intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khóa luận là đánh giá chi tiết về tình hình tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tìm hiểu về thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG Khóa luận tốt nghiệp ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Người hướng dẫn: HÀ VĂN HÒA Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ LAN ANH Mã số sinh viên: 1905QLNB001 Khóa: 2019-2023 Lớp: 1905QLNB Hà Nội, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài khóa luận của em. Số liệu được em tổng hợp lại để thực hiện đề tài khóa luận. Khóa luận là trung thực không thực hiện copy lại các tài liệu nghiên cứu của tác giả khác và em xin nhận mọi trách nhiệm nếu có sự không chính xác về tài liệu dùng trong quá trình làm nghiên cứu. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Bùi Thị Lan Anh i
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn hiện khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hà Văn Hòa đã nhiệt tình gíup đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô khoa Hành chính học, Học viện hành chính quốc gia đã nhiệt tình truyền thụ kiến thức suốt những năm em học tập. Em xin cảm ơn chủ tịch UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đây. Được sự quan tâm chỉ bảo nhiệt tình và tạo điều kiện của lãnh đạo HĐND, UBND và cán bộ Phòng nội vụ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Với sự cố gắng phấn đấu học tâp và rèn luyện, trên cơ sở áp dụng lý thuyết đã được học ở trường vào công việc thực tế và được sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của cán bộ Văn phòng giúp em làm quen với công việc trong thời gian tìm hiểu, thu thập thông tin và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 3 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận ..................................................................... 3 6. Kết cấu của khóa luận ................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC.......................... 5 VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN .............................. 5 1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện .............. 5 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................................... 5 1.1.2. Vị trí, vai trò của UBND cấp huyện ....................................................................... 7 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện .............................. 7 1.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện.......................................................... 8 1.2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ......................................................... 8 1.2.2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện .................................................. 9 1.2.3. Các ủy viên uỷ ban nhân dân huyện ..................................................... 9 1.2.4. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. ....................................................................................... 9 1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện ............................. 10 1.3.1. Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện ........................................................ 10 1.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ................................... 11 iii
  5. 1.3.3. Hoạt động của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ......................... 12 1.3.4. Hoạt động của Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện ................................ 13 1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện ......................... 13 1.5. Các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân huyện ......................................................... 14 1.5.1. Đối với Huyện ủy......................................................................................................... 14 1.5.2. Đối với Hội đồng nhân dân huyện ...................................................... 14 1.5.3. Đối với các tổ chức chính trị – xã hội ................................................ 15 1.5.4. Mối quan hệ với Ủy ban nhân dân tỉnh .............................................. 15 1.5.5. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn 16 1.5.6. Quan hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân huyện .......... 16 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện 16 1.6.1. Yếu tố bên trong ................................................................................. 16 1.6.2. Yếu tố bên ngoài ................................................................................. 19 Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG ..................................... 22 2.1. Khái quát chung về huyện Gia Lộc .......................................................... 22 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................... 22 2.1.2. Đặc điểm về phân bố dân cư .............................................................. 23 2.1.3. Điều kiện về phát triển kinh tế xã hội ................................................. 23 2.2. Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc .................... 23 2.2.1. Đặc điểm cấu trúc hành chính của UBND huyện Gia Lộc ................. 23 2.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của UBND huyện Gia Lộc ...................... 23 2.3. Thực tiễn về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc....................... 26 2.4. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyên Gia Lộc ........... 33 2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................... 33 2.4.2. Một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động........................................ 34 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................ 35 CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG, HIỆU iv
  6. QUẢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG 36 3.1. Phương hướng tăng cường tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc............................................................................................................................................ 36 3.2. Các giải pháp ............................................................................................ 39 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về phía pháp luật .............................................. 39 3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho cán bộ, công chức ........ 39 3.2.3. Cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn huyện ...... 40 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mạnh về công nghệ thông tin và chuyên môn nghiệp vụ trên công nghệ thông tin ......................................... 40 3.2.5. Giải pháp nâng cao nhân thức của người dân về hiện đại hóa hành chính ...................................................................................................................... 41 3.2.6. Giải pháp về tài chính ......................................................................... 41 3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc. .......................................................................... 42 3.2.8. Xác định mối quan hệ giữ HĐND với UBND với cơ quan hành chính cấp trên. ........................................................................................................ 42 3.3. Đề xuất, kiến nghị ..................................................................................... 43 3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương ............................................... 43 3.3.2. Kiến nghị UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ............................ 44 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 48 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 50 v
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CB,CC Cán bộ, công chức CCHC Cải cách hành chính CQĐP Chính quyền địa phương HCNN Hành chính nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập CNTT Công nghệ thông tin vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Trang Bảng 2.1 Tỷ lệ CB,CC thuộc UBND huyện Gia Lộc theo trình 25 độ học vấn, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên Trang Sơ đồ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN 24 HUYỆN GIA LỘC NHIỆM KỲ 2020-2025 vii
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước tại Việt Nam một trong những nội dung hết sức cần thiết đó là tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực hoạt động hành chính nhà nước trên cơ sở đảm bảo rằng chính sách và luật pháp nhà nước phải được tuân thủ và tổ chức thi hành một cách nghiêm túc ở cơ sở. Chính quyền địa phương ở Việt Nam được chia làm 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Xuất phát từ bối cảnh hiện tại xu thế hội nhập mở cửa đã đặt ra yêu cầu rất lớn về cải cách hành chính nhà nước, điều này làm bộc lộ một số hạn chế trong tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện, đặc biệt là vấn đề chuyên môn hóa, thiếu tính ổn định và trình độ quản lý còn nhiều yếu kém, còn nhiều hoạt động chỉ mang tính chất hình thức còn xuất hiện nhiều và thường xuyên Xuất phát từ thực tế chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa nền hành chính, năng lực giải quyết các vấn đề trong hoạt động quản lý chưa đạt được hiệu quả cao Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước nhằm củng cố và kiện toàn Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đối với chính quyền địa phương đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện bộ máy chính quyền theo chủ trương và định hướng chỉ đạo tại các văn bản, nghị quyết và đủ năng lực quản lý nhà nước để giải quyết nhanh chóng và đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi. UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là một phần trong bộ máy HCNN của Việt Nam. UBTVQH khóa 14 ra nghị quyết tiếp tục triển khai theo “Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 ngày 16 tháng 10 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương” và “Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã”, “ Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính Phủ: Ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030”. Đây là cơ sở quan 1
  10. trọng tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Huyện Gia Lộc đã thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức và hoạt động UBND kèm theo đó là công tác bố trị nhân lực để đưa vào hoạt động một cách hiệu quả. Thực hiện tinh giản biên chế hợp lý và bố trí CB,CC có chuyên môn trình độ phù hợp với vị trí để không ảnh hưởng với hoạt động và tiến độ giải quyết công việc. Khóa luận tốt nghiệp phân tích từ thực tiễn của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương để từ đó thấy những sự thay đổi tích cực của các đơn vị hành chính cấp huyện và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp để dần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ những lý do trên em đã lựa chọn đề: “ Thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích của khóa luận là đánh giá chi tiết về tình hình tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tìm hiểu về thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản trong tổ chức - hoạt động của UBND cấp huyện. Tìm hiểu thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đưa ra những thành tựu - hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại. Thu thập thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc liên quan đến đề tài khóa luận tốt nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: khảo sát và nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Tập trung vào thời gian nhiệm kì UBND nhiệm kỳ 2021 – 2026, tình hình và thực hiện chức năng nhiệm vụ của UBND huyện trong giai 2
  11. đoạn 2021 - 2023 Về không gian: Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Về nội dung: Khóa luận chủ yếu tập trung vào pháp lý của tổ chức và hoạt động của bộ máy UBND huyện Gia Lộc. Về tổ chức sẽ tập trung nghiên cứu về vị trí pháp lý, bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, số lượng và chất lượng CB, CC của UBND huyện. Về hoạt động tập trung vào: cơ chế hoạt động và chức năng, thẩm quyền xử lý công việc và quan hệ công tác của UBND huyện, cải cách hành chính ở UBND. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong thời gian làm khoá luận, tôi đã áp dụng phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống hóa và gắn lý thuyết với thực tế nhằm nghiên cứu những nội dung liên quan về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận Trước hết, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã phân tích sự cần thiết của việc cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện để đáp ứng yêu cầu của việc cải cách hành chính trong nước và đóng góp vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật hiện tại. Thứ hai, thông qua việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế, những hạn chế và vấn đề gặp phải, em đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao mô hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước. Ngoài ra, em còn đề xuất những giải pháp để tận dụng ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ ngữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện. Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 3
  12. Chương 3. Những giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. 4
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.1.1. Khái niệm - Khái niệm “ Tổ chức” Các quan niệm về tổ chức: Tổ chức là một tập thể người hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung. Tổ chức là một hệ thống hợp tác các hành động có thể là những sự phối hợp một cách có chủ ý của từ hai người trở lên. Tổ chức là một tổng thể phối hợp có nhiều phân hệ phối hợp và trao đổi tin tức với nhau. Tổ chức là “ một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có các mối tương quan hữu cơ hợp lý, hài hòa được hợp tác và liên kết mật thiết để chuyển hóa lẫn nhau thành một tổng thể, phát sinh một lực tổng hợp tác động cùng chiều lên một chủ thể để thực hiện các mục đích cụ thể như đã xác định. Tóm lại, tổ chức là một nhóm có từ hai cá thể trở lên và là nhóm người có cùng chung mục đíchvà quyền lợi được hình thành với các chức năng và lợi ích nhất định để hoàn thành một mục đích nào đó. Cơ cấu hợp lý tạo cho tổ chức trở thành một khối đồng nhất để điều hành và làm việc cho có hiệu suất. - Khái niệm “ cơ cấu tổ chức” Cơ cấu tổ chức gồm: hình thức và nội dung Hình thức: các cá nhân và các yếu tố cấu thành tổ chức Nội dung: Các mối quan hệ giữa các cá nhân, bao gồm sự hợp tác theo cơ chế vận hành nào đó Vì vậy, tổ chức UBND có thể hiểu là tổng thể các cá nhân, các yếu tố bộ phận cấu thành lên UBND - Khái niệm “ hoạt động” 5
  14. Khóa luận tìm hiểu khái niệm hoạt động có mối liên hệ với UBND cấp huyện có thể là những hoạt động mà các chủ thể có trách nhiệm thực hiện theo qui định của pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND huyện. Tổ chức quản ký của UBND cấp huyện có thể được hiểu là việc tổ chức và sắp xếp cán bộ nhằm thực hiện các hoạt động của UBND cấp huyện nhằm thực hiện đường lối chính sách, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước trên thực tiễn đời sống xã hội nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả những hoạt động kinh tế của xã hội - Khái niệm “ chính quyền địa phương” Chính quyền địa phương là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên không lạ lẫm trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nó đã xuất hiện từ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1946. Sau đó từ các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã không còn trực tiếp sử dụng “ chính quyền địa phương”. Sau những thay đổi các Luật có liên quan, có thể thấy CQĐP không chỉ bao gồm HĐND và UBND mà còn có các cơ quan được thành lập để giúp việc cho 2 cơ quan này. Trong đó bao gồm Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả cho tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và đảm bảo thực thi Hiến pháp và Pháp luật tại địa phương. Chính quyền địa phương là dạng tổ chức của Nhà nước tại địa phương và là bộ phận cấu thành hệ thống nhà nước nói chung. Cơ quan này được Nhà nước giao thẩm quyền nên có thẩm quyền quản lý có nguồn gốc từ Nhà nước và không thể tách rời hành chính nhà nước khỏi chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là cơ quan Nhà nước được đặt tài địa phương nhằm kiểm tra, giám sát và chăm lo cho công việc chug của quốc gia, có trách nhiệm thực hiện quyết định của cấp trên, báo cáo kết quả công việc ở địa phương. - Các cấp chính quyền địa phương Căn cứ chương V Hiến pháp 2013 và khoản 2 điều 4 Luật TCCQĐP 2015 cho thấy CQĐP ở nông thôn bao gồm: “ Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã”. Quy định chức năng nhiệm vụ 6
  15. của từng cấp CQĐP được quy định chi tiết tại Luật TCCQĐP 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật TCCQĐP 2019. ở mỗi cấp chính quyền ở nông thôn gồm: HĐND và UBND theo quy định Hiếp pháp và pháp luật Việt Nam hiện hành. 1.1.2. Vị trí, vai trò của UBND cấp huyện Vị trí pháp lý của UBND cấp huyện được quy định cụ thể trong các văn bản gồm: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo khoản 1 điều 114 Hiến pháp 2013 được quy định như sau: “ UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”. Chính quyền địa phương cấp huyện gồm: HĐND và UBND. 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Được quy định từ điều 24 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Thứ nhất, UBND tổ chức và bảo đảm sự thi hành Hiến pháp và luật trên địa bàn huyện. Thứ hai, giải quyết các công việc của huyện huyện trong thuộc lĩnh vực đã được ủy quỳen và phân công theo qui định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và quy định khác của luật có liên quan. Thứ ba, thực hiện trách nhiệm và thẩm quyền được cơ quan nhà nước cấp trên giao. Thứ tư, kiểm tra và giám sát tổ chức và hoạt động của CQĐP cấp xã Thứ năm, chịu trách nhiệm trước CQĐP cấp trên đối với việc thực hiện những trách nhiệm và quyền hạn của CQĐP cấp huyện Thứ sáu, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện những giải pháp để phát huy vai trò làm chủ của người dân và huy động tối đa tiềm lực tài chính nhằm khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện. 7
  16. 1.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Thực hiện Điều 27 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì UBND huyện gồm: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên trong đó UBND huyện loại I không có quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II, III có không quá hai Phó Chủ tịch - Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng 1.2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Là người đứng đầu UBND huyện lãnh đạo và điều khiển hoạt động của UBND và các Ủy viên UBND huyện đồng thời trực tiếp lãnh đạo và điều khiển các cơ quan trực thuộc UBND huyện. Thực hiện phê chuẩn kết quả bầu cử và cách chức hoặc miễn nhiệm Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND cấp xã; miễn nhiệm hoặc điều chuyển công tác và bãi nhiệm Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã; ngoài ra còn giao quyền Chủ tịch UBND cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp xã giữa hai kì họp HĐND cấp xã. Trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chấp hành Hiến pháp, luật và những quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của HĐND và UBND huyện; đảm bảo quốc phòng an, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài sản nhà nước. Chủ tịch UBND thực hiện đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản sai luật của cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện và UBND, Chủ tịch UBND cấp xã; báo cáo trình HĐND bãi bỏ. Thực hiện quản lí và khai thác sử dụng có hiệu quả công sở và tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, chỉ đạo thực hiện các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất như phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh. Và cuối cùng, Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. 8
  17. 1.2.2. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phó Chủ tịch UBND huyện có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, tham mưu xây dựng quy hoạch phát triển ngành, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của UBND huyện, của Chủ tịch UBND huyện. Phó Chủ tịch UBND huyện thực hiện kiểm tra và đôn đốc các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, UBND xã trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Chỉ thị; quyết định của UBND huyện, của Chủ tịch UBND huyện thuộc lĩnh vực được giao phụ trách. Trực tiếp chịu trách nhiệm các nội dung công việc được phânc ông trước Chủ tịch UBND huyện và quy định của pháp luật. 1.2.3. Các ủy viên uỷ ban nhân dân huyện Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 08/2016/NĐ-CP về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và trình tự, thủ tục bầu cử, từ chức, miễn, bãi nhiệm hoặc điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân. Cụ thể như sau: Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy viên phụ trách quốc phòng và Ủy viên phụ trách công an tại cấp huyện. Số lượng và từng chức vụ cụ thể của Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng theo Nghị định của Chính phủ về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 1.2.4. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. Thực hiện theo Điều 3 Nghị định 37/2014/NĐ-CP qui định về vị trí và chức năng của cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện cụ thể là thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND cấp huyện quản lý các ngành và lĩnh vực ở địa phương. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo sự phân công 9
  18. của UBND cấp huyện và theo qui định của luật nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước ngành và lĩnh vực ở địa phương. Ngoài ra cơ quan chuyên môn của UBND huyện cũng chịu sự lãnh đạo thốnh nhất quản lý nhà nước đối với bộ máy, vị trí việc làm và số lượng công chức theo mã ngạch công chức và quy định của UBND cấp huyện, đồng thời chấp hành sự kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn của UBND cấp trên. Cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện bao gồm: - Văn phòng HĐND và UBND - Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và xã hội - Phòng Tài chính - Kế hoạch. - Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Phòng Văn hoá Thông tin và thể dục thể thao. - Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Phòng Tư pháp. - Phòng Kinh tế. 1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho các lĩnh vực hành chính và đời sống xã hội. Hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện được tổ chức dưới hình thức tập thể, với cơ chế phối hợp thực hiện trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đối với từng thành viên. Để đảm bảo chức năng nhiệm vụ của mình thì Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên tiến hành những phiên họp và công việc được chia sẻ giữa Chủ tịch, Phó Chủ tịch và từng thành viên Ủy ban nhân dân huyện. Cụ thể: 1.3.1. Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện 10
  19. Ủy ban nhân dân huyện thường chỉ họp một lần mỗi tháng và tổ chức họp đột xuất nếu cần thiết. Phiên họp của UBND chỉ được tổ chức nếu có ít nhất hai phần ba số thành viên của UBND tham gia và điều này được hướng dẫn ở khoản 3 Điều 114. Phiên họp cũng phải được tổ chức theo yêu cầu của Chủ tịch UBND hoặc theo yêu chỉ đạo tiếp của Chủ tịch UBND cấp trên, nếu theo đề nghị của tối thiểu một phần ba tổng số thành viên của UBND, theo Điều 113. Chủ tọa phiên họp là Chủ tịch UBND huyện, người có trách nhiệm quyết định thời gian, chương trình và nội dung của phiên họp. Chủ tịch UBND huyện cần đảm bảo tuân thủ các quy định và chương trình phiên họp. Thảo luận về các nội dung trình tại phiên họp UBND huyện do Chủ tịch UBND huyện hoặc Phó Chủ tịch UBND chủ trì, theo quy định tại Điều 114 và Điều 115. Chủ tịch UBND sử dụng phương thức biểu quyết (công khai hoặc bỏ phiếu kín) để đưa ra các quyết định trong phiên họp. Nếu không cần thiết phải thảo luận hay cấp bách mà không thể tổ chức phiên họp, Chủ tịch UBND có thể quyết định sử dụng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến để biểu quyết, sau đó thông báo kết quả tại phiên họp gần nhất. Để thông qua quyết định, cần có ít nhất nửa số tổng số thành viên đồng ý thông qua (thành viên có thể đồng ý, không đồng ý hoặc không biểu quyết); trong trường hợp số thành viên đồng ý và không đồng ý bằng nhau, quyết định sẽ được đưa ra dựa trên ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện [15, Điều 117 và 118]. 1.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Người đứng đầu UBND huyện là Chủ tịch, người lãnh đạo và quản lý các hoạt động của đơn vị. Chủ tịch UBND huyện sẽ chủ trì các phiên họp để điều khiển và chỉ đạo nội dung thảo luận, quyết định các vấn đề trong nội dung nghị sự. Chủ tịch UBND huyện cũng sẽ lên kế hoạch các phiên họp và quy định chương trình hoạt động hàng tháng hoặc hàng quý của UBND huyện. 11
  20. Chủ tịch UBND sẽ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quyết định và chỉ thị đối với các Phó Chủ tịch, thành viên Ủy ban và cán bộ công chức huyện. Ngoài ra, Chủ tịch UBND còn chỉ đạo và giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong công tác phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, thiên tai dịch họa trên địa bàn huyện. Chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đòi hỏi có nhiều trách nhiệm và quyền hạn khác nhau. Nhiệm vụ chính của Chủ tịch UBND bao gồm lãnh đạo và chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và đảm bảo tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện. Bên cạnh đó, Chủ tịch còn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện và các thành viên của nó, phòng chống sự tham nhũng và các hành vi phạm pháp khác, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quản lý dân cư trên địa bàn huyện theo quy định pháp luật và giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo theo quy định pháp luật. Ngoài ra, Chủ tịch UBND cũng phải đối phó với các công việc đột xuất hoặc khẩn cấp liên quan đến phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tất cả các nhiệm vụ và quyền hạn này đều được quy định trong Điều 64, khoản 15. Pháp luật quy định rõ ràng về trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND. Cùng với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện và phải tuân thủ pháp luật trước mắt. Ngoài ra, Chủ tịch còn trực tiếp giám sát và phối hợp với Phó Chủ tịch để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành và lĩnh vực của địa phương. Để hỗ trợ công việc, Chủ tịch có thể thành lập các tổ tư vấn. Điều này được quy định rõ trong Điều 121 [15]. 1.3.3. Hoạt động của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân không thuộc cấp quản lý của Ủy ban nhân dân huyện, mà là người giúp việc của Chủ tịch và được phân công chịu trách nhiệm thực hiện một số mảng công việc cụ thể. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2