![](images/graphics/blank.gif)
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Tổ chức và hoạt động UBND phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Thực tế tại uỷ ban nhân dân phường Xuân Tảo - Quận Bắc Từ Liêm - Thành Phố Hà Nội
lượt xem 9
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tổ chức và hoạt động UBND phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Thực tế tại uỷ ban nhân dân phường Xuân Tảo - Quận Bắc Từ Liêm - Thành Phố Hà Nội" nhằm khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND phường Xuân Tảo khi thực hiện mô hình thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của UBND phường Xuân Tảo, Khóa luận. Đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Tổ chức và hoạt động UBND phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Thực tế tại uỷ ban nhân dân phường Xuân Tảo - Quận Bắc Từ Liêm - Thành Phố Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG UBND PHƢỜNG THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - THỰC TẾ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG XUÂN TẢO - QUẬN BẮC TỪ LIÊM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giảng viên hƣớng dẫn : Bùi Thị Ngọc Hiền Sinh Viên Thực Hiện : Bùi Thị Minh Nguyệt Khóa : 2019-2023 Lớp : 1905QLNA Hà Nội -2023
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Tổ chức và hoạt động UBND phƣờng thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Thực tế tại uỷ ban nhân dân phƣờng Xuân Tảo - Quận Bắc Từ Liêm - Thành Phố Hà Nội’’ là công trình nghiên cứu của em Nội dung các trường trong bài nghiên cứu và kết quả làm được ở trong bài khóa luận tốt nghiệp là chính trực và rất cụ thể. Các dữ liệu được sử dụng đều được trích dẫn và thu thập một cách nghiêm túc. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Minh Nguyệt
- LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm được học tập và đào tạo tại trường em đã tích lũy được những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước và cả kỹ nhiều kỹ năng mềm. Điều đó đã tạo điều kiện không những cho em và còn cho các bạn sinh viên khác còn là bàn đạp để em có thể áp dụng kiến thức trong việc học tập vào thực tế ở cơ quan. Chính vì thế nhà trường đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập vào cuối khóa. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các giảng viên trong trường và trong khoa. Và em thành tâm gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới cô Bùi Thị Ngọc Hiền- bởi vì cô đồn đã chỉ dạy đồng và tận tình hướng dẫn thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Cô đã luôn giúp đỡ tận tình chỉ bảo em giúp đỡ em trong việc định hình về các phần mục của đề tài và cô cũng truyền đạt cho em những kiến thức về tổ chức và quản lý bộ máy để em có thể hoàn được bài khóa luận tốt nghiệp này . Em cũng xin chân thành cảm ơn các dội ngũ công chức chuyên môn ở Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo, đã giúp đỡ, cho em trong quá trình thực tập tại Ủy ban. Nhờ đó, em có thể có được những tài liệu thực tiễn về đề tài . Trong thời gian em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình với các kiến thức và những kinh nghiệm thực tế còn nhiều chỗ yếu kém nên không tránh khỏi những sơ suất trong quá trình làm bài. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2023
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân BMHCNN Bộ máy hành chính nhà nước MTTQ Mặt trận tổ quốc ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Ảnh 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội………………………………………………….31 Bảng 2.2 Thu, chi ngân sách của UNBD phường Xuân Tảo năm 2022……41, 42
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 6 7. Kết cấu khóa luận............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ...................................................................... 9 1.1 Một số vấn đề cơ bản về Ủy ban nhân dân phƣờng thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ...................................................................................... 9 1.1.1 Quan niệm về Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ................................................................................................................ 9 1.1.1.1 Khái niệm về phường ................................................................................ 9 1.1.1.2 Khái niệm Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ................................................................................................................ 9 1.1.2 Quan niệm về tổ chức và hoạt động ........................................................... 10 1.1.2.1 Các quan niệm về Tổ chức ..................................................................... 10 1.1.2.2 Các quan niệm về hoạt động ................................................................... 11 1.1.3 Vai trò và đặc điểm của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ............................................................................................... 11 1.1.3.1 Vai trò của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân .............................................................................................................. 11 1.1.3.2 Đặc điểm của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân .............................................................................................................. 12 1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phƣờng thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ................................................................................... 13 1.2.1. Tổ chức của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân .............................................................................................................. 14 1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân .............................................................................................. 14
