giáp, sụn phễu, sụn nhẫn, sụn sừng và sụn vừng. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Các cơ ở thanh quản bao gồm các cơ bên trong thanh quản và bên ngoài thanh quản. Trong lòng thanh quản được lót bởi niêm mạc đường hô hấp [1, 2, 9]. 3
- Hình 1.1. Thiết đồ cắt ngang qua thanh quản [16] 1.1.1.2. Sinh lý Thanh quản có 3 chức năng sinh lý quan trọng [3, 7] - Chức năng hô hấp: + Đây là chức năng quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn – phễu sau phụ trách. Ở tư thế thở, hai dây thanh mở rộng sang hai bên làm cho khe thanh môn có hình tam giác cân. Sự điều khiển mở rộng hai dây thanh có tính phản xạ, sự điều khiển này tùy thuộc vào sự trao đổi khí và cân bằng kiềm – toan. + Thanh quản được coi như một ống rỗng giúp lưu thông không khí từ mũi họng tới khí quản. Thì hít vào thanh môn mở tối đa giúp cho không khí đi vào khí phế quản. Vì một nguyên nhân nào đó làm cho thanh môn không mở rộng hoặc làm bít tắc thanh môn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở [8, 16]. - Chức năng phát âm: + Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội và được thực hiện khi hai dây thanh khép kín. 4
- + Dưới tác động của luồng không khí từ phổi đi lên trong thì thở ra làm rung động hai dây thanh, khi đi qua chỗ hẹp là khe thanh môn sẽ làm rung lớp biểu mô của hai dây thanh và tạo ra âm thanh. + Cao độ (tần số) của âm thanh phụ thuộc vào độ dày, độ dài, và độ căng của dây thanh. Sự thay đổi của âm thanh là do sự cộng hưởng âm của hốc mũi, ổ miệng và sự trợ giúp của môi, lưỡi và các cơ màn hầu. + Khẩu độ thanh quản của trẻ em chỉ bằng 1/3 người lớn nên khi niêm mạc bị phù nề thì bị ảnh hưởng đến chức năng thở rõ. Chuyển hóa năng lượng ở trẻ em mạnh nên lượng oxy đòi hỏi phải gấp đôi người lớn. Về dịch tễ học, đây cũng là lứa tuổi có DVĐT cao nhất (70%) [4] do đó dễ gây khó thở và biến chứng nặng kể cả tử vong. - Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới: + Khi nuốt, thanh quản được đậy lại bởi sụn nắp thanh thiệt của cơ phễu chéo, do đó thức ăn không vào đường thở. Khi cơ chế này bị rối loạn thì thức ăn rất dễ vào đường thở. + Phản xạ ho mỗi khi có các dị vật lọt vào thanh quản để đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp là một phản ứng bảo vệ. Đây là sự kích thích phản xạ sâu với sự mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong lồng ngực và sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh và sự ho sẽ tống dị vật ra ngoài. + Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Do đó, sự kích thích cơ học có mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập chậm, ngừng tim. Vì thế trong kỹ thuật nội soi đường thở cần gây tê tốt niêm mạc thanh quản [21]. 5
- 1.1.2. Khí - phế quản 1.1.2.1. Giải phẩu khí quản - Khí quản là một ống dẫn không khí nằm ở cổ và ngực, tiếp theo thanh quản, bắt đầu từ bờ dưới sụn nhẫn, ở ngang mức đốt sống cổ C6, đi xuống dưới và ra sau theo đường cong của cột sống tận cùng ở trong lồng ngực bằng cách chia đôi thành phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, ở ngang mức bờ dưới đốt sống ngực D4 hoặc bờ trên đốt sống ngực D5. Hình 1.2. Hình ảnh khí quản và thiết đồ cắt ngang khí quản [16] - Về cấu trúc, khí quản là một ống hình trụ, dẹt ở phía sau, được tạo nên bởi nhiều vòng sụn hình chữ C hoặc hình móng ngựa (16 - 20 vòng) nối với nhau bằng các dây chằng vòng, được đóng kín ở phía sau bởi một lớp cơ trơn tạo thành màng. - Về kích thước, chiều dài khí quản ở nam là giới là 12 cm, ở nữ là 11cm. Đoạn khí quản cổ khoảng 6 - 7 cm, đoạn khí quản ngực khoảng 5 - 6 cm. 6
