Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được khẩu phần ăn của Ngựa bạch trung bình/ngày và trung bình/năm (Kg/con/năm); xác định sản lượng trung bình cỏ/ha/năm có thể cung cấp thức ăn cho động vật, cân đối lượng thức ăn (cỏ) với số lượng động vật (Ngựa bạch) để phát triển chăn nuôi Ngựa và hươu giải pháp phát triển mô hình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH TRỒNG CỎ VA06 PHÙ HỢP ĐỂ LÀM THỨC ĂN CHO NGỰA BẠCH TẠI CHI NHÁNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG VẬT BẢN ĐỊA, XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành đào tạo : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH TRỒNG CỎ VA06 PHÙ HỢP ĐỂ LÀM THỨC ĂN CHO NGỰA BẠCH TẠI CHI NHÁNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG VẬT BẢN ĐỊA, XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đạo tạo : Chính quy Chuyên ngành đào tạo : Nông lâm kết hợp Lớp : NLKH 48 Khoa : Lâm nghiệp Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân và TS. Trần Đình Quang (Nguyên trưởng khoa CNSH&CNTP). Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày..…tháng…..năm 2020 Xác nhận GV hướng dẫn Người viết cam đoan TS. TRẦN CÔNG QUÂN NGÔ VIỆT CƯỜNG Xác nhận của GV phản biện
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với các kiến thức khoa học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phuơng pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của hai thầy giáo TS. Trần Công Quân và TS. Trần Đình Quang cùng toàn thể các thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ và thời gian có hạn mặc dù đã cố gắng, song khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Ngô Việt Cường
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi ......................................8 Bảng 2.2. Thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo ...................................14 Bảng 2.3. Tình chăn nuôi động vật hoang dã của Trang trại ......................................35 Bảng 2.4. Số lượng Ngựa bạch phân theo mục đích chăn nuôi ..................................36 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ .........................47 Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ) ..................................49 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày) ...........50 Bảng 4.4 Khẩu phần ăn của Ngựa nuôi theo mục đích kinh doanh ............................51
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT CNSH&CNTP Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm VCK Vật Chất Khô HTNC Huyết Thanh Ngựa Chửa TKMX Trực Khuẩn Mủ Xanh NN&PTNT Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn HTX Hợp Tác Xã BCH Ban Chấp Hành
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN .................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT......................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................v 1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học .................................................3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .........................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................4 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................4 2.1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................................4 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo ........................9 2.1.3. Đặc điểm của giống cỏ VA06 ...........................................................................15 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ..............................................19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch trên thế giới .......................................19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam ........................................23 2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên .......................31 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội ..................................................................31 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam ........................................34 2.2.3. Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi động vật hoang dã và bán hoang dã của Trại ............................................................................................34 2.2.4. Thực trạng phát triển đàn Ngựa bạch của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương ......................................................35
- vi Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................37 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................37 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................37 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................37 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...........................................................................37 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................37 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài ....................................................................................37 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................38 3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa ..........................................................................38 3.3.4. Phương pháp phân tích & xử lý số liệu ............................................................40 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................44 4.1. Sơ lược về tình hình phát triển của Chi nhành Chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên ........................44 4.1.1. Tình hình sản xuất của của cây thức ăn chăn nuôi ............................................44 4.