- 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ............................................................. 14 1.2.1.3 Mối quan hệ công tác của ủy ban dân phường........................................ 15 1.2.2. Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân .............................................................................................................. 17 1.2.2.1. Tổ chức các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường ............................ 17 1.2.2.2. Tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch phường với Nhân dân .......... 18 1.2.2.3 Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch và công chức Ủy ban nhân dân phường ................................................................................................................. 18 1.3. Kinh Nghiệm về tổ chức và hoạt động của đô thị tại một số quốc gia trên thế giới ........................................................................................................ 20 1.3.1. Tổ chức và hoạt động của đô thị tại một số quốc gia trên thế giới ........... 20 1.3.1.1. Mô hình chính quyền đô thị ở Nhật Bản ................................................ 20 1.3.1.2. Mô hình chính quyền đô thị ở Trung Quốc ........................................... 21 1.3.1.3. Mô hình chính quyền đô thị ở Hoa Kỳ .................................................. 22 1.3.1.4. Mô hình chính quyền đô thị ở Cộng hòa Liên bang Đức ...................... 23 1.3.1.5. Mô hình Xã trưởng/Thị trưởng ở Pháp .................................................. 24 1.3.1.6. Mô hình Thị trưởng ở xã/thành phố của Tây Ban Nha .......................... 24 1.3.2. Những kinh nghiệm và giá trị tham khảo đối với Việt Nam khi thực hiện không tổ chức hội đồng nhân dân tại ủy ban nhân dân phường ......................... 25 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................................................................... 29 2.1. Tổng quan về phƣờng Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............................................................................................................................. 29 2.1.1. Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tình hình dân cư ..................................... 29 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................ 30 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân phƣờng Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............................................................ 32 2.2.1. Thực trạng về tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo .............. 32 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo ...................... 32 2.2.1.2 Mối quan hệ của Ủy ban dân phường Xuân Tảo .................................... 33 2.2.2. Thực trạng về hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo .......... 37
- 2.2.2.1. Tổ chức các cuộc họp của UBND phường ............................................ 37 2.2.2.2. Tổ chức hội nghị đối thoại giữa chủ tịch phường với nhân dân ............ 38 2.2.2.3. Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch và công chức Ủy ban nhân phường ............................................................................................................................. 39 2.3. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phƣờng Xuân Tảo ...................................................................................................................... 56 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 56 2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................... 59 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 61 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 61 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 62 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 63 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG XUÂN TẢO, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................... 65 3.1. Mục tiêu của Ủy ban nhân dân phƣờng Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội ............................................................................................. 65 3.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban nhân dân phƣờng Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội........................... 66 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phƣờng Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ......... 67 3.3.1. Giải pháp liên quan đến nhận thức công chức, người hoạt động không chuyên trách với công tác tổ chức, hoạt động của ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo ....................................................................................................................... 67 3.3.2. Sắp xếp và bổ sung công chức chuyên môn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết công việc ..................................................................................... 69 3.3.3. Bố trí, sắp xếp tinh gọn đổi mới bộ máy; đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công việc ............................................................. 71 3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức tại Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo ............................................................................................................. 73 3.4. Đề xuất kiến nghị ........................................................................................ 74 3.4.1. Đề xuất ...................................................................................................... 74 3.4.2. Kiến nghị ................................................................................................... 75 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................... 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 80
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 84
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế hiện nay ở các quốc gia về chính quyền địa phương luôn gắn liền với việc bầu cử của các cử tri, người dân tại địa phương đó trực tiếp bầu ra cấp chính quyền, người đúng đầu nhằm quản lý các vấn đề của người dân ở địa phương, bằng pháp luật hiện hành. Ở nước ta hiện nay các mô hình tổ chức của chính quyền địa phương không ngừng được cập nhật. Nhiều nước trên thế giới đang tập trung đẩy mạnh phân cấp giữa chính quyền trung ương và địa phương, trao cho chính quyền địa phương nhiều thêm nhiều quyền tự chủ và không gian chính sách để đạt được các mục tiêu dã đề ra và hướng tới sự phát triển. Trong những năm qua, việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo các hiến pháp, pháp luật hiện tại thì đã đạt được một số kết quả nhất định, tại địa bàn thành phố Hà Nội UBND, HĐND đã được nhiệm vụ cấp trên giao cho một cách khá tốt. Tuy nhiên HĐND tại địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm mà Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong quá trình phát triển việc không tổ chức Hội đồng nhân dân phường là một xu thế tất yếu để phát triển đô thị từ ngày 1/7/2021, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện thí điểm tổ chức mô hình đô thị Do đó, từ nhiệm kỳ 2021-2026, Hà Nội sẽ không tổ chức HĐND phường. Phường Xuân Tảo là một phường có địa lý thuận lợi phát triển kinh tế xã hội lâu đời. Hiện nay với sự phát triển của đô thị hóa cũng như hội nhập quốc tế. Thực hiện theo chỉ đạo của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại ủy ban nhân dân phường đã và đang tích cực tạo sự chuyển biến trong tổ chức hoạt động mang tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Là Sinh viên chuyên ngành Quản lý nhà nước, được khoa và các thầy cô trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân, cộng với kinh nghiệm thực tế có được sau thời gian thực tập tại ủy ban Nhân dân Phường Xuân Tảo. Tôi đã nhận thức được lợi ích, tầm quan trọng của việc không tổ chức hội đồng nhân dân phường của UBND phường Xuân Tảo cho nên tôi đã chọn đề 1
- tài "Tổ Chức Và Hoạt Động UBND Phƣờng Thí Điểm Không Tổ Chức Hội Đồng Nhân Dân - Thực Tế Tại Ủy Ban Nhân Dân Phƣờng Xuân Tảo - Quận Bắc Từ Liêm - Thành Phố Hà Nội" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của em với mong muốn đem lại cái nhìn tổng quan về tình hình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại ủy ban Nhân dân Phường Xuân Tảo. Đồng thời đánh giá về tổ chức, chức năng và đề xuất giải pháp hoàn thiện đề án thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân, góp phần nhỏ cho viện nghiên cứu và phát triển lý luận và tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở UBND phường Xuân Tảo 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tại Việt Nam không tổ chức Hội đồng nhân dân tại phường là một tất yếu của chính quyền đô thị vì mô hình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở phường sẽ giúp bộ máy gọn nhẹ thông suốt nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của phường của Hội đồng nhân dân quận cũng như tiết kiệm ngân sách. Chính vì thế cũng đã có nhiều bài nghiên cứu liên quan tới vấn đề không tổ chức hội đồng nhân ở phường có thể đề cập đến một số tài liệu như sau: Ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 (2012), “Một số vấn đề cơ bản về hiến pháp của các nước trên thế giới ”, nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. Ở trong cuốn sách này trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước hơn hết là mô hình bộ máy chính quyền địa phương trong cuốn sách này rất được chú trọng. Thì ở công trình này đã dành hẳn một chương là chương 6 để trình bày những vấn đề của chế định chính quyền địa phương. Công trình là những tài liệu quý giá của các mô hình chính quyền địa phương cụ thể. Đây là dữ liệu quan trọng mà khoá luận kết thừa. Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học văn phòng Quốc Hội năm 2012, sửa đồi bổ sung hiến pháp năm 1992 – “Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, ( nxb, Hồng Đức sách tập 2 ). Phần chính quyền địa phương với các bài viết của PGS.TS Trương Đắc Linh, PGS.TS Lê Thiên Hương, TS. Hoàng Thị Ngân, TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Trương Hồ Hải. Các tác giả đã đồng ý 2
- với ý kiến không tổ chức hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường. Từ những lý luận của các mô hình tổ chức chính quyền chỉ ra được thế nào là CQĐTvà như thế nào CQNT. Công trình này đã giúp tác giả phân biệt giữa được hai chính quyền và từ đó có cái nhìn tổng quan về chính quyền đô thị. PGS.TS. Phạm Hồng Thái (2003), “Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị”, Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đã nêu ra mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2003, bên cạnh đó tác giả đề tài đã làm rõ mô hình tổ chức chính quyền đô thị của một số nước trên thế giới về tổ chức chính quyền của các thành phố của các nước, tác giả cũng đã nêu ra những kiến nghị thiết lập tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở nước ta. Là tài liệu tham khảo có giá trị giúp tác giả luận án so sánh đối chiếu trong quá trình tìm hiểu những tài liệu về mô hình tổ chức chính quyền đô thị của một số nước trên thế giới. TS. Văn Tất Thu khi bàn về “Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) ở nước ta hiện nay” đăng trên Tổ chức Nhà nước số 3/2009. Ở tạp chí số 3 tác giả nêu rõ về cơ ý luận tổ chức hợp lý chính quyền địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) một số cơ sở lý luận về: Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ thành nhiều cấp tạo nên tầng nấc trung gian trong bộ máy chính quyền địa phương. Lý do không tổ chức HĐND huyện, quận. Lý do chỉ bỏ HĐND ở phường, không bỏ HĐND ở xã. Ở trong bài viết này đã chỉ ra những lý do không tổ chức Hội đồng Nhân dân và một số cơ sở lý luận về việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ. Và xây dựng chính quyền không có Hội đồng nhân dân như thế nào để không làm giảm quyền dân chủ ở nhân dân. Gia Huy (2023), “Mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội: Tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Cổng thông tin điện tử chính phủ. Ở bài viết này tác giả đã kể ra những kết quả sau khi thực hiện nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND ở các phường . Chỉ ra những kết quả đã đạt được khi thực hiện thí điểm ủy ban nhân dân không tổ chức Hội đồng nhân dân ở ủy ban nhân dân 3
- phường , Tuy giảm về số lượng công chức chuyên môn nhưng vẫn đảm bảo bộ máy hoạt động còn nhẹ thông suốt và nhanh nhạy hơn phát huy được tính chủ động và không bị phụ thuộc vào cấp trên khi xử lý các vấn đề ở địa phương từ đó mà nâng cao được trách nhiệm của người đứng đầu và nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước. Đỗ Thị Thúy Hằng (2020), “ Một số vấn đề đặt ra khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội ”, Khoa Nhà nước và Pháp luật – Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội. Ở trong bài viết này tác giả đã có sự so sánh về cơ cấu tổ chức của ủy ban nhân dân ở những nơi thí điểm bỏ khối đồng nhân dân so với những ủy ban nhân dân không thí điểm. Nêu ra những điểm khác nhau của cơ cấu tổ chức ủy ban nhân dân phường so với những quy định hiện hành (so với những UBND không tổ chức Hội đồng nhân dân). Đây là những vấn đề quan trọng mà khóa luận tham khảo. ThS. Nguyễn Bích Thủy, Nghiên cứu mô hình Thị trưởng của một số nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam, Bài viết đã nêu một số mô hình điển hình như: mô hình Thị trưởng – Hội đồng; Hội đồng - Ủy ban, Hội đồng – Quản lý, Ủy ban – Ban chấp hành. Thậm chí, trong một quốc gia cũng áp dụng nhiều mô hình chính quyền địa phương khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm địa lý, số lượng và mật độ dân cư của từng địa phương. Trong đó người đứng đầu của các cơ quan chính quyền là do người dân trực tiếp bầu ra thông qua việc bầu cử hoặc là do Hội đồng địa phương bầu đây là hai hình thức được các nước sử dụng chủ yếu. Đó là một trong những chiều hướng chuyển biến tích cực cũng như là biện pháp để có thể có một bộ máy chính quyền đô thị phát triển đáp ứng được sự hiện đại yêu cầu sự văn minh. Bài viết trên có đề cập đến mô hình của một số quốc gia và giúp việc làm có thể hiểu rõ hơn về các mô hình đô thị hiện nay. Quốc hội 2019 (Quốc hội khóa XIV), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 4
- 2021-2026. Thông qua phiên họp trên có thể thấy rằng đa số đại biểu quốc hội đã tán đồng với việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại thành phố Hà Nội trong đó thì cũng có nhiều ý kiến về thời gian phạm vi, các nhiệm vụ quyền hạn mới củ HĐND về chế độ việc làm và cán bộ công chức của ủy ban nhân dân phường. TS. Lê Anh Tuấn, “thực trạng và giải pháp xây dựng hiệu quả chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay”. Bài viết đã chỉ ra những thực trạng khi tổ chức chính quyền đô thị và một số giải pháp xây dựng hiệu quả chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay; đặc biệt trong bài viết có đề cập tới những yêu cầu cấp bách của việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền đô thị . Bài viết này đã giúp tác giả nhìn rõ được những mặt hạn chế hiện nay của việc tổ chức chính quyền đô thị của Việt Nam, có cái nhìn tổng quan hơn về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị. TS. Quách Thị Minh Phượng, “chính quyền đô thị ở một số quốc gia trên thế giới và những kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Ở bài viết này tác giả đã kể đến một số mô hình chính quyền đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm các mô hình chính quyền ở Châu á gồm các nước như Trung Quốc, Nhật Bản; hay là chính quyền đô thị ở các nước châu âu và Bắc âu bao gồm cộng hòa Liên bang Đức và Hoa Kỳ trong bài viết này thì cũng đã chỉ ra được những kinh nghiệm có ý nghĩa với Việt Nam trong quá trình xây dựng chính quyền đô thị; và những kinh nghiệm đối với xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam. Bài viết này là một một trong những nội dung tham khảo quý báu, đã được tác giả trích dẫn ở trong phần kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Nhìn chung những công trình nói trên đã nêu về cơ sở pháp lý và thể hiện được tính chất học thuật. Và cũng đã có những cái nhìn tổng quan về chính quyền đô thị ở Việt Nam và chính quyền đô thị ở phường.Tôi mong muốn sẽ thừa hưởng những kết quả của những công trình nghiên cứu ở trên và sẽ tiếp tục xử lý những vấn đề mà các công trình ở phía trên chưa thực hiện một cách mới và thực tế nghiên cứu 5
- 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của UBND phường Xuân Tảo khi thực hiện mô hình thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của UBND phường Xuân Tảo, Khóa luận. Đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm kiện toàn tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Bài khóa luận hệ thống hóa một số vấn đề mang tính lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan tới tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân. - Tìm hiểu thực tế tổ chức hoạt động của ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại phường Xuân Tảo qua đó đưa ra những nhận xét khách quan những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân tồn tại. - Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường không tổ chức Hội đồng nhân dân thực tế tại phường Xuân Tảo. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân - Phạm vi nghiên cứu: không gian tại phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1 tháng 7 năm 2021 đến nay và đề xuất giải pháp kiến nghị cho giai đoạn tiếp theo. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Kết quả của bài khóa luận trên thì em đã thực hiện liên kết các phương pháp như sau: 6
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Em đã dùng phương pháp này để thực hiện lấy thông tin và xử lý những tài liệu, thông tin của tổ chức và hoạt động của bộ máy thực tế tại ủy ban Nhân dân Phường Xuân Tảo. Tổng hợp các tài liệu thông tin đã thu thập được phân tích nghiên cứu ra ưu điểm hạn chế nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo ở chương 2. Phương pháp khảo sát thực địa: em đã dùng phương pháp này để tiếp cận thực tế đối với tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân và thực hiện quan sát thực tế ở địa điểm là ủy ban Nhân dân Phường Xuân Tảo. Đây là phương pháp mà em đã dùng để nghiên cứu cả ở chương 1 và chương 2 khiến cho bài nghiên cứu của em có tính thực tế cao hơn Phương pháp nghiên cứu tài liệu: em đã áp dụng phương pháp này đối với thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để kế thừa các nguồn tài liệu này làm thông tin hữu ích khóa luận tốt nghiệp đã kế thưa những thông tin tài liệu đã có nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân. Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp em đã sử dụng trong tất cả các chương của bài khóa luận. Từ những thông tin mà em đã có được sau khi thực hiện ở thu thập em đã sàng lọc và lựa chọn những thông tin đáp ứng, thích hợp, để đưa để làm khoá luận. Từ những tài liệu đã thu được về việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân và khảo sát thực tế UBND phường, đã thực hiện xử lý tài liệu theo từng bước nhỏ thực hiện phân tích và đưa ra kết luận. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vào phụ lục nội dung của khóa luận tốt như sau: 7
- Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân. Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 8
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNG THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 1.1 Một số vấn đề cơ bản về Ủy ban nhân dân phƣờng thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân 1.1.1 Quan niệm về Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân 1.1.1.1 Khái niệm về phường Phường là đơn vị hành chính nội thị, nội thành của một thị xã hay một thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Quận của các thành phố trực thuộc Trung ương hay của một thành phố trực thuộc trung ương, là đơn vị hành chính cơ sở ở đô thị (cùng với xã và thị trấn). Vì thế phường có đặc thù là đa dạng về dân cư trình nội dung chính cao đa dạng về các hoạt động kinh tế cơ sở hạ từng kỹ thuật hiện đại. 1.1.1.2 Khái niệm Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Chính quyền đô thị nhìn chung vẫn có những vấn đề chung so với chính quyền địa phương về bản chất vai trò vị trí chức năng đại diện của nhân dân trong các mối quan hệ với chính quyền các cấp nhưng lại có những đặc thù riêng của phương thức tổ chức và quản lý phát triển đô thị. Hiện nay thì có hai mô hình tổ bao gồm: Mô hình đang được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng (mô hình chính quyền đô thị một cấp) là chỉ có một cơ quan đại diện là hội đồng nhân dân thành phố và không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận và phường và ủy ban nhân dân ở cả ba cấp hành chính (UBND thành phố, UBND quận, UBND phường). 9
- Mô hình hiện đang áp dụng ở thành phố Hà Nội (mô hình chính quyền đô thị hai cấp) là có hai cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân quận không tổ chức Hội đồng nhân dân ở phường, có đủ ba cấp hành chính UBND thành phố, UBND quận, UBND phường. Như vậy có thể hiểu, Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân là là cơ quan hành chính nhà nước ở phường thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của văn bản pháp luật hiện hành và ủy quyền của ủy ban nhân dân chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố hoặc ủy ban nhân dân chủ tịch ủy ban nhân dân quận, thị xã.[10] 1.1.2 Quan niệm về tổ chức và hoạt động 1.1.2.1 Các quan niệm về Tổ chức - Tổ chức được xem như một cỗ máy: trường phái lý luận cổ điển coi tổ chức như một hệ cơ học khép kín cố gắng vận dụng nguyên lý của các máy móc sang tổ chức xã hội nên phần lớn các tổ chức đều mang dấu ấn của quan liêu do lối tư duy máy móc. - Tổ chức như là một cơ thể sống quan niệm tiến bộ hơn, nhiều hơn đến yếu tố nhu cầu của tổ chức và các mối quan hệ tổ chức với môi trường. Quan niệm của Bắc Mỹ Tây âu thập niên 50-60 tổ chức được nhìn nhận như một hệ thống mở. - Tổ chức được coi như một dòng chảy của sự tiến hóa là tất cả mọi sự thay đổi của xã hội đều tác động và gây ra những thay đổi mang tính tất yếu của tổ chức. Tổ chức là một hệ thống được vận động nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Từ những khái niệm Quan niệm trên có thể hiểu : " tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người nhóm người được điều phối một cách có ý thức phạm vi tương đối rõ ràng hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chung. 10
- 1.1.2.2 Các quan niệm về hoạt động - Theo Sinh lý học thì hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. - Theo tâm lý học duy vật biện chứng thì định nghĩa: " Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực, thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người. Tác giả tiếp cận thuật ngữ hoạt động trong mối quan hệ tương quan với ủy ban nhân dân phường được hiểu theo nghĩa chung nhất là công việc do các chủ thể có trách nhiệm thực hiện theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích quản lý mọi mặt của đời sống thuộc phạm vi quản lý của ủy ban nhân dân phường. 1.1.3 Vai trò và đặc điểm của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân 1.1.3.1 Vai trò của Ủy ban nhân dân phường thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân - Đối với đất nước Trong thời gian gần đây tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam phát triển rất nhanh chóng. Quá trình mở cửa hội nhập, đô thị hoá đã giúp cho đất có sự thay đổi phát triển về kinh tế xã hội. Các thành phố lớn thành phố trực thuộc trung ương là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước là nơi tập trung đông các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra sôi động phong phú nên đòi hỏi có các phương thức quản lý triển khai một cách nhanh chóng thông suốt điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đô thị nói riêng từ đó tạo động lực phát triển của vùng và cả nước. Vì vậy các thành phố cần tổ chức chính quyền chính quyền tinh gọn ít từng nước, nâng cao hiệu lực hiệu quả nhằm đảm bảo tập trung những điều hành 11
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p |
900 |
274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p |
845 |
190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p |
451 |
118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p |
381 |
57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p |
340 |
49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p |
199 |
42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p |
198 |
39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p |
166 |
34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p |
147 |
33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p |
307 |
24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p |
70 |
17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p |
202 |
16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p |
136 |
16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p |
145 |
14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p |
31 |
14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p |
140 |
10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p |
113 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p |
91 |
7
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)