- - Khẩu kính khí quản thay đổi tùy theo tuổi, giới và tùy theo từng người. Sơ sinh: 5 mm, trẻ 5 tuổi: 8 mm, trẻ 10 tuổi: 10mm, nam trưởng thành: 16mm [9]. 1.1.2.2. Giải phẫu phế quản - Khí quản khi tới ngang đốt sống ngực D4 thì phân đôi thành hai phế quản gốc phải và trái đi vào hai phổi. - Hướng chia của các phế quản gốc: + Bên phải: gần như thẳng chiều với khí quản . + Bên trái: đi ngang sang trái, góc chia giữa hai phế quản khoảng 45 - 750. - Kích thước của các phế quản gốc: + Phế quản gốc phải: dài khoảng 10 - 14 mm, đường kính khoảng 12 - 16 mm, số vòng sụn là 6 - 8. + Phế quản gốc trái: dài khoảng 50 - 70 mm, đường kính khoảng 10 - 14 mm, số vòng sụn là 12 – 14 [9, 23, 29]. - Do phế quản gốc phải có đặc điểm thẳng chiều với khí quản hơn và có đường kính lớn hơn phế quản gốc trái nên dị vật rơi vào phế quản gốc phải nhiều hơn phế quản gốc trái. Cũng do đặc điểm giải phẫu này mà trong nội soi phế quản, để đưa ống soi vào phế quản gốc trái cần phải chuyển ngang ống soi hướng sang trái [26]. - Mỗi phế quản gốc sau khi đi vào phổi sẽ chia nhỏ dần gọi là cây phế quản. Từ mỗi phế quản gốc chia ra: + Bên phải có ba phế quản phân thùy * Phế quản thùy trên phải: tách thẳng góc với phế quản gốc phải cách chỗ chia đôi khí quản khoảng 1,5 cm và cho ba phế quản phân thùy 1, 2, 3. * Phế quản thùy giữa phải: tách dưới thùy trên khoảng 1,5 cm và cho hai phế quản phân thùy 4 và 5. 7
- * Phế quản thùy dưới phải: ở dưới phế quản thùy giữa và chia ra năm phế quản phân thùy 6, 7, 8, 9, 10 [9, 16]. + Bên trái có hai phế quản phân thùy * Phế quản thùy trên trái: cách chỗ phân chia khí quản 4 - 5 cm, cho phế quản phân thùy 1, 2, 3, 4, 5. * Phế quản thùy dưới trái: cho các phế quản phân thùy 6, 7, 8, 9, 10. Tuy nhiên trong thực tế soi có thể không có phân thùy 7 [9, 16]. Hình 1.3. Hình ảnh cây phế quản [16] 1.1.2.3. Sinh lý khí - phế quản - Khí - phế quản có hai chức năng chính là ahô hấp và bảo vệ phổi, các chức năng này được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật. - Chức năng hô hấp: 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
117 p | 28 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 80 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
103 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Pháp luật về hàng hải và thực thi tại Cảng vụ Hải Phòng
53 p | 39 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue tại Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai năm 2017
51 p | 71 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018
93 p | 50 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017
59 p | 68 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p | 51 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai
69 p | 49 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IV tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017
67 p | 46 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
39 p | 51 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng vinorelbine trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai
88 p | 43 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
74 p | 32 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và yêu cầu về đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2017
68 p | 67 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 71 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 17 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị ở trẻ SLE ban đỏ tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai năm 2016-2017
64 p | 46 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn