Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam
lượt xem 7
download
Khóa luận được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm nhân trắc học tai ở trẻ trong độ tuổi dưới 18, so sánh với người trưởng thành. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại bệnh viện Việt Đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC PHÁT TRIỂN TAI NGƯỜI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC PHÁT TRIỂN TAI NGƯỜI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH-2014.Y Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG HÀ Hà Nội - 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Ngoại, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện Việt Đức đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em để hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp này. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức, người thầy kính yêu đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. TS. Nguyễn Việt Hoa, trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh Bệnh viện Việt Đức đã tạo mọi điều kiện cho em thu thập số liệu hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH
- LỜI CAM ĐOAN Em là Trần Ngọc Phương Anh, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tác giả TRẦN NGỌC PHƯƠNG ANH
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AI : Chỉ số tai (auricular index) BMI : Chỉ số khối cơ thể (body mass index) n : Số lượng PPE : Polyethylene xốp (porous polyethylene) SD : Độ lệch chuẩn (standard deviation) X : Giá trị trung bình
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3 1.1. Giải phẫu tai ngoài ............................................................................................3 1.1.1. Giải phẫu tai ngoài .....................................................................................3 1.1.2. Các mốc giải phẫu và chỉ số sử dụng trong nghiên cứu .............................4 1.2. Các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới ......................................5 1.2.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học ...........................5 1.2.2. Một số nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới ...........................7 1.2.3. Một số nghiên cứu nhân trắc học tại Việt Nam..........................................9 1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học tai................................................9 1.3.1. Đo trực tiếp .................................................................................................9 1.3.2. Đo trên ảnh .................................................................................................9 1.3.3. Đo trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều (3D Computed Tomography) ......................................................................................................10 1.4. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh ....................................................................................10 1.4.1. Đại cương về dị tật tai nhỏ bẩm sinh........................................................10 1.4.2. Ảnh hưởng tâm lý của dị tật tai nhỏ bẩm sinh trên bệnh nhi ...................12 1.5. Phẫu thuật tạo hình tai ....................................................................................14 1.5.1. Lịch sử phát triển của phẫu thuật tạo hình tai ..........................................14 1.5.2. Phương pháp sử dụng sụn sườn tự thân ...................................................15 1.5.3. Phương pháp sử dụng sụn nhân tạo bằng polyethylene xốp ....................16 1.5.4. Tình hình tại Việt Nam.............................................................................17 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................20
- 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................20 2.1.1. Nhóm 1 - Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học phát triển tai ...................20 2.1.2. Nhóm 2 - Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai....................20 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................21 2.3. Phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai ....................................21 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................21 2.3.2. Chọn mẫu .................................................................................................21 2.3.3. Thiết lập biến số nghiên cứu ....................................................................21 2.3.4. Phương pháp đo kích thước tai ngoài .......................................................22 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................23 2.4. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai ..........................................23 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................23 2.4.2. Chọn mẫu .................................................................................................23 2.4.3. Tiến hành nghiên cứu ...............................................................................23 2.5. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................26 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................28 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai ........28 3.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam ..................................31 3.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh ...............................................................................................................................41 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ........................................................................................45 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu nhân trắc học phát triển tai ........45 4.2. Đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam ..................................46 4.3. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai ở trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức...................................................................................49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................52
- 1. Một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam..........................52 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại Bệnh viện Việt Đức ...........................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố tuổi theo giới của nhóm nghiên cứu ...........................................29 Bảng 3.2. Tuổi trung bình của người trưởng thành...................................................29 Bảng 3.3. Đặc điểm tăng trưởng của trẻ ...................................................................30 Bảng 3.4. Kích thước tai trẻ em theo nhóm tuổi và giới ...........................................31 Bảng 3.5. Kích thước tai của người trưởng thành .....................................................35 Bảng 3.6. Chỉ số tai của trẻ theo nhóm tuổi ..............................................................36 Bảng 3.7. Chỉ số tai của người trưởng thành ............................................................37 Bảng 3.8. Tỉ lệ kích thước tai trẻ so với người trưởng thành cùng giới (%) ............37 Bảng 3.9. Tỉ lệ kích thước tai trẻ nam có số đo tai bố so với kích thước tai bố, trẻ nữ có số đo tai mẹ so với kích thước tai mẹ (%) ............................................................39 Bảng 3.10. Kết quả bước đầu ứng dụng nhân trắc trong tạo hình tai nhỏ khung sụn nhân tạo PPE .............................................................................................................41 Bảng 4.1. Tỉ lệ % chiều dài tai của nhóm trẻ 5 – 6 tuổi so với người trưởng thành ở một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................................49
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu ........................................28 Biểu đồ 3.2. Đồ thị chiều rộng tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi ................33 Biểu đồ 3.3. Đồ thị chiều dài tai trái trung bình của trẻ theo nhóm tuổi ..................34 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Loa tai phải (mặt ngoài)[55] .......................................................................3 Hình 1.2. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Barut (2003) [1] ................................................................................................................................4 Hình 1.3. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Purkait (2013) [34] ..............................................................................................................................5 Hình 2.1. Giản đồ tai trái [12] ...................................................................................22 Hình 2.2. Đo kích thước khung sụn nhân tạo trong mổ ............................................24 Hình 2.3. Khung sụn PPE và vạt cân thái dương đỉnh với đầy đủ hai cung mạch ...24 Hình 2.4. Da đầu tại chỗ lấy vạt không có sẹo xấu nhờ ứng dụng nội soi................24 Hình 2.5. Sau mổ 6 tháng, kết quả thẩm mỹ tốt chỉ với một lần phẫu thuật.............25 Hình 2.6. Tai mới to hơn tai đối diện nhưng gia đình và bệnh nhân hiểu và hài lòng ...................................................................................................................................25 Hình 3.1. Bệnh nhân số 1 trước và sau mổ ...............................................................42 Hình 3.2. Bệnh nhân số 2 trước và sau mổ ...............................................................43 Hình 3.3. Bệnh nhân số 4 trước và sau mổ ...............................................................44
- ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những dị tật chiếm tỷ lệ lớn trong bất thường hình dạng vành tai bẩm sinh là dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là sự phát triển bất thường của vành tai, đặc trưng bởi một hay cả hai vành tai có kích thước nhỏ bất thường và hình dáng bị biến dạng [18]. Tỷ lệ mắc của dị tật tai nhỏ bẩm sinh trung bình trên thế giới là 2,06/10.000 trẻ mới sinh [25]. Ở những trẻ sinh ra với dị tật này, bất thường về thẩm mỹ sớm trở thành bất lợi lớn trong các giao tiếp xã hội và có thể gây ra sự chế nhạo, xa lánh hay chối bỏ ở các trẻ đồng trang lứa dẫn tới những sang chấn tâm lý hay thậm chí là sự gián đoạn phát triển tâm lý, để lại những di chứng phức tạp trong sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ [29]. Trẻ nhỏ hình thành ý thức về bản thân ở độ tuổi 4 – 6, trong giai đoạn này trẻ rất nhạy cảm trong các giao tiếp xã hội. Đây là thời gian quan trọng trong cuộc đời, có ảnh hưởng tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của trẻ trong tương lai. Do đó vấn đề phẫu thuật tạo hình tai được đặt ra và khuyến khích thực hiện trước hoặc trong giai đoạn này [29, 35]. Phẫu thuật tạo hình tai có lịch sử kéo dài qua nhiều thế kỷ cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều kỹ thuật khác nhau, cùng đi theo sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật là hành trình tìm kiếm và hoàn thiện vật liệu tối ưu cho phẫu thuật tạo hình tai, từ việc sử dụng sụn sườn ở cuối thế kỷ 19 cho tới việc sản xuất và sử dụng vật liệu nhân tạo ở cuối thế kỷ 20 [3]. Các phẫu thuật viên luôn mong muốn giảm số lần phẫu thuật và thực hiện tái tạo càng sớm càng tốt, trước độ tuổi đến trường để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Phương pháp tạo hình kinh điển bằng sụn sườn tự thân yêu cầu trẻ phải có lồng ngực đủ lớn để tạo hình khung sụn nên chỉ thực hiện được ở lứa tuổi từ 8 – 12 tuổi. Với việc sử dụng khung sụn nhân tạo Polyethylene, từ những năm 1990, một nhóm các phẫu thuật viên Hoa Kỳ đã có thể triển khai tái tạo tai cho trẻ ở độ tuổi trước khi đi học. Hiện tại ở Việt Nam, các bác sỹ khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật tạo hình tai sớm bằng sụn nhân tạo một thì với sự hỗ trợ của nội soi cho trẻ chỉ từ 3 – 6 tuổi [56]. Nhưng vấn đề các phẫu thuật viên gặp phải là khi tái tạo tai sớm cho trẻ việc ước lượng được kích thước tai mới như thế nào cho phù hợp để sau này khi trưởng thành không cần phẫu thuật thêm nữa. Nhiều nghiên cứu nhân trắc học về kích thước tai ở trẻ nhỏ đã được thực hiện trên thế giới, ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và chủng tộc khác nhau, như ở trẻ người 1
