Kinh tế việt nam từ khi đổi mới đến nay
lượt xem 224
download
1.1 giai đoạn từ khi đổi mới (năm 1986) đến năm 1995 _Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba trụ cột: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam....
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế việt nam từ khi đổi mới đến nay
- I.Khái quát thương mại việt nam giai đoạn từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay 1.1 giai đoạn từ khi đổi mới (năm 1986) đến năm 1995 _Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba trụ cột: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. _Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi. 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. _Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính
- cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. +Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm tăng 4,8%; thu nhập quốc dân tăng 3,9%. Sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực có bước phát triển mới. Sản lượng lương thực năm 1990 đã đạt 21,5 triệu tấn, tăng 18,2% (3,3 triệu tấn) so 1985. Lương thực bình quân nhân khẩu đạt 325 kg và năm 1989 Việt Nam đã xuất khẩu 1,42 triệu tấn gạo, đánh dấu thời kỳ chuyển đổi tính chất sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu gạo. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới. Một số ngành then chốt của nền kinh tế tăng trưởng khá. Đáng chú ý là sản lượng dầu thô tăng từ 40 nghìn tấn năm 1986 lên 2,7 triệu tấn năm 1990. Hoạt động thương mại, dịch vụ khôi phục và tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Song, những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam thực sự bắt đầu từ thập kỷ 90. Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, nền kinh tế bắt đầu tăng tốc với tốc độ tăng GDP là 8,2%/năm _1 tháng 3 năm 1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. _18 Tháng Năm, 1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư _5 tháng 4 năm 1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10). khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo _24 Tháng Năm, 1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp. _12 Tháng Sáu, 1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất. _Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.
- _1990: bắt đầu thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp. _1993: bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế. cơn sốt tín dụng đầu thập kỷ 1990 Lãi suất tiết kiệm năm 1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng. Lãi suất cho vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ 4%/tháng và duy trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 90 đến 92.Tình hình kinh tế xã hội vào lúc đó cũng còn hết sức gay gắt, mặc dù lạm phát đã giảm mạnh so các năm 86- 88. Tỷ giá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000 VND/USD trong tháng cuối năm 1991, giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm 1992, sau đó và được neo giữ ở mức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong khoảng từ 10.500 đến 11.000 VND/USD. Chính phủ đã ra quyết định lập Ban thanh toán công nợ quốc gia để thanh toán chéo nhưng kết quả không đáng kể. _Tháng 6 năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội"nhiệm vụ “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện _Trong giai đoạn 1991-1995, hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, hạt điều. Đến năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, máy tính và gạo. 2.1Giai đoạn từ khi hội nhập năm 1995 đến nay _Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam "trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
- nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh." Trong 2 năm 1996- 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP bình quân đạt hơn 9%, cao hơn cả mức trung bình của 5 năm trước. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,4%/năm, nhập khẩu tăng 20%/năm. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, năm 1996 là 4,5% và năm 1997 là 4,3%. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh đạt khoảng 14- 15 tỷ USD, bằng 35% mức kế hoạch 5 năm 1996- 2000, trong đó vốn huy động trong nước chiếm 51% còn lại là vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, từ giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm: năm 1996 đạt 9,34%; năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%. Tốc độ tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu: ngành công nghiệp- xây dựng đạt tốc độ tăng 13,5% năm 1996, đã giảm xuống 12,6% năm 1997, 10,3% năm 1998 và giảm mạnh xuống còn 7,7% năm 1999. Ngành dịch vụ đạt mức 8,9% năm 1996, giảm xuống còn 7,1% năm 1997, 4,2% năm 1998 và chỉ còn 2,3% năm 1999. Ngành nông nghiệp cũng có suy giảm: từ 4,4% năm 1996 xuống 4,3% năm 1997 và chỉ còn 2,7% năm 1998. Sang năm 1999, nông nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng 5,2%. _ Kết quả kỳ diệu của cơ chế tỷ giá năm 1997 Đồng nội tệ đã bị đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992 đến 1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt. Do vậy, thâm hụt thương mại liên tục tăng để lên đến đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995. Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh và kết quả thật kỳ diệu. Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉ còn -1% vào năm 2000. Các năm 1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6%. Tăng trưởng của GDP cũng thấp: 4,8% năm 1999 và 6,7% năm 2000. Giải pháp được đưa ra lúc này là kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay (2007).
- _Thập niên 1990 và 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản. Đồng thời việc đổi mới kinh tế trong nước, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế-thương mại với các nước (đến nay, nước ta đã ký kết trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ký năm 2001), Việt Nam đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế. - Bước phát triển có tính đột phá của quá trình này là việc chúng ta chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng lần lượt cùng các nước ASEAN tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin… - Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài (ODA) của Việt Nam. - Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại toàn cầu với 145 thành viên, hiện kiểm soát trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới. Cho đến nay, ta đã tiến hành nhiều bước chuẩn bị theo yêu cầu của WTO, họp 5 phiên với Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, hoàn thành giai đoạn diễn giải, minh bạch hoá chế độ thương mại của ta. Chúng ta đã chuyển Ban thư ký WTO bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ và bắt đầu tiến hành giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên WTO. - Từ đầu năm 2002, chúng ta cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán với Trung Quốc về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đầu tháng 11/2002 vừa qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế hai bên, trong đó quy định những nguyên tác cơ bản của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2010 đối với Trung quốc và ASEAN-6, năm 2015 đối với ASEAN-4. Bắt đầu từ năm 2003, hai bên sẽ đàm phán cụ thể hoá các nguyên tắc trên thành các quy định để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do này.
- - Tháng 9/2002, tại Brunei, các nước ASEAN và CER (úc và Niudilân) đã ký Tuyên bố chung thiết lập Đối tác kinh tế gần gũi (CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm phán của các nước ASEAN và CER sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của đối tác kinh tế gần gũi này trong thời gian tới. - Với Nhật, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật ở Cămpuchia đầu tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật đã nhất trí thiết lập Đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm cả một Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật, dự kiến sẽ được thành lập sớm, có thể là trước cả Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. - Với Mỹ, vừa qua tại Hội nghị cấp cao APEC ở Mêhicô (tháng 10/2002), Tổng thống Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến vì sự năng động ASEAN” nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc từng bước ký các hiệp định thương mại tự do song phương với từng nước ASEAN. - Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia… _7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Như vậy, HNKTQT của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương, lồng gép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… _2000: Luật Doanh nghiệp ra đời. _2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. _2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng. _2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. _2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân. _thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2006- 2010
- _thế giới năm 2008 tình hình phức tạp, giá dầu thô giá nguyên liệu hàng hóa tăng, nên giá trong nước tăng cao, lạm phát ở thế giới khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong nước dịch bệnh thiên tai Kinh tế Việt Nam qua những con số I. Tăng trưởng công nghiệp (% tăng trưởng trên mức giá năm 1994) Thành phần sở hữu Nhà nước Tư nhân FDI 1996 14.2 11.6 11.5 21.7 1997 13.8 10.8 9.5 23.2 1998 12.5 7.7 7.5 24.4 1999 11.6 5.4 10.9 21.0 2000 17.5 13.2 19.2 21.8 2001 14.6 12.7 21.5 12.6 2002 14.8 12.5 18.3 15.2 2003 16.8 11.9 23.3 18.0 2004 16.6 11.9 22.3 17.4 2005 17.2 8.7 24.1 20.9 2006 17.0 9.1 23.9 18.8 2007 17.1 10.3 20.9 18.2 Nguồn: Tổng cục thống kê II. Xuất nhập khẩu của Việt Nam Tỉ USD
- Nguồn: Tổng cục thống kê III: 10 nước và vùng lãnh thổ hàng đầu cho hàng xuất khẩu Việt Nam năm 2008 USD Các địa chỉ nhập khẩu hàng đầu năm 2008
- Các hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu VIệT NAM: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu – 2008 Triệu USD Dầu thô 1 10450 Dệt may 2 9108 Da giầy 3 4697 Hải sản 4 4562 Lúa gạo 5 2902 Đồ gỗ 6 2779 Điện tử, máy tính 7 2703 8 Cà phê 2022 9 Cao su 1597 10 Than đá 1444 Dây & cáp điện 11 1014 12 Khác 19622 VIệT NAM: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - 2008
- Máy móc, thiết bị 1 13712 2 Xăng 10888 3 Théo 6566 4 Trong đó: phôi thép 1657 Điện tử, máy tính và linh kiên 5 3722 Nhựa 6 2924 Dệt may, da 7 2376 Hóa chất 8 1768 Thức ăn gia súc 9 1738 Chế phẩm hóa học 10 1607 11 Khác 33442 Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2008 Triệu USD Cấu 2008 so với trúc 2007 (%) 2008 % 2007 2008 Dịch vụ xuất khẩu 6460 7096 109.8 100.0 Vận chuyển hàng không 1069 1322 123.7 18.6 Vận chuyển đường biển 810 1034 127.7 14.6 Bưu chính viễn thông 110 80 72.7 1.2 Du lịch 3750 4020 107.2 56.7 Tài chính 332 230 69.3 3.2 Bảo hiểm 65 60 92.3 0.8 Dịch vụ chính phủ 45 50 111.1 0.7 Khác 279 300 107.5 4.2
- Dịch vụ nhập khẩu 7176 7915 110.3 100.0 Du lịch 1220 1300 106.6 16.4 Vận chuyển hàng không 820 800 97.6 10.2 Vận chuyển đường biển 250 300 120.0 3.8 Bưu chính viễn thông 47 54 115.7 0.7 Tài chính 300 230 76.7 2.9 Bảo hiểm 210 150 71.4 1.9 Dịch vụ chính phủ 40 50 125.0 0.6 Khác 1030 850 82.5 10.7 Giá C.I.F ước tính cho 3259 4181 128.3 52.8 hàng nhập khẩu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO
8 p | 4366 | 849
-
Công cụ kinh tế môi trường áp dụng trên thế giới và Việt Nam
15 p | 1045 | 278
-
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
6 p | 561 | 161
-
Làm thế nào để phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ?
6 p | 385 | 71
-
BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 21 Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách
20 p | 201 | 61
-
Một số vấn đề kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2010
2 p | 198 | 56
-
Khả năng phục hồi & triển vọng kinh tế VN hậu khủng hoảng
6 p | 145 | 37
-
Cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam
11 p | 132 | 34
-
bài tiểu luận Phân tích chính sách của nhà nước đối với thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân theo Hiến pháp hiện hành
14 p | 202 | 34
-
Giá dầu tăng vọt: Kinh tế toàn cầu suy thoái?
5 p | 117 | 12
-
Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế việt nam năm 2013
10 p | 119 | 12
-
Lý thuyết Keynes, các tranh cãi và ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam
7 p | 95 | 10
-
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ HỘI NHẬP CỦA BẢO HIỂM VIỆT NAM- GIẢI PHÁP TỪ NGUỒN NHÂN LỰC.
12 p | 76 | 7
-
Chuyên đề : Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân tư nhân
12 p | 77 | 5
-
Nông nghiệp Việt Nam sau khi vào WTO
5 p | 73 | 5
-
Thúc đẩy dệt may Việt Nam khi chưa gia nhập WTO và còn áp dụng hạn ngạch - 2
9 p | 66 | 4
-
Kinh tế vĩ mô - Tổng cung
9 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn