intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng sống - Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

102
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết để tự chăm sóc bản thân, tự lập. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân khoa học sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi. Dưới đây là một số kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ trong giai đoạn mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng sống - Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

  1. KỸ NĂNG SỐNG DẠY TRẺ KỸ NĂNG TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN
  2. Những kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết để tự chăm sóc bản thân, tự lập. Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân khoa học sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi. Dưới đây là một số kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân cơ bản mà người lớn nên dạy cho trẻ trong giai đoạn mầm non. Ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé! 1. Dạy con biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc các bộ phận của cơ thể Giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc các bộ phận cơ thể là những kỹ năng sống cơ bản mà trẻ mầm non cần có để bảo vệ bản thân, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, viêm đường hô hấp… và tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng của những công việc này và dạy trẻ cách thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng đều đặn, tự xúc ăn, mặc quần áo đúng cách, để giày dép đúng vị trí, bỏ rác đúng nơi quy định, không xem tivi quá gần, đọc sách nơi có đầy đủ ánh sáng… Khi con được giáo dục tại nhà, các con sẽ có kỹ năng tự lập và tự tin hơn khi đến trường.
  3. Đặc biệt, để các con có ý thức và tự thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc các bộ phận của cơ thể, ba mẹ hãy chú trọng đến việc “set up” đồ đạc trong nhà. Ví dụ: Nếu chậu rửa mặt quá cao so với trẻ, hãy kể cho bé một chiếc ghế nhỏ để các con có thể đứng lên và thực hiện các hoạt động như rửa tay, đánh răng, rửa mặt… Các món đồ như khăn mặt, bàn chải, lược, móc treo quần áo… của bé nên để vừa tầm với của con… 2. Dạy con biết cách quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân Để bé có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, người lớn cần dạy cho con biết sử dụng đồ chơi, áo quần, bút, sách và vở… một cách hiệu quả và hợp lý. Trẻ sẽ biết cách đặt để đồ chơi, áo quần, bút, bút, sách vở đúng nơi quy định nếu được ba mẹ chỉ dẫn và làm gương. 3. Dạy trẻ biết cách ứng xử, giao tiếp Giáo dục kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho trẻ mầm non là một trong những ưu tiên số một của ba mẹ. Thói quen giao tiếp hiệu quả, lịch sự và thân thiện với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như biết cách phản xạ, ứng xử trong mọi tình huống. Chính vì thế, ba mẹ cần chú trọng nuôi dạy trẻ biết cách ứng lịch sự, nhã nhặn, giao tiếp hiệu quả theo 5 nguyên tắc cơ bản sau:  Nguyên tắc số 1: Khi giao tiếp với người lớn: chào hỏi, dạ thưa và hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi  Nguyên tắc số 2: Giao tiếp bằng ánh mắt  Nguyên tắc số 3: Hãy nói lời cảm ơn/xin lỗi chân thành  Nguyên tắc 4: Trả lời bằng câu hoàn chỉnh  Nguyên tắc 5: Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh
  4. Việc giáo dục kỹ năng sống về ứng xử và giao tiếp không chỉ đơn giản việc nói hay hướng dẫn cho con mà người lớn cần làm gương cho trẻ mỗi ngày. Ba mẹ có thể giáo dục cho trẻ cách cư xử lịch xử, phù hợp, giao tiếp hiệu quả từ chính những hành động của mình trong cuộc sống. Bởi giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, trẻ thẩm thấu rất nhanh những điều chúng được giáo dục và bắt chước người lớn. 4. Dạy con biết cách chọn lựa khôn ngoan Những bạn nhỏ cần được dạy kỹ năng sống tự lập ngay từ bé để sẵn sàng “ứng phó” với những biến động và thay đổi trong tương lai. Đó là lý do ngay khi trẻ còn nhỏc cần được dạy biết sống ngay từ nhỏ. Hãy là những người hỗ trợ tích cực cho trẻ, hãy cho trẻ tự lựa chọn, tự quyết định trong khuôn khổ không gây nguy hiểm cho trẻ và người khác. Ba mẹ cần cho trẻ biết bản thân trẻ có thể tự làm việc phù hợp với lứa tuổi mà không phụ thuộc vào người lớn như gấp khăn ăn, gấp quần áo của mình, tự chải đầu, lựa chọn trang phục…
  5. 5. Rèn luyện thói quen sinh hoạt có lợi Xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ là điều hết sức cần thiết để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và giàu năng lượng. Ba mẹ nên chỉ cho con biết cách sinh hoạt tích cực như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đầy đủ nước, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, không xem tivi quá gần, chỉ đọc sách trong môi trường có đủ ánh sáng… Khi các con gặp phải các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, đau bụng, mẩn ngứa… người lớn cần giải thích cho trẻ để con không lo lắng hay bị tâm lý cũng như hiểu rõ về các loại bệnh này và cùng bé đánh bại các triệu chứng gây hại. Dạy bé những kỹ năng sống ngay trong giai đoạn đầu đời chính là việc quan trọng hàng đầu mà ba mẹ cần giáo dục trong trẻ. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch
  6. viêm đường hô hấp cấp do chủng vi-rút corona mới, người lớn càng phải trang bị cho trẻ những kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân. Hãy luôn là những người ba mẹ thông thái và nhạy bén để biết lựa chọn phương pháp nuôi dạy con khoa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1