intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành phố Lạng Sơn

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

65
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công và đi vào sản xuất, kinh doanh lĩnh vực fast-food online; phân tích cách thức kinh doanh, thị trường, hiệu quả kinh tế của sản phẩm mà mình tạo ra; định hướng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả cho sản phẩm, tăng giá trị kinh doanh cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành phố Lạng Sơn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ THỦY Tên đề tài: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH FAST-FOOD ONLINE AN TOÀN VÀ TIỆN LỢI TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------O0O------------ HOÀNG THỊ THỦY Tên đề tài: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH FAST-FOOD ONLINE AN TOÀN VÀ TIỆN LỢI TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Bích Hồng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Kinh doanh fast-food online” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị cán bộ quản lý và quý công ty nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS Trần Thị Bích Hồng, với sự giúp đỡ của quý công ty trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài vẫn khong tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Thủy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bảng giá bán sản phẩm dự kiến ....................................................... 34 Bảng 3.2 Bảng dự tính chi phí đầu tư ban đầu ................................................ 35 Bảng 3.3 Dự kiến doanh thu 1 ngày của cửa hàng ......................................... 36 Bảng 3.4 Bảng dự kiến chi phí thường xuyên hàng tháng .............................. 36 Bảng 3.5 Ước lượng lợi nhuận dự kiến hàng tháng ........................................ 37 Bảng 3.6 Bảng phân tích SWOT ..................................................................... 38
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.2.1. Quy trình sản xuất bánh Hamberger KFC ..................................... 8 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan ... 12 Sơ đồ 2.2. Quá trình tạo ra sản phẩm .............................................................. 21
  6. iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tên dầy đủ 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 BP Bộ phận 3 DN Doanh nghiệp 4 DT Doanh thu 5 ĐVT Đơn vị tính 6 NVL Nguyên vật liệu 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 VSAT Vệ sinh an toàn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................................ iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 4 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 5 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 6 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 6 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 7 2.2.1. Bánh Hamberger KFC............................................................................. 7 2.2.2. Salad thịt nướng………………………………………………………..9 2.2.3 Kết quả đạt được từ công việc đã thực hiện………………………….. 11 2.2.4 Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải nghiệm.......... 11 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 12 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 26 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng khởi nghiệp .................................................... 26 3.1.1. Sự cần thiết ............................................................................................ 26 3.1.2. Gía trị của ý tưởng khởi nghiệp ............................................................ 27 3.1.3. Động cơ kinh doanh .............................................................................. 28 3.2. Khách hàng trong mô hình kinh doanh fast-food online ......................... 29 3.3. Hoạt động chính ....................................................................................... 33 3.3.1. Nguồn lực .............................................................................................. 33 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ......................... 34
  8. vi 3.5. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis) trong kinh doanh fast-food online ................................................................... 38 3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro .............................................................................................. 39 PHẦN 4.KẾT LUẬN ..................................................................................... 42 4.1. Kết luận .................................................................................................... 42 4.2. Kết quả đạt được ...................................................................................... 42 4.3. Dự kiến đạt được ...................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hiện đại, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của con người ngày càng tăng cao cùng với sự bùng nổ của Internet và các trang mạng xã hội, hình thức kinh doanh online ngày nay càng ngày càng chiếm ưu thế và được sự ủng hộ của đông đảo người dân .Chính vì vậy, nhiều ngành cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang rất phát triển. Đó chính là một gợi ý cho việc hình thành ý tưởng kinh doanh. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay thì việc kinh doanh online không còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những thành tựu kỹ thuật được ứng dụng vào cuộc sống. Mang lại rất nhiều những tiện ích cho người dùng và công việc của nhiều người hiện nay. Trên đà phát triển mạnh mẽ đó, các thành tựu của khoa học kỹ thuật tạo ra như internet, điện thoại di động máy tính….đã mang lại rất nhiều những tiện ích phục vụ cho cuộc sống hiện đại hiện nay. Việc sử dụng mạng internet để kinh doanh là một trong những điều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng các sản phẩm đó. Với những tiện ích mang lại của loại hình kinh doanh online, cả người bán và người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích và sử dụng nhiều hơn dịch vụ này để phục vụ tốt nhất công việc của mình. Cơn lốc thị tường đã tạo nên một cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả khiến thời gian của mỗi người trở nên eo hẹp, biết bao hàng quán thức ăn nhanh mọc lên như nấm, các ngành công nghệ thực phẩm phát triển phục vụ nhu cầu cấp thiết của con người. Dẫu vậy vẫn có những thông tin như dưa chuột trộn thịt lợn đóng hộp chứa dầu ăn bẩn là dầu ăn được tái chế từ váng
  10. 2 dầu cống rãnh và rác thải nhà bếp, cà phê bẩn chứa đậu nành, bắp và hóa chất…điều này thật đáng sợ. Ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, an toàn và tiện lợi mà không tốn nhiều thời gian đã trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu của người dân. Trong nhiều năm gần đây mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, dân số trẻ và sự phát triển không ngừng của kinh tế, văn hóa, xã hội khiến cho xu hướng “Tây hóa” trong ẩm thực của người Việt thay đổi khá mạnh. Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, năng động, mỗi ngày đều có rất nhiều hoạt động từ học tập, làm việc, sinh hoạt câu lạc bộ, vui chơi giải trí… thì sự tiện lợi của Fast-food chính là ưu điểm lớn nhất chinh phục mọi người với vị ngon riêng biệt, phong phú, đa dạng và nhiều khẩu phần, ngon mắt,ngon miệng. Đặc biệt là ngay cả khi không có thời gian đến các cửa hàng để mua chúng ta vẫn có thể đặt món và được giao hàng tận nơi miễn phí, mau lẹ. Điều đó khiến họ cảm thấy thích thú và yên tâm, thoải mái học tập, vui chơi và làm việc không phải lo lắng về một bữa ăn nhanh tại chỗ nhưng vẫn cung cấp đầy dinh dưỡng, năng lượng. Từ đó, việc kinh doanh fast-food online cũng ra đời và phát triển mạnh mẽ dựa trên nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Để tận dụng được những lợi ích mà internet mang lại cũng như để đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành phố Lạng Sơn ”. 1.2 Mục tiêu cụ thể 1.2.1 Mục tiêu cần đạt được Xây dựng thành công và đi vào sản xuất, kinh doanh lĩnh vực fast-food online. Phân tích cách thức kinh doanh, thị trường, hiệu quả kinh tế của sản phẩm mà mình tạo ra.
  11. 3 Định hướng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả cho sản phẩm, tăng giá trị kinh doanh cho mình. 1.2.2 Về chuyên môn - Tăng khả năng cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học trong nhà trường, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển tổ chức sản xuất sản phẩm. - Nắm được các kĩ năng kinh doanh trên internet để phục vụ cho việc kinh doanh. - Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển lĩnh vực kinh doanh đang thực hiện. 1.2.3 Về thái độ - Ham học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tìm hiểu kĩ hơn về phương thức bán hàng online - Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử hiệu quả trong công việc - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc - Quan sát và tìm hiểu những hoạt động ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. 1.2.4 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc: - Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh - Làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã được quy định - Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường và cầu thị. - Biết đóng góp ý kiến của riêng mình trong trường hợp cần thiết
  12. 4 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1. Tiếp cận có sự tham gia - Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin cần thiết. 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu Marketing - Thông tin (Dữ liệu) có thể được thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp từ các đối tượng cần nghiên cứu bằng 3 phương pháp sau: + Phương pháp quan sát Quan sát bằng mắt, bằng máy ghi âm, ghi hình...Quan sát hành vi của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, người quan sát cũng có thể đóng vai khách hàng đến dùng thử dịch vụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để có hiểu biết về ưu nhược điểm của họ. + Phương pháp thực nghiệm Dùng để phát hiện ra các mối quan hệ nhân quả giữa các biến số Marketing khác nhau. Trước khi đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, thay đổi mẫu mã, giá cả người ta thường dùng phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp điều tra (Thăm dò ý kiến khách hàng - Survey) Dùng để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, hiểu biết của khách hàng về DV. Có thể điều tra qua điện thoại, điều tra trực tiếp, qua thư kèm phiếu điều tra (Bảng câu hỏi - Questionnaire) gửi cho khách hàng. 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu - Từ số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích - Xử lý thông tin trên word, excel - Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
  13. 5 những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc kinh doanh. - Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó biết được thu nhập của mình trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới. 1.4 Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 10/5/2019 đến 31/10/2019 - Địa điểm: Công ty TNHH thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan (Ping Round Food)
  14. 6 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập • Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan • Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại Khê, quận Đào Viên • Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh Công ty Ping Roun Food nằm ở thị trấn Daxi của quận Đào Viên được thành lập vào tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác của công ty với cửa chuỗi cửa hàng tiện lợi (family mart) để sản xuất các sản phẩm như mì, cơm hộp, cơm nắm,sanwich các loại bánh như bánh su kem, thạch hoa quả, canh ngọt. Vào tháng 1 năm 2015 công ty thành lập thêm một chi nhánh tại Hsinchu (Nhà máy Xinfeng) chính thức gia nhập sản xuất. Ở Việt Nam vào năm 2007 công ty thành lập một xưởng tại Sài Gòn, sản phẩm của công ty được đón nhận bởi tất cả các tầng lớp xã hội, tuân thủ các quy định đảm bảo thực phẩm tươi ngon và lành mạnh nhất cho người tiêu dùng, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt,và cũng được chứng nhận của quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công ty luôn chú trọng chất lượng và tìm kiếm những đột phá để tạo ra cơ hội mới cho thị trường. • Bộ máy tổ chức: Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố cơ bản là: Cơ cấu tổ chức, các bộ quản lý và cơ chế hoạt động của bộ máy trong đó: Cơ cấu tổ chức xác định các bộ phận, phân hệ, các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phòng ban, bộ phận được chuyên môn hoá, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý. - Cán bộ quản lý: Là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý của mình.
  15. 7 - Cơ chế hoạt động của bộ máy: Xác định nguyên tắc làm việc của bộ máy quản lý và các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Tại cơ sở thực tập tôi được phân công làm tại bộ phận đóng gói sản phẩm, tôi được trực tiếp tham gia vào quy trình làm và đóng gói sản phẩm chủ yếu là các loại rau đóng gói,salad,bánh ngọt,…  Công việc tại xưởng sản xuất thường bắt đầu vào lúc 4h sáng. Việc đầu tiên phải làm khi vào xưởng đó là thay quần áo, khử trùng quần áo và rửa tay bằng xà phòng. Do đó là công ty thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cực kì cao, vì vậy trước khi vào dây chuyền chế biến thực phẩm làm việc phải tuân theo các quy định mà công ty đưa ra để đảm bảo vệ sinh. Sau khi thay trang phục và rửa tay, sẽ phải đi qua một cửa có lắp đặt hệ thống khử trùng để làm sạch bụi bặm trên quần áo. Một hạt bụi hay một sợi tóc nhỏ cũng không được phép lọt vào trong dây chuyền chế biến, sau khi qua cửa cần phải rửa tay một lần nữa bằng cồn 75◦ rồi mới được vào xưởng để làm việc. Xưởng sản xuất rất nhiều sản phẩm nên có rất nhiều dây chuyền, mỗi dây chuyền làm một sản phẩm khác nhau không giống nhau vì vậy nguyên liệu để làm cũng khác nhau. Mỗi dây chuyền gồm một tổ trưởng, một tổ phó chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn việc cho mọi người. Công đoạn chính tại khu vực bên trong nhà máy là chế biến thức ăn, khu vực nấu nướng sẽ phụ trách việc này, sau đó được chuyển qua phòng chuẩn bị để ở nhiệt độ 4◦C để bảo quản, khi nào làm sản phẩm gì thì sẽ lấy đồ từ phòng chuẩn bị ra ngoài để bắt đầu công đoạn đóng hộp trên dây chuyền. 2.2.1. Bánh Hamberger KFC Nguyên liệu gồm:
  16. 8 - Bánh mỳ - Tương - Thịt gà rán KFC Đặt Tách Cân Đặt Múc Đậy bánh bánh thịt gà thịt tương nắp mỳ mỳ gà bánh  Xếp Máy Máy Máy Đóng Cắt sản dán đo dò gói thịt phẩm tem nặng kim vào nhẹ loại làn Hình 2.2.1. Quy trình sản xuất bánh Hamberger KFC - Máy bánh mỳ: Người phụ trách đặt bánh mỳ từ lán bánh lên trên dây truyền sản xuất. - Tách bánh mỳ: Phụ trách tách chiếc bánh mỳ ra làm đôi để đặt nhân. - Cân thịt gà: Giai đoạn này cần 2 người, cân miếng thịt gà rán sao cho đủ trọng lượng từ 185g trở lên và tiến hành đặt thịt. - Đặt thịt gà vào bánh: Sau khi thịt gà đã được cân với trọng lượng đủ tiêu chuẩn thì tiến hành đặt thịt gà lên trên bánh. - Múc tương: Giai đoạn này cần múc một lượng tương cà 10g, người ta dùng muôi múc số 100, yêu cầu người múc tương phải thật khéo léo, múc sao cho tương ở giữa miếng thịt gà và không làm bẩn bánh. - Đậy nắp bánh: Sau các công đoạn đặt thịt và múc tương, người ta sẽ tiến hành đậy phần nắp bánh còn lại một cách tròn trịa và đẹp mắt. - Cắt thịt: Sau khi đã đậy nắp bánh, tùy kích thước to nhỏ của miếng gà rán sẽ có phần thịt bị thừa ra khỏi bánh, ta tiến hành cắt bỏ phần thịt bị dư.
  17. 9 - Đóng gói: Phụ trách đóng gói sản phẩm sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn cho đủ nguyên liệu vào món ăn, vừa bảo vệ đồ ăn khỏi bụi bẩn, vừa tránh đồ ăn dây ra ngoài và sẽ thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển. - Máy dò kim loại, sỏi, cát: Sau công đoạn đóng nắp, sản phẩm đưa qua máy dò kim loại để kiểm tra đảm bảo trong sản phẩm không có các vật thể lạ. - Máy đo độ nặng nhẹ: Phụ trách kiểm tra trọng lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chênh lệch không quá lớn về trọng lượng (0-3gr). - Máy dán tem: Khi sản phẩm đã đảm bảo tiêu chuẩn sẽ được cho chạy qua máy dán tem, bao gồm có tên sản phẩm, nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng,... - Công đoạn cuối cùng trên chuyền là thu sản phẩm vào làn, kiểm tra sản phẩm đã dán đủ tem chưa, có bị bung hay rách không? Nếu đạt tiêu chuẩn thì xếp vào làn cho vào kho, nếu lỗi ở công đoạn nào thì trả lên công đoạn đó. 2.2.2 Salad thịt nướng 2.2.2.1 Quy trình sản xuất Salad thịt nướng Chế biến Đem thức ăn Đặt thức ăn vào Đóng gói thức ăn ra ngoài hộp trên dây hộp,dán tem, chuyền nhãn 2.2.1.2 Nội dung công việc - Việc đầu tiên là chuẩn bị đồ để làm salad, gồm nguyên liệu và dụng cụ làm hàng salad + Nguyên liệu: Salad đã được chế biến sẵn, hành khô, thịt ba chỉ nướng(thịt ba chỉ nướng và đã được say nhỏ) + Dụng cụ: hộp đựng salad,nắp hộp,mó đậy salad,bình cồn 75◦, muỗng múc múc salad loại số 8, đĩa cân tiêu chuẩn, các xe lán để nguyên liệu trên chuyền, khay đựng nguyên liệu.
  18. 10 Tại dây chuyền mỗi người sẽ dược phân công tại 1 vị trí khác nhau trên dây chuyền, làm những công việc khác nhau tùy vào vị trí được phân công trên dây chuyền để làm việc.  Các bước làm salad thịt nướng Bước 1: Xuống hộp salad trên truyền, xếp hộp thành hai hàng song song. Bước 2: Sau khi xuống hộp, salad được chia đều hai bên của chuyền, công đoạn này cần 4 người múc, người ta dùng muỗng múc số 8 để múc salad, người múc ước lượng một lượng 115gram (yêu cầu múc khéo léo,tròn trịa và đặt salad sao vào chính giữa hộp). Bước 3: Rắc hành khô theo hình tròn trên bề mặt salad (trọng lượng1gram). Bước 4: Bước tiếp theo là đặt thịt, công đoạn này cần 2-3 người đặt thịt, thịt phải đặt sao cho chính giữa, gọn gàng và không bị rơi rớt ra phồn hộp và thành hộp (trọng lượng thịt nướng là 3gram) Bước 5: Sau bước đặt thịt,ta tiến hành đặt mó trong lên bề mặt sản phẩm với mục đích không làm rây bẩn ra nắp hộp khi tiến hành đậy nắp. Bước 6: Sau khi kiểm tra các công đoạn đã hoàn thành và không bị thiếu sót chi tiết nào thì tiến hành đậy nắp. Bước 7: Sau khi đã đậy nắp hộp, tiến hành dán bang dính hai bên cạnh của hộp nhằm đảm bảo năp hộp không bị bung ra. Bước 8: Sau khi dán băng dính và kiểm tra hộp không thiếu gì thả xuống dưới người đứng máy sẽ kiểm tra trọng lượng và cho hộp salad qua máy để kiểm tra dị vật. Bước 11: Sau khi kiểm tra chất lượng lần cuối, những hộp salad này sẽ được dán nhãn mác rồi đưa ra xe, vận chuyển đến những cửa hàng tiện lợi. Bước 12: Cuối cùng sau khi kết thúc công việc làm salad, tiến hành rửa dụng cụ và lau dọn dây chuyền sạch sẽ để chuẩn bị làm hàng sản phẩm tiếp theo.
  19. 11  Các buớc cứ tiến hành theo trình tự như vậy tới khi đủ số lượng hàng thì chốt sản lượng. Trung bình chuyền làm 4000 hộp salad/ngày tùy vào từng mặt hàng mà số lượng cũng khác nhau. Chú ý: Thao tác khi làm salad trên chuyền nhanh gọn và chính xác là điều bắt buộc ở đây, nếu chậm trễ hoặc sai sót sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của toàn bộ dây chuyền, cũng như ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm vì vậy cần hết sức chú ý khi làm việc trên chuyền. Trong quá trình làm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 2.2.3 Kết quả đạt được từ các công việc đã thực hiện - Trực tiếp tạo ra các sản phẩm trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại. - Được tiếp xúc với các công nghệ sản xuất tiên tiến. - Biết thêm nhiều món ăn mới có thể trực tiếp áp dụng sản xuất tại địa phương. - Biết làm các công việc giai đoạn ở trên chuyền, vị trí sắp xếp của từng công đoạn. - Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại nguyên liệu, tên gọi của từng loại hàng. - Nắm được số lượng hàng của từng sản phẩm cần làm trong ngày là bao nhiêu, cũng như thời gian để hoàn thành sản phẩm. 2.2.4 Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải nghiệm - Trong quá trình làm việc được giao tiếp, tiếp xúc với người bản địa nên cũng tăng vốn tiếng. - Khi làm việc có thắc mắc có thể hỏi những người trên chuyền để họ giải đáp cho, không biết làm gì có thể hỏi để họ hướng dẫn mình làm việc. - Thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm trong công việc. - Có cơ hội tiếp với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, máy móc hiện đại. - Được chinh phục và khám phá những địa danh nổi tiếng tại nước bạn.
  20. 12 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập 2.3.1 Cơ cấu tổ chức Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Tổ an toàn thực phẩm BP nghiên cứu BP nguyên vật liệu BP nhà xưởng BP công vụ BP quản lý Phòng Phòng Nhà Đóng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Tổng Công nghiên Quản kho gói chuẩn nấu bánh tài vụ nguyê vụ nghệ Cứu lý chất thực bị nướng n vật thông lượng phẩm liệu tin thực phẩm phẩmSơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan Chức năng của tổ chức Trách nhiệm của từng bộ phận và tổ an toàn thực phẩm Thẩm quyền trách nhiệm quản lý của chủ quản và cán bộ từng bộ phận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2