PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam không ngừng<br />
phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Song hành cùng với sự phát triển của<br />
nền kinh tế thị trường là sự ra đời và phát triển ngày càng lớn mạnh của các doanh<br />
nghiệp trong nước và ngoài nước, nhu cầu của người sử dụng về một BCTC trung<br />
thực và hợp lý ngày càng tăng cao. Chính vì thế các công ty kiểm toán lần lượt ra đời<br />
để đáp ứng nhu cầu trên. Với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán đã góp<br />
phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các BCTC.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Kiểm toán Việt Nam mới hình thành và phát triển trong hơn 20 năm trở lại đây.<br />
Tuy không phải là một thời gian dài nhưng hoạt động kiểm toán Việt Nam đã và đang<br />
có những đóng quan trọng cho nền kinh tế. Do sự đòi hỏi của thực tiễn, Việt Nam đang<br />
trong quá trình dần hoàn thiện những chuẩn mực dựa trên những kinh nghiệm của quốc<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
tế và hoàn cảnh thực tế của đất nước. Cụ thể là sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kiểm<br />
toán đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán Việt<br />
Nam. Các chuẩn mực kiểm toán này là nền tảng lý luận có chức năng hướng dẫn cho<br />
cuộc kiểm toán, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển và đảm bảo chất lượng mỗi cuộc kiểm<br />
toán. Hiện nay, Việt Nam đã lựa chọn các chuẩn mực có khả năng áp dụng, xúc tiến việc<br />
soạn thảo và công bố chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với 37 chuẩn mực mới.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Một BCTC trung thực và hợp lý là một BCTC đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về<br />
chất lượng trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được<br />
chấp nhận), cũng như các quy đinh pháp lý liên quan. Chính vì những điều này cũng với<br />
việc nhận thức được vai trò quan trọng của việc vận dụng các chuẩn mực kiểm toán trong<br />
kiểm toán BCTC doanh nghiệp và thực tế thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế<br />
toán AAC, tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sự vận dụng chuẩn mực kiểm toán Việt<br />
Nam trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
- Nhận diện được quá trình vận dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong<br />
thực hiện kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC.<br />
<br />
1<br />
<br />
- Phân tích thực trạng việc vận dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong<br />
kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Qua đó, phân tích<br />
những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc vận dụng<br />
chuẩn mực kiểm toán tại công ty.<br />
- Trên cơ sở phân tích lý luận và nghiên cứu khảo sát thực tế đồng thời vận<br />
dụng nội dung của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam để đề xuất những biện pháp<br />
nhằm giúp AAC vận dụng đúng đắn và hợp lý chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong<br />
kiểm toán BCTC tại công ty.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoạt<br />
động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC và việc vận dụng các<br />
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong hoạt động kiểm toán BCTC của Công ty AAC.<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.<br />
- Thời gian: Từ ngày 10/02/2014 đến ngày 17/05/2014.<br />
- Giới hạn của đề tài: Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, điều kiện thực thực<br />
tế cũng như giới hạn về năng lực bản thân, tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng 3 chuẩn<br />
mực sau trong thực hiện kiểm toán BCTC tại công ty AAC, cụ thể:<br />
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Chuẩn mưc 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.<br />
Chuẩn mực 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp phân tích tổng hợp, so<br />
sánh, rút ra kết luận, nhận xét đánh giá trên nền tảng các tư liệu sau:<br />
4.1. Từ lý thuyết<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các cơ sở lý luận từ giáo trình kiểm toán và các<br />
tài liệu tham khảo khác. Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành, cũng như các<br />
bản dự thảo về các chuẩn mực này. Ngoài ra, nghiên cứu lý thuyết thông qua các văn bản<br />
<br />
2<br />
<br />
pháp quy, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành kế toán kiểm toán, internet… làm cơ sở<br />
cho việc thu thập và xử lý vấn đề thực tế đang tìm hiểu, nghiên cứu.<br />
4.2. Từ thực tế<br />
- Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC.<br />
- Tham gia trực tiếp vào công việc của đơn vị thực tập.<br />
- Tiến hành thu thập số liệu thô tổng hợp và chọn lọc số liệu phù hợp với mục<br />
tiêu nghiên cứu. Số liệu có liên quan của đơn vị được đơn vị đóng dấu chứng thực.<br />
- Quan sát trên thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể để từ đó có thể<br />
nắm bắt được cách vận dụng các chuẩn mực vào quy trình kiểm toán.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
- Phương pháp phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu nội dung của các<br />
bước trong quá trình kiểm toán liên quan đến đề tài thực tập. Phỏng vấn trực tiếp<br />
người làm việc có liên quan đến nội dung thực tập. Chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi có liên<br />
quan đến công việc thực tập và chuyển bảng câu hỏi này đến các cán bộ và nhân viên<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
am hiểu vấn đề mà sinh viên quan tâm, sau đó sinh viên tập hợp các ý kiến trả lời làm<br />
cơ sở viết khóa luận.<br />
<br />
- Phương pháp đối chiếu so sánh để tìm ra những bước khác biệt trong thực tế<br />
áp dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán<br />
AAC so với lý thuyết.<br />
<br />
5. Kết cấu của khóa luận<br />
<br />
Khóa luận được kết cấu thành ba chương, ngoài ra còn có phần mở đầu, kết<br />
<br />
Đ<br />
<br />
luận, danh mục tham khảo và phụ lục.<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan về các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.<br />
Chương 2: Thực trạng vận dụng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong thực<br />
hiện kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.<br />
Chương 3: Đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm giúp Công ty TNHH Kiểm<br />
toán và Kế toán AAC vận dụng đúng đắn và hợp lý chuẩn mực kiểm toán Việt Nam<br />
trong kiểm toán BCTC.<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN<br />
VIỆT NAM<br />
1.1. Tổng quan về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam<br />
1.1.1. Sự ra đời của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam<br />
Từ năm 1999 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm<br />
toán Việt Nam (VSA) Vietnam Auditing Standards và chuẩn mực đạo đức nghề<br />
nghiệp kế toán, kiểm toán dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) do liên<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố và có hiệu lực từ trước năm 2000 đến năm 2004.<br />
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật<br />
và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, làm cơ sở cho việc đào tạo và thực hành<br />
công việc kiểm toán hơn 10 năm qua, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nghiệp kiểm<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
toán độc lập Việt Nam hoạt động và phát triển như hiện nay.<br />
<br />
Tuy nhiên, trong 12 năm qua, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã có<br />
nhiều thay đổi, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như trách nhiệm của KTV ngày<br />
càng cao. Ngày 13/05/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1053/QĐBTC về việc “Uỷ quyền cho Hội KTV hành nghề Việt Nam thực hiện nghiên cứu,<br />
soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” phù hợp với chuẩn mực<br />
kiểm toán quốc tế hiện hành và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam,<br />
<br />
Đ<br />
<br />
trình Bộ Tài chính ban hành. Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) đã thành lập<br />
Ban nghiên cứu, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, gồm các chuyên<br />
gia, KTV của Hội KTV hành nghề Việt Nam, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, các<br />
công ty kiểm toán, giảng viên các trường đại học. Việc nghiên cứu, soạn thảo và cập<br />
nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được thực hiện từ năm 2009 đến<br />
năm 2012, trên cơ sở Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành của Liên đoàn<br />
kế toán quốc tế (IFAC). Ngày 20/03/2012, Bộ Tài chính đã thành lập Hội đồng thẩm<br />
định Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm rà soát cho ý kiến đánh giá về<br />
nội dung dự thảo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trước khi trình Bộ trưởng<br />
Bộ Tài chính quyết định.<br />
4<br />
<br />
Ngày 06/12/2012, căn cứ đề nghị của Chủ tịch Hội KTV hành nghề Việt Nam<br />
(VACPA) và Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ<br />
Tài chính đã ký Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống 37 chuẩn mực kiểm<br />
toán Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Các chuẩn mực kiểm toán số<br />
1000, số 930, số 910, số 920 và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán<br />
tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.<br />
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam gồm các quy định và hướng dẫn về<br />
yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt<br />
động kiểm toán mà các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
phải tuân thủ. Các chuẩn mực này về cơ bản phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc<br />
tế. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng là cơ sở để đào tạo cập nhật kiến thức, triển<br />
khai các cuộc kiểm toán và để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức<br />
nghề nghiệp của các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp nghiệp được<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
kiểm toán.<br />
<br />
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các chuẩn<br />
mực kiểm toán quốc tế và có tham khảo chuẩn mực kiểm toán các quốc gia khác, được<br />
điều chỉnh bổ sung những yếu tố riêng của Việt Nam.<br />
1.1.2. Khái quát về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam<br />
-<br />
<br />
Tháng 12 năm 2012 vừa qua Bộ Tài chính đã ký thông tư 214 quyết định ban<br />
<br />
hành 37 chuẩn mực kiểm toán mới thay thế cho những chuẩn mực hiện hành. Áp dụng<br />
<br />
Đ<br />
<br />
đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại<br />
Việt Nam, KTV hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung<br />
cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.Đây là lần đầu tiên việc soạn thảo chuẩn mực được giao<br />
cho một hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam – VACPA thực hiện. Lần gần đây nhất<br />
Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực là vào năm 2005.<br />
-<br />
<br />
Theo đó, đối với các cuộc kiểm toán BCTC và các công việc kiểm toán khác<br />
<br />
được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành<br />
báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành<br />
theo Thông tư này.<br />
<br />
5<br />
<br />