intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

69
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống lý thuyết về chiến lược và đánh giá hiện trạng hoạt động kinh doanh của công ty; sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược như ma trận IFE, EFE, SWOT để xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH TM LỢI DOANH ĐẾN NĂM 2020 Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ KIỀU NHI MSSV: 1054010523 Lớp: 10DQTC06 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. iii LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong khóa luận được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Kiều Nhi
  3. iv LỜI CÁM ƠN  Để hoàn thành báo cáo này, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến các Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tại trường, đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Đình Luận đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Anh Nguyễn Thanh Minh – Giám đốc Công ty TNHH TM Lợi Doanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như hỗ trợ cung cấp dữ liệu cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Kiều Nhi
  4. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Tp.Hồ Chí Minh, ngày …. tháng.….năm 2014 Giảng viên hướng dẫn
  5. vi MỤC LỤC  Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU 1.Tầm quan trọng của đề tài ...................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2 4.Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................ 3 1.1 Chiến lược và Cơ sở xây dựng chiến lược ...................................... 3 1.1.1 Khái niệm về chiến lược ......................................................... 3 1.1.2 Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện ........................... 3 1.1.3 Quá trình phát triển của chiến lược ......................................... 4 1.1.4 Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp .................................. 5 1.1.4.1 Chiến lược cấp doanh nghiệp ...................................... 5 1.1.4.2 Chiến lược cấp kinh doanh .......................................... 5 1.1.4.3 Chiến lược cấp chức năng ........................................... 5 1.1.5 Mô hình quản trị chiến lược .................................................... 5 1.1.5.1 Sứ mạng và mục tiêu ................................................... 6 1.1.5.2 Phân tích môi trường ................................................... 7 1.1.5.3 Hình thành và lựa chọn chiến lược .............................. 7 1.1.5.4 Thực hiện chiến lược ................................................... 7 1.1.5.5 Kiểm soát chiến lược ................................................... 8
  6. vii 1.2 Phân tích môi trường kinh doanh ................................................... 8 1.2.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài ............................................ 8 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô......................................................... 8 1.2.1.2 Môi trường vi mô......................................................... 9 1.2.1.3 Thành lập ma trận EFE .............................................. 11 1.2.2 Các yếu tố môi trường bên trong........................................... 12 1.2.2.1 Khái niệm .................................................................. 12 1.2.2.2 Phân tích dây chuyền giá trị công ty ......................... 13 1.2.2.3 Thành lập ma trận IFE ............................................... 14 1.2.3 Tầm nhìn, sứ mạnh, mục tiêu ................................................ 15 1.2.3.1 Tầm nhìn .................................................................... 15 1.2.3.2 Sứ mạng ..................................................................... 15 1.2.3.3 Mục tiêu ..................................................................... 17 1.2.4 Hình thành chiến lược theo SWOT ....................................... 18 Tóm tắt chương 1 .................................................................................. 19 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH TM LỢI DOANH GIAI ĐOẠN 2011 – 2013...... 20 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ......................................... 20 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ........................... 20 2.1.2 Địa vị pháp lý và nhiệm vụ kinh doanh ............................... 20 2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty ......................................................... 21 2.1.4 Tình hình hạt động kinh doanh của công ty ......................... 22 2.2 Phân tích thực trạng tình hình thực tế của doanh nghiệp ......... 25 2.2.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài ......................................... 25 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô...................................................... 25 2.2.1.2 Môi trường vi mô....................................................... 28 2.2.1.3 Thành lập ma trận EFE ............................................. 30 2.2.2 Các yếu tố môi trường bên trong.......................................... 32 2.2.2.1 Dây chuyền giá trị công ty........................................ 32 2.2.2.2 Thành lập ma trận IFE .............................................. 34 Tóm tắt chương 2 ................................................................................. 36
