Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận "Xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên" nhằm khảo sát thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI XÃ DỊ CHẾ, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn : TS. LÊ THỊ HIỀN Sinh viên thực hiện : VŨ HẢI YẾN Mã số sinh viên : 1505QLVA079 Khóa : 2015-2019 Lớp : ĐH. QLVH 15A HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận là chính xác, trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Sinh viên
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô ở Khoa Quản lý xã hội -Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức, hành trang quý báu.Đồng kính gửi lời cảm ơn tới quý cô chú, anh chị CBCC tại UBND xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Bước đầu đi vào thực tế, do kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BTC Ban tổ chức CLB Câu lạc bộ CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNXH, XHCN Chủ nghĩa Xã hội, Xã hội Chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NSVH - VMĐT Nếp sống văn hóa - Văn minh đô thị Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sĩ QLDT Quản lý di tích TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở TP Thành phố TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc VĐV Vận động viên VH Văn hóa
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................... 3 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 6 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 6 8. Cấu trúc của đề tài................................................................................... 6 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ XÃ DỊ CHẾ, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN................................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 7 1.1.1. Văn hóa ............................................................................................. 7 1.1.2. Đời sống ............................................................................................ 8 1.1.3. Đời sống văn hóa .............................................................................. 8 1.1.4. Khái niệm xây dựng đời sống văn hóa ............................................. 9 1.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa ...................................................................................................... 10 1.2.1.Đường lối của Đảng về công tác xây dựng đời sống văn hóa ......... 10 1.2.2. Các văn bản pháp lý về công tác xây dựng đời sống văn hóa ........ 11 1.3. Khái quát về xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên .................. 16 1.3.1. Địa lý dân cư ................................................................................... 16 1.3.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 17 1.3.3. Đặc điểm văn hóa- Xã hội .............................................................. 18 1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác xây dựng đời sống văn hóa ....... 20 1.4.1. Mục tiêu .......................................................................................... 20
- 1.4.2. Nhiệm vụ ......................................................................................... 22 Tiểu kết ..................................................................................................... 22 Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI XÃ DỊ CHẾ, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN............................... 24 2.1. Công tác tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa ....................... 24 2.2. Công tác xây dựng gia đình văn hóa ................................................. 25 2.3. Công tác xây dựng làng, khu phố văn hóa......................................... 28 2.4. Công tác quản lý việc tang ma, cưới hỏi ........................................... 33 2.5. Công tác quản lý di tích, lễ hội .......................................................... 35 2.6. Hướng dẫn phong trào thể dục thể thao quần chúng ......................... 40 2.7. Công tác quản lý an ninh trật tự......................................................... 42 Tiểu kết ..................................................................................................... 43 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI XÃ DỊ CHẾ, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN ................................................................................................... 43 3.1. Đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở xã Dị Chế........... 43 3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 43 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 44 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở xã Dị Chế ....................................................................................................... 45 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở xã Dị Chế ...... 45 3.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở .................... 47 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng .......................................................................................... 48 3.2.4. Xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ......................... 50 Tiểu kết ..................................................................................................... 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 55
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác xây dựng nếp sống văn hoá luôn được Đảng và Bác Hồ quan tâm chỉ đạo. Ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, ngày 20 tháng 3 năm 1947, dưới bút danh Tân Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đời sống mới”. Trong tác phẩm này Bác đã viết: “Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng làm đúng đời sống mới thì Dân tộc nhất định phú cường”. Quán triệt tư tưởng của Người, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn coi xây dựng nếp sống văn hoá là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác văn hoá. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và xác định “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” đã đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được xã hội nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước ta, tác động trực tiếp đến việc tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh và bồi dưỡng giáo dục nhân cách, được nhân dân tích cực hưởng ứng với nhiều cách làm, nhiều phong trào và mô hình hoạt động hay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều điểm bất cập, nhất là về phương pháp tiến hành. Thực tế cho thấy, các phong trào hầu như vẫn chưa xác định được rõ vai trò, tầm quan trọng và mục tiêu hướng tới, cho nên mới có chuyện ở nhiều nơi cho rằng, phong trào "làng, ấp, xã văn hóa" là then chốt và là hình thái xây dựng cao hơn "khu dân cư tiên tiến, xuất sắc" hoặc có địa phương lại thấy phong trào "xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" mới là cơ bản... Cũng từ đó, tuy cùng một tính chất, nội dung như nhau nhưng các ngành, các giới và đoàn thể 1
- lại đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa theo kiểu của mình, chồng lấn lên nhau. Trong khi ngành văn hóa đề ra bốn tiêu chí xây dựng "Gia đình văn hóa" thì Hội Liên hiệp Phụ nữ lại có sáu tiêu chuẩn, còn Hội Nông dân đề ra sáu chuẩn mực... Như vậy, mỗi gia đình phải tiếp nhận và chịu áp lực của nhiều ngành, đoàn thể ở địa phương với các tiêu chí nội dung khác nhau. Ngoài ra, bộ máy chỉ đạo cuộc vận động ở các cấp, các địa phương còn cồng kềnh, kinh phí tổ chức hoạt động eo hẹp, trình độ chuyên môn cán bộ cơ sở chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế, đời sống khó khăn; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể thiếu chặt chẽ, còn nặng về chạy theo thành tích. Dị Chế là một xã của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là một đơn vị đang phát triển mạnh kinh tế của huyện có mật độ dân số cao, an ninh chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng cao. Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn, phát huy. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bước đầu đi vào nề nếp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Dị Chế.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở xã Dị Chế vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục từ quan điểm chỉ đạo cho đến việc triển khai thực tiễn ở từng khu dân cư. Nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là quá trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi một quy trình lãnh đạo, quản lý đồng bộ, toàn diện, đề cao tính tự quản của nhân dân ở mỗi cộng đồng. Ðó là những vấn đề cốt yếu để đời sống văn hóa ngày một nâng cao và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết trên trong việc xây dựng đời sống văn hóa hiện nay ở địa phương, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên” làm khóa tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
- 2.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Phạm vi thời gian: từ năm 2010 đến năm 2019. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Lý luận chung của vấn đề xây dựng đời sống văn hóa và khái quát về xã Dị Chế, huyện Tiên lữ, tỉnh Hưng Yên. Khảo sát thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta. Vì vậy, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu của các nhà văn hóa, các học giả về vấn đề này. - Lý luận và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng của tác giả Trần Văn Bính chủ biên (2000) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách khẳng định vănhóa là lĩnh vực thuộc đờí sống tinh thần của xã hội nhưng vẫn chịu sự quy định của nhữngng quy định chung và đều hướng tới những chuẩn mực cụ thể; đi sâu nghiên cứu đường lối chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước và những biện pháp nhằm xây dựng vá phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà 3
- bản sắc dân tộc như Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đề ra.[2] - Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, PGS.TS Nguyễn Chí Bền (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách đã đề cập đến hiện trạng và những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các thành tố của nền văn hóa dân tộc và đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới.[1] - Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Tuấn Đức (2008). Luận văn khoa Văn hóa học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội: Luận văn đã trình bày một cách khái quát những vấn đề cơ bản về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa, thiết chế văn hóa ở cơ sở. Nêu một cách có hệ thống về nhận thức, đường hướng các hoạt động xây dựng văn hóa cơ sở, đồng thời cũng trình bày cụ thể các hoạt động đặc trưng của quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tại quận Tân Phú cũng như những kết quả đạt được của hoạt động ấy. Trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành nhận xét và đề xuất các nhóm giải pháp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.[6] - Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa của tác giả Hồ Thị Thái (2013): Ngoài ra còn có các bài viết, bài báo, luận văn, luận án đề cập đến vấn đề công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những đặc điểm khác nhau về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là khác nhau trong việc thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quản lí đời sống văn hóa ở cơ sở. Những công trình nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước và đều xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, hướng đến những đối tượng khác nhau. Nhưng về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế , huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới và là một vấn đề mới. Chính vì vậy, với mục 4
- đích góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực khắc phục những mặt tồn tại, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân xã Dị Chế, phát huy phẩm chất cần cù chịu khó và tiềm năng kinh tế văn hóa để cuộc sống nhân dân ngày một no ấm, sung túc.[9] - Quản lý văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, TSKH. Phan Hồng Giang - PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (2014), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội: Cuốn sách giới thiệu những quan điểm chung về quản lý văn hóa trong bối cảnh đổi mới ở nước ta và hội nhập quốc tế; giới thiệu những kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế giới; đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ năm 1986.[7] - Mấy vấn đề Việt Nam hiện nay - thực tiễn và lý luận bởi tác giả Đinh Xuân Dũng (2015) Nxb Lao động, Hà Nội. Đây là một tập hợp các tiểu luận, chuyên đề, bài viết của tác giả được tuyển chọn từ năm 2012 đến nay, đề cập những vấn đề căn cốt và nêu bật một số nét về thực trạng và công tác nghiên cứu lý luận văn hóa Việt Nam hiện nay. Cuốn sách cũng nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần, với sự phát triển bền vững trong xã hội hiện đại; một số giải pháp trong công tác vận động, thuyết phục của công tác tư tường đối với văn nghệ sĩ, trí thức; giải đáp các khái niệm "Tự diễn biến", "Tự chuyển hóa" về tư tưởng trong đấu tranh tư tưởng; xác định những giá trị đặc trưng của con người Việt Nam đương đại. Đặc biệt, tác giả đã bước đầu phác thảo được những định hướng và nội dung cơ bản trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn hóa - nghệ thuật ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp ở tầm chính sách để phát triển văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh của dân tộc.[3] 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ các bài viết, văn bản pháp quy, báo cáo… có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa, tiến hành phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu để phục vụ cho quá trình triển khai nội dung báo cáo. -Phương pháp khảo sát điền dã thực tế tại địa phương: Đây là phương 5
- pháp thu nhập tư liệu, số liệu, phỏng vấn, điều tra, chụp ảnh các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư trên địa bàn xã. - Phương pháp so sánh: dùng phương pháp trên nhằm mục đích so sách các vấn đề nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn triển khai, so sánh các số liệu, thông tin qua các năm nhằm phát hiện sự chênh lệch rõ nét nhất. 6. Đóng góp của đề tài Những vấn đề được đề cập đến trong đề tài sẽ góp phần vào việc thông tin và giải quyết những vẫn đề thực tiễn nảy sinh ra trong quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Dị Chế. Có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau này, những người làm công tác quản lý văn hóa và những người quan tâm đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. 7. Giả thuyết nghiên cứu Khi thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho từng người, từng hộ gia đình và cả khu dân cư tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ngày càng no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xây dựng đời sống văn hóa và khái quát về xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Chương 2: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. 6
- Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ XÃ DỊ CHẾ, HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Văn hóa Khái quát chung về văn hóa Trong xã hội, văn hóa chính là những sản phẩm vật thể và phi vật thể mà con tạo ra. Chúng ta có thể phân loại như sau: Phi vật thể: Bao gồm những sản phẩm mà con người đã tạo dựng ra từ ngàn đời trước như: ngôn ngữ, tư tưởng, các hoạt động tinh thần như lễ hội, tôn giáo… Vật thể: Bao gồm những tài sản có thể nhìn thấy và định giá được như nhà cửa, trang phục, các phương tiện giao thông… Cả hai khía cạnh trên đều chính là sản phẩm của con người tạo ra và chúng đều là văn hóa. Các định nghĩa của văn hóa Các nhà nghiên cứu văn hóa đã cho ra nhiều định nghĩa khác nhau vì họ đã trải qua những nghiên cứu và các cách tiếp cạnh khác nhau. Vì thế chúng ta có các dạng định nghĩa về văn hoá như sau: Trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta của Hoàng Vinh đã dẫn khái niệm “văn hóa” theo định nghĩa của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO F.Mayơ (Federio Mayor) vào năm 1999, nhân ngày lễ phát động thập kỷ thế giới phát triển văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại, qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [12, tr.42]. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Quốc Vượng chủ biên đã dẫn khái niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, 7
- những công việc cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [13, tr.21]. Như vậy, văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Đề cương văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng khởi thảo và công bố năm 1943 xác định: “Văn hóa gồm tất cả tư tưởng, văn học, nghệ thuật. Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị và văn hóa. Ba nguyên tắc vận động văn hóa nước Việt Nam giai đoạn hiện nay là dân tộc, khoa học, đại chúng” [4]. Đây là kim chỉ nam cho việc xây dựng văn hóa mới. 1.1.2. Đời sống Đời sống là những hoạt động của con người, xã hội, đời sống văn hoá, đời sống tinh thần, tình trạng diễn ra trong cơ thể sinh vậtđời sống thực vật; sức khoẻ và đời sốnglối sống chung của một tập thể, một xã hộitoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới 1.1.3. Đời sống văn hóa Thuật ngữ “đời sống văn hóa” xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong ngành văn hóa học vào những thập niên cuối thế kỷ XX. Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước, trong sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, khái niệm “đời sống văn hóa” được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau thì có những cách tiếp cận khác nhau. Trong Báo cáo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của Viện văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa: “Đời sống văn hóa nói chung là một tổng hợp những yếu tố vật thể văn hóa nằm trong những cảnh quan văn hóa, những yếu tố hoạtđộng văn hóa con 8
- người, những sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp làm hình thành lối sống của con người trong xã hội” [11, tr.28]. Theo đó, đời sống văn hoá là sự hiện diện, tồn tại và phát triển của đời sống tinh thần trong toàn bộ hoạt động thực tiễn xã hội. Đó là một bộ phận của đời sống xã hội, gắn với những giá trị chân - thiện - mỹ, gắn với mọi sản phẩm vật chất và tinh thần, với mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Để đi đến một quan niệm hoàn chỉnh hơn về đời sống văn hóa, chúng ta phải tiếp cận thêm đời sống văn hóa trong toàn bộ đời sống xã hội và phải khu biệt, giới hạn lĩnh vực sáng tạo văn hóa trên cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Chính vì vậy, dựa trên các khái niệm trên về đời sống văn hóa và các lĩnh vực văn hóa, trong phạm vi yêu cầu của đề tài nghiên cứu định nghĩa về đời sống văn hóa như sau: Đời sống văn hóa là phương thức những hoạt động sống của con người, được con người nhận thức và thực hiện một cách tự giác, có định hướng nhằm tạo ra những giá trị văn hóa tốt đẹp. Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa như: các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa của con người. 1.1.4. Khái niệm xây dựng đời sống văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là tổng hợp những hoạt động của các cơ quan làm công tác giáo dục văn hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục, truyền bá văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân và xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh tiến bộ trên từng địa bàn dân cư. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có nghĩa là xây dựng đời sống vật chất và tinh thần phát triển vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ khi Đảng ta ra đời và trong suốt lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta luôn coi văn hóa là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng, 9
- quan điểm nầy được đề cập trong Cương lĩnh, đường lối, chiến lược của Đảng và đã được Nghị quyết Hội nghị TW5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”. 1.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa 1.2.1.Đường lối của Đảng về công tác xây dựng đời sống văn hóa Phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa là một trong 4 nhóm giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhóm giải pháp này xếp ở vị trí đầu tiên, có tính đột phá, huy động sức mạnh toàn dân, toàn diện cho xây dựng văn hóa, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính chiến lược lâu dài, thể hiện quan điểm của Đảng ta coi xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ-TW ngày 09- 6-2014) yêu cầu: Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Nghị quyết của Đảng yêu cầu các cấp ủy huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phải tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các ngành, từ trong các cơ quan nhà nước đến ngoài 10
- xã hội, trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hoá và nhân tố con người đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đồng thời, lồng ghép bổ sung nội dung văn hoá vào các phong trào hiện có của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần những cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật. Xây dựng và phấn đấu theo các chỉ tiêu, quy chế, quy tắc về nếp sống văn hoá. Huy động nguồn lực của toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hoá phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc, từ tư tưởng đoàn kết toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là sự kế thừa những kết quả của Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và được nâng lên với nội dung và tầm cao mới. 1.2.2. Các văn bản pháp lý về công tác xây dựng đời sống văn hóa Thông tư liên tịch 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; Bản chỉ thị muốn các cấp, ban ngành đoàn thể sử dụng nguồn kinh phí một cách phù hợp tránh lãng phí. Các nguồn chi phải hợp lý với điều kiện sử dụng bám sát vào thực tế, để đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện 11
- phong trào. Quyết định số 235/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".Nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được thể hiện ở các hoạt động chủ yếu như: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giầu chính đáng, xoá đói giảm nghèo; Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; Xây dựng môi trường văn hoá sạch - đẹp - an toàn; Xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở; Khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua các nội dung hoạt động của phong trào, người dân và các tổ chức đã phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đẩy mạnh hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, động viên, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công với đất nước. Phong trào đã góp phần gắn kết người dân nêu cao ý thức trách nhiệm, tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo, thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Nhiều nội dung phong trào đã được triển khai sâu rộng, được các cấp, các ngành vận dụng sáng tạo, người dân tự giác thực hiện nghiêm túc. Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Trong quyết định đã đưa ra quan điểm của phong trào như sau: Trên cơ sở kế thừa kết quả, thành tựu đạt được qua 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2010, tiếp tục phát triển phong trào bền vững, có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực. 12
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền; vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các cấp; sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở các cấp; phát huy ý thức tự nguyện, tự giác của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng, tạo cơ chế quản lý đồng bộ để phong trào phát triển bền vững. Gắn thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phối hợp và đẩy mạnh thực hiện các phong trào hiện có, tạo sức mạnh tổng hợp của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phong trào phù hợp với đặc điểm, tình hình ở các khu vực, vùng miền; thu hút càng đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn tham gia. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực tham gia thực hiện phong trào, trên cơ sở tăng mức đầu tư, hỗ trợ của ngân sách nhà nước; thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội hóa văn hóa, nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Chỉ thị 05/CT-TTg 2018 đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Nội dung cơ bản của chị thi đưa ra là, trong những năm qua, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; bước đầu đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc cưới, việc tang vẫn còn những hạn chế như: tổ chức lãng phí, vụ lợi; ăn uống linh đình, nhiều ngày, nhiều nơi, mời nhiều khách; để xảy ra hiện tượng ngộ độc 13
- thực phẩm; dựng lán, nhà bạt, sử dụng loa đài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư, vi phạm trật tự an toàn giao thông. Một số nơi vẫn còn tập quán lạc hậu như đưa đón dâu nhiều lần; đốt nhiều đồ mã, rắc rải vàng mã và tiền trên đường đưa tang, khóc thuê, để thi hài quá lâu, xây dựng lăng mộ phô trương. Nhiều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức chưa gương mẫu trong thực hiện, còn dự tiệc cưới trong giờ hành chính.Để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế nêu trên, hướng tới xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, việc tang, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, vùng, miền, dân tộc. Thông báo 411/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành; Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển văn hóa, xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII xác định Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một chủ trương lớn, giải pháp quan trọng về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, với mục tiêu chung là “Đoàn kết xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp”, “Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội”, được cụ thể hóa, triển khai sâu rộng trong cả nước, với 5 nội dung, 7 phong trào 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận Tốt nghiệp Quản lý môi trưởng & Du lịch sinh thái: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
106 p | 896 | 274
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
103 p | 838 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp
103 p | 446 | 118
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý hoạt động dịch vụ tại lễ hội Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ
90 p | 364 | 57
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền-chùa Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
9 p | 335 | 49
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý các dịch vụ văn hóa tại khu du lịch Cửa Lò- Nghệ An
10 p | 197 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ
117 p | 193 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam
98 p | 162 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nhà nước về xử lý công trình xây dựng sai phép trên địa bàn quận Hai Bà Trưng - TP Hà Nội
81 p | 143 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai
21 p | 301 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý đất đai: Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới tác động của dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
60 p | 63 | 17
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý và khai thác nguồn tài liệu nội sinh nhằm phục vụ việc học tập của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
9 p | 187 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam
105 p | 130 | 16
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý nguồn nhân lực văn hóa tại đảo Cát Bà
8 p | 132 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam trên thị trường nội địa
60 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý du lịch làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 132 | 10
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý di tích đình Lục Nà xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
14 p | 108 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản lý rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Huế
93 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn