intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý xã hội: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu di tích Chùa Keo – Thái Bình, để thấy được một cách tổng quan về những hệ giá trị của công trình như: giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, kiến trúc. Quan trọng là khai thác hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, đồng thời là đặt nền móng cho quá trình khai thác về kinh tế và du lịch lâu dài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý xã hội: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình

  1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA KEO TẠI HUYỆN VŨ THƢ TỈNH THÁI BÌNH Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Kim Chi Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Duyên Mã sinh viên : 1805QLVA013 Lớp : 1805QLVA Hệ đào tạo : Đại học chính quy Khóa học : 2018 – 2022 Hà Nội - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung của khóa luận tốt nghiệp này là tài sản của quá trình em tìm hiểu và nghiên cứu, đồng thời là sự hướng dẫn của cô Ths.Nguyễn Thị Kim Chi, khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các tư liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, có trích dẫn và chú thích rõ ràng trong phần danh mục Tài liệu tham khảo. Những ý kiến đưa ra trong khóa luận này đều là kết quả của hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu của em, nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2022 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Duyên
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp 2022 là hoạt động tạo điều kiện để em có cơ hội để nâng cao kiến thức cũng như là cách để em hệ thống lại các kiến thức đã được học. Khóa luận tốt nghiệp được coi như một công trình nghiên cứu khoa học từ đây em cùng các bạn sinh viên khác được rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, học tập và nghiên cứu để phân tích các vấn đề một cách thấu đáo và đưa ra hướng đi và phát triển cho đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp trải qua hoạt động khảo sát và nghiên cứu thông tin phục vụ đề tài của khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, góp ý từ phía Cán bộ hướng dẫn, các thầy cô trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các đơn vị quản lý di tích Chùa Keo – Thái Bình. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã dõi theo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Qua hoạt động lần này, em đã rút ra được rất nhiều bài học quý giá, những kinh nghiệm bổ ích trong công tác quản lý di sản, quản lý văn hóa, quản lý lễ hội, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay, đồng thời những trải nghiệm thực tế đã cho em cơ hội để ứng dụng khối lý thuyết và kiến thức chuyên ngành mà em đã được đào tạo tại nhà trường. Trước hết, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và khoa Quản lý xã hội nói riêng đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực hiện khóa luận tốt nghiệp năm 2022. Em xin chân thành cảm ơn Ths.Nguyễn Thị Kim Chi, khoa Quản lý xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội, là cán bộ đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới ban quản lý di tích đã tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động bảo tồn di tích Chùa Keo – Thái Bình trong những năm gần đây. Từ đó, em đã được đúc kết thêm rất
  4. nhiều kiến thức để góp phần vào quá trình hoàn thiện khóa luận này, đồng thời là hoạt động trau dồi những kĩ năng cần thiết cho chuyên ngành Quản lý văn hóa sau này. Do kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết, tư duy còn một số mặt hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sự thiếu sót. Vì lẽ đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2022 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Duyên
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ 1 NXB Nhà xuất bản 2 QĐ Quyết định 3 TT Thông tư 4 UBND Ủy ban nhân dân 5 MTTQ Mặt trận tổ quốc
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 12 5. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 13 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 13 7. Bố cục bài nghiên cứu ....................................................................... 14 CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA KEO THÁI BÌNH .................................................... 15 1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo tồn và phát huy giá trị di tích ..... 15 1.1.1. Khái niệm di tích .......................................................................... 15 1.1.2. Khái niệm bảo tồn di tích ............................................................. 15 1.1.3. Khái niệm phát huy giá trị di tích ............................................... 15 1.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo vì sự phát triển bền vững ...................................................................... 16 1.3. Văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa ................................................................................ 18 1.3.1. Văn bản của Đảng ....................................................................... 18 1.3.2. Văn bản của Nhà nước ................................................................ 19 1.4. Lƣợc sử hình thành vùng đất Thái Bình ..................................... 22 1.4.1. Tỉnh Thái Bình............................................................................. 22 1.4.2. Huyện Vũ Thư.............................................................................. 23
  7. 1.5. Khái quát về di tích Chùa Keo – Thái Bình ................................ 24 1.5.1. Nguồn gốc của Chùa Keo ............................................................ 25 1.5.2. Kiến trúc Chùa Keo...................................................................... 26 1.5.3. Lễ hội Chùa Keo........................................................................... 28 1.6. Vai trò của Chùa Keo trong quá trình hình thành và truyền bá tín ngƣỡng Phật giáo ............................................................................. 28 1.6.1. Phật giáo trong dân gian ............................................................. 29 1.6.2. Truyền bá tư tưởng Phật giáo và giáo dục người dân ............... 30 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN CHÙA KEO – THÁI BÌNH ............................................................................................................... 33 2.1. Hoạt động quản lý di tích Chùa Keo ............................................ 33 2.1.1. Bộ máy quản lý ............................................................................. 33 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý di tích Chùa Keo ................ 36 2.2. Hoạt động bảo tồn di tích Chùa Keo - Thái Bình ....................... 39 2.2.1. Hoạt động bảo quản, trùng tu, tôn tạo di tích ............................ 39 2.2.2. Lễ hội Chùa Keo – Thái Bình ..................................................... 41 2.3. Hoạt động phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình......... 49 2.3.1. Công tác trưng bày, tuyên truyền ................................................ 49 2.3.2. Quảng bá ...................................................................................... 51 2.3.3. Du lịch .......................................................................................... 53 2.4. Đánh giá .......................................................................................... 55 2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................ 55 2.4.2. Hạn chế......................................................................................... 57 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 59
  8. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHÙA KEO THÁI BÌNH ................................................................. 60 3.1. Giải pháp về quản lý và đào tạo nhân sự..................................... 60 3.2. Giải pháp về bảo quản tu bổ và phục hồi di tích ........................ 62 3.2.1. Bảo quản di tích ........................................................................... 62 3.2.2. Tu bổ và phục hồi di tích ............................................................. 63 3.3. Khôi phục một số nghi thức lễ hội truyền thống......................... 65 3.4. Công tác quy hoạch giữa bảo tồn và phát triển du lịch ............. 66 3.4.1 Công tác quy hoạch trong xây dựng ............................................ 66 3.4.2. Đánh giá chiến lược quy hoạch xây dựng .................................. 68 3.4.3. Giải pháp thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động bảo tồn .. 69 3.4.4. Giải pháp thu hút cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch ... 69 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là người con của quê hương Thái Bình, trải qua thời gian dài học tập và nghiên cứu chuyên ngành quản lý văn hóa tại trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, bản thân em mong muốn rằng có thể đem những kiến thức mà mình đã học tập được tại trường đại học, cùng những cố gắng trong quá trình nghiên cứu và học tập của em để xây dựng lên công trình nghiên cứu này và nếu như có phần may mắn khóa luận tốt nghiệp này của em có thể được đưa vào ứng dụng thực tế thì đây sẽ là một đóng góp nhỏ cho tiền đề xây dựng hoạt động bảo tồn di tích Chùa Keo – Thái Bình. Một lần nữa em muốn nhấn mạnh rằng khóa luận tốt nghiệp này vừa là học phần để em kết thúc quá trình học tập tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đồng thời là mong muốn của em được tham gia vào công tác xây dựng hoạt động quản lý văn hóa cho tỉnh Thái Bình. Trong những năm gần đây, tính trước thời điểm mà đại dịch Covid – 19 hoành hành ở nhiều quốc gia Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ, nhiều ngành nghề ở nước ta điêu đứng vì đại dịch, thậm chí nhiều công ty đứng bên bờ vực phá sản đặc biệt là ngành du lịch nước ta khi mà Covid – 19 làm cho tất cả hoạt động về du lịch bị đình trệ. Trước đó, ngành du lịch nước ta thực sự đang phát triển trong thời kì đỉnh cao, hoạt động du lịch đa dạng đặc biệt khi con người mỗi ngày đặt ra hàng trăm ngàn nhu cầu mới, chính vì lẽ đó mà ngành du lịch hàng ngày phải cho ra hàng trăm ý tưởng mới cho hoạt động du lịch. Việt Nam là đất nước có nét văn hóa đa dạng, tín ngưỡng của người Việt vô cùng phong phú, di tích văn hóa được xếp vào hàng top của thế giới. Theo số liệu của Cục Di sản văn hóa thống kê, hiện nay tại Việt Nam đang có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó hơn 4.000 di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Trong đó phải kể đến 10 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có 1
  10. mật độ và số lượng di tích nhiều nhất trong cả nước (số di tích quốc gia chiếm 56% và 46% tổng số di tích). Chính vì số lượng di tích khá lớn đòi hỏi ở các ban quản lý hoạt động về bảo tồn và tôn tạo các di tích ngày càng cao. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, tỉnh Thái Bình là nơi hội tụ nhiều lễ hội, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, bao gồm nhiều di tích lịch sử, bảo vật quốc gia, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản luôn được ngành văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh quan tâm đặc biệt, nhất là với di tích Chùa Keo – Thái Bình vì đây là ngôi chùa có niên đại khá lâu đời, lượng du khách hàng năm đến tham quan và hành hương cũng rất cao, vì vậy “Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình” càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Thái Bình. Bên cạnh hoạt động bảo tồn di tích, ban quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng có vấn đề rất lớn đặt ra với quy trình quản lý lễ hội tại Chùa Keo. Lễ hội là nơi phản ánh những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu của nhiều dân tộc tại nước ta cũng như với các dân tộc trên thế giới. Đây là tấm gương phản chiếu trung thực các hoạt động diễn ra trong đời sống văn hóa thường ngày của con người Việt Nam. Lễ hội ra đời và tồn tại là sự biểu trưng cho quá trình phát triển văn hóa và lối sống của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung và cũng là sự bày tỏ tín ngưỡng, lối sống của con người Thái Bình nói riêng thể hiện qua lễ hội Chùa Keo, được tổ chức hàng năm. Trở về với lễ hội cổ truyền cho người ta những cảm nhận được hòa mình vào đời sống văn hóa dân gian, tín ngưỡng tâm linh, giúp con người thoát khỏi những ngày bộn bề, căng thẳng và ồn ào và rồi đắm mình vào những điều xưa cũ của làng quê Việt Nam. Việc chọn đề tài: “Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình” nhằm nghiên cứu và đưa ra những đánh giá và các giải 2
  11. pháp với nhu cầu đóng góp ý kiến giúp cho các hoạt động bảo tồn di tích tại các địa phương trên cả nước nói chung và đối với di tích Chùa Keo – Thái Bình nói riêng. Trên cơ sở này, đề xuất các giải pháp quản lý lễ hội với ban quản lý di tích đồng thời bổ sung thêm các ý tưởng, giải pháp nâng cao và quảng bá du lịch địa phương. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động bảo tồn di tích trên thế giới - “Lịch sử bảo tồn kiến trúc” (1999) của kiến trúc sư Jukka Jokilehto (A History of Architectural Conservation) Đây là cuốn sách đề cao ý nghĩa của việc bảo tồn các di tích cổ, tác phẩm nghệ thuật và các tòa nhà lịch sử. Cuốn sách là một chân trời mới về cách và tư tưởng của người phương Tây tiếp cận đến với việc bảo tồn tài sản văn hóa, các di tích công trình mà nhân loại đã xây dựng lên. Tác giả Jukka Jokilehto, là một kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị người Phần Lan, nội dung của cuốn sách ông tập trung chủ yếu vào các di tích, công trình của Châu Âu nằm trong bối cảnh trải dài từ thời cổ đại đến ngày nay. Phần giới thiệu của sách có xu hướng khiến người đọc dễ tiếp cận, cách mà tác giả viết về lịch sử và lý thuyết bảo tồn kiến trúc của người Châu Âu được minh họa rất phong phú, hấp dẫn người đọc. [11] - “Bảo tồn kiến trúc: Nguyên tắc và Thực hành” (2008) của Aylin Orbasli (Architectural Conservation: Principles and Practice) Bảo tồn kiến trúc: Nguyên tắc và Thực hành cung cấp cho người đọc và sinh viên chuyên ngành xây dựng, ban quản lý hoặc sở hữu các di tích, di sản lịch sử và những cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực bảo tồn kiến trúc chuyên nghiệp. Trải qua quá trình nghiên cứu và bằng những hiểu biết của mình về ngành kiến trúc tác giả Aylin Orbasli cung cấp những kiến thức về nguyên tắc, vật liệu và các vấn đề trong lĩnh vực bảo tồn. Cuốn sách chưa nhiều 3
  12. nghiên cứu điển hình tại các công trình di tích, di sản của thế giới, vì vậy người đọc và người học dễ dàng liên hệ vào thực tiễn công việc. Tác giả Aylin Orbasli chia nội dung cuốn sách thành 8 chương và trình bày đầy đủ rõ ràng từng nội dung của các nguyên tắc, lập pháp và lý thuyết chuyên ngành,... [9] - “Bảo tồn kiến trúc ở Châu Á: Kinh nghiệm đa quốc gia và thực hành” (2017) của Robert G. Thomson và John H.Stubbs (Architectural Conservation in Asia: National Experiences and Practice) Vào thời điểm mà việc bảo vệ di sản có tổ chức ở Châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh chóng thì “Bảo tồn kiến trúc ở Châu Á” ra đời cung cấp cái nhìn tổng quan đầu tiên về kiến trúc từ Afghanistan đến Philippines. Thông qua những phân tích và nghiên cứu từng quốc gia, cuốn sách cung cấp đến cho người đọc những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm của địa phương, đưa ra những quan sát trải nghiệm thực tiễn. Từ đây đưa ra các giải pháp tốt nhất cho công tác quản lý di sản văn hóa hiệu quả thông qua hoạt động nghiên cứu và thực hành ở các nước Châu Á và cả ở các lục địa khác. Trong khi việc bảo tồn kiến trúc đã được ghi nhận rộng rãi ở phần lớn các nước phương Tây, thì cuốn sách này lại tập hợp thông tin về nhiều khu vực mà kiến trúc chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng. Tiếp nối những tập sách đồng hành có ảnh hưởng lớn về bảo tồn kiến trúc toàn cầu và bảo tồn kiến trúc ở Châu Âu và Châu Mỹ, với cuốn sách này, các tác giả mở rộng khảo nghiệm toàn cầu tiên phong của họ sang lĩnh vực bảo tồn kiến trúc đang phát triển đầy năng động sang Châu Á. Xuyên suốt nội dung, các tác giả và chuyên gia khu vực cung cấp các nghiên cứu điển hình từ địa phương và các hồ sơ chủ đề mang lại cái nhìn sâu sắc cho lần nghiên cứu đầy tham vọng lần này. Khi bảo tồn kiến trúc ngày càng trở nên toàn cầu hóa trong thực tiễn thì cuốn sách này sẽ là tiên quyết giúp ích đáng kể cho các nhà bảo tồn kiến trúc, các ban quản lý địa điểm di tích, di sản và sinh viên thuộc các chuyên ngành nghiên cứu kiến trúc, quy hoạch, khảo 4
  13. cổ và quản lý di sản, quản lý văn hóa trên toàn thế giới. Đặc biệt cuốn sách là một trong số ít những công trình thú vị nghiên cứu về các lối kiến trúc đặc biệt ở Châu Á. [12] - “Equity in Heritage Conservation: Case of Ahmedabad India” (2019) của Jigna Desai Được Liên Hợp Quốc công nhận là mục tiêu phát triển bền vững, đây là biện pháp giúp cho các thành phố được hòa nhập, an toàn và có khả năng phục hồi. Ngày nay bảo tồn các di sản văn hóa đang trở thành một vấn đề quan trong trên toàn cầu. Equity in Heritage Conservation, nghiên cứu trường hợp thành phố Ahmedabad của Ấn Độ nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới làm cơ sở để điều tra về thực trạng của việc bảo tồn và quản lý di sản văn hóa. Cuốn sách này bối cảnh hóa các câu hỏi về di sản văn hóa bằng cách trích dẫn các địa điểm, dự án và sáng kiến từ các thành phố khác trên thế giới để xác định các vấn đề cần cải thiện của thành phố Ahmedabad, từ đó xây dựng lên các quy trình và cải tiến. Thông qua sự minh họa từ các chương, Equity in Heritage Conservation bày tỏ những hiểu biết của chính tác giả về di sản liên quan trực tiếp sự phát triển bền vững của thành phố, tính ứng dụng của các biện pháp được kiến nghị và cũng là những góp ý trên cơ sở chuyên môn của tác giả dành về quản trị. Cuốn sách sẽ thu hút các đối tượng như học giả, sinh viên quan tâm đến bảo tồn và quản lý di sản văn hóa, phát triển bền vững, sinh viên các chuyên ngành quy hoạch đô thị và kiến trúc. [10] 2.2. Các hoạt động nghiên cứu về hoạt động bảo tồn di tích tại Việt Nam - “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa” (06/11/2021) của Báo điện tử Hòa Bình Bài viết khai thác nội dung về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Nội dung gồm 4 phần: Dấu ấn di tích lịch sử - văn hóa, Giáo dục truyền thống qua di tích lịch sử - văn hóa, Tăng 5
  14. cường công tác quản lý và bảo tồn di tích và cuối cùng là hoạt động tiếp thu ý kiến từ người dân và các cấp lãnh đạo thuộc lĩnh vực nêu trên. Địa phương cho rằng: “Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Các di tích không chỉ đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống cho Nhân dân, mà còn tạo nên điểm đến độc đáo, phục vụ khách du lịch trong, ngoài tỉnh.” Sở VH- TT&DL tỉnh Hòa Bình đã thống kê toàn tỉnh hiện có hơn 200 điểm di tích đã được khảo sát, đưa vào danh mục bảo vệ, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh. Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Hiện nay, Sở đang thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và Quyết định số 24 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, Sở VH-TT&DL đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật đối với thực hiện chế độ, chính sách, công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và hoạt động bảo tồn, bảo tàng trên địa bàn. Đồng thời tỉnh còn tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống nhân các dịp lễ lớn trên cả nước cho nhiều thế hệ nhất là đối với thế hệ thanh niên trẻ, học sinh, sinh, sinh viên với mong muốn truyền tải những ý nghĩa và giá trị của di tích cũng như lịch sử hào hùng của dân tộc. [15] - “Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế xã hội” (06/12/2021) của Tạp chí của Ban Tuyên Giáo Trung Ương Bài viết gồm 2 phần chính: Một là, một số khuynh hướng ứng xử trong quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội; hai là, đề 6
  15. xuất một số giải pháp. Sơ lược qua bài viết, nhận định thấy rằng: “Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia.” Nhưng suy cho cùng thì công cuộc nào cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội tại nước ta cũng vậy, chúng ta phải đối mặt với việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. Một số khuynh hướng ứng xử trong mối quan hệ nêu trên phải kể đến như: Thứ nhất, bảo tồn di sản tốt, nhưng không khai thác được giá trị kinh tế; Thứ hai, khai thác giá trị kinh tế tốt, nhưng bảo tồn di sản kém; Thứ ba, cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội. Để giải quyết được các vấn đề này, Ban tuyên giáo đã trình lên một số giải pháp như: Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản; Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng; Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Từ những đề xuất trên, Tạp chí đi đến kết luận: “Một dân tộc muốn phát triển đi lên không thể không giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa quý giá từ quá khứ. Bên cạnh đó, từ thực tiễn các hoạt động trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, sự chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn ra những phương án bảo tồn tối ưu, làm sao để đảm bảo các nguyên tắc vừa khai thác được tiềm năng kinh tế của di sản, vừa giữ gìn được các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của chúng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản”. [14] - “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di 7
  16. sản văn hóa, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành đô thị văn minh, hiện đại” (15/12/2021) của Trần Huyền đăng trên báo Tạp chí Cộng Sản Tác giả Trần Huyền, trực thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội đưa ra quan điểm trên báo Tạp chí Cộng Sản rằng: “Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Do đó, việc quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội đúng hướng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của Thủ đô, trong đó có công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân và xây dựng Hà Nội trở thành đô thị văn minh, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.” Tác giả đưa đến 3 nội dung chính: thứ nhất, thống kê hệ thống di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Hà Nội, dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng vẫn được lưu giữ gần như trọn vẹn đến ngày nay; thứ hai, tác giả cho rằng công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển đô thị của Hà Nội không phải là vấn đề mới, nhưng việc bảo đảm hài hòa giữa những giá trị văn hóa truyền thống và các yếu tố hiện đại luôn là một bài toán khó được đặt ra; thứ ba, tác giả nêu nên một số bất cập về việc không ít các cấp, ngành và người dân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; về vị trí của mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Từ đó tác giả đã đề xuất nên các giải pháp với mong muốn khắc phục những tình trạng nêu trên với mong muốn góp phần xây dựng Hà Nội trở thành đô thị văn minh, hiện đại. [16] - “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Việt Nam hiện nay” (29/04/2021) của Hoàng Trang đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước Di tích là những trang lịch sử sống ghi chép lại những dấu ấn về sự biến động, thăng trầm của nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời, cũng là thành tố 8
  17. quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực lớn cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, công tác quản lý hướng tới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đang trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của toàn dân. Từ quan điểm nêu trên, tác giả đưa người đọc đi qua các khái niệm, các văn kiện, điều luật, thống kê số lượng di tích trên cả nước và điểm mặt các địa phương có số lượng di tích lớn, chung quy lại để người đọc có thể nhận thức được vấn đề mà tác giả đang muốn nhấn mạnh. Tiếp đến, tác giả chỉ ra cho người đọc những điểm tích cực và tiêu cực trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại Việt Nam hiện nay. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại Việt Nam. [17] 2.3. Các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn di tích và phát huy giá trị Chùa Keo – Thái Bình - “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Keo” (14/01/2017) đăng trên Báo điện tử Thái Bình Bài viết có khái quát về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, lịch sử ra đời và kiến trúc của Chùa Keo Thái Bình. Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) nổi tiếng là ngôi chùa cổ linh thiêng; là điểm đến thưởng ngoạn thắng cảnh, nghiên cứu và sinh hoạt tâm linh của du khách thập phương; là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ người dân Thái Bình. Ðược công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, điểm đến du lịch quốc gia từ năm 2013, chùa Keo ngày càng được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị. Tìm hiểu về nét đặc biệt của chùa Keo, bà Bùi Thị Hải Yến, Trưởng ban Quản lý di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Chùa Keo được xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1632, là một quần thể công 9
  18. trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê đồ sộ và độc đáo. Tuy trải qua thời gian gần 400 năm với biết bao biến động của lịch sử, thiên tai, địch họa và nhiều lần tu bổ, song chùa Keo hiện vẫn tồn tại khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa Keo bắt đầu được quan tâm và đẩy mạnh hơn sau khi được nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012, theo Ban quản lý di tích chùa Keo, chùa Keo đã được đầu tư tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp và phòng, chống mối mọt, cháy, nổ. Ðồng thời quy hoạch mở rộng thêm khuôn viên, xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ du khách như khu bãi để xe, khu dịch vụ hàng quán, khu vệ sinh. Các lễ hội cũng được tổ chức ngày càng khoa học, quy mô hơn; hoạt động tế lễ được duy trì đúng nghi thức truyền thống, đồng thời khôi phục thêm được nhiều hoạt động văn hóa thể thao dân gian ý nghĩa, đặc sắc. Do chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên ý thức của Phật tử, người dân trong vùng và du khách được nâng lên rõ rệt, tham gia các hoạt động sinh hoạt tâm linh, dịch vụ, lễ hội cũng nền nếp, văn minh hơn. Ðã từ lâu, Ban quản lý di tích không nhận được phản ánh của du khách về tình trạng giao thông lộn xộn, bày bán hàng quán kém chất lượng, chèo kéo, “chặt chém”. Tình trạng lợi dụng tự do tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan, chen lấn, trộm cắp mỗi dịp lễ hội hầu như không còn. Ban quản lý cũng được kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu của đông đảo nhân dân. [18] - “Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)” của Đạt Thức (theo hồ sơ xếp hạng di tích, tư liệu Cục Di Sản Văn Hóa) Đây là hoạt động nghiên cứu khai thác tính nghệ thuật trong kiến trúc của Chùa Keo (Thái Bình). Chùa Keo còn có tên gọi khác là Thần Quang Tự, thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 10
  19. Theo tư liệu lịch sử ghi chép, năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông dựng chùa Nghiêm Quang trên đất Giao Thuỷ (làng Keo/ấp Keo), thuộc Nam Định ngày nay. Tháng 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa này được đổi tên thành chùa Thần Quang. Năm Tân Hợi (1611), một trận lụt lớn làm chùa bị trôi dạt, dân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi: một bộ phận định cư ở phía Đông Nam - hữu ngạn sông Hồng (nay thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định); một bộ định cư ở phía Đông Bắc - tả ngạn sông Hồng (nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Kể từ sau năm 1611, làng Keo (gốc thuộc Nam Định) được chia thành hai làng. Sau đó, hai làng dựng lại chùa, tên tiếng Nôm gọi là “chùa Keo”. Để phân biệt, dân gian thường gọi chùa Keo thuộc Thái Bình là Keo Thái Bình hoặc Keo trên; chùa Keo nằm bên phía Nam Định là Keo Nam Định hoặc Keo dưới. Chùa Keo Thái Bình được dựng năm 1632. Tác giả đưa đến cho người đọc những miêu tả rõ nét nhất về những địa điểm trong chùa như: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa thờ Phật, Đền thánh và tòa Giá roi, Gác chuông và Hai hành lang phía Đông và phía Tây, đưa cho người đọc cảm giác như đang được đi thăm Chùa Keo. [19] - “Chùa Keo – Ngôi cổ tự có nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị” (29/08/2021) đăng trên báo VietNamplus Bài viết này tác giả khẳng định: “Chùa Keo là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc và độc đáo” như bao bài viết khác, khai thác về chủ đề kiến trúc của Chùa Keo (Thái Bình) tác giả của bài viết này lại có lối đi riêng. Người này đi sâu vào quá trình xây dựng kết cấu vật liệu, kích thước của từng công trình của Chùa Keo. Đồng thời tác giả còn khai thác tính nghệ thuật trong từng kiến trúc, cái tài hoa trong cách xây dựng của người xưa khiến cho người đọc đang được ngược dòng về lịch sử. Bên cạnh đó tác giả còn khai 11
  20. thác thêm các hiện vật đang được lưu giữ tại ngôi chùa này và các giá trị lịch sử mà nó chứa đựng. [20] 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu di tích Chùa Keo – Thái Bình, để thấy được một cách tổng quan về những hệ giá trị của công trình như: giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, kiến trúc. Quan trọng là khai thác hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, đồng thời là đặt nền móng cho quá trình khai thác về kinh tế và du lịch lâu dài. - Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất những định hướng và biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm phát triển có hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Chùa Keo – Thái Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một số vấn đề lý luận về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích cổ. - Nghiên cứu thực trạng về hoạt động bảo tồn di tích Chùa Keo – Thái Bình. - Đánh giá những tồn tại trên địa bàn quản lý di tích và đề xuất nâng cao các hoạt động bảo tồn di tích Chùa Keo – Thái Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt đã được công nhận từ năm 2012 Chùa Keo – Thái Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về di tích Chùa Keo, thuộc địa phận thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2