intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

36
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu "Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố" đi sâu phân tích thế giới nhân vật (Ngoại hình, hành động, tâm lí) để nắm bắt thấu đáo tư tưởng của nhà văn. Qua đó, hiểu sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà Nho viết văn theo lối Tây học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢƠNG THẢO NGÂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== LƢƠNG THẢO NGÂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Thành Đức Bảo Thắng, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lương Thảo Ngân
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố” là kết quả nghiên cứu của riêng em,có sự tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc, dƣới sự giúp đỡ khoa học của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lương Thảo Ngân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 5 7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG ................................................................................................ 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 7 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học .......................... 7 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học............................................................... 7 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật ............................................................. 11 1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết ......................................... 12 1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng ......................................................... 13 1.3.1. Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt Nam(1930-1945) .. 13 1.3.1.1. Cuộc đời ...................................................................................... 13 1.3.1.2. Sự nghiệp ..................................................................................... 14 1.3.2. Tiểu thuyết Lều chõng...................................................................... 16 Chƣơng 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ ........................................................... 21 2.1. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng tiến bộ ................................................ 21 2.2. Nhân vật đại diện cho tƣ tƣởng bảo thủ ............................................... 25 2.2.1. Nhân vật tuân thủ khuôn mẫu lỗi thời............................................... 25 2.2.2. Nhân vật mất chí hướng, sĩ khí......................................................... 26
  6. 2.2.3. Nhân vật với danh vọng mù quáng ................................................... 31 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ ........................................... 35 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống trong hoàn cảnh điển hình ................. 35 3.1.1. Không gian ..................................................................................... 35 3.1.2. Thời gian ........................................................................................ 36 3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ............................................................... 37 3.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động .................................... 37 3.2.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ................................................... 37 3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động …………………………………… 39 3.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật .................................................................... 44 3.2.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nửa trực tiếp ........ 45 3.2.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại ............................. 48 3.2.3. Miêu tả qua ngôn ngữ...................................................................... 50 3.2.3.1. Ngôn ngữ đối thoại thân mật, suồng sã .......................................... 50 3.2.3.2. Ngôn ngữ cung kính, trang nghiêm, lễ độ....................................... 51 KẾT LUẬN.............................................................................................. 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lƣu văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Hơn 30 năm cầm bút, Ngô Tất Tố đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp văn học nƣớc nhà ở nhiều thể loại. Với thể loại nào, nhà văn cũng viết bằng tất cả trái tim, sự thấu hiểu, sức sáng tạo và khám phá của mình. Chính điều đó đã giúp cho tác phẩm của ông có một vị trí vững chắc không thể lay chuyển trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Hơn nửa thế kỉ đi qua, đã có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình đi sâu tìm hiểu, khai thác về cuộc đời, sự nghiệp, về các khía cạnh khác nhau trong thế giới nghệ thuật đa dạng, độc đáo của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá, mở rộng về Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông chƣa bao giờ là cũ vì ở đó còn rất nhiều khía cạnh, nét độc đáo mà chúng ta cần khám phá, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết. 1.2. Lều chõng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi bật của Ngô Tất và chứa nhiều giá trị độc đáo. Một mặt, tác phẩm thể hiện khả năng miêu tả tinh tế, tỉ mỉ, sắc sảo, hàm chứa bao suy tƣ, trăn trở của Ngô Tất Tố. Mặt khác, thông qua tác phẩm của mình, nhà văn giúp ngƣời đọc đời sau biết và hiểu về chế độ khoa cử một thời, với nhiều tâm trạng khác nhau. Một trong những yếu tố đem lại sự thu hút, lôi cuốn cho Lều chõng chính là thế giới nhân vật - những con ngƣời với cá tính đặc trƣng, riêng biệt đã đƣợc Ngô Tất Tố khắc họa bằng tất cả cảm nhận và sự sáng tạo của cá nhân. Qua thế giới ấy, ngƣời đọc không chỉ thấy bóng dáng của nhà nho đậm chất lãng tử, tài hoa, phóng túng Ngô Tất Tố mà còn cảm nhận đƣợc những trăn trở, suy tƣ cũng nhƣ thái độ của ông về chế độ khoa cử trong thời kì suy tàn, mạt vận của chế độ phong kiến. 1
  8. 1.3. Tìm hiểu về tiểu thuyết Lều chõng là một việc làm có nghĩa thiết thực và vô cùng cần thiết đối với một ngƣời nghiên cứu văn học nói chung và với một ngƣời sinh viên Sƣ phạm Ngữ văn nói riêng. Đây là hoạt động học tập quan trọng, vừa giúp ngƣời học trang bị thêm kiến thức cho bản thân, vừa giúp họ quen dần với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Với những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. 2. Lịch sử vấn đề Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn lớn, đã đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam nói chung và dòng văn học hiện thực phê phán nói riêng một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ, đa dạng với nhiều thể loại. Sự nghiệp sáng tác văn học của Ngô Tất Tố kéo dài gần ba thập kỉ, đƣợc đánh dấu bằng việc dịch tác phẩm Cẩm hương đình (1923) và kết thúc là vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi thị Phác (1951). Song thời kì văn chƣơng của ông thực sự bùng nổ và sáng chói nhất là những năm 1930 – 1945. Các tác phẩm đƣợc nhắc đến nhiều nhất là: Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng, Tập án cái đình đều đƣợc nhà văn thai nghén và cho ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến 1940. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng khởi đầu của việc khai thác, đánh giá về con ngƣời cũng nhƣ sự nghiệp văn chƣơng Ngô Tất Tố là bài viết của Vũ Trọng Phụng với tựa đề Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng trên báo thời vụ, số 100, ra ngày 31/01/1939. Ở bài viết này, Vũ Trọng Phụng đã lên tiếng khẳng định và nhấn mạnh giá trị to lớn về mọi mặt của Tắt đèn. Ông trách cứ cái sự ít ỏi, thiếu vắng của những tác phẩm viết về đề tài làng quê trong khi nƣớc ta là một nƣớc có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Và ngay chính lúc ấy, Ngô Tất Tố xuất hiện, giống nhƣ một luồng sinh khí dồi dào thổi vào nền văn học nƣớc nhà, làm cho nền văn học ấy càng thêm phần sống động và mãnh liệt. Vũ Trọng phụng đã nhiệt liệt giới thiệu ông đến với toàn bộ công chúng. 2
  9. Ngô Tất tố, từ một nhà báo xuất chúng chuyển sang viết tiểu thuyết và thật bất ngờ khi những tác phẩm mới ra đã gây đƣợc tiếng vang rất lớn nhƣ Lều chõng và Việc làng. Những tác phẩm này ra đời đã củng thêm chỗ đứng vững chắc cho Ngô Tất Tố trên thi đàn văn học. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét Ngô Tất tố là nhà văn của làng quê Việt Nam, am hiểu sâu sắc cuộc sống, con ngƣời và phong tục nơi thôn quê. Sau khi Ngô Tất Tố mất, sự nghiên cứu và tìm hiểu về ông cũng không vì thế mà dừng lại, vẫn còn rất nhiều bài viết về nhà văn tài năng này nhƣ : Ngô Tất Tố như tôi đã biết của Nguyễn Đức Bính (Tạp chí văn nghệ số 61, tháng 6, năm 1962), Đọc lại Việc làng của Bùi Huy Phồn ( tạp chí văn nghệ số 8, tháng 1, năm 1958), Ngô Tất Tố của Nguyên Hồng (Tạp chí văn nghệ số 54, tháng 8, năm 1954),…chứng tỏ hút mạnh mẽ của một con ngƣời tài năng. Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu về Ngô Tất Tố cũng nhƣ các tác phẩm nổi bật của ông và đƣợc nói đến nhiều hơn hết là tác phẩm Tắt đèn. Từ khi Lều chõng của Ngô Tất Tố ra đời, những bài viết về riêng tác phẩm này vẫn còn khá thƣa thớt và lẻ tẻ, có thể chỉ đƣợc đề cập đến một khía cạnh nào đó qua một công trình nghiên cứu chung về các tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố nhƣ: Luận văn thạc sĩ của Bế Hùng Hậu (Đại học Thái Nguyên) đi sâu nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố, trong luận văn, tác giả có tìm hiểu, trích dẫn ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm khác nhau của Ngô Tất Tố và có lấy những dẫn chứng ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong Lều chõng. Lều chõng cũng đƣợc nói đến trong một số bài báo. Trên báo An ninh thế giới, số ra 04/05/2009, bài viết của tác giả Cao Đắc Điểm có nói về Lều chõng để giúp ngƣời đọc thấy rõ những nét suy vi của nền Hán học đƣơng thời, từ việc tổ chức thi đến đi học, đi thi. 3
  10. Trên tạp chí Tia sáng, số ra ngày 19/04/2011cũng có một bài viết với tựa đề Tản mạn về Lều chõng với nội dung chính cũng là nói đến việc thi cử và liên hệ từ chuyện ngày xƣa ra chuyện ngày nay. Qua đó, ta có thể khẳng định còn thiếu vắng các công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác phẩm Lều chõng. Đặc biệt, chƣa có công trình nào nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách hệ thống. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố với mong muốn góp phần làm sâu sắc hơn cái nhìn, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời cũng nhƣ giá trị của tác phẩm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố, chúng tôi muốn đi sâu phân tích thế giới nhân vật (Ngoại hình, hành động, tâm lí) để nắm bắt thấu đáo tƣ tƣởng của nhà văn. Qua đó, hiểu sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của một nhà Nho viết văn theo lối Tây học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu: - Khái niệm nhân vật; vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết. - Các loại hình nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. - Phân tích, đánh giá hiệu quả và sự đóng góp của việc xây dựng hệ thống các nhân vật trong Lều chõng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. 4
  11. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. Để so sánh, chúng tôi tham khảo các tiểu thuyết trong cùng giai đoạn, của nhiều trào lƣu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau : - Phƣơng pháp lịch sử - xã hội: Đặt sáng tác của Ngô Tất Tố trong hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm. - Phƣơng pháp thống kê: thống kê và phân loại các nhân vật trong tiểu thuyết để dễ dàng phân tích, nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Từ những phân tích cụ thể trong tiểu thuyết Lều chõng để đƣa ra những kết luận phù hợp với định hƣớng nghiên cứu. 6. Đóng góp của khóa luận Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng, chúng tôi muốn làm nổi bật những nét độc đáo và khẳng định đóng góp tích cực, sáng tạo của Ngô Tất Tố. Qua đó, hiểu thấu đáo hơn về tƣ tƣởng và tài năng của nhà văn. Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu học tập, nghiên cứu hữu ích cho việc tìm hiểu về sự nghiệp văn chƣơng của Ngô Tất Tố. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận đƣợc tổ chức thành ba chƣơng. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 5
  12. CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỀU CHÕNG CỦA NGÔ TẤT TỐ 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nhân vật là đối tƣợng không thể thiếu của văn học. Nhằm mô phỏng hiện thực một cách sinh động, hình tƣợng thì nhà văn đã xây dựng và sử dụng các nhân vật của mình nhƣ một phƣơng tiện cơ bản để thực hiện điều đó. Nhân vật với những nét tính cách khác nhau, hành động, diện mạo khác nhau đƣợc nhà văn sáng tạo nên trong tác phẩm của mình đã thể hiện nhận thức của tác giả về một cá nhân, một loại ngƣời hay một vấn đề nổi bật nào đó trong xã hội. Đã có nhiều quan điểm, nhận định, cách định nghĩa khác nhau về nhân vật đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra trƣớc đó, nhƣ: - Theo Từ điển văn học: “nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tƣ tƣởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[9, tr.86]. Định nghĩa này nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nhân vật với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó tới các yếu tố hình thức tác phẩm. - Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân lại cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trọng tâm để xem xét sáng tác của nhà văn, một khuynh hƣớng trƣờng phái hay dòng phong cách. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, 7
  14. nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống con ngƣời”[1, tr.24]. Đây là khái niệm mà nhân vật đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn và trƣờng phái văn học. Nhân vật văn học góp phần bộc lộ phong cách sáng tạo, cá tính riêng của mỗi nhà văn và thể hiện những màu sắc khác nhau, mang những dấu ấn riêng biệt của các trƣờng phái văn học. - Trong Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm về nhân vật của các tác giả có phần thu hẹp hơn: “con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha ) (...) có khi sử dụng nhƣ một ẩn dụ, không chỉ con ngƣời cụ thể nào cả. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất với con ngƣời có thật trong cuộc sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con ngƣời” [7, Tr.235]. - Nhân vật lại đƣợc định nghĩa theo một cách khác trong cuốn Lý luận văn học, GS. Hà Minh Đức chủ biên: “Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, đặc điểm tính cách... và cần lƣu ý thêm một điều, thực ra khái niệm nhân vật thƣờng đƣợc quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc không tên, đƣợc khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con ngƣời” [6, Tr.102]. Trong văn học, phân loại nhân vật theo loại hình, gồm: - Nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ: 8
  15. + Nhân vật chính: là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Nhân vật chính thƣờng đƣợc nhà văn miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết từ ngoại hình, dáng điệu, lời nói, hành động và đời sống nội tâm phong phú qua đó làm bật lên nét tính cách, phẩm chất đặc trƣng của các nhân vật. Nhân vật chính là nhân vật đƣợc nhắc đến nhiều trong tác phẩm, có mặt trong các mối mâu thuẫn, xung đột cơ bản của tác phẩm và là những nhân vật phản ánh tƣ tƣởng, tâm tƣ, tình cảm mà ngƣời viết muốn truyền tải. Số lƣợng nhân vật chính phụ thuộc vào dung lƣợng hiện thực, diễn biến và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm mà có ít hay nhiều nhân vật. + Nhân vật trung tâm: Nằm trong những nhân vật chính, là nơi tập trung tất cả mối mâu thuẫn tác phẩm, thể hiện tập trung nhất tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm. Nhân vật trung tâm đƣợc tác giả xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ, góp phần làm nổi bật đề tài, chủ đề tác phẩm và nhân vật đó phải nằm trong xung đột tác phẩm, ở về một phe xung đột, bị ảnh hƣởng, tác động khi xung đột giải quyết. + Nhân vật phụ: Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu trong toàn bộ tác phẩm. Là những nhân vật đƣợc nói đến ít, không đƣợc miêu tả tập trung từ đầu đến cuối tác phẩm, mà chỉ đƣợc điểm qua ở một giai đoạn hay diễn biến nào đó. Nhân vật phụ chỉ góp phần hỗ trợ, bổ sung nhằm làm nổi bật nhân vật chính chứ không đƣợc làm cho nhân vật chính bị lu mờ. Số lƣợng nhân vật phụ thƣờng nhiều hơn nhân vật chính và nhân vật trung tâm. Tuy chỉ là phụ nhƣng cũng có nhiều nhân vật vẫn đƣợc các nhà văn miêu tả một cách kĩ lƣỡng, có cuộc đời, số phận và tính cách riêng. Họ cũng chính là những mảng màu không thể thiếu để tạo nên một bức tranh đời sống hoàn chỉnh và đa sắc. - Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện + Nhân vật chính diện: là nhân vật đại diện cho lực lƣợng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Nhân vật chính diện đƣợc xây dựng 9