- da trắng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ [1, 12], trẻ người da vàng tại Trung Quốc [49] và trẻ người da đen tại Zimbabwe [29]. Những nghiên cứu này đều có giá trị ứng dụng cao trong đánh giá và theo dõi sự phát triển bình thường của tai ở trẻ nhỏ cũng như việc lựa chọn kỹ thuật và vật liệu phù hợp trong phẫu thuật tạo hình tai cho các trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam qua tìm hiểu trên y văn vẫn chưa có nghiên cứu nào về nhân trắc học tai trẻ em, chưa có một cơ sở dữ liệu nào về kích thước tai của trẻ qua từng giai đoạn phát triển của cuộc đời và các báo cáo về kỹ thuật tạo hình tai hiện mới tập trung chủ yếu tại bệnh viện Việt Đức. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc học phát triển tai người Việt Nam” với mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học tai ở trẻ trong độ tuổi dưới 18, so sánh với người trưởng thành. 2. Bước đầu ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình tai điều trị dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại bệnh viện Việt Đức. 2
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu tai ngoài 1.1.1. Giải phẫu tai ngoài Tai ngoài là một trong ba phần cấu trúc nên cơ quan tiền đình ốc tai. Tai ngoài bao gồm có loa tai và ống tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền sóng âm thanh trong không khí đến màng nhĩ. Hình 1.1. Loa tai phải (mặt ngoài)[55] Loa tai có hình vành loa cùng những chỗ lồi lõm giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động như ở nhiều loài động vật. Loa tai có hai mặt: mặt ngoài và mặt trong. Mặt ngoài loa tai lõm không đều hướng nhẹ ra trước và có nhiều chỗ lồi, lõm. Mặt trong loa tai áp vào sọ và hướng ra sau, giới hạn với mặt bên sọ bởi rãnh tai sau. Xung quanh loa tai có 4 gờ: gờ luân chạy vòng theo chu vi loa tai, bắt đầu từ gốc gờ luân (trụ gờ luân). Nơi gờ luân đổi hướng chạy xuống dưới có một mấu nhỏ nhô lên là củ loa tai, phần dưới gờ gọi là đuôi gờ luân; gờ đối luân chạy song song phía trước và trong gờ luân, phần trên tách thành hai trụ, giữa hai trụ là hố tam giác; bình tai (gờ bình) là một gờ nhỏ chắn phía trước xoắn tai; gờ đối bình nằm đối diện bình tai. Dưới tất cả là dái tai. 3
- Loa tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ. Lớp da phủ loa tai mỏng, dính chặt vào mặt ngoài của sụn. Sụn tai là một mảnh sụn sợi đàn hồi, hình dạng lồi lõm như ở loa tai, nhờ vậy mà sụn tai có tác dụng tạo và giữ hình dáng của loa tai. Ở dái tai không có sụn mà chỉ có mô sợi và mô mỡ phủ bởi da. Các dây chằng của loa tai có tác dụng cố định loa tai vào mặt bên đầu và giữ hình dáng của loa tai, các cơ tai kém phát triển [54]. 1.1.2. Các mốc giải phẫu và chỉ số sử dụng trong nghiên cứu Các nghiên cứu của Farkas (1992) và Barut (2006) đưa ra các mốc giải phẫu để sử dụng trong đo lường như sau [1, 12]: - Gốc gờ luân (preaurale – pra): điểm trong nhất của mặt ngoài loa tai. - Củ loa tai (postaurale – pa): điểm ngoài nhất của mặt ngoài loa tai. - Đỉnh gờ luân (superaurale – sa): điểm trên nhất của mặt ngoài loa tai. - Gờ dái tai (subaurale – sa): điểm dưới nhất của mặt ngoài loa tai. Hình 1.2. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Barut (2003) [1] Các nghiên cứu trên cũng xác định các số đo chiều rộng và chiều dài tai dựa trên các mốc giải phẫu như sau: 4
- - Chiều rộng tai (pra-pa): là khoảng cách giữa gốc gờ luân và củ loa tai. - Chiều dài tai (sa-sba): là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song đi qua đỉnh gờ luân và gờ dái tai và song song với đường thẳng đi qua gốc gờ luân và củ loa tai. Các nghiên cứu của Kalcioglu (2003) và Purkait (2013) lại đưa ra cách xác định chiều dài tai khác: chiều dài tai là khoảng cách trực tiếp giữa đỉnh gờ luân và gờ dái tai, với chiều rộng tai được xác định tương tự như Farkas và Barut [22, 34]. Hình 1.3. Các mốc giải phẫu và số đo sử dụng trong nghiên cứu của Purkait (2013) [34] Để phục vụ cho việc đánh giá sâu hơn những khác biệt về sự phát triển chiều rộng và chiều dài tai giữa các nhóm tuổi và hai giới, các nghiên cứu của Barut (2006), Purkait (2013) và Zhao (2017) đã đưa ra chỉ số tai (Auricular Index – AI) như sau [1, 34, 49]: AI = Chiều rộng tai x 100 / Chiều dài tai 1.2. Các nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới 1.2.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học Việc đo đạc các kích thước của từng bộ phận cơ thể cũng như toàn bộ cơ thể đã được thực hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Rất nhiều phép đo từ thời cổ đại vẫn được 5
- áp dụng trong nhân trắc học hiện đại. Điểm khác biệt chính giữa nhân trắc học cổ điển và hiện đại là sự phủ nhận những kích thước và tỷ lệ được đưa ra bởi các nghệ sỹ và nhà khoa học thời trước, các tác giả này thường mô tả hình thái và các tiêu chuẩn của cơ thể một cách chủ quan theo ý muốn của họ. Tuy nhiên, đối với phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, những kích thước và tỷ lệ thật được đánh giá bằng cách sử dụng các kỹ thuật nhân trắc học và được dùng như những nguyên tắc để sửa chữa những khiếm khuyết và sự mất cân đối. Những tiêu chuẩn chính về cơ thể con người đã được định nghĩa bởi các nghệ sỹ Ai Cập cổ đại và có ảnh hưởng lớn đến người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sang thời kỳ Hy Lạp cổ đại, Polycleitus (khoảng 450 – 420 TCN) là một nhà điêu khắc đã dựa trên các tỷ lệ cơ bản của Ai Cập để định nghĩa nên các tiêu chuẩn tỷ lệ cơ thể lý tưởng đầu tiên. Aristotle (384 – 322 TCN) đã đưa ra những triết lý về vẻ đẹp lý tưởng trong các nghiên cứu về cơ thể và khuôn mặt. Trong Physiognomica ông đã mô tả cách chỉ ra tính cách của mỗi người dựa trên các đặc điểm cơ thể của họ [50]. Đến thời kỳ Phục hung Leonardo Da Vinci (1452 – 1519) tập trung nghiên cứu các tỷ lệ cơ thể và khuôn mặt được cho là lý tưởng và ứng dụng chúng vào những tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ thế kỷ 18 – 19, mục đích đo đạc chủ yếu là để chỉ ra sự ưu việt của một số nhóm người so với các nhóm người khác. Tới thế kỷ 20, nhân trắc học bước vào thời kỳ của những tỷ lệ và phép đo khách quan: - Jacques Joseph (1865 – 1934): được coi là cha đẻ của ngành tạo hình mũi hiện đại nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhìn nghiêng với thẩm mỹ của khuôn mặt. - Brodie (1941): Nghiên cứu về sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em. - Hunter (1966), Popovich và Thompson (1977): Nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng đầu mặt và tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn phát triển. - Farkas (1994): Nghiên cứu sự phát triển các số đo đầu mặt trên người da trắng Bắc Mỹ. 6
- 1.2.2. Một số nghiên cứu nhân trắc học tai trẻ em trên thế giới Đến cuối thế kỷ 20, phẫu thuật tạo hình tai trong điều trị các trẻ mắc dị tật tai nhỏ bẩm sinh đã trở thành một lĩnh vực được nhiều chuyên gia phẫu thuật tạo hình quan tâm tới. Tuy đã có nhiều tác giả đề cập đến sự phát triển kích thước của tai sau sinh trong y văn, vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra được những kết luận rõ ràng về tuổi trưởng thành của kích thước tai. Do đó giữa các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có nhiều ý kiến trái chiều về việc lựa chọn thời gian tối ưu cho phẫu thuật tạo hình tai. Để giải đáp cho vấn đề này, Farkas đã công bố nghiên cứu nhân trắc học tai vào năm 1992, là tác giả đầu tiên nêu ra được các mốc thời gian cụ thể trong quá trình trưởng thành về kích thước tai [12]. Nghiên cứu của Farkas (1992) Nghiên cứu được thực hiện trên 1590 trẻ người da trắng ở Bắc Mỹ trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ tai trái và rút ra được những kết quả sau [12]: Ở mốc 1 tuổi, chiều rộng tai đã đạt 93,5% kích thước trưởng thành ở cả hai giới, chỉ kém trung bình 2,3mm so với kích thước trung bình của nhóm 18 tuổi. Mặt khác, ở mốc 1 tuổi chiều dài tai mới chỉ đạt 76,4%, còn chênh lệch gấp năm lần (12,3mm) so với nhóm 18 tuổi. Ở mốc 5 tuổi, chiều rộng tai đã đạt 96,7%, gần bằng kích thước trưởng thành trong khi chiều dài đạt 86,6% ở cả hai giới và còn thấp hơn 8,2mm so với nhóm 18 tuổi. Sự tăng trưởng chiều rộng tai theo năm là tương đối ít, xen lẫn với các khoảng không ghi nhận sự phát triển. Ở nam giới ghi nhận sự tăng chiều dài tai nhanh trong giai đoạn sớm từ 2 – 3 tuổi và sau đó chậm lại, với các khoảng ngắn không thay đổi. Nữ giới cũng đi theo hình mẫu phát triển tương tự. Chiều rộng tai đạt kích thước trưởng thành tại mốc 7 tuổi ở nam giới và 6 tuổi ở nữ giới, chiều dài tai trưởng thành tại mốc 13 tuổi ở nam giới và 12 tuổi ở nữ giới. Tại thời điểm này, trung bình chiều dài tai kém hơn kích thước trung bình ở nhóm 18 tuổi khoảng từ 1,1 – 1,4mm. Nghiên cứu của Kalcioglu (2003) và Barut (2006) Nghiên cứu của Kalcioglu được thực hiện trên 1552 trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ tai phải và rút ra được những kết quả sau [22]: 7