  7. viii CHƯƠNG 3:XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY TNHH TM LỢI DOANH ĐẾN NĂM 2020 ........................................ 37 3.1 Mục tiêu của công ty ....................................................................... 37 3.1.1 Dự báo thị trường .................................................................. 37 3.1.2 Tầm nhìn ............................................................................... 39 3.1.3 Sứ mạng ................................................................................. 39 3.1.4 Mục tiêu ................................................................................. 39 3.1.5 Nhận xét, đánh giá ................................................................. 39 3.2Ma trận SWOT của MILKMART ................................................. 39 3.3 Xây dựng chiến lược ....................................................................... 41 3.3.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm..................................... 41 3.3.2 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ............................. 42 3.3.3 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ............................. 44 3.3.4 Chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh ................................................................................................................. 46 3.4 Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp khi thực hiện ................................................................................................................. 49 3.5 Kiến nghị đối với nhà nước ............................................................ 49 Tóm tắt chương 3 .................................................................................. 49 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 52 Phụ lục Phụ lục 1: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH Lợi Doanh Phụ lục 2: Bảng đánh giá mức độ quan trọng, hệ số phân loại môi trường bên ngoài Công ty TNHH Lợi Doanh (EFE) Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức độ quan trọng, hệ số phân loại môi trường bên trong Công ty TNHH Lợi Doanh (IFE)
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BH Bán hàng CG Chuyên gia DV Dịch vụ TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  9. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG  Trang Bảng 1.1 Quá trình phát triển của chiến lược ......................................................... 4 Bảng 2.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanhMilkmart 2011-2013..... 23 Bảng 2.2 Ma trận EFE Công ty Lợi Doanh .......................................................... 31 Bảng 2.3 Ma trận IFE Công ty Lợi Doanh ........................................................... 35 Bảng 3.1: Dự báo doanh thu và lợi nhuận công ty Lợi Doanh ............................. 38 Bảng 3.2 Ma trận SWOT Milkmart ..................................................................... 40 Bảng 3.3 Danh mục sản phẩm áp giá trần của Bộ Tài Chính ............................... 44
  10. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH  Trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ Doanh thu, chi phí và lợi nhuận công ty Lợi Doanh ........... 24 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 ................................ 25 Biểu đồ 2.3. Thu nhập bình quân người dân Việt Nam 2005-2013 ..................... 26 Biểu đồ 3.1 Dự báo dân số Việt Nam 2009-2019................................................. 37 Biểu đồ 3.2 Dự đoán doanh thu hệ thống Milkmart đến năm 2020 ..................... 42 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chiến lược dự định và chiến lược thực hiện ................................. 3 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quá trình hoạch định chiến lược ................................................... 6 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ môi trường vĩ mô của doanh nghiệp (PESTLE) .......................... 8 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ môi trường vi mô của doanh nghiệp .......................................... 10 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ ma trận SWOT ........................................................................... 18 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cấu trúc công ty TNHH TM Lợi Doanh .................................... 21 Hình 2.1 Logo hệ thống Milkmart ........................................................................ 21 Hình 3.1 Chương trình ảo thuật tại cửa hàng Milkmart ....................................... 43
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU  1. Tầm quan trọng của đề tài: Trong lĩnh vực kinh doanh, từ trước cho đến nay thì chiến lược kinh doanh luôn là yếu tố sống còn. Nó quyết định khả năng tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược định hướng một cách bài bản cho những bước đi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Các định hướng này giúp công ty định hình được con đường đi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và sử dụng một cách tập trung các nguồn lực đó một cách tối ưu. Đã là một tổ chức, đặc biệt là một doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững cần phải xác định đúng đắn các mục tiêu chiến lược dài hạn, làm cho mọi người trong tổ chức hiểu rõ các mục tiêu đó, qua đó hướng các nguồn lực và hoạt động của tổ chức vào việc đạt tới các mục tiêu với hiệu suất cao nhất là điều quan trọng trong việc quản trị một tổ chức. Quản trị chiến lược giúp thực hiện điều này. “Thương trường là chiến trường”, câu nói này chưa bao giờ sai, và những diễn biến trên “chiến trường” ấy không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, nhất là khi doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa. Thị trường sữa ngày càng trở nên “nóng bỏng” không chỉ vì sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sữa trong nước và nước ngoài mà còn “nóng bỏng” với cuộc chiến giữa các nhà phân phối sữa. Trong khi người tiêu dùng đang hoang mang về việc sữa giả, sữa kém chất lượng tràn lan trên thị trường thì không ít nhà phân phối đang cố gắng không ngừng để làm sao mang đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng từ nhà sản xuất uy tín với giá cả thật phải chăng. Và công ty Lợi Doanh chính là một trong những nhà cung cấp đó. Chỉ sau hơn 2 năm thành lập, công ty đã xây dựng nên một chuỗi cửa hàng Milkmart gồm 5 cửa hàng với doanh thu và uy tín không ngừng gia tăng. Xây dựng chiến lược cho cửa hàng nhằm nâng cao hơn nữa doanh thu và uy tín trong lòng người tiêu dùng,
  12. 2 để cửa hàng có thể phát triển lâu dài và lớn mạnh là một điều cần thiết. Đây chính là lý do đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020” được thực hiện làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài: Hệ thống lý thuyết về chiến lược và đánh giá hiện trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược như ma trận IFE, EFE, SWOT để xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống. Tổng hợp lý thuyết về chiến lược và các thông tin thứ cấp của doanh nghiệp từ đó thực hiện các phân tích đánh giá về hiện trạng doanh nghiệp để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược hiện tại của doanh nghiệp, cũng như đánh giá chiến lược được lựa chọn thay thế cho chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đến năm 2020. 4. Nội dung đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược. Chương 2: Thực trạng về chiến lược kinh doanh Công ty TNHH TM Lợi Doanh. Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020. Kết luận.
  13. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1 Chiến lược và Cơ sở xây dựng chiến lược 1.1.1 Khái niệm về chiến lược Chiến lược là những định hướng một cách bài bản cho những bước đi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Các định hướng này giúp công ty định hình được con đường đi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và sử dụng một cách tập trung các nguồn lực đó một cách tối ưu. 1.1.2 Chiến lược dự định và chiến lược thực hiện Do thuật ngữ chiến lược thường được dùng cho cả các dự định chiến lược và các chiến lược được triển khai thực tế, cho nên chúng ta cần phân biệt giữa chiến lược dự định và chiến lược triển khai. Chiến lược dự định của một tổ chức bao gồm những hoạt động mà tổ chức dự định theo đuổi, thực hiện và những chính sách thể hiện những quy định, những chỉ dẫn cho việc thực hiện những công việc mà kế hoạch đề ra. Chúng ta có thể phân biệt ba trường hợp như sau: 1 Thực hiện tuân theo dự kiến Chiến lược Chiến lược 2 Điều chỉnh linh hoạt trong quá trình thực hiện được thực dự định hiện 3 Chiến lược Chiến lược ngoài dự kiến không được thực hiện Sơ đồ 1.1 Sơ đồ chiến lược dự định và chiến lược thực hiện
  14. 4 1.1.3 Quá trình phát triển của chiến lược Bảng 1.1 Quá trình phát triển của chiến lược 1950 1960 1970 1980 1990 2000 Đổi mới Lập kế Lập kế Chiến Phân tích Nghiên chiến Nội dung hoạch và hoạch lược ngành và cứu lợi lược chính kiểm tra doanh doanh cạnh thế cạnh (strategic ngân sách nghiệp nghiệp tranh tranh change) Mối Lập kế Định vị Lợi thế Đổi mới quan Kiểm tra hoạch Đa dạng cạnh cạnh và tri tâm tài chính tăng hóa tranh tranh thức chính trưởng Lập kế hoạch danh mục Phân tích Quản trị Những Đánh giá Dự báo vốn đầu Phân tích các tri thức khái ngân sách và lập kế tư nhằm ngành và nguồn lực năng niệm và của các hoạch tìm kiếm cạnh và năng động và kỹ thuật dự án đầu tư hiệp lực tranh lực cơ hợp tác trong đa bản dạng hóa thị phần Tổ chức Xuất hiện Lựa chọn ảo, liên Nhấn kế hoạch Đa dạng ngành/ thị minh Cải tổ, tài Triển mạnh vào doanh hóa, tìm trường, chiến trợ từ bên khai quản trị nghiệp và kiếm thị quản lý lược, ngoài tài chính chính phần tích cực mạng thức tài sản có lưới liên kết
  15. 5 1.1.4 Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp: Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở ba cấp cơ bản: cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. 1.1.4.1 Chiến lược cấp doanh nghiệp Chiến lược cấp doanh nghiệp xã định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Nó được xây dựng nhằm trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh nào, đồng thời phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh và đơn vị kinh doanh như thế nào 1.1.4.2 Chiến lược cấp kinh doanh Chiến lược cấp kinh doanh thường đề cập đến cách thức phát triển, cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoặc đơn vị kinh doanh cụ thể nhằm góp phần hoàn thành chiến lược cấp doanh nghiệp. Trong cấp chiến lược này doanh nghiệp phải xác định rõ lợi thế của từng ngành, từng đơn vị so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp doanh nghiệp 1.1.4.3 Chiến lược cấp chức năng Các doanh nghiệp đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, nghiên cứu và phát triển…Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp doanh nghiệp. Các chiến lược của ba cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả. Tiến trình quản trị chiến lược gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược. 1.1.5 Mô hình quản trị chiến lược:
  16. 6 Các công việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp được thực hiện theo một quá trình: Sứ mạng Phân tích môi Xác định mục tiêu Phân tích môi trường bên trường bên ngoài trong Hình thành và lưạ chọn chiến lược (cấp công ty, cấp kinh doanh và cấp chức năng Thực hiện chiến lược Đánh giá chiến lược Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quá trình hoạch định chiến lược 1.1.5.1 Sứ mạng và mục tiêu Sứ mạng: được hiểu là bản tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích của doanh nghiệp, thông điệp thể hiện phần giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, diễn đạt những điều quan trọng, những đóng góp của doanh nghiệp về mặt kinh doanh lẫn cuộc sống. Sứ mạng nói lên phương châm kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp ấy trên thế giới và những điều doanh nghiệp cam kết sẽ tuân thủ. Một bản sứ mệnh thường có các nội dung như sau: khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, thị trường, công nghệ, sự quan tâm đối với các vấn đề sống còn, phát triển khả năng sinh lợi, triết lý, tự đánh giá về mình, mối quan tâm với hình ảnh cộng đồng, mói quan tâm với nhân viên. Mục tiêu: được phát triển từ sứ mạng, nhưng riêng biệt và cụ thể hơn. Nó xác định những trạng thái, cột mốc hay kết quả, mà doanh nghiệp mong muốn đạt được sau một thời gian nhất định. Mục tiêu tổng quát thường đề cập đến trạng thái hay cột mốc. Còn mục tiêu cụ thể thường là những chỉ tiêu về mức lợi nhuận, năng
  17. 7 suất, vị thế cạnh tranh, phát triển nhân viên, quan hệ lao động, vị trí dẫn đầu về công nghệ, trách nhiệm xã hội… 1.1.5.2 Phân tích môi trường Phân tích môi trường không chỉ là nhiệm vụ trong xây dựng chiến lược mà còn là trong tất cả giai đoạn của quản trị chiến lược. Người ta chia môi trường của tổ chức thành: môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Các yếu tố môi trường bên ngoài chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Có thể nói phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích cơ hội, nguy cơ của doanh nghiệp. Môi trường các yếu tố bên ngoài chi làm hai loại: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô. Các yếu tố môi trường bên trong chính là các yếu tố chủ quan, có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói phân tích các yếu tố môi trường bên trong chính là phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đây chính là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Các lĩnh vực cơ bản của yếu tố môi trường bên trong bao gồm nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển, năng lực sản xuất, tài chính, tiếp thị bán hàng… 1.1.5.3 Hình thành và lựa chọn chiến lược Để hình thành một chiến lược người ta phải kết hợp các yếu tố từ kết quả phân tích môi trường. Vì vậy cần phải thu thập các thông tin cần thiết và kết hợp chúng. Việc thu thập các thông tin cần thiết thường được tóm tắt và định hướng thành ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận các yếu tố bên trong (IFE). Các ma trận này được kết hợp với nhau để đưa ra các phương án chiến lược. Trong giai đoạn này, người ta có thể sử dụng các ma trận: SWOT, BCG, IE, SPACE… tuỳ theo thông tin được thu thập. Các chiến lược được hình thành có thể là chiến lược cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng. 1.1.5.4 Thực hiện chiến lược Sau khi chiến lược được thiết lập, cần tổ chức thực hiện bằng việc đưa chiến lược vào hành động và thực hiện thay đổi thông qua các kế hoạch, chương
  18. 8 trình cụ thể: thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, xây dựng chính sách, hoạch định và phân bổ nguồn lực, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược… 1.1.5.5 Kiểm soát chiến lược Kiểm soát chiến lược là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá hình thành và thực hiện chiến lược so với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện những sai lệch và nguyên nhân sai lệch, từ đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh. Bao gồm: quá trình thiết lập các hệ thống kiểm tra phù hợp ở cấp công ty, cấp kinh doanh và cấp ở bộ phận chức năng cho phép những nhà quản lý chiến lược đánh giá xem doanh nghiệp có đạt được các mục tiêu chiến lược đặt ra ở các cấp hay không. Các hệ thống kiểm soát chiến lược giúp những nhà quản lý theo dõi và đánh giá được thành tích của các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp nhằm kịp thời có những hành động chấn chỉnh để cải thiện thành tích của các bộ phận và nhân viên. 1.2 Phân tích môi trường kinh doanh: 1.2.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài Môi trường bên ngoài là tất cả các các yếu tố, những lực lượng, những thể chế… nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được, nhưng chúng lại có ảnh hưởng hay tác đông đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô: Xã hội Công nghệ (Social) (Technological) Kinh tế Pháp luật (Economic) (Legal) Môi trường tự Dân số Doanh nhiên (Population) nghiệp (Environment Nature) Sơ đồ 1.3 Sơ đồ môi trường vĩ mô của doanh nghiệp (PESTLE)
  19. 9 -Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng trục tiếp đến sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Các ảnh hưởng của môi trường kinh tế gồm: xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân, lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế, xu hướng của tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát, hệ thống thuế và mức thuế… - Môi trường chính trị pháp luật Môi trường chính trị và pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của Nhà nước và những diễn biến chính trị trong nước. Có thể hình dung sự tác động của môi trường chính trị pháp luật đối với các doanh nghiệp như : luật pháp, chính phủ. - Môi trường văn hóa xã hội Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vi mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… - Môi trường dân số Môi trường dân số cùng với môi trường kinh tế là một trong những yếu tố rất quan trọng trong môi trường vĩ mô. Những khía cạnnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: Tổng số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số; Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng… 1.2.1.2 Môi trường vi mô
  20. 10 Các đối thủ tiềm ẩn Những Các đối Những nhà thủ hiện người cung hữu mua cấp Các sản phẩm thay thế Sơ đồ 1.4 Sơ đồ môi trường vi mô của doanh nghiệp - Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng Các công ty hiện có trong ngành cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm tàng không cho họ gia nhập ngành. Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số với chiều cao của các rào cản nhập cuộc. Rào cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn tốn kém cho các đối thủ khi họ muốn thâm nhập ngành, và thậm chí khi họ có thể thâm nhập, họ sẽ bị đặt vào thế bất lợi. Joe Bain, định ba nguồn rào cản nhập cuộc là:Sự trung thành nhãn hiệu, lợi thế chi phí tuyệt đối, và tính kinh tế của qui mô. Ngoài ra có thể thêm hai rào cản quan trọng đáng xem xét trong nhiều trường hợp đó là: Chi phí chuyển đổi, qui định của chính phủ và sự trả đũa. - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Cùng lệ thuộc lẫn nhau, diễn ra các hành động tấn công và đáp trả. Sự ganh đua mãnh liệt khi bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác hay khi doanh nghiệp nào đó nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường. Mức độ ganh đua trong ngành phụ thuộc: + Cấu trúc cạnh tranh ngành. + Các điều kiện nhu cầu. +Rào cản rời khỏi ngành cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2