intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận "Luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai" nhằm tìm hiểu những nghi thức tiến hành trong luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai để hiểu rõ những giá trị trong luật tục hôn nhân truyền thống và chỉ ra những biến đổi trong đời sống hiện đại; Đánh giá thực trạng về việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN TUỆ CHI Sinh viên thực hiện : TRIỆU THỊ KHÉ Mã số sinh viên : 1505QLVB031 Khóa : 2015-2019 Lớp : ĐH. QLVH 15B HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu là tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực địa, trung thực, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu đề tài có sự không trung thực về thông tin sử dụng công trình nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Sinh viên TRIỆU THỊ KHÉ
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Nguyễn Tuệ Chi - Giảng viên hướng dẫn nghiên cứa đề tài. Người đã định hướng đề tài, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian qua, giúp tôi hoành thành tốt bài nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tư pháp xã Nậm Đét, cảm ơn bác Triệu Phúc Nhuần-Thầy cúng chủ trì hôn lễ, cảm ơn cô Triệu Thị Ghến-Bí thư Đảng ủy xã Nậm Đét, đồng thời cảm ơn các ông bà, các bác, các anh chị và người dân ở thôn Nậm Đét, xã Nậm Đét đã dành thời gian cho tôi, cùng tôi đến khảo sát thực tế các bước, hướng dẫn tận tình các bước, tiến trình của hôn nhân. Tạo điều kiện tôi tìm hiểu, thu thập tài liệu, hình ảnh, thông tin cần thiết cho khóa luận một cách thuận lợi nhất. Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do trình độ nghiên cứu của tôi còn hạn chế nên dù cố gắng song đề tài của tôi không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy nên tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, anh chị để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên TRIỆU THỊ KHÉ
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TỪ 1 BCH Ban chấp hành 2 PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ 3 Ths Thạc sĩ 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 NXB Nhà xuất bản 6 CT/TW Chỉ thị Trung Ương
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI .................... 8 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 8 1.2. Tổng quan về người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ............ 10 1.2.1. Tên gọi và địa bàn cư trú ................................................................ 10 1.2.2. Nguồn gốc lịch sử ........................................................................... 11 1.2.3. Đặc điểm về phong tục tập quán .................................................... 14 1.2.4. Đặc điểm về kinh tế ......................................................................... 19 Tiểu kết ..................................................................................................... 20 Chương 2. HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI.................................................................................................................. 21 2.1. Quan niệm và nguyên tắc, quy định trong hôn nhân ......................... 21 2.1.1. Quan niệm về hôn nhân .................................................................. 21 2.1.2. Nguyên tắc trong hôn nhân............................................................. 22 2.1.3. Quy định trong hôn nhân ................................................................ 25 2.2. Quy định về chuẩn bị cho lễ cưới ...................................................... 29 2.2.1. Chuẩn bị lương thực, thực phẩm .................................................... 29 2.2.2. Chuẩn bị về trang phục................................................................... 30 2.2.3. Chuẩn bị sính lễ và quà tặng .......................................................... 33 2.2.4. Mời thầy cúng, đội kèn trống thực hiện nghi lễ.............................. 34 2.3. Quy định về trình tự thực hiện lễ cưới của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ......................................................................................... 36 2.3.1. Dạm ngõ (phun in) .......................................................................... 37
  6. 2.3.2. Ăn hỏi (nhản trai) ........................................................................... 38 2.3.3. Tổ chức đám cưới (Chấu xiên cha) ................................................ 40 2.4. Nét đẹp trong hôn nhân của người Dao Đỏ ....................................... 53 2.4.1. Hôn nhân của người Dao Đỏ mang tính giáo dục cao................... 53 2.4.2. Giá trị văn hóa truyền thống .......................................................... 53 2.4.3. Giá trị tín ngưỡng ........................................................................... 54 2.4.4. Tinh thần cố kết cộng đồng ............................................................. 54 Tiểu kết ..................................................................................................... 55 Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LUẬT TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI............................................................................................. 56 3.1. Những biến đổi trong luật tục hôn nhân người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ........................................................................................ 56 3.1.1. Các yếu tố biến đổi ......................................................................... 56 3.1.2. Nguyên nhân sự biến đổi ................................................................ 61 3.2. Giải pháp, khuyến nghị nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai hiện nay ...... 65 Tiểu kết ..................................................................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 72
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lao Cai là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như H’mông, Hà Nhì, Pa dí, Giáy, Phù Lá, Tày, Nùng, Dao… tạo nên một bức tranh sống động, nhiều sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng. Trong đó dân tộc Dao có số lượng đông thứ hai trên địa bàn tỉnh với ba nhóm Dao Đỏ, Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng. Bắc Hà là một trong những huyện có người Dao Đỏ sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai, đây cũng là vùng bảo tồn được nhiều nét văn hóa dân gian lâu đời. Là một người con dân tộc Dao Đỏ, sinh ra và lớn lên đã được chứng kiến rất nhiều nghi lễ truyền thống của dân tộc mình, những nghi lễ gắn liền với dòng đời của người Dao Đỏ như lễ Cấp Sắc, lễ Nhảy Lửa, đặc biệt là lễ cưới. Mỗi nghi lễ đều ẩn sâu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, những giá trị văn hóa đó thấm sâu vào con người tôi, luôn nhắc nhở bản thân phải biết giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Những nghi lễ này tồn tại và biến đổi theo dòng chảy của lịch sử, đến nay ít nhiều những yếu tố văn hóa truyền thống còn được lưu giữ, thay vào đó là các giá trị văn hóa hiện đại. Bản thân tôi vừa là một người con dân tộc Dao Đỏ, vừa là một sinh viên ngành Quản lý Văn hóa nên từ lâu tôi rất tâm đắc và tha thiết tìm hiểu, nghiên cứu cũng như giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến với cộng đồng bạn đọc. Hôn nhân là một trong những nghi lễ mang đậm nét giá trị văn hóa truyền thống nhất, thể hiện rõ phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng của người Dao Đỏ. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại đang ngày càng phát triển, một số giá trị văn hóa truyền thống trong hôn nhân đã ngày càng bị mai một và không còn được lưu giữ. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm của chính các thế hệ lớp trẻ của người Dao Đỏ, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân nói chung và người Dao Đỏ nói riêng. 1
  8. Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các tộc người đã và đang làm cho văn hóa giữa các tộc người, trong đó có người Dao Đỏ ở Bắc Hà có những biến động mạnh trước những tác động của kinh tế, của giao lưu, tiếp biến văn hóa. Đảng và nhà nước ta đã đề ra những đường hướng phát triển văn hóa trong tình hình mới: “Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa Việt Nam theo hướng dân tộc, khoa học và đại chúng” trong đề cương văn hóa năm 1943. Theo chủ chương nghị quyết Hội nghị lần thứ V, BCH Trung ương Đảng khóa 8 đã đề ra: “Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng và nhà nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng và chủ chương tạo điều kiện cho các giá trị và sắc thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”1. Từ những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài “Luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” làm đề tài khóa luận của mình 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về bản sắc văn hóa của dân tộc Dao đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm. Đã có nhiều hội nghị, hội thảo về văn hóa Dao đã được tổ chức ở một số quốc gia trên thế giới đã thu hút được sự chú ý của nhiều ngành khoa học khác nhau. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao. Hôn nhân của người Dao đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến đặc biệt có các công trình tiêu biểu như: Tác phẩm “Kiến văn tiểu lục”, Lê Quý Đôn là một tác phẩm không chỉ mô tả khá kỹ về nguồn gốc của người Dao, mà còn nghiên cứu về cuộc sống . Văn kiện nghị quyết hội nghị lần thứ V, BCH trung ương khóa 8, 1998, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1 2
  9. sinh hoạt hàng ngày cùng với việc ăn ở đi lại, những phong tục tập quán cuộc sống di cư của một số nhóm người người Dao. Tác phẩm đã mang lại những kiến thức cơ bản về bản sắc văn hóa tộc người, là tư liệu quan trọng trong việc thực hiện khóa luận. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao. Trong đó đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Phan Hữu Dật và Hoàng Hoa Toàn “Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam”. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề từ nguồn gốc lịch sử, dân số, văn hóa, kinh tế của các nhóm Dao. Tác giả tìm hiểu về nguồn ngốc của người Dao, nghiên cứu về đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người Dao. Tuy nhiên trong nghiên cứu này không thấy nhắc đến hôn nhân của người Dao Đỏ. Bên cạnh đó, cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến đã đề cập đến các vấn đề, nguồn gốc lịch sử, phân loại các ngành Dao, các hình thái kinh tế, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng. Ở công trình này, diện mạo người Dao được trình bày khá toàn diện cả về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó luật tục hôn nhân của người Dao cũng được đề cập đến, nhưng chỉ được dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược. Trong cuốn “Các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của PGS.TS Trần Bình, tác giả đã trình bày khái quát về các vấn đề như tên gọi, nguồn gốc lịch sử, dân số, phân bố dân cư; các đặc điểm về xã hội và văn hóa truyền thống như bản làng, dòng họ, trang phục dân tộc, ẩm thực, chữ viết, tín ngưỡng nghi lễ, văn hóa cộng đồng; tập tục đời người như sinh đẻ, cưới xin, ma chay. Trong nghiên cứu này có một điểm đáng chú ý, đó là tác giả đã nhắc đến tập tục cưới xin của một số nhóm Dao như: Dao Tiền, Dao Đỏ, Dao Thanh Phán, Dao Tuyển, Dao Thanh Y, Dao Quần Trắng, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược. Hôn nhân của người Dao đã được nhắc đến trong nhiều luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Trong đó, Tác giả Lục Thị Soan với công trình nghiên cứu 3
  10. “Hôn nhân và gia đình của người Dao ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”, luận văn thạc sĩ nhân văn, ngành lịch sử Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu tương đối chi tiết về các nguyên tắc trong hôn nhân và các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao. Tác giả Chu Quang Cường với công trình nghiên cứu “Hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai”, Luận án tiến sĩ ngành nhân học. Tác giả đã đề cập đến những biến đổi trong hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu này chỉ đi sâu tìm hiểu về hôn nhân của người Dao Họ ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, đây là tài liệu quan trọng cho việc so sánh luật tục hôn nhân giữa nhóm Dao Họ ở Bảo Thắng và Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trong cuốn “Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ Mông – Dao” của Ths. Đỗ Đức Lợi. Tác giả đã trình bày về các tập tục chu kỳ đời người của dân tộc Dao nói chung, trong đó tác giả cũng đã đề cập đến những nghi lễ theo chu kỳ đời người của người Dao Đỏ, từ lúc sinh ra, trưởng thành và mất đi. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu trong chu kỳ đời người của dân tộc Dao. Công trình “Lễ cưới của người Dao Tuyển ở Lào Cai” của Trần Hữu Sơn, tác giả đã phác họa khái quát về người Dao Tuyển ở vùng núi phía Bắc và những nghi lễ trong hôn nhân của họ. Đây cũng là một tài liệu quan trọng cho việc so sánh hôn nhân với người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Tác phẩm “Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang” của nhóm tác giả Phạm Quang Hoan, Đình Hùng Quý, đã cung cấp những thông tin quý báu về các hình thức kết hôn, nghi lễ đám cưới và tập quán sinh đẻ của hai nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài để làm nổi bật nét văn hóa đặc thù riêng của mỗi nhóm Dao. Đáng chú ý là công trình “Thầy cúng trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao Họ” của Phan Văn Dương. Trong công trình này, tác giả không chỉ mô tả về các hình thức thờ cúng các nghi lễ hiện hành cũng như sự biến đổi của chúng mà còn phân tích khá sâu sắc về vai trò của thầy cúng trong đời sống văn hóa của người Dao Họ ở tỉnh Lào Cai. 4
  11. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Dao Đỏ trong đó có hôn nhân. Song phần lớn các tác phẩm trên nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những đặc trưng văn hóa của người Dao nói chung. Nếu có nghiên cứu sâu thì lại đề cập đến nhóm Dao khác, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể những sắc thái phong phú, đa dạng, đặc trưng văn hóa và những biến đổi trong văn hóa hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, kết quả từ các công trình nghiên cứu trên là những tư liệu vô cùng quý báu mà tôi có thể học hỏi, kế thừa để hoàn thành bài khóa luận này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu Luật tục hôn nhân truyền thống và những biến đổi của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian Xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nơi cư trú tập trung của người Dao Đỏ. - Phạm vi về thời gian Ngiên cứu những vẫn đề về luật tục hôn nhân người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai từ năm 1986 đến nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích - Tìm hiểu những nghi thức tiến hành trong luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai để hiểu rõ những giá trị trong luật tục hôn nhân truyền thống và chỉ ra những biến đổi trong đời sống hiện đại - Đánh giá thực trạng về việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Từ những biến đổi trong luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, khóa luận đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của người Dao Đỏ ở Bắc 5
  12. Hà nói riêng và người Dao ở Việt Nam nói chung. * Nhiệm vụ - Khảo sát, nghiên cứu, luật tục hôn nhân truyền thống của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Tìm hiểu những biến đổi các luật tục trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và chỉ ra những nguyên nhân của sự biến đổi - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong hôn nhân của người Dao Đỏ 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu những tư liệu thành văn: Nghiên cứu, tìm hiểu những tài liệu sách, báo, tạp trí, các công trình khoa học,…có liên quan đến người Dao, văn hóa Dao và đặc biệt là hôn nhân của người Dao ở Việt Nam; - Phương pháp phân tích, so sánh: Bằng việc phân tích những tư liệu thành văn các công trình nghiên cứu về người Dao ở các vùng miền và trên cùng địa bàn để so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở Bắc Hà với nơi khác. - Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo của đề tài, với các kỹ thuật: Ghi chép, phỏng vấn, quan sát, chụp ảnh,…Thông qua nhiều người khác nhau, tôi hiểu thêm được những quan niệm, nguyên tác, tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng; những nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà. Chỉ ra được những biến đổi trong cưới xin và nhìn nhận của người Dao Đỏ về hôn nhân của dân tộc mình. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập các thông tin liên quan đến quan điểm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của giới trẻ hiện nay. Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng như thầy cúng về các vấn đề trong nghi lễ hôn nhân; phỏng vấn các cụ về hôn nhân truyền thống; phỏng vấn nhóm thanh niên, lớp trẻ và cán bộ quản lý để thấy rõ được những thay đổi trong hôn nhân người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà hiện nay. 6
  13. 6. Đóng góp mới của khóa luận - Góp phần làm rõ thêm bản sắc văn hóa dân tộc Dao Đỏ và hiểu sâu hơn về luật tục hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu văn hóa Dao nói chung và Dao Đỏ nói riêng. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận được chia làm 3 chương chính Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI Chương 2.HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI Chương 3.NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG LUẬT TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 7
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI 1.1. Một số khái niệm * Khái niệm luật tục Luật tục là phong tục, tập quán trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng dần dần chuyển hóa thành luật lệ, quy ước chung của cộng đồng đó. Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội đã được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng [24]. Một điều dễ nhận biết là Luật tục vừa mang một số yếu tố của Luật pháp, như quy định các hành vi phạm tội, các tội phạm, bằng chứng, việc xét xử và hình phạt ..., lại vừa mang tính chất của lệ tục, phong tục, như các quy ước, lời răn dạy, khuyên răn mang tính đạo đức, hướng dẫn hành vi cá nhân, tạo dư luận xã hội để điều chỉnh các hành vi ấy. Như vậy, Luật tục như là hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức phát triển sơ khai, hình thức tiền luật pháp. Với sự hiểu biết hiện nay, có thể phân chia các luật tục của các dân tộc ở Việt Nam theo các dạng tồn tại khác nhau: Luật tục được cố định dướng dạng lời nói vần (văn vần) được truyền miệng từ đời này sang đời khác; Luật tục đã được cố định và ghi chép bằng văn tự, đó là hương ước của người Việt; Luật tục hay Lệ tục đã tương đối định hình, những chưa cố định thành lời văn vần hay thành văn bản, mà vẫn chỉ là sự ghi nhớ và thực thi của cộng đồng. Loại này phổ biến ở hầu hết các tộc người, rất khó phân biệt nó với phong tục và lệ 8
  15. tục cổ truyền. Dù tồn tại dưới hình thức nào thì hiện nay luật tục của các dân tộc cũng đang đứng trước sự mai một, phá hoại bởi thời gian và con người [24]. * Khái niệm hôn nhân Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn. Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: Hôn nhân đa thê là việc một người đàn ông có thể kết hôn với nhiều vợ cùng lúc, hôn nhân đồng tính là việc hai người cùng giới tính kết hôn, hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn, hôn nhân cận huyết là 2 người có họ hàng gần kết hôn với nhau [23]. Luật tục hôn nhân: Luật tục hôn nhân là những phong tục tập quán, những quy định và nguyên tắc được hình thành trong hôn nhân qua quá trình phát triển truyền từ đời này sang đời khác. Những quy định và nguyên tắc đó được đặt ra bởi cộng đồng, nhằm đưa vào đời sống hôn nhân cộng đồng dân tộc đó đi vào thành một quy chuẩn luật lệ chung. * Vai trò của luật tục trong đời sống xã hội người Dao Đỏ Luật tục là sản phẩm xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội của mỗi dân tộc, phụ thuộc nhiều vào trình độ, ý chí chủ quan của các thành viên sống trong cộng đồng đó, trong đó có người đứng đầu (chủ làng, trưởng họ), do đó Luật tục có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội của người Dao Đỏ. Nội dung luật tục thể hiện tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, cộng đồng dân tộc rất cao. Tuỳ theo từng dân tộc, nội dung của các luật tục thường quy định các vấn đề liên quan đến điều chỉnh các mối quan hệ gia đình như: quan hệ vợ chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, anh chị em. Con cái phải thương yêu, 9
  16. kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; anh chị em phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau; Hầu hết các luật tục đều khuyên dạy vợ chồng phải yêu thương quý trọng lẫn nhau, sống với nhau thuỷ chung Các quy định của luật tục góp phần điều hoà các mối quan hệ xã hội trong thôn, làng, xóm, quan hệ giữa các dòng họ, giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội (trộm cắp, nghiện ngập, ngoại tình,…) đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người. 1.2. Tổng quan về người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 1.2.1. Tên gọi và địa bàn cư trú Người Dao ở Việt Nam có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. riêng ở Miền núi và trung du Bắc Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có người Dao, xưa người Dao được gọi là: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kìm Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á [1, tr.189]. Trong các dân tộc người thiểu số ở Việt Nam, “người Dao xếp thứ 9 với khoảng 751.067 người năm 2009” [1, tr.191], cư trú phân tán ở nhiều địa phương chủ yếu ở các tỉnh miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng [1, tr.189]. Trong số 7 nhóm người Dao địa phương thì ở Lào Cai có 3 nhóm là: Dao Đỏ, Dao Tuyển và Dao Nga Hoàng phân bố tại các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai. Trong đó người Dao Đỏ là nhóm có số lượng đông nhất sinh sống tại Bắc Hà. Người Dao Đỏ ở Bắc Hà sinh sống tập trung chủ yếu ở các xã Nậm Đét và xã Nậm Mòn. Trong đó tập trung đông nhất là ở xã Nậm Đét, “toàn xã có 520 hộ, 2.619 10
  17. khẩu với 4 dân tộc (Dao, Phù Lá, Mông, Kinh) chung sống đoàn kết tại 8 thôn bản (Tống Thượng, Tống Hạ, Cốc Đào, Bản Lùng, Bản Lắp, Nậm Cài, Nậm Đét, Nậm Bó). Trong đó có 316 hộ gia đình là người Dao Đỏ chiếm 81% dân số của xã, tập trung ở các thôn (Nậm Đét, Nậm Cài, Tống Hạ, Bản Lắp)”2. Người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà tự nhận mình là Kiềm miền (kiềm là rừng, miền là người, “kiềm miền” nghĩa là người sống ở trong rừng) với 5 dòng họ chính là: họ Bàn, Triệu, Đặng, Lò, Lý. Người Dao Đỏ ở đây vẫn duy trì tục thờ cúng Bàn Vương hàng năm để nhớ về quê hương cội nguồn của mình. Người Dao Đỏ ở đây làm nhà và sống ở lưng chừng núi, họ sản xuất, làm nương, thổ canh trên hốc đá và canh tác ruộng. Cây lương thực chính của họ là lúa, ngô và các loại rau màu như bầu, bí, khoai. Người Dao Đỏ ở đây cũng có nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức. Mặc dù sống ở khu vực núi và địa bàn riêng biệt, nhưng phương tiện vận chuyển của đồng bào Dao Đỏ ở đây vẫn có nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Để chuyển hàng họ thường dùng địu, có hai quai đeo phía sau, để lên rừng hái quả hoặc thu hoạch nông sản. Người Dao Đỏ ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Vẫn còn lưu giữ được những nét bản sắc văn hóa độc đáo riêng, cùng với nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp, như các nghi lễ tín ngưỡng, thờ cúng, hát giao duyên. Đặc biệt trong sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, đồng bào Dao chỉ mong gả trong cộng đồng dân tộc mình. 1.2.2. Nguồn gốc lịch sử Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của người Dao. Năm 2005 học giả Xu Songdan thì tin rằng là ở tỉnh Giang Tô, vùng Chiết . Tư liệu điền dã ngày 1 tháng 5 năm 2019 2 11
  18. Giang. Những năm 1950, 1960 của thế kỷ 20 hầu hết các học giả ủng hộ là người Dao là từ thời Tần và Hán ở Wuling, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Người ta cũng cho rằng, nó bao gồm các bộ phận của Hồ Bắc, Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam, Giang Tây, Thiểm Tây, Quý Châu và các tỉnh khác. Năm 1980 xem xét lại vấn đề xuất xứ người Dao, các học giả đã được tranh luận là từ nơi nào đó của Dongyi (Đông Di, của tỉnh Sơn Đông. Một số người lập luận người Dao từ những người Việt cổ, nguồn gốc là Giang Tô, khu vực An Huy. Một số người lập luận từ khu vực "Qiang long’’ ở Tứ Xuyên, Cam Túc [5, tr.5]. Ngoài ra cũng đã được lập luận là rằng nơi sinh của người Dao, Hmong, "Ba Miao" là khu vực sông Dương Tử. Tháng 11 năm 2000, Hội nghị dân tộc Dao Quảng Tây đã tổ chức một hội nghị chuyên đề dành cho vấn đề nguồn gốc dân tộc Dao tại Huyện dân tộc Dao tự trị Cung Thành (Quảng Tây), người tham gia (bao gồm cả học giả người H’mông) Sau khi thảo luận, và sự đồng thuận đạt được là dân tộc Dao, Miao, Ba Miao có một mối quan hệ nguồn gốc chung, ở nơi sinh của sông Hoàng Hà, khu vực sông Dương Tử. Với việc nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc người Dao, nên các nghiên cứu phải dựa trên thúc đẩy phương thức sản xuất. Vì vậy ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là người Dao có nguồn gốc từ Wuling (võ lăng), Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được đưa ra vào những năm 50, 60 của thế kỷ 20, và được hầu hết các học giả đã chấp nhận. Tuy nhiên, điều này chỉ có một lịch sử là người Dao có niên đại từ trước và sau thế kỷ 1 trước Công nguyên. Vì vậy, có khả năng là Hồ Nam không phải là ở nguồn gốc nơi sinh của người Dao mà có thể chỉ là nơi mà người Dao từng di cư đến [5, tr.9]. Theo giáo sư Mạc Thời Giai, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dao, Học viện Dân tộc Quảng Tây (Trung Hoa), tổ tiên người Dao xưa có nguồn gốc từ vùng Trung Nguyên (Trung Hoa), sau đó họ di cư theo hướng Đông – Nam, rồi xuống phía Nam. Cũng theo ông Mạc Thời Giai, tục thờ cúng Bàn Vương, có ở nhiều cộng đông có nguồn gốc Trung Nguyên (nay con cháu họ đang sinh sống ở Trung Hoa), không chỉ riêng có ở người Dao. 12
  19. Các nhà dân tộc học Việt Nam đều khẳng định, người Dao có nguồn gốc từ Trung Hoa, họ chỉ mới có mặt ở nước ta trong khoảng thời gian từ sau thế kỷ XIII. Trần Quốc Vượng cho rằng người Dao là cư dân khởi phát từ nhóm Đông – Việt vốn ở đất Dương Châu và Kinh Châu xưa. Hiện nay khi làm ma cho người thân, người Dao dẫn ma họ về quê hương ở Dương Châu. Theo các tác giả của Người Dao ở Việt Nam, cộng đồng người Dao di cư đến Việt Nam bằng đường bộ (XIII) và đường thủy (XIII – XX). Ngày nay trong ký ức, cũng như khi làm ma, họ dẫn hồn người chết về quê cha đất tổ, phải đi bằng thuyền qua biển [1, tr.190]. Để nhớ về nguồn gốc, người Dao Đỏ ở Nậm Đét thường kể lại những câu chuyện dạng sáng thế ký như truyện quả bầu tiên, hay truyền thuyết về Bàn Hồ. Theo truyền thuyết Bàn Vương, chuyện kể rằng Bàn Hồ là con Long khuyển từ trên trời giáng xuống và được Bình Hoàng nuôi trong cung. Vì có công giúp Bình Hoàng đánh dẹp giặc Thổ Phồn, Bàn Hồ được lấy công chúa. Hai người đem nhau đến núi Cối kê (Triết Giang – Trung Hoa) ở và sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái). Bình Hoàng ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ là Bàn, Đặng, Triệu, Mã, Lý, Lương, Trần, Vàng, Sèo, Lò, Hoàng, Chấu. Những dòng họ đó vẫn tồn tại phổ biến ở người Dao hiện nay. Ngày nay Bàn Hồ vẫn được người Dao thờ cúng rất tôn nghiêm. Bàn Hồ cũng là một nhân vật dân gian được biết đến ở nhiều dân tộc đang sinh sống ở Trung Hoa. Chuyện quả bầu tiên lại kể theo nhiều phiên bản khác nhau. Theo lời kể của bác Triệu Phúc Nhuần rằng: Ngày xưa có hai anh em mồ côi cha mẹ phải sống nương tựa vào nhau. Một ngày nọ có một con chim lạ bay đến trước nhà kêu hót cả ngày bảo trồng bầu, thế là hai anh em cùng nhau ra vườn trồng bầu, sau khi gieo trồng cây bầu nảy mầm lớn nhanh rồi cho ra quả. Khi có quả con chim lại kêu vuốt quả cho lớn thế là hai anh em làm theo và quả bầu lớn nhanh trong từng ngày. Đến một ngày nước lũ dâng lên ngậm đất trời hai anh em không biết chốn đâu thì con chim kêu chui vào quả bầu, hai anh em lại làm theo 13
  20. nước lũ dâng cao dâng đến tận thiên đình, đến cửa thiên đình nghe tiếng cầu cứu Ngọc Hoàng mới hạ lệnh rút nước, khi nước rút cả thế giới hoang tàn không một ai còn sống sót chỉ còn hai anh em từ trong quả bầu chui ra. Hai anh em cùng nhau đi vòng quanh thế giới đi mòn hết 12m gậy xà beng vẫn không tìm thấy người nào còn sống sót. Hai anh em không muốn lấy nhau nên mỗi người ở một đồi làm nương rẫy riêng, nhưng do số phận đã định nên mọi thứ hai anh em tạo ra đều kết lại với nhau, đốt lửa khói lửa ở hai ngọn đồi quấn vào nhau, trồng tre hai ngọn tre ở hai đồi kết lại với nhau cuối cùng hai anh em đành phải lấy nhau. Sau khi lấy hai người sinh con không thành con lại sinh ra một quả bầu, thế là hai anh em bổ ra lấy hạt để riêng, lấy thịt để riêng, sau đó nhờ con bọ hung đi ném theo lời dặn của hai anh em là nhớ ném thịt xuống đồng bằng thành 12 dòng họ người Dao khi đó người Dao sẽ không phải vất vả lên rừng làm nương làm rẫy khổ, còn ném phần hạt lên rừng núi thành 120 họ các dân tộc khác. Nhưng khi đi được nửa đường bọ hung bị vấp ngã thế là quên lời dặn và làm ngược lại lời hai anh em dạn, bọ hung ném thịt lên rừng nên thành 12 dòng họ Dao sinh sống các vùng miền núi như ngày nay, còn hạt thì được ném xuống đồng bằng nên các dân tộc khác có đất làm ăn nơi ở tốt 3. Qua tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của dân tộc Dao cho thấy người Dao chủ yếu di cư từ nam Trung Quốc sang Việt Nam qua các thời kỳ. Đối với người Dao Đỏ ở Bắc Hà, thông qua những câu chuyện kể về nguồn gốc của người Dao cũng cho thấy được đặc trưng văn hóa thờ cúng thần, tín ngưỡng tâm linh khi nhớ về cội nguồn của họ. Cũng chính từ nguồn gốc của dân tộc mình nên người Dao có đời sống văn hóa tinh thần phong phú như ngày nay. 1.2.3. Đặc điểm về phong tục tập quán * Nhà ở Người Dao nói chung và Dao Đỏ ở Bắc Hà nói riêng ở nhà trệt thuộc dạng kết cấu lắp ráp bằng mộng, có 12 cột ngoãm và 4 cột vì, mỗi vì được liên . Tư liệu điền dã ngày 10 tháng 3 năm 2019 3 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2