- Chiều dài tai đạt mức trưởng thành ở tuổi 12 với trẻ nam và 11 với trẻ nữ còn chiều rộng tai đạt mức trưởng thành ở mốc 6 tuổi tại cả hai giới. Nghiên cứu của Barut được thực hiện trên 153 trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, bao gồm 87 trẻ nam và 66 trẻ nữ, các số đo được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [1]: Chiều rộng trung bình của tai trái lớn hơn đáng kể so với tai phải ở tất cả các đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, cho dù chiều dài trung bình của tai phải lớn hơn so với tai trái, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh giữa hai giới về chiều rộng và chiều dài của cả hai tai, quan sát thấy các giá trị này đều cao hơn ở nam giới, và các giá trị này đều có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Purkait (2013) Nghiên cứu của Purkait được thực hiện trên 2147 trẻ ở Ấn Độ trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi, bao gồm 1163 trẻ nam và 984 trẻ nữ, các số đo được lấy từ tai phải và rút ra được những kết quả sau [34]: Các số đo đều tăng trưởng rất nhanh trong 3 – 6 tháng đầu của thời kỳ sơ sinh và sau đó tiếp tục phát triển với tốc độ chậm cho tới tuổi trưởng thành. Tại trẻ mới sinh, chiều rộng đã đạt 70% kích thước trưởng thành và chiều dài đạt 61%. Chiều rộng trưởng thành sớm hơn, ở trẻ nam 7 tuổi và trẻ nữ 6 tuổi. Trong khi đó, chiều dài trưởng thành muộn hơn, ở trẻ nam 14 tuổi và trẻ nữ 13 tuổi. Nghiên cứu của Muteweye (2015) Nghiên cứu của Muteweye được thực hiện trên 305 trẻ ở Zimbabwe trong độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi, bao gồm cả hai giới, số đo về chiều dài tai được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [29]: Chiều dài tai trung bình của tất cả các đối tượng nghiên cứu là 56,95±5,00mm (tai phải) và 56,86±4,92mm (tai trái). Chiều dài tai của nam lớn hơn ở nữ giới. Nghiên cứu của Zhao (2017) Nghiên cứu của Zhao được thực hiện trên 480 trẻ ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 1 đến 18 tuổi, bao gồm cả hai giới, các số đo được lấy từ cả hai tai và rút ra được những kết quả sau [49]: 8
- Chiều rộng và chiều dài tai tăng theo tuổi. Chiều dài tai đạt mức trưởng thành ở mốc 14 tuổi đối với cả hai giới. Chiều rộng tai trưởng thành tại 7 tuổi với trẻ nam và 5 tuổi với trẻ nữ. Chỉ số tai thay đổi theo hai xu hướng khác nhau giữa hai giới. Những người trong cộng đồng này quan tâm tới chiều dài tai nhiều hơn chiều rộng. 1.2.3. Một số nghiên cứu nhân trắc học tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu về nhân trắc đầu mặt như sau [50]: - Phạm Thị Hương Lan và Hoàng Tử Hùng (1999): Nghiên cứu so sánh đặc điểm cung răng người Việt với người Ấn Độ và Trung Quốc. - Lê Đức Lánh (2002): Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở 140 trẻ từ 12 – 15 tuổi bằng cách đo trực tiếp và trên mẫu hàm thạch cao. - Võ Trương Như Ngọc (2010): Nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ mặt và đưa ra tiêu chuẩn khuôn mặt hài hoà từ 18 – 25 tuổi bằng cả ba phương pháp đo. - Hồ Thị Thuỳ Trang (2015): Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ và ứng dụng khảo sát tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8 – 18 tuổi. Tuy nhiên hiện qua tìm hiểu trong y văn tại Việt Nam vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu về nhân trắc học tai. 1.3. Các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học tai 1.3.1. Đo trực tiếp Đo trực tiếp trên lâm sàng cho chúng ta biết chính xác kích thước thật và đưa ra các chỉ số. Đây là phương pháp dễ thực hiện, thao tác đơn giản và không đòi hỏi máy móc, kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên phương pháp này tiêu tốn nhiều thời gian và yêu cầu người thực hiện nắm chắc các mốc giải phẫu trên tai và phương pháp đo. Mặt khác, kết quả đo dễ bị ảnh hưởng bởi tính chất đàn hồi của mô mềm. Do đó khi lựa chọn phương pháp này cần người thực hiện có kinh nghiệm và cần sự giám sát khi đo để giảm tối đa sai số do kỹ thuật đo. 1.3.2. Đo trên ảnh Thực hiện trên ảnh chụp chuẩn hoá tư thế thẳng và nghiêng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân trắc, hình sự,… 9
- với nhiều ưu điểm: tiết kiệm thời gian, nhân lực, dễ lưu trữ, bảo quản và trao đổi thông tin, kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hoá giúp cho việc đánh giá và so sánh kết quả được đồng nhất và dễ dàng hơn. Mặt khác thông qua việc phân tích ảnh chuẩn hoá nhà nghiên cứu có thể đưa ra các đánh giá về sự tương quan của các cấu trúc, sự cân xứng của gương mặt. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải có phần mềm riêng nhằm phục vụ cho quá trình phân tích hình ảnh và người thực hiện cần có sự thành thạo trong việc sử dụng phần mềm này. Hai phương pháp nêu trên có tác dụng bổ trợ qua lại cho nhau và có thể được sử dụng làm cơ sở đối chiếu lẫn nhau [46]. 1.3.3. Đo trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều (3D Computed Tomography) Trong vài năm trở lại đây nhiều kỹ thuật dựng hình ba chiều đã được ứng dụng trong việc đo đạc trên mô mềm, bao gồm nhiều phương pháp như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,… trong đó chụp cắt lớp vi tính được cho là phương pháp chụp cho ra kết quả chính xác nhất [46]. Hình ảnh thu được nhờ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính dựng hình ba chiều có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách đo cổ điển trên lâm sàng nhờ loại bỏ được sai số do xác định sai mốc giải phẫu cũng như do tính chất của mô mềm. Thay vào đó nhà nghiên cứu thu được hình ảnh đa trục, đa chiều, mô tả chi tiết và chính xác cấu trúc giải phẫu phức tạp của tai ngoài ngay cả với những cấu trúc nhỏ, khó đo trực tiếp trên lâm sàng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp này lại là yêu cầu về máy móc kỹ thuật cao, giá thành đắt và chỉ có thể thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện lớn. 1.4. Dị tật tai nhỏ bẩm sinh 1.4.1. Đại cương về dị tật tai nhỏ bẩm sinh Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là tình trạng bệnh lý gây ra bởi những khiếm khuyết trong giai đoạn phát triển phôi thai, dẫn tới sự phát triển không hoàn thiện của các thành phần cấu tạo nên tai ngoài trong bào thai, đặc trưng bởi những biến dạng hình dạng và kích thước tai ngoài, đi từ những bất thường nhỏ trong cấu trúc tai cho tới tình trạng tai ngoài hoàn toàn biến mất [24]. Bệnh căn của dị tật tai nhỏ đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Có nhiều giả thuyết về di truyền học cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự hình 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
117 p | 30 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 81 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
103 p | 28 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: Pháp luật về hàng hải và thực thi tại Cảng vụ Hải Phòng
53 p | 39 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue tại Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai năm 2017
51 p | 71 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018
93 p | 50 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017
59 p | 69 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p | 51 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai
69 p | 50 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IV tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017
67 p | 46 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
39 p | 51 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng vinorelbine trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai
88 p | 43 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 72 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
74 p | 32 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và yêu cầu về đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2017
68 p | 67 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 17 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 11 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị ở trẻ SLE ban đỏ tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai năm 2016-2017
64 p | 46 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn