intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

63
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc người H'mông tại xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái; xác định xem người H'mông họ sử dụng các loài cây thuốc gì để chữa những bệnh gồm nhiều loài hai một loài; xác định xem họ sử những bộ phận nào của cây, thành phần nào của cây dùng cho các bài thuốc chữa bệnh của họ.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HỜ A BÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI H'MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Sinh Thái bảo tồn Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HỜ A BÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI H'MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Sinh Thái bảo tồn Lớp : K47 - STBTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Sơn Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy T.S Hồ Ngọc Sơn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khỏa. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có gì sai sót thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng năm 2019 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! TS. Hồ Ngọc Sơn Hờ A Bình XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái ”.Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Hồ Ngọc Sơn người đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Chế Cu Nha và Chế Tạo đã huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh viên Hờ A Bình
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi PHẦN 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ...................................................................................3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 PHẦN 2.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................4 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới ....................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ....................................6 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................8 2.3.1. Địa lý tự nhiên ...................................................................................................8 2.3.2. Địa hình địa thế .................................................................................................8 PHẦN 3..ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........10 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................10 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................10 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................10 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10 3.4.1. Tiêu chí chọn xã ..............................................................................................10 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................12 3.4.3. Phương pháp định danh tên cây ......................................................................14 3.4.4. Phương pháp thu thập mẫu..............................................................................14 3.4.5. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc...................15 3.4.6. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp ........................................................16 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................17 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc .................................................................17
  6. iv 4.1.1. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ...................................................19 4.1.2. Đa dạng về môi trường sống của cây thuốc ....................................................20 4.1.3. Đa dạng về bộ phận sử dụng của nguồn cây thuốc .........................................21 4.1.4. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc ...............................................................23 4.1.5. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc ...............................23 4.3. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ...........................................................25 4.3. Hiện trạng khai thác cây thuốc ...........................................................................26 4.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc ........................................27 4.4.1. Giải pháp bảo tồn ............................................................................................27 4.4.2. Phát triển tài nguyên cây thuốc .......................................................................27 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................29 5.1. Kết luận ..............................................................................................................29 5.2. Tồn tại ................................................................................................................29 5.3. Đề nghị ...............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................31 PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................36
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở khu vực nghiên cứu ........... 17 Bảng 4.2. Số lượng họ, loài, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc lan ............. 17 Bảng 4.4. Số họ được sử dụng nhiều nhất trong các họ.................................. 19 Bảng 4.5. Đa dạng về dạng sống ..................................................................... 19 Bảng 4.6. Đa dạng về môi trường sống của các loài cây thuốc ..................... 21 Bảng 4.7. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc.................. 21 Bảng 4.8. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc .............. 22 Bảng 4.9. Các nhóm bệnh cụ thể .................................................................... 24 Bảng 4.10. Danh mục cây thuốc thuộc diện cần bảo vệ ................................. 25
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài .......................... 15 Hình 4.1. Một số loài cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của cộng đồng dân tộc H'mông ...................................................................................... 18
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á nóng và ẩm, Việt Nam có nền khí hậu đa dạng, thay đổi từ điều kiện nhiệt đới khó điển hình ở những vùng thấp phía nam đến khí hậu mang tính chất á nhiệt đới núi cao ở các tỉnh phía Bắc và các vùng núi cao trên 1000m. Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên ấy đã tạo nên ở Việt Nam tính đa dạng sinh học rất cao với nguồn tài nguyên động, thực vật vô cùng phong phú. Riêng về hệ thực vật, theo ước tính của nhà khoa học trong nước Việt Nam có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao có mạch, 600 loài nấm, 800 loàirêu và hàng trăm loài tảo lớn. Trong số này, mới có 10.500 loài được mô tả (1996) riêng nhóm thực vật bậc cao có mạch đã có tới 10.073 loài thuộc 2.835 chi, 385 họ. Thống kê về các nhóm cây cho biết có 749 loài cho gỗ và củi, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 600 loài có tannin, 260 loài cho dầu béo, 160 loài cho tinh dầu, 70 loài cho nhựa thơm và vài trăm loài khác là nhóm cây lương thực, thực phẩm. Riêng cây thuốc, theo kết quả 20 năm điều tra của viện Dược liệu công bố năm 1985, ở Việt Nam có 1.863 loài phân bố trong 1.033 chi, 236 họ của 11 ngành thực vật. Con số này đến nay đã được Viện Dược liệu bổ sung lên hơn 2.000 loài. Võ Văn Chi (1997) đã tập hợp trong bộ từ điển cây thuốc của mình tới 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Như vậy, mặc dù thống kê chưa đầy đủ, song cũng có cơ sở để khẳng định rằng cây làm thuốc chiếm tỉ lệ rất cao so với các nhóm cây có ích khác trong nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam. Tính phong phú này còn thể hiện rõ nét ở sự phân bố rộng rãi của cây thuốc. Cây làm thuốc chính là những loài cây cỏ thường thấy trong vườn nhà, quanh nơi ở cũng nhưng trên các quần thể thực vật hoang dã ở đồi núi, đồng cỏ và đặc biệt trong các quần
  10. 2 thể rừng từ ngàn xưa, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã biết sử dụng nguồn cây cỏ có sẵn để làm thuốc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nền y học dân tộc đã hình thành và phát triển thành một nên y học thành văn với kinh nghiệm dùng cây thuốc trong nhân dân ngày càng phong phú. Ngày nay, trên thế giới đang có xu thế quan tâm trở lại với việc dùng các thuốc từ thảo mộc và hợp chất thiên nhiên để phòng chữa bệnh. Ở Việt Nam, những năm gần đây, nhu cầu dùng thuốc cổ truyền, thuốc từ thảo mộc cũng ngày càng tăng. Người H’mông là một dân tộc có dân số tương đối đông Ở Việt Nam, người H’mông có tính đến năm 01/04/2009 là 1.068.189 chiếm khoảng 11.2443% so với dân số Việt Nam[18]. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển mà không bị hoà tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hoá dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hoá sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác và phát triển nguồn dược liệu trong nước là việc làm cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, trong đó có dân tộc H'mông họ có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quýbáu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc H'mông. Xuấtphát từ những yêu cầu thực tế trên nghiên cứu " Nghiên cứu về đa dạng tài nguyên cây thuốc của người H'mông tại huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái" là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc người H'mông tại xã Chế Cu Nha và xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
  11. 3 - Xác định xem người H'mông họ sử dụng các loài cây thuốc gì để chữa những bệnh gồm nhiều loài hai một loài - Xác định xem họ sử những bộ phận nào của cây, thành phần nào của cây dùng cho các bài thuốc chữa bệnh của họ. - Xác định được mức độ đa dạng của cây dược liệu có ở địa phương nghiên cứu - Xác định nơi sống của loài cây dược liệu là trên địa hình thấp hay là cao - Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng các dân tộc tại xã Chế Cu Nha, xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng các dân tộc xã trong khu vực huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái - Qua việc điều tra có thểthấy được tầm quan trọng của cây thuốc từ đó có thể nhân giống và bảo tồn các loài cây dược liệu quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng - Những kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển các ngành khoa học về giống cây rừng, giống cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, dược liệu
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới: Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như: “Nghiên cứu việc sử dụng truyền thống cây thuốc giữa các cộng đồng của vùng Chhota Bhangal, phía Tây dãy Hymalaya”, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Sanjay Kr Uniyal, KN Singh, Pankaj Jamwal, Brij Lal năm 2006, đã tìm thấy 35 loài thực vật thường được người dân địa phương sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau [23]. “Việc sử dụng cây thuốc của các thầy lang ở Kancheepuram quận Tamil Nadu, Ấn Độ”, của nhóm tác giả Chellaiah Muthu, Muniappan Ayyanar, Nagappan Raja, Savarimuthu Ignacimuthu năm 2006, đã tìm thấy 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau, các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa các bệnh về da, rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh [21]. “Cây thuốc được sử dụng bởi các nhóm dân tộc Yi, ở trung tâm Vân Nam, Trung Quốc”, của các tác giả Chunlin Long, Sumei Li, Bo Long, Yana Shi, Benxi Liu năm 2009, đã tìm thấy 116 loài cây thuốc thuộc 58 chi được người dân địa phương sử dụng trong việc điều trị các bệnh hoặc rối loạn khác nhau, đặc biệt là những bệnh liên quan đến chấn thương, rối loạn tiêu hóa và cảm lạnh thông thường [18]. “Cây thuốc được sử dụng bởi người Tây Tạng ở Shangri-la, Vân Nam, Trung Quốc”, các tác giả Yanchun Liu, Zhiling Dao, Chunyan Yang, Yitao Liu, Chunlin Dai năm 2009, đã ghi nhận và thu thập 68
  13. 5 loài cây thuốc trong 64 chi thuộc 40 họ được người Tây Tạng sử dụng để chữa các bệnh khác nhau [24]. Harsha và cs. (2002) nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc tại huyện Uttara Kannada, bang Karnataka Ấn Độ [28]. Kết quả cho thấy có 45 loài cây thuộc 26 họ được cộng đồng người Kunabis sử dụng làm thuốc. Các loài được sử dụng để chữa trị một số bệnh như sốt, ho, bệnh ngoài da, thấp khớp, rắn cắn, bệnh vàng da, kiết lỵ,... Parinitha và cs. (2005) nghiên cứu kiến thức sử dụng các loài cây thuốc của các cộng đồng tại huyện Shimoga, bang Karnataka, Ấn độ [31]. Kết quả cho thấy có 47 loài thực vật thuộc 46 chi trong 28 họ được sử dụng để điều trị 9 bệnh nhiễm trùng và 16 bệnh không truyền nhiễm. Mười hai tuyên bố mới về kiến thức ethnomedical đã được báo cáo và có công thức mà là tương tự như mô tả đã có trong văn học. Muthu và cs. (2006) nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi các thầy lang ở Kancheepuram, bang Tamil, Ấn độ [30]. Kết quả cho thấy, những thầy lang sử dụng 85 loài thực vật thuộc 76 chi và 41 họ để điều trị các bệnh khác nhau. Các cây thuốc đã được ghi nhận chủ yếu được sử dụng để chữa trị các bệnh về da, rắn độc cắn, đau bụng và rối loạn thần kinh. Uniyal và cs. (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng cây thuốc của các bộ lạc ở khu vực phía Tây dãy Himalaya [33]. Kết quả cho thấy, có 35 loài thực vật thường được sử dụng bởi người dân địa phương trong việc chữa các bệnh khác nhau. Có đến 45% loài cây, người dân đã sử dụng phần dưới đất để làm thuốc. Sajem và Gosai (2006) nghiên cứu tri thức sử dụng các loài cây thuốc của tộc người Jaintia ở Ấn độ [32]. Kết quả cho thấy cộng đồng sử dụng 39 loài thuộc 27 họ và 35 chi. Để trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng các bộ phận của cây trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao hơn (76,59%) so với các bộ phận dưới mặt đất (23,41%). Lá đã được sử dụng trong đa số các trường hợp (23 loài),
  14. 6 tiếp theo là quả (4 loài). Tổng cộng có 30 loại bệnh đã được báo cáo được chữa khỏi bằng cách sử dụng 39 loài cây thuốc. Koushalya Nandan Singh (2013) nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc ở phía Tây dãy Himalaya, Ấn độ [29]. Kết quả ghi nhận có 86 loài thực vật thuộc 69 chi và 34 họ được sử dụng để chữa trị khoảng 70 bệnh khác nhau. Các loài thực vật được sử dụng trong các bài thuốc thảo dược chủ yếu thuộc về các họ Asteraceae, Lammiaceae, Gentianaceae, và Polygonaceae. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng dưới dạng bột, một số là nước ép trái cây và dịch triết. Trong số các bộ phận của cây, lá đã được ghi nhận được sử dụng phổ biến, tiếp theo là hoa. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên thuốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triểnnguồndượcliệu , cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên. Thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1729 – 1791) đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tác giả đã để lại bộ sách thuốc rất có giá trị là: “Tân Hoa Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông Y Nghiệp” hay “Lãn Ông Y Tập” gồm 66 quyển (Nguyễn Nhân Thống, 2008) [25]. Suốt 30 năm của cuộc dời mình, tác giả đã xây dựng được nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị và dược liệu. Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản 1763. Tập “Nam bang
  15. 7 thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Thời kỳ Tây Sơn (1788 – 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam dược” với 590 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền (Lê Trần Đức, 1997) [11]. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn sách “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”[7]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới được phát hiện[7]. Viện dược liệu đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ năm 1961 – 1972 ở miền Bắc là 1.114 loài, từ năm 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119 loài [7]. Theo kết luận của Viện Dược liệu, trong quá trình thu thập và nghiên cứu về cây thuốc cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2000 loài và dưới loài cây thuốc có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủ yếu trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc được đem về trồng ngay tại nhà [23]. Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia truyền” của Âu Anh Khâm [7]; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang chữa bệnh” (2001) [1] và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (2006) [2].
  16. 8 Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương… Lưu Đàm Cư và cộng sự (2004) [7] khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm này cây làm thuốc đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc. Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thỉnh (2004) [26] đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà còn đóng góp và công tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1.Địa lý tự nhiên Huyện Mù Cang Chải có diện tích tự nhiên là 1.199,08km2; phía Bắc giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai; phía tây giáp huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu; phía nam giáp huyện Mường La tỉnh Sơn La; phía đông giáp huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Văn Yên tỉnh Yên Bái. Đỉnh núi cao nhất là đinh Lùng Cúng (xã Nậm Có) cao hơn 2.900 m. Trước đây vùng núi Mù Cang Chải có rừng trùng điệp, bốn mùa xanh tốt, có nhiều loại gồ quý như sến, táu, pơ mu, trầm hương, dổi, thông... 2.3.2. Địa hình địa thế Ở đây có một hệ thống khe, suối khá phong phú. Chạy dọc theo quốc lộ 32 là suối Nậm Kim. bắt nguồn từ đinh Nả Háng Tâu (giáp Cao Phạ) chảy qua các xã Púng Luông, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề. Kim
  17. 9 Nọi, Lao Chải, Khao Mang, Hồ Bốn xuống Than Uyên. Đây là con suối dài và lớn nhất huyện. Suối Nậm Kim cung cấp nguồn nước lớn cho sản xuất, sinh hoạt. Thời điểm năm 2017, trên dòng suối Nậm Kim có 04 công trình thủy điện hoà vào điện lưới quốc gia (thủy điện Khao Mang thượng, Khao Mang hạ công suất 54MW; thủy điện Hồ Bốn 18 MW; thủy điện Mường Kim 13,5 MW). 2.3.3. Khí hậu, thủy văn Nằm khuất bên sườn tây của dãy Hoàng Liên Sơn, lại ở vị trí xa biển, khí hậu ở Mù Cang Chải có những đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 19,6°C, mùa hè cao nhất là 33°C, mùa đông thấp nhất là 00C. Ở vị trí sâu trong nội địa nên Mù Cang Chải chịu ảnh hưởng của thời tiết khô nóng. Vào thời kỳ đầu mùa hạ, trong các thung lũng hình thành do hiệu ứng “fơn” (còn gọi là gió Lào) của các dãy núi vùng biên giới Việt - Lào đến với luồng gió từ phía Tây thổi sang. Bình quân 1 năm có trên 40 ngày khô nóng, trong đó có 10 ngày khô nóng đặc biệt. Lượng mưa trung bình ở Mù Cang Chải là 1.990mm/năm. Mùa mưa ở đây bắt đầu sớm, từ tháng tư và kết thúc vào tháng chín. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Độ ẩm Mù Cang Chải trung bình năm là 55%, vùng rẻo cao là 70 - 75%. Sương mù là một hiện tượng khá phổ biến ở Mù Cang Chải trong suốt mùa đông. Do độ ẩm không cao, ít mây nên Mù Cang Chải có nhiều nắng. Số giờ nắng một năm là gần 1.800giờ. Thời kỳ nhiều nắng nhất trong năm là cuối mùa đông và đầu mùa hạ. 2.3.4. Địa chất, thổ nhưỡng Đất đai ờ Mù Cang Chải được chia làm 4 loại chính, chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phân bổ ở độ cao 900m trở lên. Đất đai, thổ nhưỡng ở đây thích hợp cho nhiều loại cây sinh trưởng và phát triển.
  18. 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Các loài thực vật được cộng đồng người H'mông tại 2 xã Chế Cu Nha, xã Chế Tạo sử dụng làm chuốc chữa bệnh; kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng người H'mông tại huyện Mù Cang Chải - Địa điểm nghiên cứu:Xã Chế Cu Nha và Xã Chế Tạo thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành -Địa điểm: Xã Chế Cu Nha và Xã Chế Tạo thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 1 đến tháng 5/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 1. Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc 2. Hiện trạng khái thác tài nguyên cây thuốc: Phỏng vấn và quan sát 3. Xác định những cây thuốc quý thuộc diện cần bảo tồn: đánh giá mức độ quý hiếm của các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. 4. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Tiêu chí chọn xã Mù Cang Chải là một huyện nghèo của Tỉnh Yên Bái đa số là người H'mông nên sống ở nhiều nơi khác nhau nên sẽ tiến hành điều tra tại 2 xã như sau: 1. XãChế Cu Nha có diện tích 43,19 km², dân số năm2018là 2.091 người, mật độ dân số đạt 48 người/km². Xã Chế Cu Nha các thôn đều là người H’mông sinh sống với nhau. Chế Cu Nha nằm ở vùng thấp của huyện Mù Cang Chải chủ yếu là đồi núi thấp
  19. 11 ítcây gỗ to. Xã cách thị trấn 5km và không thuộc trong khu bảo tồn của các loài sinh cảnh của huyện. Về địa hình là núi là chủ yếu với mật độ rừng hiện nay còn ít chủ yếu là rừng trồng và rừng tự nhiên bị khai thác nhiều, mà đông người dân sinh sống nên việc khai thác các loại cây dược liệu sẽ nhiều, mức độ khai thác cây dược liệu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm các cây dược liệu về chữa bệnh và việc khai thác cây dược liệu không đúng cách sẽ làm mất đi tính đa dạng của cây và các cây dược liệu quý hiếm có khả năng cạn kiệt và khó tái tạo được như cũ vì mức độ khai thác quá nhiều. 2. Xã Chế Tạo có diện tích 235,4 km², dân số năm 2018 là 1.531 người, mật độ dân số đạt 7 người/km². Xã Chế Tạo cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 30km về địa lý giữa 2 xã cách nhau khoản 35km. Xã Chế Tạo là một xã nằm trong bên trong vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn các loài sinh cảnh của huyện Mù Cang Chải, vì nằm trong khu bảo tồn nên việc bảo về rừng rất tốt và chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng già nên việc sử dụng cây dượcliệu sẽ nhiều hơn vì trong đấy đi lại xa nên người dân ốm đau họ sẽ tự dùng cây dược liệu để chữa bệnh cho bản thân mình và người nhà. Nằm trong khu bảo tồn nên việc hái và lấy cây dược liệu sẽ dễ dàng hơn và sẽ đa dạng về cây dược liệu hơn. * Lý do chọn tiêu chí xã: - Xã Chế Cu Nha Nằm ở phía Bắc của huyện Mù Cang Chải, xã Chế Cu Nha không nằm trong khu vực bảo tồn, diện tích rừng hiện nay còn ít và không phải rừng già, và mật độ dân số đông hơn so với xã Chế tạo, gần trung tâm huyện nên hiện trạng khai thác các loài cây dược liệu quý hiếm mang đi bán còn rất thường xuyên diễn ra, vì lực lượng và công tác bảo tồn còn hạn chế. Do gần huyện nên người dân chủ yếu dùng thuốc Bắc là nhiều nên ít dùng thuốc Nam
  20. 12 - Xã Chế Tạo nằm ở Phía Nam của huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyên 35 km, xã Chế Tạo nằm trong khu vực bảo tồn các loài sinh cảnh của huyện Mù Cang Chải, vì nằm trong khu bảo tồn nên với diện tích rừng nhiều và còn nhiều rừng già hơn so với xã Chế Cu Nha, vì nằm trong khu vực bảo tồn nên đa dạng về các loài cây dược liệu khá là phong phú có thể nói xã Chế tạo với diện tích rừng lớn nhất của huyện Mù Cang Chải và dân số ít nhất so với các số còn lại vì nằm trong khu vực bảo tồn nên người dân ít khai thác cây dược liệu mang đi bán vì vậy xã này còn đa dạng về cây dược liệu và còn bảo tồn được các loài cây dược liệu quý hiếm. Do nằm trong khu vực bảo tồn nên đi lại khó khăn nên người dân chủ yếu là lấy thuốc chính tại địa phương mình sinh sống chủ yếu là các loài cây dược liệu có tại địa phương. - Để so sánhnhận biết được xã nào sẽ nhiều người biết sử dụng cây dược liệu cho việc điều trị và chữa bệnh, mức độ sử dụng cây ra làm sao,mức độ khai thác của 2 xã nhiều hay ít, điều tra được chỗ nào sẽ có nhiều dược liệu hơn, và phương pháp sử dụng của 2 xã có giống nhau không và phương pháp lấy thuốc có giống nhau,...vv... 3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa *Phương pháp điều tra cây thuốc trên tuyến: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau.Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có. Trên các tuyến thống kê, mô tả các loài thực vật sử dụng làm thuốc, cụ thể chia làm 6 tuyến với chiều dài gần 33 km chia ra như sau: Tuyến 1:UBND xã Chế Cu Nha - bảnThào Chua Chảidài6km Tuyến 2: UBND xã Chế Cu Nha - bản Chế Cu Nha dài 5km Tuyến 3: UBND xã Chế Cu Nha - bản Dề Thàng dài 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0