intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Resort & Spa Huế

Chia sẻ: Thangnamvoiva29 Thangnamvoiva29 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

167
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm du lịch tại Huế của khách hàng tại Ana Mandara Huế; đo lường các nhân tố ảnh hưởng đó đến sự lựa chọn địa điểm du lịch tại Huế của khách hàng tại Ana Mandara Huế; giải pháp nhằm nâng cao sự thu hút khách du lịch đến Huế và cư trú tại Ana Mandara Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara Resort & Spa Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học<br /> <br /> GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm<br /> <br /> PHẦN MỘT<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1.<br /> <br /> Lý do chọn đề tài.<br /> Ana Mandara Resort & Spa Huế được thành lập trong thời gian gần đây. Khách<br /> <br /> hàng đến đây sẽ được cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng. Đối<br /> tượng khách hàng của Ana Mandara là những khách hàng có thu nhập cao bao gồm<br /> khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài.<br /> Đối với bất cứ các ngành nghề kinh doanh nào thì việc hiểu rõ hành vi khách<br /> hàng trong việc quyết định sử dụng sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp là rất quan<br /> trọng. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với các nghành dịch vụ nhất là du<br /> lịch – khi mà rất khó để cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể thông tin cho<br /> khách hàng tất cả các đặc tính của sản phẩm dịch vụ du lịch của mình. Do đó, các nhà<br /> marketing cần phải nắm bắt được rõ ràng hành vi của khách hàng trong việc đưa ra<br /> quyết định lựa chọn các dịch vụ du lịch, để có những chính sách thu hút được sự quan<br /> tâm của khách hàng.<br /> Theo Ajzen thì ý định là tiền đề dự báo trước sự thực hiện hành vi của khách<br /> hàng. Việc hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên ý định của một cá nhân về việc thực hiện<br /> hành vi có thể giúp nhà nghiên cứu có thể dự đoán được xu hướng thực hiện hành vi<br /> đó. Điều này rất quan trọng trong thực tiễn của thị trường. Quá trình quyết định mua là<br /> quá trình mà khách hàng cân nhắc là chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Do<br /> đó cần phải xem xét nhiều nhân tố nhằm xác định xem những yếu tố nào có ảnh hưởng<br /> đến sự quyết định của khách hàng.<br /> Khách hàng đến với Ana Mandara Huế không chỉ vì muốn cư trú tại khu nghỉ<br /> dưỡng này mà còn muốn có cơ hội tham quan các địa điểm du lịch tại Huế. Sự lựa<br /> chọn Ana Mandara cho khách hàng được sự thoải mái và các dịch vụ cao cấp. Tuy<br /> nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng muốn đến Huế và đây là lợi ích tiềm năng của<br /> Ana Mandara Huế. Để có thể có được các chính sách thu hút hợp lý và đạt được hiệu<br /> quả cao, cần thiết phải hiểu rõ được hành vi của khách hàng trong việc đưa ra quyết<br /> định lựa chọn địa điểm du lịch tại Huế và có các biện pháp thu hút hiệu quả hơn.<br /> <br /> SVTH Đặng Quang Tuyên<br /> Lớp k42 Marketing<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại học<br /> <br /> GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm<br /> <br /> Từ những lý do đó, cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến sự lựa chọn du lịch tại Huế của khách du lịch lưu trú tại Ana Mandara<br /> Resort & Spa Huế”.<br /> 2.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu.<br /> <br /> - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.<br /> - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm du lịch tại Huế của<br /> khách hàng tại Ana Mandara Huế.<br /> - Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đó đến sự lựa chọn địa điểm du lịch tại Huế<br /> của khách hàng tại Ana Mandara Huế.<br /> - Giải pháp nhằm nâng cao sự thu hút khách du lịch đến Huế và cư trú tại Ana<br /> Mandara Huế.<br /> 3.<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu.<br /> <br /> Về nội dung: đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa<br /> điểm du lịch.<br /> Về không gian: đối tượng điều tra được giới hạn trong phạm vi khách hàng đang<br /> cư trú tại khu nghĩ dưỡng Ana Mandara Huế đề phù hợp với khả năng và nguồn lực.<br /> Về thời gian: thời gian tiến hành nghiên cứu kéo dài trong 2 tháng – tháng 4 và<br /> tháng 5 năm 2012.<br /> 4.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu.<br /> <br /> Trong quá trình nghiên cứu, nhằm thực hiện được đề tài phương pháp nghiên cứu<br /> kết hợp phương pháp định tính và định lượng được lựa chọn. Các kết quả nghiên cứu<br /> có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập được, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp<br /> và dữ liệu sơ cấp.<br /> Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài<br /> nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu<br /> thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn<br /> chuyên gia về lĩnh vực du lịch và nghiên cứu khách hàng sẽ cung cấp những thông tin<br /> hữu ích trong việc triển khai các mô hình nghiên cứu vào thực tiễn. Trong quá trình<br /> xây dựng phiếu phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu định tính Delphi được áp dụng đề<br /> <br /> SVTH Đặng Quang Tuyên<br /> Lớp k42 Marketing<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại học<br /> <br /> GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm<br /> <br /> có thể thu thập được những thông tin khách quan từ phía đối tượng phỏng vấn nhằm<br /> bổ sung và hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn.<br /> Nghiên cứu định lượng: đây là bước nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sơ cấp thu<br /> thập được từ phiếu phỏng vấn. Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phép thông kê<br /> mô tả định lượng và các kiểm định cần thiết để có thể kết luận nhằm đạt được các mục<br /> tiêu nghiên cứu đã đề ra.<br /> Nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề<br /> nghiên cứu, tổng thế mẫu sẽ được chọn ra từ tổng thế điều tra và sẽ tiến hành khảo sát<br /> trên tổng thể mẫu để suy rộng cho tổng thể. Số lượng mẫu dự kiến khảo sát được tính<br /> theo công thức là:<br /> <br /> Với p = 0,2 là tỷ lệ khách du lịch trong nước là 20%<br /> nên q = (1 – p) = 0,8 là tỷ lệ khách du lịch nước ngoài là 80%<br /> z = 1,96 ứng với mức độ tin cậy 95%<br /> e = 0.08 ứng với sai số cho phép là 8%<br /> Từ đó ta có số mẫu cần điều tra là :<br /> <br /> Đề loại trừ những phiếu điều tra không đạt tiêu chuẩn, số mẫu dự kiến thực hiên<br /> phỏng vấn là 110.<br /> Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân<br /> tầng dựa trên danh sách khách du lịch đã đặt phòng trước trong thời gian tiến hành<br /> điều tra.<br /> <br /> SVTH Đặng Quang Tuyên<br /> Lớp k42 Marketing<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại học<br /> <br /> GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm<br /> <br /> PHẦN HAI<br /> NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Một số khái niệm về du lịch và khách du lịch<br /> 1.1.1. Khái niệm du lịch:<br /> Ngày nay, nhu cầu đi du lịch đã trở thành một xu hướng chung của người dân<br /> không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang phát triển, trong đó có Việt<br /> Nam. Tuy nhiên, từ những góc độ tiếp cận khác nhau thì mỗi tổ chức, mỗi quốc gia lại<br /> có những định nghĩa khác nhau về du lịch.<br /> Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official<br /> Travel Organization), du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm<br /> khác với nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức<br /> không phải để làm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống.<br /> Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Du lịch họp ở Roma (Italy) vào năm 1963, các<br /> chuyên gia đã đưa ra định nghĩa sau về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,<br /> hiện tượng, và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của<br /> cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với<br /> mục đích hoà bình. Và nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.<br /> Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), thì “Du lịch bao gồm những hoạt<br /> động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi<br /> ở thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích<br /> nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác.”<br /> Theo Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2006) thì “Du lịch là hoạt động liên<br /> quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp<br /> ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian<br /> nhất định.”<br /> Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, thì du lịch là một trong những<br /> hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một<br /> nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc.<br /> <br /> SVTH Đặng Quang Tuyên<br /> Lớp k42 Marketing<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp đại học<br /> <br /> GVHD ThS. Bùi Văn Chiêm<br /> <br /> Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch là một ngày kinh tế, dịch vụ phục vụ cho nhu<br /> cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có thể hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa<br /> bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.<br /> 1.1.2. Khách du lịch:<br /> 1.1.2.1. Khái niệm:<br /> Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch được định nghĩa như sau: “Khách du<br /> lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc<br /> hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” (Điều 10, chương 4, Luật Du lịch Việt Nam).<br /> Việc xác định ai là du khách có nhiều quan điểm khác nhau, ở đây, chúng ta cần<br /> phần biệt giữa khách du lịch, khách tham quan, và lữ khách dựa vào các tiêu thức như<br /> mục đích, thời gian, và không gian của chuyến đi.<br /> Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), thì khách du lịch có<br /> những đặc điểm sau:<br /> - Đi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.<br /> - Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế.<br /> - Đi khỏi nơi cư trú từ 24h trở lên.<br /> - Khoảng cách tối thiểu từ nơi ở đến các điểm du lịch là khoảng 30, 40, 50…<br /> dặm theo theo quan niệm hay quy định của từng nước.<br /> 1.1.2.2. Phân loại:<br /> • Khách du lịch quốc tế:<br /> Năm 1963 tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Du lịch tại Rome, Uỷ ban thống<br /> kê của Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa như sau: “Khách du lịch quốc tế là người thăm<br /> viếng một nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kì lý do nào ngoài mục đích<br /> hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.”<br /> Năm 1989, “Tuyên bố Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc tế về<br /> Du lịch: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm một<br /> quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên với mục đích tham quan, giải trí, thăm<br /> viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá ba tháng, nếu trên ba tháng phải có giấy<br /> phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận thù lao do ý muốn của khách<br /> <br /> SVTH Đặng Quang Tuyên<br /> Lớp k42 Marketing<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
57=>0