intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định liều lượng Vitamin E phù hơp̣ trong quá trình nuôi vỗ cá trê vàng. Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật về nuôi vỗ cá trê vàng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung khóa luận này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VITAMIN E LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ SINH SẢN CÁ TRÊ VÀNG SINH VIÊN THỰC HIỆN THÁI TÒNG NGUYÊN MSSV: 1153040047 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VITAMIN E LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ SINH SẢN CÁ TRÊ VÀNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S. TRẦN NGỌC TUYỀN THÁI TÒNG NGUYÊN MSSV: 1153040047 LỚP: ĐH NTTS K6 Cần Thơ, 2015
  3. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Khóa luận: “Ả nh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng”. Sinh viên thực hiện: THÁI TÒNG NGUYÊN Lớp: Đại học Nuôi trồng thủy sản K6 Khóa luâ ̣n đã được hoàn thành theo góp ý của Hô ̣i đồ ng chấ m khóa luâ ̣n ngày 20/7/2015. Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2015 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN THÁI TÒNG NGUYÊN
  4. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kế t khóa luâ ̣n này đã đươ ̣c hoàn thành dựa trên các kế t quả nghiên cứu của tôi và các kế t quả nghiên cứu này chưa đươ ̣c dùng cho bấ t cứ khóa luâ ̣n cùng cấ p nào khác. Cầ n Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2015 Sinh viên thực hiê ̣n THÁI TÒNG NGUYÊN i
  5. LỜI CẢM TẠ Trước hế t con xin gửi đế n cha me ̣ lòng biế t ơn thành kiń h nhấ t, cha me ̣ đã hy sinh cả cuô ̣c đời để con đươ ̣c như ngày hôm nay. Tiế p theo em xin gửi lời cảm ơn đế n cô Trầ n Ngo ̣c Tuyề n đã tâ ̣n tình hướng dẫn trong suố t quá trình làm khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p. Cảm ơn thầ y cố vấ n Ta ̣ Văn Phương đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n để em cùng các ba ̣n hoàn thành khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p ra trường. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đế n toàn thể các ba ̣n lớp đa ̣i ho ̣c Nuôi trồ ng thủy sản khóa 6 đã đồ ng hành và chia sẽ trong suố t thời gian qua. Do sự hiể u biế t còn ha ̣n he ̣p và viê ̣c thu thâ ̣p tài liê ̣u còn ha ̣n chế nên khóa luâ ̣n không tránh khỏi những sai sót. Rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý kiế n đóng góp của quý thầ y cô và các ba ̣n. Xin chân thành cảm ơn! THÁI TÒNG NGUYÊN ii
  6. TÓM TẮT Khóa luâ ̣n “Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng” thực hiê ̣n nhằ m mu ̣c đić h đánh giá tác du ̣ng của Vitanin E trong nuôi vỗ thành thu ̣c cá trê vàng và mô ̣t số chỉ tiêu trong sinh sản nhân ta ̣o cá. Thí nghiê ̣m đươ ̣c bố trí trong các giai nuôi vỗ và sử du ̣ng thức ăn công nghiê ̣p có đô ̣ đa ̣m 40% gồ m 4 nghiê ̣m thức cho cá ăn không bổ sung Vitamin E (ĐC) và bổ sung Vitamin E theo liề u lươ ̣ng 1.000 UI; 2.000 UI và 3.000 UI, trong quá trình nuôi vỗ thu thập các chỉ tiêu môi trường và đánh giá tỷ lệ thành thục qua từng tháng nuôi vỗ. Sau 3 tháng nuôi vỗ tiến hành cho cá trê vàng sinh sản, so sánh các chỉ tiêu sinh sản ở 4 nghiệm thức để tìm ra nghiệm thức tốt nhất. Tỷ lê ̣ thành thu ̣c ở các nghiê ̣m thức dao đô ̣ng trong khoảng 65,0% - 95,0% ở cá cái và 60,0% - 90,0% ở cá đực. Hệ số thành thục nằ m trong khoảng 0,19 - 0,29% ở cá trê vàng đực và 2,89 - 4,35% ở cá trê vàng cái. Đô ̣ béo Fulton và đô ̣ mỡ Clark nằ m trong khoảng 1,21 - 1,34% ở đô ̣ béo và 1,14 - 1,24% ở đô ̣ mỡ. Đường kính trứng thuô ̣c nhóm lớn hơn 1,1mm xuấ t hiê ̣n và ở mức khá cao 58,9% - 92,2%. Nhóm trứng có đường kiń h nhỏ hơn 0,6mm không còn, thay vào đó là nhóm có đường kính từ 0,6 - 1,1mm đa ̣t 7,78 - 41,1%. Nghiê ̣m thức E2 có trứng cá thuô ̣c nhóm >1,1 mm nhiề u nhấ t (92,2%), cao hơn các nghiê ̣m thức còn la ̣i và cao hơn nghiê ̣m thức ĐC (58,9%) Thời gian hiệu ứng thuốc là 11 giờ 35 phút và tỷ lệ cá đẻ ở tấ t cả các nghiê ̣m thức là 100%, tỷ lê ̣ thu ̣ tinh khá cao 58,0 - 71,7%. Tuy nhiên tỷ lê ̣ nở và tỷ lê ̣ số ng tương đố i thấ p lầ n lươ ̣t là 22,0 - 37,7% và 17,3 - 35,0%. Thời gian phát triển phôi của trứng cá ở các nghiê ̣m thức là 22 giờ 15 đế n 22 giờ 45 phút. Sức sinh sản tương đố i của cá cái ở các nghiê ̣m thức ĐC, E1 và E3 nằ m trong khoảng 14.752 - 28.573 trứng/kg cá cái, riêng nghiê ̣m thức E2 cá cái có sức sinh sản tương đố i cao đa ̣t 44.965 trứng/kg. Như vâ ̣y viê ̣c sử du ̣ng Vitamin E trong nuôi vỗ và tiế n hành kić h thić h sinh sản nhân ta ̣o cá trê vàng đã mang la ̣i kế t quả tố t ở tấ t cả các nghiê ̣m thức có sử du ̣ng Vitamin E, góp phầ n nâng cao hiê ̣u quả sản xuấ t giố ng cá trê vàng. Từ khóa: cá trê vàng, độ béo Fulton, độ mỡ Clark, tăng trưởng, tỷ lê ̣ số ng. iii
  7. MỤC LỤC Trang LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. ii TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... ix CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng ........................................................................ 3 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái ...................................................................... 3 2.1.2 Cách phân biệt cá trê vàng ............................................................................... 4 2.1.3 Phân bố và môi trường sống ............................................................................ 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................................... 5 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................................... 5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 5 2.2 Tình hình nghiên cứu cá trê trong nước................................................................. 6 2.3 Nuôi vỗ cá bố me ................................................................................................... ̣ 7 2.3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ .............................................................................................. 7 2.3.2 Ao nuôi vỗ ....................................................................................................... 7 2.3.3 Mùa vụ nuôi vỗ ................................................................................................ 8 2.3.4 Mật độ thả nuôi cá bố mẹ ................................................................................ 8 2.3.5 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ ...................................................................... 8 2.3.6 Chăm sóc quản lý ao nuôi ................................................................................ 9 iv
  8. 2.4 Kỹ thuâ ̣t sinh sản.................................................................................................... 9 2.4.1 Phân biệt đực cái và chọn cá bố mẹ thành thục ............................................... 9 2.4.2 Kích thích sinh sản......................................................................................... 10 2.4.3 Kỹ thuật ấp trứng ........................................................................................... 11 2.5 Khái quát về vitamin ........................................................................................... 11 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 13 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 13 3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu .......................................................... 13 3.2.1 Dụng cụ và thiết bị ......................................................................................... 13 3.2.2 Mẫu vật .......................................................................................................... 13 3.2.3 Hóa chất ......................................................................................................... 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng vitamin E trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................................................ 13 3.3.1.1 Chuẩn bị ao nuôi vỗ................................................................................ 13 3.3.1.2 Tiêu chuẩn chọn cá và mật độ nuôi ........................................................ 14 3.3.1.3 Thức ăn dùng để nuôi vỗ thành thục cá trê ............................................ 14 3.3.1.4 Bố trí thí nghiệm..................................................................................... 14 3.3.1.5 Chăm sóc và quản lý .............................................................................. 14 3.3.1.6 Ghi nhận các chỉ tiêu .............................................................................. 15 3.3.2 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên các chỉ tiêu sinh sản của cá trê vàng .......................................................................................... 17 3.4 Xử lý số liệu và viế t bài ....................................................................................... 19 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 20 4.1 Nuôi vỗ thành thu ̣c cá trê vàng ........................................................................... 20 4.1.1 Các yếu tố môi trường trong nuôi vỗ ............................................................. 20 4.1.2 Tỷ lê ̣ số ng của cá trê vàng trong nuôi vỗ ....................................................... 21 4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ ............................................... 21 4.1.4 Tỷ lê ̣ thành thu ̣c của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ .................................... 22 4.1.5 Hê ̣ số thành thu ̣c của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ................................... 23 v
  9. 4.1.6 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá trong nuôi vỗ..................................... 24 4.1.7 Sự biến đổi đường kính trứng qua các tháng nuôi vỗ .................................... 25 4.2 Thí nghiê ̣m 2: Sinh sản nhân ta ̣o cá trê vàng ....................................................... 28 4.2.1 Các yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp .................................................. 28 4.2.2 Kế t quả sinh sản nhân ta ̣o cá trê vàng ........................................................... 29 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 31 5.1 Kế t luâ ̣n ................................................................................................................ 31 5.2 Đề xuấ t ................................................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 32 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... A vi
  10. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng ...................................................................... 3 Hình 2.2 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê dựa theo hình thái xương chẩm .................. 4 Hình 2.3 Phân biệt cá trê đực và cái .............................................................................. 10 ̀ h 4.1 Sự biế n đổ i đường kiń h trứng ở tháng nuôi vỗ đầ u tiên ................................. 26 Hin ̀ h 4.2 Sự biế n đổ i đường kiń h trứng ở tháng nuôi vỗ thứ 2 ..................................... 27 Hin ̀ h 4.3 Sự biế n đổ i đường kiń h trứng ở tháng nuôi vỗ thứ 3 ..................................... 28 Hin vii
  11. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Liều lượng Vitamin E bổ sung trong từng nghiệm thức ............................... 14 Bảng 3.2 Liều lượng kích tố và số lần tiêm.................................................................. 17 Bảng 4.1 Kế t quả nhiê ̣t đô ̣ và pH trong thí nghiê ̣m ...................................................... 20 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ ............................................ 21 Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong nuôi vỗ .............................................. 22 Bảng 4.4 Tỷ lệ thành thục của cá trê vàng trong nuôi vỗ ............................................. 22 Bảng 4.5 Hê ̣ số thành thục của cá trê vàng sau 3 tháng nuôi vỗ .................................. 25 Bảng 4.6 Độ béo Fulton và độ mỡ Clark của cá trê vàng qua các tháng nuôi vỗ ........ 25 Bảng 4.7 Yếu tố môi trường trong bể đẻ và bể ấp........................................................ 28 Bảng 4.8 Kế t quả sinh sản nhân ta ̣o cá trê vàng ........................................................... 30 viii
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT C: Đô ̣ mỡ Clark ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐC: Đố i chứng - Nghiê ̣m thức 1 E1: Nghiê ̣m thức 2 E2: Nghiê ̣m thức 3 E3: Nghiê ̣m thức 4 F: Đô ̣ béo Fulton g: Gram SL: Chiều dài chuẩn (cm) T: Thời gian (ngày) W0: Khối lượng không nội quan (g) Wc: Wđ khối lượng đầu và cuối (g) Wt: Khối lượng cá (g) ix
  13. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004). Nhiều mặt hàng thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng mà còn đáp ứng nhu cầu của cả nước. Trong đó, cá trê là loài cá quen thuộc và được nuôi phổ biến khắp các tỉnh ĐBSCL. Đây là loài cá có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, chất lượng thịt thơm ngon giàu dinh dưỡng, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên được thị trường ưa chuộng (Dương Nhựt Long, 2004). Trong 4 loài cá trê ở nước ta hiện nay thì cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là có giá trị kinh tế nhất. Thực tế trên cho thấy nhu cầu con giống cá trê vàng ngày càng tăng do việc nuôi thương phẩm loài cá này đang có xu hướng phát triể n rô ̣ng raĩ . Từ đó việc đảm bảo nguồn giống đủ về số lượng lẫn chất lượng đã được đặt ra. Chất lượng cá trê vàng giống do nhiều yếu tố chi phối như môi trường nuôi, kỹ thuật chăm sóc, đàn cá bố mẹ,… Trong đó, chất lượng đàn cá bố mẹ là yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và quyết định đến các chỉ tiêu sinh sản như sức sinh sản tương đối, tuyệt đối, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ sống của ấu trùng,… (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Trong quá trình nuôi vỗ, dinh dưỡng được cung cấp thông qua thức ăn không những cho cá ăn đầy đủ về lượng mà còn phải đầy đủ về chất. Sự phát triển và thành thục sinh dục ở cá trê vàng bố mẹ đòi hỏi hàm lượng dinh dưỡng cao: đủ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,… (Lại Văn Hùng, 2012). Đặc biệt là vitamin E vì đây là loại vitamin rất có lợi cho sự thành thục sinh dục ở động vật thủy sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Chính vì điều đó, việc nghiên cứu để tìm ra được tỷ lệ vitamin E phù hợp trong nuôi vỗ cá trê vàng giúp đạt hiệu quả sinh sản cao là vấ n đề cần thiết. Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của tỷ lệ vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục và sinh sản cá trê vàng” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Xác định liều lượng Vitamin E phù hơ ̣p trong quá trình nuôi vỗ cá trê vàng. Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật về nuôi vỗ cá trê vàng. 1.3 Nội dung nghiên cứu Theo dõi các chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ và pH) trong quá trình nuôi vỗ thành thục và cho cá trê vàng sinh sản. 1
  14. So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên một số chỉ tiêu thành thục sinh dục của cá trê vàng. So sánh ảnh hưởng của liều lượng vitamin E lên các chỉ tiêu sinh sản của cá trê vàng. 2
  15. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại như sau: Ngành: Chodrata Lớp: Actinoptergii Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài:Clarias macrocephalus (Gunther, 1964) Tên địa phương: Cá trê vàng Tên tiếng anh: Yellow catfish. Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá trê vàng (Nguồn: ảnh chụp) Cá trê vàng đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cá không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng. Có 4 đôi râu 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chóp mõm. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu xương 3
  16. chẩm. Mấu xương chẩm tròn rộng. Lỗ mang hẹp, xương nắp mang kém phát triển. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn đầu đều có răng cưa hướng xuống. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng của thân có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng, mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2 Cách phân biệt cá trê vàng Theo Phạm Thanh Liêm (2006), có thể phân biệt nhanh cá trê phổ biến ở Nam Bộ dựa vào gốc xương chẩm: cá trê trắng (Clarias batracus) xương chẩm hình tam giác (đỉnh xương chẩm nhọn chứ không tròn như cá trê lai), cá trê vàng (Clarias macrocephalus) xương chẩm tròn, trê lai (Hybrid catfish ) xương chẩm hình chữ M đỉnh xương chẩm tròn, trê phi (Clarias gariepinus) xương chẩm hình chữ M. Hình 2.2 Đăc điểm nhận dạng 4 loại cá trê dựa theo hình thái xương chẩm (Nguồn:http://www.tvvn.org) 2.1.3 Phân bố và môi trường sống Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Chúng phân bố ở Philipin, Thái Lan, Lào, Campuchia và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá trê vàng sống được trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước có độ mặn thấp (độ mặn < 5 ‰), phát triển tốt trong môi trường nước có độ pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể chịu đựng môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 11 - 39 0C; pH từ 3,5 - 10,5; hàm lượng oxy hòa tan thấp 1 - 2 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008). Nói chung cá trê vàng là loài sống đáy, thích nơi tối tăm bụi rậm nên râu rất phát triển để tìm mồi. Chúng sống được ở môi trường chật hẹp, dơ bẩn, hàm lượng oxy hòa tan 4
  17. thấp thậm chí bằng 0 nhờ có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế (Dương Thúy Yên và Vũ Ngọc Út, 1991). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá trê là loài cá ăn tạp, thiên về chất hữu cơ. Khi còn ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trong tự nhiên, cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong đều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003). Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàn nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ cá mới tiêu hết noãn hoàn, cá bột từ ngày thứ 3 trở đi bắt đầu ăn được trứng nước và có thể ăn được các loài giáp xác nhỏ. Khi cá có kích cỡ 4 - 6 cm cá có thể ăn được trùn chỉ. Từ cỡ 4 - 6 cm trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như đầu vỏ tôm và các thức ăn tinh khác như cám, bắp, bột cá… (Bạch Thị Huỳnh Mai, 2004). Cá trê thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá trê vàng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm. Sau 5 - 6 tháng nuôi đạt cỡ thương phẩm 150 - 250 g/con (Đoàn Hữu Nghị, 2013). Cá trê vàng giai đoạn cá hương, cá giống lớn nhanh về chiều dài, sau đó cỡ 15cm trở đi tăng nhanh về khối lượng. Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có trong lượng trung bình 400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và Lý Thi ̣Thanh Loan, 2004). Sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn được cung cấp, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh sản của cá Trê vàng bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9, nhưng tập trung từ tháng 5 - 7 (Phạm Minh Thành, 2005). Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản 4 - 6 lần trong năm. Nhiệt độ để cá sinh sản tốt từ 25 - 32 0C. Sức sinh sản của cá trê vàng thấp khoảng 60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá trê thuộc dạng trứng dính và có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 - 0,5m (Dương Nhựt Long, 2003). 5
  18. 2.2 Tình hình nghiên cứu cá trê trong nước Từ năm 1972 - 1979 các nhà khoa học đã tiến hành cho sinh sản và ương nuôi cá Trê đen và nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài này (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006). Năm 1982 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã sản xuất và nuôi thành công cá Trê phi (Clarias gariepinus). Vào khoảng những năm 1982 - 1987, ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở ĐBSCL đã sản xuất ra lượng cá Trê phi giống khá lớn cung cấp cho người nuôi. Do có sự có mặt của cá Trê phi ở Nam bộ mà biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa cá Trê phi và cá Trê vàng ra đời. Vấn đề lai tạo cá Trê phi và cá Trê vàng thu được những kết quả khá khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). Cá Trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và khối lượng, cá Trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá Trê lai có tốc độ tăng trưởng trung gian giữa cá Trê vàng và cá Trê phi (trích dẫn bởi Phạm Hiếu Ngởi, 2014). Kết quả nuôi vỗ cá Trê ở Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy với thức ăn hàm lượng protein 35% cho ăn 4 - 5% khố i lượng thân, sau 60 ngày nuôi vỗ cá có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá Trê vàng là 250 - 300g và 350 - 400g đối với cá Trê trắng (Huỳnh Kim Hường, 2005). Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá trê đã phát triển mạnh ở một số địa phương ở Miền Nam đặc biệt là ĐBSCL nhưng cá trê được nuôi phổ biến là cá trê lai (con lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực). Việc nuôi cá trê mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình (Trần Thị Thúy An, 2009). Qua thực tế ở ĐBSCL cho thấy, ao nuôi vỗ có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét vuông cá để thành thục tốt. Kết quả nuôi cá trê ở trường Đại học Cần Thơ cho thấy với thức ăn có hàm lượng protein là 35%, cho ăn 4 - 5% khối lượng thân thì sau khoảng 60 ngày nuôi vỗ cá có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá trê vàng là 250 - 300g (Nguyễn Văn Kiểm, 2002). Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Long An kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “ Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng Tháp, đề tài được thực hiện trong 30 tháng. Đề tài đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng, chủ động sản xuất được nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh 6
  19. Đồng Tháp. Kết quả đã cung cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng khoảng 2.000.000 con đạt kích cỡ trung bình từ 5 - 7 cm; sản lượng cá Trê vàng thương phẩm khoảng 30 tấn/ha. 2.3 Nuôi vỗ cá bố me ̣ 2.3.1 Kỹ thuật nuôi vỗ Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất cá giống. Chất lượng đàn cá sinh sản có tính quyết định đến hiệu quả sản xuất vì tỷ lệ cá thành thục, số lượng trứng thu được, chất lượng cá bột có liên quan chặt chẽ đến kỹ thuật nuôi vỗ (Nguyễn Văn Kiểm, 2007). Trong quá trình nuôi vỗ, không những cho cá ăn đầy đủ cả về chất lẫn về lượng, chăm sóc quản lý tốt mà còn phải tạo một môi trường nhân tạo thích hơ ̣p, gần giống với môi trường sống của cá ngoài tự nhiên. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), các yếu tố bên ngoài tạo nên môi trường cho sự phát triển của tuyến sinh dục ở cá. Sự thành thục và khả năng sinh sản của cá bố mẹ là kết quả tác động của nhiều yếu tố thuộc về sinh học và sinh lý. Đáng chú ý hơn là những đặc trưng sinh học cơ bản của đối tượng và sự đòi hỏi về môi trường chất lượng nước phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho cá trong quá trình nuôi vỗ. Từ đó đáp ứng mục đích của việc nuôi vỗ cá sinh sản là có được tỷ lệ cá thành thục, hệ số thành thục, chất lượng sản phẩm sinh dục cao, đáp ứng được yêu cầu sinh sản phục vụ sản xuất theo số lượng và mùa vụ (Phạm Minh Thành, 2005). 2.3.2 Ao nuôi vỗ Cá trê có khả năng thích ứng rất cao nên ao nuôi vỗ không đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Ao nuôi vỗ cá trê cần phải có bờ chắc chắn, không có lỗ mọi, không được rò rỉ, đặc biệt là ở cửa cống (Dương Nhựt Long, 2003). Diện tích và độ sâu của ao khác nhau tùy loài. Việc bố trí ao cá bố mẹ trên nguyên tắc những loài cá có nguồn gốc từ sông thì thích hợp với ao có diện tích lớn, mực nước sâu những loài cá có xuất xứ từ đồng ruộng thì thích hợp với mực nước nong (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thường ao nuôi vỗ cá bố mẹ có diện tích nhỏ từ 100 - 200 m2, độ sâu mực nước từ 1,0 - 1,2 m. Ao phải có cống cấp thoát nước dễ dàng. Nhiệt độ thích hợp từ 28 - 300C, độ pH từ 6,5 - 8,0, hàm lượng oxy hòa tan khoảng 2 - 3 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cần xử lý ao trước khi thả cá bố mẹ, tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại, tu bổ lại bờ ao, sang lấp hang, lỗ mọi, bón vôi bột xuống đáy ao, bờ ao để diệt trừ mầm bệnh. Việc giảm bùn và chất hữu cơ đáy ao là cần thiết ở những ao cũ, nhất là những ao trong vụ nuôi trước có mầm bệnh. Thông thường chỉ để lại lớp bùn đáy ao dày không quá 20 cm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 7
  20. 2.3.3 Mùa vụ nuôi vỗ Cơ sở của việc xác định mùa vụ nuôi vỗ được căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó mùa vụ sinh sản tự nhiên của đối tượng là quan trọng nhất. Cá có thời gian sinh sản nhất định trong năm nhằm đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng phát triển của trứng, phôi, ấu trùng và con non dưới tác động của các yếu tố môi trường. Các yếu tố sinh thái sinh sản trong tự nhiên có biến đổi có quy luật theo mùa. Đó là nguyên nhân hình thành đặc điểm sinh học sinh sản theo mùa của cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Theo Phạm Minh Thành (2005) thì hầu hết các loài cá nuôi ở khu vực ĐBSCL được bắt đầu nuôi vỗ vào tháng 10 - 11 âm lịch. Do vậy nên mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ để sản xuất giống cá trê vàng lai thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch hàng năm (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.3.4 Mật độ thả nuôi cá bố mẹ Mật độ cá thả là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi. Có rất nhiều vấn đề chi phối mật độ cá bố mẹ được thả nuôi. Trong số đó, giữ vai trò chủ đạo là hàm lượng oxy hòa tan (đối với những loài cá không có cơ quan hô hấp phụ), là khả năng và mức độ tiếp nhận oxy trong môi trường nước, không khí (đối với những loài có cơ quan hô hấp phụ). Vấn đề thứ hai cũng rất quan trọng là khả năng loại bỏ sản phẩm thải của cá và thức ăn thừa, vấn đề này đặc biệt quan trọng với cá bố mẹ được nuôi trong ao nước tĩnh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Mật độ thả nuôi cá bố mẹ cũng là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành thục và sinh sản của cá bố mẹ. Do nước ao không (hoặc rất ít) xáo trộn và ít được lưu thông nên mật độ cá thả tính trên đơn vị diện tích. Trên cơ sở khả năng thích ứng của cá bố mẹ với điều kiện môi trường khác nhau mà xác định mật độ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Theo Dương Nhựt Long (2003), cá trê vàng cái dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12 tháng tuổi, khối lượng trung bình từ 150 - 200 g/con. Mật độ thả từ 0,5 - 0,8 kg/m2. Mặt khác, theo Lê Văn Dân (2012) cá trê vàng cái dùng để nuôi vỗ có khối lượng trung bình từ 150 - 200 g/con, cá đực có khối lượng 250 - 350 g/con. Mật độ độ thả nuôi 10 con/m2 (Lê Văn Dân, 2012). 2.3.5 Thức ăn trong quá trình nuôi vỗ Thức ăn không chỉ là nguồn vật chất cho sinh trưởng, năng lượng cho sự trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự phát triển của noãn hoàng, tinh sào. Khi môi trường thiếu thức ăn, sự thành thục của cá bị ảnh hưởng xấu như: hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp, đặc biệt mức độ phát triển không đồng đều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá tăng lên mặc dù các điều kiện sống của môi trường 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2