Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ<br />
ĐẾN VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN SAU PHẪU THUẬT BỤNG<br />
TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT, BỆNH VIỆN BÌNH DÂN<br />
Ngô Thanh Bình*, Nguyễn Thanh Phương**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan của các yếu tố nguy cơ đến viêm phổi bệnh viện (VPBV) sau phẫu thuật<br />
bụng tại khoa Săn sóc đặc biệt (SSĐB), Bệnh viện (BV) Bình Dân.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.<br />
Kết quả: từ 01/07/2010 đến 30/12/2011, có 213 BN có PT bụng nằm khoa SSĐB (gồm 63 TH VPBV và 150<br />
TH không VPBV). Trong 63 BN VPBV (29,6%) (43 nam và 20 nữ), viêm phổi liên quan đến thở máy chiếm<br />
90,5%; tuổi mắc bệnh trung bình: 66,3 ± 17,6 tuổi; thời gian khởi phát trung bình: 7±2,4 ngày; 12,7% TH khởi<br />
phát sớm và 87,3% TH khởi phát muộn; điểm APACHE II trung bình là 23,2± 3,0; 68,3% TH có APACHE II ><br />
21 điểm. Các yếu tố nguy cơ đến VPBV sau phẫu thuật bụng bao gồm tuổi > 60 tuổi, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn tính, suy gan, suy tim, suy thận, đái tháo đường hôn mê, PT cấp cứu, PT trên 2 lần, đặt nội khí quản<br />
(NKQ), đặt lại NKQ, thở máy, mở khí quản (MKQ), đặt thông dạ dày, hút đàm, dùng thuốc an thần một cách có<br />
ý nghĩa (p 21 gấp 132,5 lần<br />
(RR=132,4; 95%CI: 26,0-674,7; p 2 times, tracheal intubation, repeat tracheal intubation, mechanical ventilation,<br />
tracheotomy, gastric intubation, sputum aspiration, and sedative use significantly (p 21, respiratory failure and repeat tracheal<br />
intubation were independent risk factors for HAP after abdominal operation at ICU significantly. Risk of HAP, in<br />
turn, in pts with cardiac failure was 7.4 times (RR=7.4; 95%CI: 2.1-25.2; p=0.001); in pts with diabetes was 6.7<br />
times (RR=6.7; 95%CI: 1.9-23.3; p=0.003); in pts with APACHE II score > 21 was 132.5 times (RR=132.4;<br />
95%CI: 26.0-674.7; p 1000F), bạch cầu <<br />
4.000 hoặc > 12.000 tế bào/mm3, người già > 70<br />
tuổi thay đổi trạng thái tâm thần không rõ<br />
nguyên nhân; và tối thiểu 2 trong các biểu hiện<br />
sau: đàm mủ mới xuất hiện, hay gia tăng, hay<br />
thay đổi tính chất; khởi phát ho hay gia tăng, khó<br />
thở, thở nhanh; ran phổi, ran phế quản; trao đổi<br />
khí xấu đi (giảm bão hòa oxy máu, PaO2/FiO2 <<br />
240, tăng nhu cầu O2, thở máy).<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
BN có PT bụng bị loại ra khỏi NC khi đã<br />
được xác định: viêm phổi mắc phải trong cộng<br />
đồng, nhiễm trùng phổi, lao phổi đang điều trị;<br />
suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ghép tạng);<br />
bệnh lý máu ác tính; bạch cầu hạt < 1.000<br />
con/mm3; VP có liên quan chăm sóc y tế; những<br />
trường hợp gia đình xin BN về nhà sớm; biểu<br />
hiện VP khi vào khoa SSĐB; VPBV từ khoa khác<br />
hay BV tuyến dưới chuyển lên.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br />
Các số liệu trong NC được thu thập khi BN<br />
nhập SSĐB, sau 48 giờ nhập SSĐB và khi BN<br />
bị VPBV.<br />
<br />
Khi bệnh nhân nhập SSĐB<br />
Tất cả BN trong NC được khai thác và ghi<br />
nhận vào phiếu thu thập NC về hành chính, tiền<br />
sử bệnh, tiền căn dùng thuốc, tiền căn nhập<br />
SSĐB, các bệnh lý kèm theo (như bệnh đái tháo<br />
đường, cao HA, BPTNMT, lao phổi, suy gan, suy<br />
thận, ung thư, nghiện rượu,...).<br />
Xác định BN được phẫu thuật (PT) bụng cấp<br />
cứu hay chương trình; số lần BN PT đến khi rời<br />
khoa SSĐB; nguyên nhân và chẩn đoán nhập<br />
khoa SSĐB; nguyên nhân đặt NKQ và thở máy.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đánh giá tình trạng lâm sàng tổng quát<br />
thông qua mạch, nhiệt độ, HA, SpO2, khí máu<br />
động mạch. Đánh giá điểm APACHE II và tình<br />
trạng suy chức năng các cơ quan. Tiêu chuẩn<br />
đánh giá tình trạng suy hô hấp và sốc: (1) Suy hô<br />
hấp (nhịp thở ≤ 5 lần/phút hoặc ≥ 49 lần/phút,<br />
PaCO2 ≥ 50 mmHg và hoặc PaO2 < 60mmHg<br />
hoặc khi cần thở máy). (2) Sốc (HA tâm thu <<br />
90mmHg hoặc cần vận > 4 giờ hoặc thể tích nước<br />
tiểu < 80ml trong 4 giờ mà không giải thích<br />
được).<br />
Nhuộm Gram, cấy đàm và chụp X-Quang<br />
phổi lần thứ nhất nhằm đánh giá tình trạng<br />
nhiễm trùng phổi, lao phổi để loại khỏi NC và<br />
để làm đối chứng cho lần thực hiện lần thứ hai<br />
sau nhập SSĐB 48 giờ. Thực hiện các xét<br />
nghiệm cần thiết khác theo quy định của BN<br />
nhập SSĐB như sinh hóa, huyết học, soi cấy và<br />
làm KS đồ các mẫu nước tiểu, máu, dịch vết<br />
mổ, dịch vết thương.<br />
<br />
Sau 48 giờ nhập SSĐB<br />
BN được theo dõi viêm phổi bằng lâm sàng<br />
và cận lâm sàng.<br />
- Tiếp tục thực hiện các xét nghiệm theo quy<br />
định của BN nhập SSĐB như sinh hóa, huyết<br />
học, soi cấy và làm KS đồ các mẫu nước tiểu,<br />
máu, dịch vết mổ, dịch vết thương. Tiến hành<br />
nhuộm Gram, cấy đàm và chụp X Quang phổi<br />
lần thứ hai đối với các BN nghi VPBV có đủ tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán theo CDC (1988).<br />
- Ghi nhận các yếu tố điều trị can thiệp trên<br />
BN như đặt NKQ, số lần đặt NKQ, thở máy, số<br />
ngày thở máy, khai khí đạo, số lần hút đàm, đặt<br />
ống sonde dạ dày, đặt catheter TM trung tâm,<br />
thuốc sử dụng (KS, corticoids, an thần, ức chế<br />
bơm proton, kháng H2 ….).<br />
<br />
Xử lý và phân tích thống kê<br />
Thu thập dữ liệu, kiểm tra và nhập vào<br />
chương trình Epi Data 3.1. Tất cả các biến số<br />
được xử lý phân tích thống kê bằng phần mềm<br />
STATA 10.0. Các biến số định tính sẽ được biểu<br />
diễn theo tần suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định<br />
theo phép kiểm 2. Các biến số định lượng sẽ<br />
<br />
71<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
được biểu diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn<br />
và kiểm định theo phép kiểm Fisher. Giá trị p <<br />
0,05 và các mối liên quan được tính bằng trị số<br />
nguy cơ tương đối RR (relative risk) không chứa<br />
1 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng<br />
tin cậy 95% (95% Confident Interval).<br />
<br />
được chia thành 2 nhóm: nhóm 1: 63 BN VPBV<br />
(29,6%); và nhóm 2: 150 BN không VPBV<br />
(70,4%). Trong 63 BN VPBV, thời gian khởi phát<br />
VPBV trung bình: 7 ± 2,4 ngày; có 8 TH có thời<br />
gian khởi phát VPBV sớm (chiếm 12,7%) và 55<br />
TH khởi phát VPBV muộn (chiếm 87,3%).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ 01/07/2010 đến 30/12/2011, có 213 BN đã<br />
được PT bụng nhập khoa SSĐB BV Bình Dân,<br />
<br />
Mối liên quan giữa giới tính, lứa tuổi và bệnh lý cơ bản với VPBV<br />
Bảng 1: Mối liên quan giữa giới tính, lứa tuổi và bệnh lý cơ bản với VPBV<br />
Đặc điểm<br />
Giới<br />
Lứa tuổi (tuổi)<br />
<br />
Bệnh lý cơ bản<br />
<br />
Phân bố<br />
Nam<br />
Nữ<br />
< 40<br />
40 - 60<br />
61 - 80<br />
> 80<br />
M (SD)*<br />
Tăng HA<br />
Suy gan<br />
Nghiện rượu<br />
Suy tim<br />
Suy thận<br />
Ung thư<br />
Lao<br />
ĐTĐ<br />
BPTNMT<br />
HIV<br />
<br />
VPBV<br />
43 (68,3%)<br />
20 (21,7%)<br />
5 (7,9%)<br />
18 (28,6%)<br />
24 (38,1%)<br />
16 (25,4%)<br />
66,3 (±17,6)<br />
25 (38,7%)<br />
16 (25,4%)<br />
9 (14,3%)<br />
17 (27%)<br />
7 (11,1%)<br />
22 (34,9%)<br />
2 (3,2%)<br />
22 (34,9%)<br />
8 (12,7%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
Nhận xét: tỉ lệ nam gặp nhiều hơn nữ và có<br />
sự khác biệt về phân bố theo giới giữa hai nhóm.<br />
Trên 90% BN tập trung ở độ tuổi 40. Nhóm BN<br />
VPBV có độ tuổi trung bình cao hơn nhóm BN<br />
không VPBV (64,9 tuổi so với 66,3 tuổi) nhưng<br />
<br />
Không VPBV<br />
78 (52%)<br />
72 (48%)<br />
12 (8%)<br />
45 (30%)<br />
60 (40%)<br />
33 (22%)<br />
64,9 (±17,8)<br />
37 (24,7%)<br />
11 (7,3%)<br />
11 (7,33%)<br />
12 (8%)<br />
5 (3,3%)<br />
42 (28%)<br />
3 (2%)<br />
13 (8,7%)<br />
5 (3,3%)<br />
1 (0,7%)<br />
<br />
RR (95%CI)<br />
1,3 (1,04-1,65)<br />
<br />
p<br />
0,0288<br />
<br />
0,99 (0,36-2,7)<br />
<br />
0,9875<br />
<br />
1,6 (1,1-2,4)<br />
2,4 (1,6-3,5)<br />
1,6 (0,9-2,8)<br />
2,3 (1,6-3,5)<br />
2,1 (1,2-3,6)<br />
1,3 (0,8-1,9)<br />
1,4 (0,5-4,1)<br />
2,7 (1,9-4,0)<br />
2,2 (1,4-3,6)<br />
-<br />
<br />
0,59<br />
0,03<br />