  16. với những phẩm chất hoàn hảo, là nhân vật tiêu biểu, hội tụ những tinh hoa, đại diện cho một lớp ngƣời, hạng ngƣời. Họ mang trong mình những suy nghĩ tích cực, họ đẹp cả về diện mạo lẫn bản chất con ngƣời. + Nhân vật phản diện: là những con ngƣời chống lại lý tƣởng, quan điểm đạo đức tốt đẹp của thời đại, xã hội. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau: Cổ đại và trung đại: Cái xấu đƣợc tô đậm, phóng đại để phê phán kịch liệt. (VD: nhân vật phản diện trong truyện cổ tích là 100% ác). Thời hiện đại: Trong văn học hiện thực, nhiều khi không phải do vi phạm đạo đức, làm điều xấu, mà là do thiếu tính ngƣời, thiếu ý thức ngƣời. Qua những nhận định, khái niệm trên, ta có thể nhận thấy các nhà nghiên cứu trong nƣớc đã đƣa ra những quan niệm cụ thể về nhân vật văn học. Những nhận định đó không thống nhất hoàn toàn mà vẫn có những sự khác biệt nhất định vì đó là những ý kiến, cách đánh giá mang tính chủ quan dựa trên sự nghiên cứu những nét đặc trƣng của nhân vật. Song, tuy có sự khác nhau trong cách khám phá, nhìn nhận nhân vật nhƣng các ý kiến vẫn tựu lại ở một điểm chung, khẳng định : nhân vật văn học là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm, là phƣơng tiện để nhà văn phản ánh đời sống, thể hiện tài năng của bản thân qua việc quan sát, miêu tả, tạo dựng nhân vật một cách độc đáo, sáng tạo. Nhân vật chính là minh chứng sống động của một thời kì lịch sử nhất định, dẫn dắt ngƣời đọc vào cái thế giới riêng mà nhà văn tạo ra, làm cho ngƣời đọc nhƣ đƣợc sống trong chính cái thời điểm đó, hòa mình cùng những diễn biến của tác phẩm. Nghiên cứu về tác phẩm văn chƣơng, bên cạnh việc khai thác nội dung thì cần phải tiếp cận nhân vật để tìm ra cái mới, cái lạ, cái hay trong ngòi bút nhà văn và đƣa ra kết luận về những đóng góp riêng, phong cách riêng của nhà văn đó. 10
  17. Những quan điểm về nhân vật văn học nhƣ trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố nói riêng. 1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật Trong nghiên cứu văn học, khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng. Thế giới nhân vật là chỉ tất cả những nhân vật xuất hiện trong một tác phẩm, những con ngƣời đó đƣợc vẽ lên bằng sự sáng tạo của nhà văn và đƣợc họ gửi gắm tƣ tƣởng của chính mình vào những đứa con tinh thần ấy. Thế giới ấy là một thế giới độc lập và mang tính chỉnh thể, nó có sức sống, màu sắc và hƣơng vị riêng tùy thuộc vào khả năng tạo dựng, tái hiện của nhà văn. Thế giới nhân vật cũng là một phạm trù thuộc về thế giới nghệ thuật; cũng là đứa con tinh thần đƣợc hun đúc, sản sinh và nuôi nấng từ trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghệ sĩ và nó chỉ xuất hiện trong những sáng tác văn học hay những sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, đƣợc sáng tạo theo những quy luật nhất định, có hình hài, tính cách, phẩm chất riêng đƣợc đặt trong không gian, thời gian đa dạng và có những việc làm, hành động cụ thể, thể hiện một quan điểm nghệ thuật nhất định nào đó của tác giả. Thế giới nhân vật trong một tác phẩm cụ thể đƣợc tạo nên bằng chính là sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ, kĩ lƣỡng của ngƣời sáng tạo. Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ấy đều đƣợc giới thiệu chi tiết qua một số khía cạnh nào đó nhƣ các mối quan hệ của nhân vật, môi trƣờng sống và hoạt động, diện mạo, tâm tƣ, tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử của họ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội nhƣ thế nào?...Qua đó mà bạn đọc có thể hình thành những suy nghĩ, sự hình dung của cá nhân về nhân vật và cho ra những cách đánh giá khác nhau. Chính vì những lẽ đó mà thế giới nhân vật mang một độ bao phủ, mức khái quát rộng hơn so với hình tƣợng nhân vật. Những con ngƣời trong văn học vì thế mà cũng trở nên gần gũi, giản dị, chân 11
  18. thật, giống với những con ngƣời ngoài đời thực hơn tuy vẫn mang trong mình ý nghĩa khái quát, tƣợng trƣng. Trong thế giới nhân vật, ngƣời ta có thể nhóm hợp các nhân vật có sự tƣơng đồng vào những kiểu loại nhỏ hơn dựa vào những căn cứ nhất định. Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả có thể xây dựng cho mình những thế giới nhân vật riêng tùy thuộc vào tài năng của mỗi ngƣời, mỗi thể loại văn học cũng có những thế giới nhân vật riêng phù hợp với quy luật của từng thể loại. 1.2. Vai trò, vị trí của nhân vật trong tiểu thuyết Nhân vật là một trong những thành phần quan trọng và không thể thiếu để tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cũng nhƣ nét đặc sắc cho tiểu thuyết. Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Trong tiểu thuyết thì nhân vật có vai trò, vị trí nhƣ thế nào? Điều quan trọng trong tiểu thuyết, với cách nghĩ của Trần Thanh Hiệp: "phải là vấn đề nhân vật. Ngƣời ta sẽ tìm thấy bộ mặt con ngƣời trong các nhân vật của tiểu thuyết (…) Trong tiểu thuyết, ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn”[8, tr.93-94]. Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh lại quan niệm rằng: “Viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con ngƣời”[11, tr.52] và con ngƣời trong tiểu thuyết chính là những nhân vật của tiểu thuyết đó. Doãn Quốc Sỹ trong Văn học và tiểu thuyết đã đƣa ra lĩ lẽ của riêng mình: “Đối tƣợng của kịch cũng nhƣ tiểu thuyết là những nhân vật hành động”[14, tr.156]. Còn theo Võ Phiến: “Ngƣời làm thơ có thể không cần biết tới ai ngoài mình, không cần nói tới ai ngoài mình (…) còn lại các nhà viết kịch, các họa sĩ và các ngƣời viết tiểu thuyết, những ngƣời này thì phải đẻ ra nhân vật”[13, tr.78]. 12
  19. Các ý kiến, quan điểm trên tuy có đôi chỗ khác nhau nhƣng tựu lại vẫn là khẳng định vai trò, vị trí to lớn của nhân vật trong tiểu thuyết: nhân vật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong một tác phẩm văn học, đặc biệt đối với tiểu thuyết thì vấn đề nhân vật càng có vai trò to lớn và thiết thực, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Nhân vật là linh hồn, là mảng màu sống động của bức tranh tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy “bộ mặt con người”. Có thể nói, nhân vật chính là sợi dây kết nối “cuộc đời thực” với “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, bạn đọc có thể rút ra đƣợc những bài học, quan niệm triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm, đồng thời có đƣợc những sự nhận thức đúng đắn và đƣợc trang bị thêm vốn hiểu biết về nhiều mặt của từng hoàn cảnh xã hội khác nhau. Trong tiểu thuyết, nhân vật tuy không phải là nơi duy nhất nhƣng lại là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất quan niệm về con ngƣời của tác giả. Nhân vật chính là sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết. Tƣ tƣởng của tác phẩm và ý đồ sáng tạo của nhà văn đều đƣợc thể hiện rõ qua các nhân vật mà họ dựng nên trong tác phẩm của mình. Những nhân vật nhƣ: Santiago trong Ông già và biển cả của Ernest Hemingway; Meggie, Ralph, Luke O'Neill,… trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough; José Arcadio Buendía, Úrsula Iguarán,… trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là những linh hồn của tác phẩm, làm nên sức sống của mỗi cuốn tiểu thuyết. 1.3. Giới thiệu tiểu thuyết Lều Chõng 1.3.1. Ngô Tất Tố - Một ngòi bút xuất sắc của Văn học Việt Nam(1930-1945) 1.3.1.1. Cuộc đời Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Từ nhỏ, 13
  20. Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm 1912, ông bắt đầu dự thi. Năm 1915 ông đỗ đầu kì sát hạch, nên đƣợc gọi là Đầu xứ Tố. Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng. Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ,…với nhiều bút danh khác nhau nhƣ: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phõ Chi…[2, tr.5]. Trong những năm 1935 - 1941, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại phong kiến, lột trần những hủ tục lạc hậu ở nông thôn, lên án, tố cáo bọn lang băm, lang lâu lừa bịp. Tiêu biểu là các tác phẩm: Dao cầu thuyền tán (1935), Tắt đèn (1936), Lều chõng (1939), Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)… Năm 1945, Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Những trang văn của ông nóng bỏng hiện thực đời sống kháng chiến nhƣ: Qùa tết bộ đội, Buổi chợ Trung du, Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác… Vở chèo Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác là tác phẩm cuối cùng của Ngô Tất Tố. Ngày 1/5/1948, Ngô Tất Tố đƣợc kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dƣơng. Ngô Tất Tố đã cống hiến cho xã hội, cho nhân dân 30 năm làm báo, viết văn, khảo cứu, dịch thuật miệt mài và say mê. Ông đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp với những cống hiến lớn lao. 1.3.1.2. Sự nghiệp Ngô Tất Tố là một nhà văn có tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân tha thiết, gắn bó sâu nặng với nông thôn và nông dân. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, thể loại văn chƣơng nào, Ngô Tất Tố cũng đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2