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ngựa ........................................................44 4.1.3. Công tác thú y ...................................................................................................45 4.2. Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm ...........46 4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ ...............................46 4.2.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau .........................................49 4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 ..................................49 4.3. Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương........................................51 4.3.1. Khẩu phần ăn của Ngựa bạch ...........................................................................51 4.3.2. Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 ở Chi nhánh chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.......51 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa, ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương ..................................................................................55
- vii 4.4.1. Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng thiếu cỏ ở một số thời điểm trong năm ....................................................................................................55 4.4.2. Kỹ thuật trồng một số cỏ hoà thảo thân bụi ......................................................56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................61 5.1 Kết luận .................................................................................................................61 5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................62
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đại gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc tăng lên một cách nhanh chóng. Trái ngược với tình hình đó là sự giảm đi về diện tích đất trồng cỏ và diện tích bãi chăn. Người nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để tìm kiếm thức ăn cho đàn gia súc của mình. Nguồn cỏ tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp không còn đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi nữa, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lớn (chăn nuôi ngựa, bò sữa, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi bò vỗ béo). Đối với những hộ này, thức ăn là khâu vô cùng quan trọng quyết định trong chăn nuôi. Chính vì vậy họ đã chọn giải pháp trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn thường xuyên và có chất lượng cho đàn gia súc của mình. Cỏ VA06 là một giống cỏ lai được lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của Nam Mỹ. Hiện nước ta đã có rất nhiều giống cỏ có năng suất hiệu quả kinh tế cao, trong đó giống cỏ Varisme số 06 ( viết tắt là VA06) là cho năng suất và chất lượng cao hơn rất nhiều, có thể đạt năng suất trên 480 tấn/ha/năm (năng suất chất xanh trung bình của cỏ voi chỉ từ 100 tấn đến 200 tấn/ha/năm, cỏ Ghine cho năng suất từ 80-150 tấn/ha/năm). So với các giống cỏ khác cỏ VA06 ít tốn công chăm sóc và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho ăn thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hơn nữa, cỏ VA06 còn có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường như chịu hạn, chịu rét...khả năng lưu gốc rất tốt trồng 1 năm có thể thu liên tục 6-7 năm (cỏ voi chỉ từ 3-4 năm là phải trồng lại) chính vì vậy giống cỏ này được xem là "
- 2 Vua của các loại cỏ". Hiện nay, giống cỏ này đã được trồng rộng ở một số trang trại cũng như nhiều hộ nông dân chăn nuôi đại gia súc nhưng năng suất của cỏ qua các thời vụ, qua các tháng trong năm cũng có sự khác biệt lớn khiến người nông dân và các trang trại chăn nuôi vẫn chưa nắm bắt được để điều chỉnh số đầu gia súc hợp lý vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cỏ ở một số tháng trong năm. Tại trung tâm nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã tại Phú Lương - Thái Nguyên. Trung tâm chăn nuôi Ngựa bạch với số lượng lớn (80 con), do vậy việc cung câp thức ăn cho ngựa hết sức được chú trọng, Trung tâm đã trồng một sô giống cỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho ngựa. Giống cỏ được trồng nhiều nhất ở đây là cỏ VA06. Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Xác định được khẩu phần ăn của Ngựa bạch trung bình/ngày và trung bình/năm (Kg/con/năm). - Xác định sản lượng trung bình cỏ/ha/năm có thể cung cấp thức ăn cho động vật. - Cân đối lượng thức ăn (cỏ) với số lượng động vật (Ngựa bạch) để phát triển chăn nuôi Ngựa và hươu giải pháp phát triển mô hình. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Đề tài thu thập số liệu về: Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- 3 Cân đối sản lượng cỏ cho 01 ha/số lượng Ngựa bạch và đề xuất một số giải pháp phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về : Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả nghiên cứu của đề tài là những giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành chăn nuôi và trồng cỏ VA06 tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học 2.1.1.1 Đặc tính thực vật của cỏ hoà thảo Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó chiếm 95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4] * Đặc tính sinh thái Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng như các vùng đất đai khác nhau. Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ B.decumbens... Một số loài sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm, độ ẩm lớn từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục bình thường như: cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (festucarubra), cỏ đuôi mèo (pleuin pratense)... Có loài sống cả ở những nơi đất nhập nước, đất thụt lầy như: Cỏ môi (leersia hexandra), cỏ bấc (juncus effusus), cỏ lồng vực (echilochloa crus - galli)... Dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của từng loại cỏ mà ta có thể chọn giống cỏ phù hợp để trồng trên các địa hình đất đai khác nhau, có độ ẩm, độ cao khác nhau. * Đặc tính sinh vật. Cỏ hoà thảo là cây có một lá mầm (đơn tử diệp) thân tròn hoặc bầu dục (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, vân lá song song. Thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, goatemala, rễ thuộc loại rễ chùm,
- 5 hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [2] Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau: * Loại thân rễ: Loại thân này nằm dưới mặt đất, chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (imperata cylindrica) loài này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa có thể trồng làm đồng cỏ chăn thả. * Loại thân bụi: Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ từ dưới mặt đất hoặc lên trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và thoáng khí. Đại diện loại cỏ này là cỏ ghinê (Panicum maximum), cỏ mộc châu (Paspalum wirvilei). Loại cỏ này có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. * Loại thân bò: Cỏ loại này thân nhỏ và mềm chính vì vậy thường nằm ngả trên mặt đất một số giống như dây lang, từ các đốt có thể đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò lan và nằm ngả trên mặt đất nên nó có khả năng tạo nhanh thành một thảm cỏ dầy đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola (Digitaria decumbens), Lông para (Brachiaria mutica). Cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông. * Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất hoặc hom trồng. Mầm vươn thẳng lên giống như cây mía, cây ngô. Thân cao, to, cho năng suất cao. Đại diện cỏ này là cỏ VA06 (Varisme số 6). * Đặc tính sinh lý. - Nhu cầu về nước: Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi cỏ họ đậu 214- 216 gram Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn. Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%. Giai đoạn phát triển cành: 75%
- 6 Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1974) ) [13]. - Nhu cầu về dinh dưỡng: Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giầu mùn và đạm, lân, kali. Nhu cầu dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1 (nảy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kali. Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân. Giai đoạn 3 (ra hoa, hình thành hạt) cần nhiều lân và kali. Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn.(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [6]. - Nhu cầu về không khí: + Loại thân rễ, thân bụi, thân đứng chia nhánh dưới mặt đất thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí. + Loại thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí hơn. * Đặc tính sinh trưởng. Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt lúc này tốc độ sinh trưởng chậm. + Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh. + Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn,Võ Văn Trị, 1976) [1]. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm. Nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì
- 7 dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để phát triển cành lá sẽ bị kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Đối với cỏ ghinê thu hoach khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm (Hamphray, 1980) [14] Theo Điền Văn Hưng (1964) [5] cho biết: - Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau khi trồng từ 50 - 55 ngày còn sau khi cắt 30 - 45 ngày. - Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày còn lứa sau khi cắt 35 - 45 ngày. - Cỏ thân đứng sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày. * Sức sống của cỏ hoà thảo. Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm nhưng có loài cũng chỉ sống được một năm. Vì vậy người ta chia cỏ hoà thảo ra làm 4 loại sau: - Loại cỏ sống 1 năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như: cỏ Xu đăng, cỏ Lồng vực... - Loại cỏ sức sống ngắn (2 -3 năm) như: cỏ giày, cỏ mật (melinis minutiflora) - Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như: cỏ pangola, cỏ voi, cỏ ghinê, paspalum, Brachiaria.... - Loại có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976) [7]. Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất. Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ hòa thảo.
- 8 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi Pr Tên cỏ VCK Lipit Xơ DXKĐ Khoáng Ca P NLTĐ thô Cỏ Mộc Châu 14,00 1,50 1,10 5,10 5,10 1,20 0,10 0,04 300 Cỏ Goatemala 15,40 1,10 0,50 5,40 7,00 1,40 0,07 0,03 313 Cỏ Voi 45 18,00 1,98 0,68 6,17 7,39 1,78 0,12 0,08 374 ngày Cỏ Ghinê 23,30 2,47 0,51 7,30 10,62 2,40 0,13 0,03 490 Cỏ Pangola 25,34 1,79 0,50 8,59 12,94 1,52 0,09 0,05 547 (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) [25] 2.1.1.2 Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo trong nông nghiệp Thực tiễn sản xuất chỉ rõ rằng cỏ không những là thức ăn chủ yếu và tốt nhất của gia súc nhai lại mà nó còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao và tương đối ổn định, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được trong nhiều năm. Cỏ hoà thảo cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến dự trữ ít rơi rụng lá, ít thối mốc, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao. Một hecta cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm, 1ha cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 100 tấn/ha/năm (cỏ voi lai, kingrass), 1kg cỏ tươi cho từ 0,1 - 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500kcal ME (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4]. Theo tài liệu nghiên cứu nước ngoài, 1 ha cỏ trồng mỗi năm có thể cung cấp từ 5000 - 5500kg chất dinh dưỡng và 1000 - 1100kg đạm tiêu hoá. Nhiều chuyên gia đồng cỏ cũng cho biết 1ha đồng cỏ tốt có giá trị dinh dưỡng bằng 27 - 28 tạ ngô hạt hoặc 27 - 28 tạ lúa mì (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [1]. Ngoài ra, đồng cỏ còn có lợi ích là không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, cỏ có thể trồng trên nhiều loại đất, cỏ trồng một lần có thể sử dụng được trong nhiều năm. Như vậy, trồng cỏ cần đầu tư lao động ít hơn so với các loại cây trồng khác, từ đó
- 9 giá thành cũng tương đối hạ hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ý nghĩa làm thức ăn cho gia súc, cỏ còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá một giống cỏ có tốt hay không tốt trước khi đưa vào sản xuất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố chính sau: 2.1.2.1 Năng suất chất xanh Là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên đơn vị diện tích.Như chúng ta đã biết cơ thể thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ hết sức khăng khít. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi quá trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô, làm thay đổi thành phần hoá học của thực vật. Những điều kiện ngoại cảnh và yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cỏ hoà thảo đó là: * Điều kiện khí hậu. Khí hậu bao gồm lượng mưa và sự phân bố lượng mưa, ẩm độ không khí, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng. Ánh sáng cung cấp năng lượng để thực vật quang hợp. Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng quyết định tới số năng lượng nhận được của cây trồng. Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Nhiệt độ quá cao làm cho thực vật bốc hơi mạnh, làm cho cỏ khô héo. Nhiệt độ thấp quá làm cho các mạch dẫn các chất dinh dưỡng co lại. Các hệ thống men hoạt động kém. Cây không phát triển được. Ẩm độ đất và không khí liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, ẩm độ đất ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cỏ và khả năng hút các chất dinh dưỡng. Ngoài ra nó còn quyết định đến sự phát triển của vi sinh vật đất và độ tơi xốp của đất. Như vậy điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các quá trình sinh hoá, diễn biến trong thực vật, như sự hấp thụ nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự
- 10 trao đổi các chất khí, quang hợp, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sự tích luỹ các chất hữu cơ và chất khoáng của thực vật. * Điều kiện đất đai. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó, tính chất vật lý cấu tượng đất sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm đất, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Đất giàu mùn, tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp, rễ cỏ sẽ phát triển nhanh, mạnh, hệ vi sinh vật hoạt động tốt cỏ sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Đất có hạt sét quá nhiều thì dí chặt, yếm khí, bộ rễ cỏ hoạt động kém, mặt khác chất độc tích luỹ trong đất nhiều làm cho cỏ phát triển kém, năng suất, chất lượng thấp. Đất có tỷ lệ cát quá cao, sét quá ít < 5% thì không giữ được nước và các chất dinh dưỡng cũng không đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ. * Điều kiện phân bón. Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp chất mầu cho đất. Lượng phân bón cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, quá trình trao đổi chất của cây trồng. Từ đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã khẳng định “Phân bón quyết định trên 50 % việc tăng năng suất cây trồng” (FAO, Rome, 1984) [18]. + Phân chuồng: Phân chuồng (phân hữu cơ) là loại phân không thể thiếu đối với cây trồng. Bón phân hữu cơ là biện pháp quan trọng cải thiện tính chất, tăng độ phì của đất, tạo tiềm năng cho năng suất cao. Thành phần phân chuồng có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, giúp cho cây trồng phát triển cân đối hơn. Để đảm bảo năng suất cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản suất bền vững thì sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết.
- 11 + Phân đạm: Đạm trong cây thường chiếm tỷ lệ 1 - 3% trọng lượng vật chất khô. Đạm có nhiều nhất lúc cây còn non và giảm đi khi cây ra hoa do khả năng hút chất dinh dưỡng lúc này của cây bị giảm đi. Trong cây đạm ở dạng protit đơn (các amino axít), protit kép (protein) các alcaloid và glucozit (Nguyễn Xuân Trường và cs, 2000) [15]. Đạm là thành phần chính của diệp lục, nguyên sinh chất, các loại men cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cây. Khi cây trồng thiếu đạm sẽ bị cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả. Khi cây quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ rễ kém phát triển, phần trên mặt đất phát triển um tùm, cây yếu, hay đổ lốp, dễ mắc bệnh. Sản phẩm thu chính của cỏ là thân và lá do vậy mà đạm là yếu tố không thể thiếu khi sản suất. Tuy nhiên khi bón đạm cho cỏ cần phải bón vừa phải, cân đối thì sẽ làm tăng năng suất, tăng hàm lượng đạm tổng số trong cây, giảm hàm lượng xơ, gia súc dễ ăn và tăng tính ngon miệng. Nếu bón nhiều đạm sẽ có hiện tượng cây tích luỹ nhiều alcaloit, glucozit làm cho cỏ có vị đắng giảm tính ngon miệng của gia súc. Trong quá trình hình thành các chất trung gian do cây bị tiêu hao năng lượng quá nhiều cho nên hàm lượng đường bột trong cây sẽ giảm xuống. Đạm trong đất có tỷ lệ trung bình từ 0,02 - 0,4% (Theo Seppe - Satsaben, 1960)[23]. Trong tổng số đạm trong đất có khoảng 95% ở dạng hữu cơ, còn 5% ở dạng vô cơ gồm amoniac, nitrat, nitric (NH3, NO3-, NO2--) và được gọi là đạm dễ tiêu vì cây hút đạm trong đất chủ yếu ở dạng này. Đạm hữu cơ trong đất chủ yếu là do vi sinh vật phân giải các Prôtít thực vật, còn đạm vô cơ được phân giải từ đạm hữu cơ. Cho nên khi đánh giá hàm lượng đạm trong đất người ta đánh giá chủ yếu thông qua hàm lượng đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 902 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tính toán lưới và áp dụng giải bài toán trong an toàn thông tin
66 p | 368 | 123
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chính sách phân phối của công ty Unilever Việt Nam - Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
102 p | 425 | 115
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thử nghiệm chế biến rượu vang chuối
89 p | 458 | 82
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và mô phỏng mạng truy nhập quang FTTX
89 p | 297 | 76
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường logistics miền Bắc Việt Nam
119 p | 387 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực của Công ty Cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội
125 p | 262 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Núi Cốc , Thái Nguyên
114 p | 444 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt Tiêu đen (Piper nigrum L.) ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai
53 p | 397 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
121 p | 258 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam
68 p | 475 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xử lý Amoni bằng phương pháp sinh học sử dụng các vi khuẩn tự dưỡng
59 p | 268 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phát sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
107 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mô hình xúc tiến và hỗ trợ thương mại điện tử cho doanh nghiệp - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
98 p | 161 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và ứng dụng kiểm thử tự động sử dụng Puppeteer - CodeceptJS cho Công ty TNHH Seta - International Việt Nam
41 p | 105 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân về sản phẩm thịt lợn đen trên địa bàn thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
141 p | 46 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
68 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 140 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn