intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn; xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Quang Sơn; đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƯƠNG HÀ PHƯƠNG THẢO Tên chuyên đề: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH SỐ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý đất đai Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- DƯƠNG HÀ PHƯƠNG THẢO Tên chuyên đề: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH SỐ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ QUANG SƠN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Quản lý đất đai Lớp: K47 – QLĐĐN02 Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Đình Binh Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đến nay em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên và bộ môn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Phan Đình Binh, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị tại Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Dương Hà Phương Thảo
  4. ii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 3 2.1. Hệ thống hồ sơ địa chính ............................................................................ 3 2.1.1. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai .................. 3 2.2.2. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay .... 7 2.2. Hồ sơ địa chính của một số nước trên thế giới ......................................... 16 2.2.1. Hồ sơ địa chính của Thụy Điển.............................................................. 16 2.2.2. Hồ sơ địa chính của Úc .......................................................................... 17 2.3. Xu hướng trong quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính ở Việt Nam .......... 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................. 28 3.3 Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 30 4.1. Khái quát tình hình cơ bản của xã Quang Sơn ....................................... 30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Quang Sơn .......................................................... 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quang Sơn ............................................... 32 4.1.3. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã ............................................. 33 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất xã Quang Sơn ................................................... 35 4.2. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn ................................. 36 4.2.1. Thực trạng cơ sở dữ liệu địa chính xã Quang Sơn: ............................... 36 4.2.2. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn .............................. 37 4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Quang Sơn .......................... 22 4.3.1. Phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số ................................ 22
  5. iii 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ......................................................... 45 4.3.3. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ quản lý đất đai ............... 50 4.3.4. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được .................................................. 57 4.3.5. Đề xuất giải pháp thực hiện ................................................................... 58 4.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn ................. 60 4.4.1. Nguyên nhân, khó khăn, tồn tại ............................................................. 60 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 62 5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Quang Sơn (từ năm 2015 đến 2017) ................................................................................... 33 Bảng 2.2. Diện tích và cơ cấu các loại đất chính ở xã Quang Sơn năm 2018 . 35
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Mô hình thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính số......................... 23 Hình 3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số ................................ 24 Hình 3.3 Quy trình công tác đo đạc chỉnh lý bổ xung bản đồ địa chính ......... 40 Hình 3.5: Mối quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu thuộc tính của ViLIS 2.0 .......................................................................................................... 47 Hình 3.6: Các bước cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu thuộc tính ............... 48 Hình 3.8: Sơ đồ chức năng của Modul Đăng ký biến động và quản lý biến động .. 51 Hình 3.9: Quy trình kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận......................... 52 Hình 3.10: Công cụ tìm kiếm theo chủ của ViLIS .......................................... 52 Hình 3.11: Thông tin ban đầu về chủ sử dụng là ông Triệu Văn Bình ........... 53 Hình 3.12: Chức năng cập nhật thông tin của ViLIS ....................................... 54 Hình 3.13: Chức năng cập nhật thông tin của ViLIS ....................................... 54 Hình 3.14: Quy trình thực hiện biến động tách thửa ....................................... 56
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ ngàn đời xưa cho đến nay: đất đai đã là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó đất đai còn là tài nguyên đặc biệt: nếu biết sử dụng hợp lý, đúng với các quy luật tự nhiên thì đây là nguồn tài nguyên “vô hạn” cho ta ngày càng nhiều của cải vật chất và các nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống. Ngược lại nếu sử dụng không hợp lý trái với các quy luật tự nhiên thì nguồn tài nguyên đất đai sẽ ngày một cạn kiệt bởi các hiện tượng như: xói mòn đất, bạc mầu hoá, sa mạc hoá...và hầu như không có khả năng phục hồi. Trong điều kiện thực tế nước ta có chỉ có một phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng còn lại là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạn hẹp. Tuy nhiên nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, điều này đã tạo sức ép rất lớn đối với công tác quản lý sử dụng đất đai cả ở cấp vĩ mô và ở cấp vi mô. Để quản lý đất đai có hiệu quả thì hệ thống hồ sơ địa chính có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý Nhà nước về đất đai như: đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết,... Bên cạnh đó hồ sơ địa chính cũng góp phần quan trọng giúp quản lý thị trường bất động sản, cung cấp các thông tin thuộc tính và pháp lý liên quan đến bất động sản tham gia giao dịch ví dụ như bất động sản có đủ điều kiện tham gia giao dịch hay không, bất động sản đó có những hạn chế gì về quyền khi tham gia giao dịch,… Tầm quan trọng của hồ sơ địa chính đã được khẳng định. Tuy nhiên thực trạng hệ thống Hồ sơ địa chính của nước ta nói chung và của xã Quang
  9. 2 Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và bức xúc cần giải quyết. Cùng với xu thế của tỉnh đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng xã Quang Sơn chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên đồng bộ ở ba cấp. Hệ thống hồ sơ địa chính không đầy đủ, không có tính cập nhật nên công tác quản lý đất đai của xã trong một thời gian dài từ trước đến nay gặp rất nhiều khó khăn. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, em đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn. + Xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính số cho xã Quang Sơn. + Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính xã Quang Sơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiến công việc. - Trong thực tiễn: Phục vụ trong công tác quản lí nhà nước về đất đai.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Hệ thống hồ sơ địa chính 2.1.1. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý đất đai  Khái niệm hệ thống hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống các tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách v.v... chứa đựng những thông tin cần thiết về đất đai để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Hệ thống tài liệu này được thiết lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại tài liệu và đặc điểm sử dụng của chúng mà hệ thống tài liệu trong hồ sơ địa chính được chia thành 2 loại : + Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết + Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý.  Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý đất đai Hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý đất đai điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống đối với các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thi hành các văn bản đó. Thông qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai nhà quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô. Trên cơ sở thống kê và phân tích xu hướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp. Ví dụ thông qua thống kê, phân tích tình hình biến đống sử dụng đất của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 5 năm từ năm
  11. 4 2000 đến năm 2005 nhà quản lý nhận thấy xu hướng biến động chủ yếu ở thành phố là từ đất nông nghiệp sang đất phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ. Dựa trên kết quả của quá trình phân tích xu hướng biến động kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 10 năm từ 2006 đến 2015 là tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhà quản lý sẽ đưa ra các chính sách mới để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ. Một số chính sách mới có thể là: khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước đầu tư vào Hải Phòng bằng cách giảm thuế xuất khẩu cho các mặt hàng công nghiệp. Không thu tiền thuê đất 3 tháng đầu đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Nếu như bản đồ địa chính được cập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nội dung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao. Hơn thế nữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từng năm chứ không phải là 5 năm một lần như quy định hiện hành. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp công tác quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch không khả thi hiện nay đang là vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân cho thực trạng này thì có nhiều nhưng một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địa chính không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đòi hỏi chi tiết đến từng thửa đất, nghĩa là nhà quy hoạch phải nắm được các đối tượng quy hoạch (đường giao thông, sân vận động, nhà văn hóa,…) trong phương án quy hoạch sẽ cắt vào những thửa nào, diện tích là bao nhiêu và đó là loại đất gì,…? Để trả lời được những câu hỏi này thì phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
  12. 5 phải được xây dựng trên nền là bản đồ Địa chính chính quy. Bên cạnh đó những thông tin liên quan như: chủ sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính,… liên quan đến những thửa đất phải thu hồi cũng sẽ được cung cấp từ hồ sơ địa chính. Bởi vậy để xây dựng được một phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính đóng vai trò rất quan trọng. Sau khi thành lập được phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính cũng là công cụ chính giúp giám sát việc thực hiện phương án quy hoạch. Trong những năm gần đây do các quan hệ về đất đai ngày càng trở nên phức tạp bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung như: đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng ngày càng trở nên khó khăn. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do giá đất bồi thường không sát với giá thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì hồ sơ địa chính cần hướng tới quản lý cả vấn đề giá đất. Một vấn đề khác cũng đang rất nan giải ở các khu vực ven đô, nơi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ đó là tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch: người dân tự ý chuyển đất nông nghiệp, ao hồ thành đất thổ cư, nhiều trường hợp khi phát hiện thì đã là “chuyện đã rồi”. Dẫn đến tình trạng này là do cơ quan quản lý đất đai địa phương không có được hệ thống hồ sơ địa chính phản ánh đúng thực trạng để kịp thời quản lý. Các cơ quan quản lý đất đai không chỉ có các công tác quản lý Nhà nước về đất đai mang tính chất định kì như: quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, mà còn có những công việc mang tính thường xuyên như: giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai. Thực tế có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình cá nhân dẫn đến tình trạng kiện tụng kéo dài và kiếu kiện vượt cấp do phương án giải quyết của chính quyền không có căn cứ pháp lý rõ ràng và thống nhất. Đây là nguyên nhân
  13. 6 làm cho người tham gia tranh tụng không đồng ý với phương án giải quyết. Để giải quyết dứt điểm tranh chấp liên quan đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ thống hồ sơ địa chính phải được hoàn thiện đầy đủ và là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyết định giải quyết tranh chấp. Hệ thống hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữa Nhà nước và nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đất của các chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái của người quản lý và của người sử dụng. Ví dụ nhờ có thông tin địa chính về quy hoạch sử dụng đất người dân sẽ phát hiện được các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch của một số cá nhân, kịp thời báo với cơ quan nhà nước để có biện pháp xử lý tránh tình trạng “sự đã rồi”.  Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý thị trường bất động sản Hệ thống hồ sơ địa chính không chỉ phục vụ cho công tác quản lý đất đai mà nó còn trợ giúp quản lý thị trường bất động sản. Hệ thống hồ sơ địa chính giúp minh bạch hóa thị trường bất động sản. Một trong những nguyên nhân làm cho thị trường bất động sản ở nước ta nói chung và thị trường bất động sản trên địa bàn xã Quang Sơn nói riêng, bị đánh giá là thiếu minh bạch, là do nguồn gốc của các bất động sản khi tham gia vào thị trường là không rõ ràng và quá trình xác minh nguồn gốc thường mất nhiều thời gian với những thủ tục rườm rà. Trên thị trường hiện nay có những bất động sản gồm nhà và đất trên thực tế đang nằm trong khu vực bị giải tỏa, hoặc được xây dựng trái phép không theo quy hoạch, cũng có những bất động sản là đất nhưng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sử dụng phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Tuy nhiên các thông tin này bị các đối tượng xấu bưng bít và vẫn được đưa vào giao dịch trên thị trường như bình thường. Để hướng tới minh bạch hóa thị trường bất động sản cần phải có
  14. 7 một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ làm cơ sở để cơ quan quản lý đất đai cung cấp thông tin cho người sử dụng đất về các mặt: tình trạng pháp lý, nghĩa vụ tài chính, và các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của các bất động sản trên thị trường, giúp cho người sử dụng đất có quyết định đầu tư đúng đắn. Thị trường bất động sản hiện nay còn bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đầu cơ. Tình trạng đầu cơ đã làm cho giá của bất động sản trên thị trường bị đẩy lên quá cao không đúng với giá trị thực, hệ lụy của vấn đề là cung và cầu không gặp nhau và làm cho các giao dịch trên thị trường không được sôi động như nhu cầu vốn có của nó. Để giải quyết vấn đề này cần có nhiều biện pháp tổng hợp và có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành hữu quan, trong số các biện pháp thì xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính với cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh là biện pháp cấp bách cần thực hiện. Khi khai thác cơ sở dữ liệu nhà quản lý sẽ nắm được các chủ sử dụng chỉ chiếm đất để không mà không kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng đúng tiến độ như thỏa thuận trong hợp đồng hoặc các chủ sử dụng sở hữu cùng lúc nhiều bất động sản, đây là một trong các dấu hiệu của việc đầu cơ, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp về chính sách, tài chính,… nhằm điều tiết thị trường. Ví dụ như đối với các chủ sử dụng chỉ chiếm đất mà không thực hiện đầu tư, hay kinh doanh đúng với tiến độ của hợp đồng đã thỏa thuận thì sẽ đánh thuế lũy tiến theo thời gian vượt ra khỏi thời gian thực hiện hợp đồng: chậm 3 tháng sẽ đánh thuế 2% trên tổng số tiền thuê đất, chậm 6 tháng đánh thuế 4% trên tổng số tiền thuê đất. 2.2.2. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay  Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết định chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Nó bao gồm các loại tài liệu sau :
  15. 8 * Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính bao gồm: toàn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo Luận chứng kinh tế - kĩ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. * Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm: + Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký như: đơn kê khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất (Quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ở những giai đoạn trước, giấy tờ chuyển nhượng đất đai v.v...) các giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà người sử dụng đất đã thực hiện v.v... Cụ thể gồm các loại sau: Loại thứ nhất: Giấy tờ được cấp hoặc chứng nhận trước ngày 30/04/1975 cho người có quyền sở hữu nhà, sử dụng đất mà người ấy vẫn quản lý, sử dụng liên tục đến nay và không có tranh chấp : - Bằng khoán điền thổ (đất thổ cư) có ghi rõ trên đất có nhà; Văn tự đoạn mãi bất động sản (nhà và đất) có chứng nhận của Phòng chưởng khế Sài Gòn, đã trước bạ (đối với trường hợp việc đoạn mãi này chưa được đăng ký vào bằng khoán điền thổ). - Giấy phép cho xây cất nhà hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc được cấp bởi cơ quan thẩm quyền của chế độ cũ: Ðô trưởng Sài Gòn, Tỉnh trưởng tỉnh Gia Ðịnh hoặc của các tỉnh khác, nay thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. - Văn tự mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu nhà có chính quyền chế độ cũ thị thực hoặc chứng nhận đã trước bạ; Văn tự mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu nhà đã trước bạ. Loại thứ hai: Giấy tờ được cấp hoặc chứng nhận sau ngày 30/04/1975 : Quyết định, Giấy phép hay Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân thành Phố, Ủy Ban Xây dựng cơ bản thành phố, Sở Xây dựng thành phố, Sở Quản lý nhà đất và Công trình công cộng thành phố, Sở Nhà Ðất thành phố,
  16. 9 Kiến Trúc Sư Trưởng thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, huyện công nhận quyền sở hữu nhà (đã trước bạ) hoặc cho phép xây dựng nhà, đã trước bạ. - Ðối với Giấy phép xây dựng được cấp từ ngày 23/01/1992 đến ngày 06/10/1993 phải là Giấy phép xây dựng được cấp sau khi đã có giấy phép khởi công xây dựng. - Giấy phép xây dựng được cấp từ ngày 15/10/1993 trở về sau phải kèm theo biên bản kiểm tra công trình hoàn thành và chứng từ sở hữu nhà cũ (nếu là xây dựng trên nền nhà cũ) hoặc kèm chứng từ sử dụng đất hợp lệ theo hướng dẫn tại Công văn số 647/CV-ÐC (điểm 2, 3, 4, 7, 8, 9 của Mục I và toàn bộ Mục II) ngày 31/05/1995 của Tổng cục Ðịa chính (nếu là xây dựng trên đất trống) mới được coi là hợp lệ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. - Giấy phép xây dựng được cấp từ ngày 01/01/1995 phải được trước bạ theo quy định. - Các giấy phép ủy quyền (sở hữu) nhà do Sở Nhà đất thành phố hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện đã cấp, có nội dung công nhận quyền sở hữu nhà cho người thụ ủy và đã làm thủ tục trước bạ chuyển quyền. - Quyết định cấp phó bản chủ quyền nhà của các cơ quan có thẩm quyền (thay thế bản chính). - Quyết định hoặc giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân huyện cấp, công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối với nhà tại khu vực nông thôn trước khi có quyết định chuyển thành đô thị của cơ quan có thẩm quyền hoặc ngoài khu nội thị trấn tại các huyện, đã trước bạ. - Các loại giấy tờ nêu tại Khoản 2 điều này, nếu có yêu cầu phải trước bạ mà chưa thực hiện và hiện trạng nhà, đất không thay đổi thì nay được trước bạ theo quy định của pháp luật. Loại thứ ba: Giấy tờ được lập, cấp hoặc chứng nhận trước và sau ngày 30/04/1975 phải kèm theo chứng từ hợp lệ của chủ cũ được quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên :
  17. 10 - Tờ di chúc hoặc tờ thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được lập tại phòng Chưởng khế Sài Gòn, tại Phòng Công chứng Nhà nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận và đã trước bạ. - Bản án hoặc quyết định của Tòa án công nhận quyền sở hữu nhà đã có hiệu lực pháp luật và đã trước bạ. - Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà lập tại cơ quan công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân huyện nơi có căn nhà tọa lạc, đã nộp lệ phí trước bạ và đăng ký tại Sở địa chính - Nhà đất, Trung tâm Thông tin và Đăng ký nhà đất (nay thuộc Sở Tài Nguyên - Môi trường ) hoặc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Quản lý đô thị huyện trước đây. - Văn bản bán đấu giá bất động sản có chứng nhận của Công chứng viên và bản án, quyết định, văn bản có liên quan của Tòa án, Cơ quan thi hành án, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đã trước bạ và đăng ký tại Sở địa chính - Nhà đất, Trung tâm Thông tin và Đăng ký nhà đất trong trường hợp nhà mua qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc mua phát mãi của cơ quan thi hành án. Loại thứ tư: Trường hợp các chứng từ nêu tại điều này chỉ rõ diện tích đất khuôn viên nhà ở thì cả diện tích đất khuôn viên đó được coi là có giấy tờ hợp lệ + Hồ sơ tài liệu được hình thành trong quá trình thẩm tra xét duyệt đơn kê khai đăng ký của cấp xã, cấp huyện. + Các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền trong thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như quyết định thành lập Hội đồng đăng ký đất đai, biên bản xét duyệt của hội đồng, quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định xử lý các vi phạm pháp luật đất đai v.v... + Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.[4]
  18. 11  Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý Bên cạnh hồ sơ gốc dùng lưu trữ và tra cứu khi cần thiết còn có hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý gồm các loại tài liệu như sau: * Bản đồ địa chính Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên cho quản lý thì bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các thông tin không gian đầu tiên của thửa đất như vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, tứ cận,.. Những thông tin này giúp nhà quản lý hình dung về thửa đất một cách trực quan. Bên cạnh các thông tin không gian bản đồ địa chính còn cung cấp các thông tin thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền trên đất như: loại đất, diện tích pháp lý, số hiệu thửa đất, loại nhà,… Bản đồ địa chính gồm hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính chính quy + Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ xung thành bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính cơ sở thành lập bằng các phương pháp đo vẽ có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ xung ở thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ xung thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ở thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ tiêu thống kê. + Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính được thành lập bằng các
  19. 12 phương pháp: đo vẽ trực tiếp ở thực địa , biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ bổ xung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo các chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh để lập hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ nhà nước. Trong công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng, được sử dụng, cập nhật thông tin một cách thường xuyên. Căn cứ vào bản đồ địa chỉnh để làm cơ sở giao đất, thực hiện đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói riêng. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của từng loại đất trong đơn vị hành chính cấp xã (phường, thị trấn). Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai. + Bản đồ địa chính gồm các thông tin: - Thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, loại đất; - Thông tin về hệ thống thuỷ văn, thuỷ lợi gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đê, đập…. - Thông tin về đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu; - Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. + Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trường hợp: - Có thay đổi số hiệu thửa đất; - Tạo thửa đất mới; - Thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa; - Thay đổi loại đất; - Đường giao thông; công trình thuỷ lợi theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch suối được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới;
  20. 13 - Có thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chú thuyết minh trên bản đồ; - Có thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình. * Sổ mục kê đất đai + Sổ mục kê đất đai: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về các thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. + Sổ mục kê gồm các thông tin: - Thửa đất gồm mã số, diện tích, loại đất, giá đất, tài sản gắn liền với đất, tên người sử dụng đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất. - Đường giao thông, công trình thuỷ lợi và các công trình khác theo tuyến mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an toàn gồm tên công trình và diện tích trên tờ bản đồ. - Sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm tên đối tượng và diện tích trên tờ bản đồ. - Sơ đồ thửa đất kèm theo sổ mục kê đất đai + Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều phải chỉnh lý trên sổ mục kê để tạo sự thống nhất thông tin. * Sổ địa chính + Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng người sử dụng đất. + Sổ địa chính gồm các thông tin: - Tên và địa chỉ người sử dụng đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2