intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến các mục đích sau: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài trên các phương diện nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian; thấy được vị trí và những đóng góp quan trọng của Tô Hoài đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài

  1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thiện khóa luận này, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, tổ bộ môn Văn học Việt Nam và ThS. Nguyễn Phƣơng Hà – giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Dƣơng Thị Hạnh
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Phƣơng Hà và không hề có sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình, tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Dƣơng Thị Hạnh
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5 7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 5 NỘI DUNG ................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................. 6 1.1. Thế giới nghệ thuật ................................................................................ 6 1.2. Tô Hoài – Hành trình sáng tác và phong cách nghệ thuật ....................... 7 1.2.1. Cuộc đời ...................................................................................... 7 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ...................................................................... 9 1.2.3. Phong cách nghệ thuật .............................................................. 11 1.3. Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài .. 14 CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA TÔ HOÀI ................................................................. 16 2.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................ 16 2.2. Các loại hình nhân vật ........................................................................... 17 2.2.1. Những con người nghèo khổ, bất hạnh ...................................... 17 2.2.2. Những con buôn vụ lợi .............................................................. 20 2.2.3. Những người đại diện cho Cách mạng, Chính phủ .................... 23
  4. CHƢƠNG 3: CÁC BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY ................................................................................. 26 3.1. Cốt truyện và kết cấu ............................................................................. 26 3.1.1. Cốt truyện ................................................................................. 26 3.1.2. Kết cấu ..................................................................................... 28 3.2. Ngôn ngữ............................................................................................... 30 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại mang đậm khẩu ngữ sinh hoạt.................... 30 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................... 35 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................... 37 3.3.1. Miêu tả ngoại hình .................................................................... 37 3.3.2. Miêu tả tâm lí ............................................................................ 41 3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật ....................................................... 44 3.4.1. Không gian nghệ thuật.............................................................. 44 3.4.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................. 47 KẾT LUẬN ................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tô Hoài là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cầm bút từ khoảng những năm 40 của thế kỉ XX, nhanh chóng trưởng thành và trở thành cây bút gạo cội của văn xuôi hiện đại. Trải qua những mốc lịch sử quan trọng của đất nước, hành trình lao động nghệ thuật của Tô Hoài vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. Với sức sáng tạo không ngừng, Tô Hoài đã tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà ít nhà văn nào sánh kịp. Sáng tác của Tô Hoài phong phú đa dạng về thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, kịch bản phim… Ở thể loại nào ông cũng đạt được thành tựu rực rỡ và tạo được phong cách riêng. Tác phẩm của Tô Hoài tập trung ở một số đề tài lớn: vùng quê ngoại thành Hà Nội, miền núi Tây Bắc – Việt Bắc trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi ức. Trong đó, miền núi là đề tài mà nhà văn rất tâm huyết. Có thể kể đến hàng loạt tác phẩm như: Truyện Tây Bắc, Họ Giàng ở Phìn Sa, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ… tiêu biểu là tiểu thuyết Miền Tây. Bằng vốn sống, vốn hiểu biết cùng với khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế của mình, Tô Hoài đã tái hiện hết sức sinh động bức tranh thiên nhiên và đời sống con người miền núi. Qua ngòi bút của nhà văn, các phong tục tập quán cũng như những nét văn hóa đẹp đẽ của người miền núi Việt Bắc nói riêng và Tây Bắc nói chung như hiện lên trước mắt và để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Tô Hoài là tác giả văn học được giảng dạy, học tập trong nhiều cấp ở nhà trường của chúng ta hiện nay: Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS. Vì thế, nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài giúp chúng ta hiểu đúng và cảm thụ tốt tác phẩm của ông là việc làm khoa học cần thiết và ý nghĩa. 1
  6. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài là một trong số các tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật đặc sắc, ông đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Hơn bảy mươi năm lao động nghệ thuật, ông cho ra đời hơn 160 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện, kí, truyện thiếu nhi, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm chú ý như: Truyện Tây Bắc, Cát bụi chân ai, Quê người, Quê nhà… Đặc biệt phải kể đến tiểu thuyết Miền Tây. Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967, là tác phẩm thuộc hệ thống các sáng tác về đề tài miền núi của Tô Hoài. Mặc dù là đứa con sinh sau nhưng Miền Tây vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tiểu thuyết đã đoạt được giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á Phi năm 1970 và được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, GS. Hà Minh Đức khẳng định: “Miền Tây là một tác phẩm có giá trị đánh dấu một thành tựu quan trọng của Tô Hoài về đề tài miền núi… Ông chú ý nhiều đến đặc điểm dân tộc của người H’mông từ phong tục tập quán sở thích đến diễn biến tâm lý của các nhân vật”. Điểm lại lịch sử nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của Tô Hoài, tác giả Khái Vinh trong bài Đọc Miền Tây đăng trên báo Nhân dân ngày 25/5/1969 cũng cho rằng: “Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh hấp dẫn đặc biệt là những chương miêu tả về các phiên chợ Phìn Sa trước Cách mạng, về phong tục tập quán của đồng bào của các dân tộc vùng cao… Đọc Miền Tây người ta bị thu hút bởi thiên nhiên và phong tục, tập quán của đồng bào miền núi”. 2
  7. Tác giả Nguyễn Văn Long trong bài Tô Hoài và một phong cách tiểu thuyết đăng trên trang http://thethaovanhoa.vn đã viết: “Cùng với vốn hiểu biết kỹ càng và nhiều mặt về các dân tộc ở Tây Bắc, tác giả đã khai thác nhiều tư liệu lịch sử, chính trị, quân sự, với ý đồ dựng lại sự vận động của lịch sử qua những biến đổi của cuộc sống, con người ở vùng Phìn Sa. Cuốn tiểu thuyết trình bày những bức tranh đối lập của hai thời kì xưa và nay trong cuộc sống và số phận những con người miền núi ở một vùng xa xôi (…) Đọc Tô Hoài người đọc tiếp xúc với vô số phong tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi… ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài biên giới. Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú sinh động như của nhà văn Tô Hoài”. Với GS. Phan Cự Đệ trong bài Tô Hoài với Miền Tây đăng trên báo Văn nghệ (số 268) cho rằng: “Miền Tây phần nào thể hiện được đặc điểm phong cách Tô Hoài, bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất liệu thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng trong tác phẩm của mình… Tô Hoài đã cố gắng tạo cho các nhân vật của mình có một thứ riêng, ngôn ngữ phản ánh tính cách… Trong tiểu thuyết Miền Tây, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng của quần chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới”. Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong bài Trau dồi tiếng Việt chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Miền Tây: “Theo dư luận mà tôi lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tô Hoài thì trong ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay chưa có một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt dũa tỉ mỉ từng chữ, từng câu làm cho những trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [10, 520]. 3
  8. Gần đây trong một số khóa luận, luận văn đã đề cập tới tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài: Vũ Thị Thanh trong Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Bản sắc văn hoá miền núi trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài đã khai thác vấn đề bản sắc văn hóa miền núi, đồng thời cũng đề cập khái quát về một số nhân vật chính và nhân vật phụ trong tác phẩm. Như vậy, nhìn lại lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về tiểu thuyết Miền Tây ở các phương diện ngôn ngữ nghệ thuật, thế giới nhân vật… Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu là những đề cập riêng biệt, lẻ tẻ, có tính chất khai phá, gợi mở. Kế thừa những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài với mục đích chứng minh, làm rõ hơn vấn đề trên, góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như những thành công về thể loại tiểu thuyết của Tô Hoài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài này, tác giả khóa luận hướng đến các mục đích sau: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian, thời gian. Thấy được vị trí và những đóng góp quan trọng của Tô Hoài đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài. Chỉ ra một số phương diện nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây. 4
  9. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Như tên gọi của đề tài, chúng tôi đi sâu tìm hiểu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài. Trong đó, người viết tập trung vào hai phương diện cơ bản: Thế giới nhân vật và một số phương diện về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, phạm vi mà chúng tôi khảo sát là tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài (Tuyển tập Tô Hoài (Tập 2), Nhà xuất bản Văn học, 1987). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích, bình giảng Phương pháp tổng hợp, khái quát 6. Đóng góp của khóa luận Góp phần khẳng định tài năng và sự sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của Tô Hoài. Đóng góp thiết thực vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài Chương 3: Các biểu hiện nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây 5
  10. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thế giới nghệ thuật Nhà văn Seđrin quan niệm: “Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Nói cách khác, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện như một thế giới nghệ thuật. Belinxki cũng từng nhận xét: “Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó”. Theo giáo trình Lí luận văn học, tác giả Trần Đình Sử cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là văn bản hình tượng – văn bản nội tại của văn bản ngôn từ. Gọi thế giới nghệ thuật là văn bản bởi các hình tượng có tính chất kí hiệu, có khả năng biểu hiện một phức hợp ý nghĩa – tư tưởng nhất định mà người ta cần đọc từng bộ phận, chi tiết để nhận ra. Gọi bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong nhà văn. Thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật…Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một tờ giấy. Tuy nhiên chúng không thể liên thông” [9, 81]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào 6
  11. lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [4, 302]. Có thể thấy, thế giới nghệ thuật trong văn học phản ánh vũ trụ và con người theo cách riêng của nó. Nhà văn – người nghệ sĩ muốn khẳng định tài năng, cá tính riêng của mình thì phải tạo ra được thế giới nghệ thuật riêng. Nó bao gồm không gian, thời gian riêng, quy luật tâm lí và quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… và xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật. Như vậy, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với quan niệm riêng về thế giới, cắt nghĩa về thế giới, giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Mặt khác, văn học lấy chất liệu là hiện thực khách quan song mỗi nhà văn lại có cái nhìn và cảm nhận khác nhau. Vì thế, mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nó đặt ra nhiệm vụ cho người tiếp nhận là phải tìm hiểu để có thể bước vào thế giới của tác phẩm. Có thể kể đến các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ thuật như: không gian, thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Khi nghiên cứu bất kì một tác phẩm văn học nào, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là điều cần thiết. Nó sẽ giúp người đọc phần nào hiểu được quan niệm nghệ thuật, ý đồ, mục đích sáng tạo của tác giả. Vì thế, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài cũng không nằm ngoài mục đích đó. 1.2. Tô Hoài – Hành trình sáng tác và phong cách nghệ thuật 1.2.1. Cuộc đời Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại quê ngoại – làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). 7
  12. Ông sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Bút danh Tô Hoài cũng xuất phát từ hai địa danh sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức (quê ngoại nhà văn). Thuở nhỏ, Tô Hoài chỉ được học hết tiểu học rồi sớm trở thành anh thợ cửi như bao thanh niên khác. Sau đó, ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: bán hàng, dạy học tư, coi kho, kế toán hiệu buôn… trải qua những ngày tháng thất nghiệp tủi nhục không một đồng xu dính túi. Cuộc sống khổ cực được Tô Hoài tái hiện qua cuốn Tự truyện bằng nỗi xót xa và cay đắng: “Ngày ngày tôi cuốc bộ vào thành phố tha thẩn ở các vườn hoa. Tôi xem kiến bò đến tận hôm tôi có thể phân biệt rạch ròi ra từng loại kiến xây tổ khác nhau”. Chính hoàn cảnh xuất thân, cuộc sống khó khăn của gia đình… đã tác động sâu sắc đến Tô Hoài khiến ông có sự đồng cảm với những số phận bé nhỏ, kiếp người lao động vất vả trong xã hội. Đồng thời, đây cũng là những kiến thức thực tế trong những trang viết đầy tính chân thực của nhà văn sau này. Tô Hoài đến với nghề văn hết sức tự nhiên. Ông viết văn bằng vốn sống trực tiếp với sự thôi thúc từ bên trong của tâm hồn chứa chan cảm xúc. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du khẳng định: “Cảm tưởng như bao nhiêu kinh nghiệm hàng ngày, trước sau đều được nhà văn đưa hết vào trang giấy. Ông sống để viết và phải viết, như phải ăn phải uống”. Tô Hoài viết rất nhiều, dường như những câu chuyện của ông không bao giờ vơi cạn. Càng viết, nhà văn càng chứng tỏ năng lực của mình, sự hăng say và sáng tạo... Tô Hoài sớm tham gia hoạt động chính trị. Trước cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt Minh, viết báo bí mật. Sau năm 1945, Tô Hoài làm báo Cứu quốc – cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Tháng 10 năm 1946, ông được vinh dự đứng trong hàng 8
  13. ngũ của Đảng Cộng Sản. Từ đây ông càng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động cách mạng. Năm 1957, Tô Hoài được bầu làm Tổng thư kí của Hội, rồi giữ chức chủ tịch Hội Văn nghệ Việt Nam. Không chỉ có vậy, ông còn tham gia các hoạt động xã hội khác như: đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó chủ tịch ủy ban đoàn kết Á – Phi, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Ấn, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội hữu nghị Việt – Xô. Chính quá trình tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau đã giúp Tô Hoài gắn bó khăng khít hơn với quần chúng nhân dân đặc biệt là người lao động. Vốn hiểu biết cùng với sự từng trải đó đã trở thành nguồn tư liệu quý giá cho cuộc đời viết văn của ông sau này. Tô Hoài vinh dự được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác  Trƣớc Cách mạng tháng Tám Tô Hoài là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực, thành công ở nhiều thể loại: + Truyện ngắn: Dế mèn phiêu lưu ký (1941), O Chuột (1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944) + Hồi kí: Cỏ dại (1944) + Tiểu thuyết: Quê người (1941) Sáng tác của Tô Hoài thời kì này tập trung vào hai mảng đề tài: truyện đồng thoại về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. Truyện viết về loài vật của Tô Hoài có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm đầu tay Dế mèn phiêu lưu ký là một thành công xuất sắc của Tô Hoài, khẳng định vị trí của ông trên văn đàn. Viết về loài vật, Tô Hoài tìm đến hình thức sáng tác đồng thoại. Ông đã 9
  14. viết về thế giới loài vật trong cảm quan sinh hoạt, phong tục như đời sống của con người. Bên cạnh truyện viết về loài vật, đề tài miêu tả cảnh đói nghèo của người dân ở vùng ven Hà Nội, sống bằng nghề dệt thủ công, cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những những người nông dân, thợ thủ công quanh năm lam lũ, điêu đứng vì miếng cơm manh áo, phiêu bạt nơi đất khách quê người. Có thể kể đến những tác phẩm như: Nhà nghèo, Ông Cúm bà Co, Xóm Giếng ngày xưa… Với cái nhìn khách quan, chân thực, mỗi tác phẩm của Tô Hoài đều là minh chứng phản ánh cuộc sống nghèo đói, lạc hậu bấp bênh của người dân nghèo trước Cách mạng. Qua đó, Tô Hoài đã khẳng định được vị trí của một nhà văn hiện thực. Ở đề tài nào và đối tượng phản ánh nào, thế giới nghệ thuật của ông đều thấm đượm tính nhân văn.  Sau cách mạng tháng Tám Cách mạng tháng Tám đánh dấu một bước chuyển biến trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài. Ông đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời các vấn đề mới của đời sống và sáng tác thành công ở nhiều thể loại khác nhau: + Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972), Người một mình (1998)… + Truyện thiếu nhi : Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999) + Tiểu thuyết: Mười năm (1957), Miền Tây (1967), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Đảo hoang (1976), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981), Họ Giàng ở Phìn Sa (1984), Nhớ Mai Châu (1988). + Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Nhật kí vùng cao (1969), Lăng Bác Hồ (1977), Tự truyện (1978), Hoa hồng vàng song cửa (1981), Cát bụi chân 10
  15. ai (1992), Chuyện cũ Hà Nội (1998), Chiều chiều (1999), Ba người khác (2006)… + Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn (1997). Giai đoạn này, Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ánh trong phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội mà ông còn hướng đến một không gian rộng lớn hơn. Đó là cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tô Hoài viết về Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình. Tiêu biểu cho mảng sáng tác về đề tài miền núi có thể kể đến: Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc và đặc biệt là tiểu thuyết Miền Tây. Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí và hồi kí: Cát bụi chân ai, Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Tự truyện… Qua các tác phẩm, người đọc nhận ra nhà văn đã đặt đời sống vào điểm nhìn cá nhân, cái nhìn về đời sống về con người được dân chủ hóa. Tóm lại, toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới. Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.3. Phong cách nghệ thuật Hoàn cảnh gia đình, xã hội, bản thân đã đưa Tô Hoài đến với nghề văn. Ông cho rằng văn học có khả năng nói được những điều giản dị của đời sống xung quanh, những trải nghiệm cơm áo hàng ngày. Mọi chuyện vui buồn trong đời sống sinh hoạt đều được nhà văn chuyển tải lên trang giấy. Bạn bè, 11
  16. hàng xóm… đều có thể bắt gặp câu chuyện, lời nói của họ trong sáng tác của ông. Bởi “người ta nói thế nào tôi cứ theo thế mà xào xáo thành văn… tôi biết rất rõ tiếng này chính ngày trước ai hay nói, bà tôi, mẹ tôi, ông hàng xóm…” [8, 152]. Ông luôn có ý thức sâu sắc học tập lời ăn, tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động. Trong khi các nhà văn hiện thực quan niệm tiểu thuyết phải là sự thực ở đời, phản ánh đời sống qua xung đột giai cấp, quan hệ giàu nghèo thì sáng tác của Tô Hoài chủ yếu vẫn nhìn con người ở góc độ đời tư. Họ là những người lao động nhỏ bé, giản dị gắn với cuộc sống đời thường. Theo Tô Hoài, con người trước khi là một ai đó thì trước hết phải là chính mình với tất cả những gì mà tạo hoá đã ban tặng; cũng vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, cũng có mặt tốt và mặt xấu. Ông không chỉ nêu ra những thói hư tật xấu của con người mà còn gián tiếp khẳng định ẩn sâu trong mỗi con người luôn có mặt tốt đẹp làm nền tảng đạo đức. Điều đó được phản ánh qua tác phẩm Quê người. Nhân vật Thoại đánh liều ra đồng bắt trộm chó không thành nên vợ chồng con cái đùm dúm dắt nhau đi lang bạt nơi đất khách quê người. Lão lái Khế (Khách nợ) hạch sách, dọa nạt, moi tiền con nợ bằng nhiều mẹo vặt, nhưng lão vẫn còn nhận ra cảnh cùng kiệt của nhà Hương Cay. Rõ ràng, con người tha hóa trong văn Tô Hoài không hoàn toàn biến chất. Con người trong sáng tác của Tô Hoài hiện lên như những số kiếp tự nhiên, dường như muôn thuở họ phải đối mặt với những chuyện mưu sinh, cơm áo gạo tiền… Viết về những kiếp người lao động nhỏ bé, bình dị xung quanh cuộc sống của mình, nhà văn dường như am hiểu tâm lý, tư tưởng tình cảm của họ. Những câu chuyện, con người đó hiện lên sinh động, sắc nét trong trang văn của Tô Hoài. Đó là thân phận của bà lão Vối (Mẹ già) buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Đó là số phận khổ cực của anh Duyện (Nhà nghèo) quanh năm điêu đứng vì miếng cơm manh áo. 12
  17. Khi viết về những người chiến sĩ hoạt động cách mạng, Tô Hoài cũng ít khi lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình hoặc phẩm chất tính cách mà dưới ngòi bút của ông họ vừa có phẩm chất, vừa có thói tật, vừa có cái xấu, cái tốt như một con người bình thường. Họ cũng chỉ là những con người giữa đời thường, cũng vất vả, cũng nhút nhát… Vì thế, nhân vật trong văn Tô Hoài rất bình dị, thân thuộc với độc giả. Có thể kể đến nhân vật Nghĩa (Miền Tây), A Châu (Vợ chồng A Phủ), Đức Xuân (Núi cứu quốc)… Viết về thế giới loài vật, những trang văn được Tô Hoài miêu tả cũng rất gần gũi, đời thường. Ông viết về chuồn chuồn kim, gi đá, dế mèn, chim chóc… Đó những con vật bé nhỏ, “xoàng xĩnh” nhất nhưng nó rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người, mang tính cách, số phận như con người. Đó là mụ Ngan trong tác phẩm cùng tên, tính nết vô tâm đần độn quá, tranh ăn với cả lũ con thơ; là Gà mái (Một cuộc bể dâu) vừa là “một người đàn bà giỏi giang (…) Một bậc mẹ hiền gương mẫu”. Vợ chồng Gi đá (Đôi Gi đá) chăm chỉ không quản gió mưa, cần mẫn “làm nhà” trên cây hồng bì. Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng chú ý miêu tả cuộc sống sinh hoạt, những phong tục quen thuộc của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Ông ít tập trung vào những mâu thuẫn xã hội mang tính đối kháng quyết liệt, mà đi sâu phản ánh cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập tục nơi chôn rau cắt rốn. Đó cũng là nơi những người nông dân, thợ thủ công cùng ở một làng cùng làm một nghề, cùng quan tâm đến những buồn vui, tốt xấu trong cuộc sống theo quy luật tự nhiên của nó. Trong văn Tô Hoài luôn lưu giữ một kho kiến thức về phong tục tập quán của người Việt, nếu tước bỏ đi ý nghĩa phong tục thì tác phẩm sẽ không còn vẻ hấp dẫn vốn có nữa. Đó là nạn tảo hôn (Vợ chồng trẻ con), ma chay, cưới xin (Quê người), tục cướp vợ, cho vay lãi, trình ma (Vợ chồng A Phủ), phạt vạ (Cứu đất cứu Mường), tục đấu vật, bắn nỏ (Nỏ thần)… 13
  18. Không chỉ có vậy, thiên nhiên trong văn Tô Hoài cũng được miêu tả như trong cuộc sống thực. Đó không chỉ là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ với những màu sắc rực rỡ của cỏ cây hoa lá (Miền Tây, Nỏ thần, Đảo hoang…), mà còn là hình ảnh thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt, đem đến không ít những hiểm nguy cho con người (Miền Tây, Nhớ Mai Châu…). Bằng sự cảm thông, lòng yêu mến đối với những con người sống xung quanh mình, Tô Hoài đã khá tinh tế và sâu sắc khi phản ánh cuộc sống và con người đời thường trong mỗi trang viết. Qua các tác phẩm của mình, nhà văn đã thể hiện cách nhìn về đời sống, cách nhìn nhận về con người tạo nên quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời thường; quan niệm nghệ thuật về sinh hoạt, phong tục. Điều đó đã tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài. 1.3. Vị trí của tiểu thuyết Miền Tây trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài Tiểu thuyết Miền Tây ra đời năm 1967. Lúc bấy giờ, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh giành độc lập. Tác phẩm kể về gia đình bà Giàng Súa và những người dân ở Phìn Sa thuộc miền núi Tây Bắc. Nhân vật chính là bà Giàng Súa. Chồng chết khi đi phu cho quan, bốn mẹ con bị hàng xóm cho là có ma nên hắt hủi, xua đuổi phải dắt díu nhau chạy trốn vào rừng sống chui lủi. Cách mạng thành công, bà Giàng Súa trở về được sống trong tình thương và sự đùm bọc của làng xóm, Đảng, Chính phủ. Bà tự hào vì sự trưởng thành của các con. Thào Khay trở thành y sĩ, là một cán bộ gương mẫu của Đảng, giữ trọng trách trong châu ủy Châu Yên. Thào Mỵ được cử xuống Hà Nội học y, cống hiến và phục vụ nhân dân, Tổ quốc. Trước cách mạng, cuộc sống của người dân ở miền núi thường được các nhà văn thi vị hóa. Dưới ngòi bút của họ, cuộc sống trên những vùng cao là một thế giới riêng biệt, khác hẳn với chốn phồn hoa đô thị. Đó là một thế giới đầy mơ mộng vớ những cô gái dân tộc xinh đẹp, thuần hậu, những phiên 14
  19. chợ tình đầy sức hấp dẫn. Với tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài đã cho người đọc thấy thế giới mơ mộng ấy chính là nơi chứa đầy những hủ tục, tục lệ lạc hậu. Trong đó bọn cường hào, thống lý ra sức bóc lột áp bức nông dân. Bằng vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết sâu sắc về đồng bào miền núi, nhà văn dùng ngòi bút kịch liệt lên án các hủ tục, tục lệ lạc hậu, thối nát ở miền núi, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp ở các vùng cao trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời qua tiểu thuyết Miền Tây, Tô Hoài cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của Cách mạng đã làm thay đổi cuộc sống tăm tối, tù túng của người đồng bào miền núi, giúp họ thoát khỏi những quan niệm, hủ tục lạc hậu để xây dựng cho quê hương, đất nước. 15
  20. CHƢƠNG 2 HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MIỀN TÂY CỦA TÔ HOÀI 2.1. Khái niệm nhân vật Có thể thấy, nhân vật là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm văn học. Nó có vai trò quan trọng trong việc tái hiện hiện thực xã hội và thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật còn là nơi nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của chính bản thân mình về con người. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng… thể hiện quan niệm nghệ thuật và liên tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện” [4, 235]. Khái niệm nhân vật còn được định nghĩa trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm rằng: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm, hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2