intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm Sao Để Được Tuyển Dụng Sau Thời Gian Thực Tập?

Chia sẻ: Ngô Ý Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn và được tuyển dụng làm nhân viên thực tập, đó là điều đáng chúc mừng. Nhưng người tìm việc không nên đắc ý và vui mừng quá sớm để chểnh mảng lúc này. “Thực tập” có nghĩa là bạn chưa phải là nhân viên chính thức của công ty hay doanh nghiệp của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm Sao Để Được Tuyển Dụng Sau Thời Gian Thực Tập?

  1. Làm Sao Để Được Tuyển Dụng Sau Thời Gian Thực Tập? Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn và được tuyển dụng làm nhân viên thực tập, đó là điều đáng chúc mừng. Nhưng người tìm việc không nên đắc ý và vui mừng quá sớm để chểnh mảng lúc này. “Thực tập” có nghĩa là bạn chưa phải là nhân viên chính thức của công ty hay doanh nghiệp của họ. Thực tập chính là giai đoạn thử thách để bạn thể hiện năng lực của mình, cũng như để nhà tuyển dụngkiểm tra liệu bạn có năng lực thật sự, và có thái độ tích cực hay không. Quyết định cuối cùng vẫn còn nằm phía sau đó. Vậy làm sao để được tuyển dụng sau thời gian thực tập? Sau đây là đôi điều mà người tìm việc cần chú ý để trở thành một nhân viên chính thức. “Sau khi vượt qua các vòng phỏng vấn và được tuyển dụng làm nhân viên thực tập, đó là điều đáng chúc mừng. Nhưng người tìm việc không nên đắc ý và vui mừng quá sớm để chểnh mãng lúc này. Thực tập có nghĩa là bạn chưa phải là nhân viên chính thức của công ty hay doanh nghiệp của họ. Thực tập chính là giai đoạn thử thách để bạn thể hiện năng lực của mình cũng như để nhà tuyển dụng kiểm tra liệu bạn có năng lực thật sự, và có thái độ tích cực hay không. Quyết định cuối cùng vẫn còn nằm phía sau đó. Vậy làm sao để được tuyển dụng sau thời gian thực tập? Sau đây là đôi điều mà
  2. người tìm việc cần chú ý để trở thành một nhân viên chính thức. Kết quả tuyển dụng không hẳn phục thuộc vào học lực giỏi Những sinh viên có học lực giỏi luôn có cái “tự hào” riêng của họ. Thường trong suy nghĩ của mình, những sinh viên đó sẽ mong muốn đem kiến thức của mình vào thực tế nên sau khi được tuyển dụng hay giới thiệu vào thực tập, ắt hẳn họ sẽ bị “vỡ mộng” nếu mọi chuyện diễn ra không như suy nghĩ của mình. Thay vì được giao cho một nhiệm vụ “quan trọng” nào đó thì người quản lý lại cho đi làm những việc “lặt vặt” như rót nước, pha trà. Vỡ mộng và cái tôi bị tổn thương bởi tư tưởng với bằng cấp đó làm sao lại đi làm những việc thế này sẽ làm cho bạn quên mất rằng đây là giai đoạn mà bạn đang nhận sự thử thách. Thái độ đối với công việc, cách làm việc và cư xử của bạn trong doanh nghiệp luôn sẽ bị quan sát và đánh giá. Nếu bạn không có biểu hiện tích cực, chủ động học hỏi thì nhân viên thực tập khác chứ không phải bạn là người được tuyển dụng làm nhân viên chính thức là điều có thể lý giải. Hãy nhớ rằng, bằng cấp phần nào chỉ là giấy thông hành cho bạn bước qua vòng phỏng vấn, còn năng lực và thái độ thực hiện công việc mới chính là chiếc vé chính thức để bạn trở thành nhân viên chính thức. Không ngại làm việc trái chuyên môn Giai đoạn thực tập không chỉ là cơ hội để cho người tìm việc là bạn thể hiện khả năng của mình, mà còn là lúc để bạn học hỏi kinh nghiệm làm việc vốn là cái mà đại đa số sinh viên sắp và mới ra trường còn đang thiếu sót. Là nhân viên thực tập, sẽ không tránh khỏi việc đôi khi bạn được giao những nhiệm vụ trái chuyên môn, nhưng sự lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này là nên chấp nhận và cố gắng học hỏi. Hãy làm bất cứ việc gì được giao thật tốt, thậm chí bạn nên chủ động đề nghị người hướng dẫn mình giao việc cho bạn để qua đó bạn gây được ấn tượng và lại còn được học hỏi nhiều hơn. Hãy biết quan sát cách làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp hay công ty đó, và nên mạnh dạng đặt câu hỏi hay nhờ giúp đỡ khi cần để làm đúng quy trình và không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của công ty. Chắc hẳn bạn sẽ được nhiều cái lợi từ sự hăng hái và năng động của bạn. Điều Doanh Nghiệp Mong Đợi ở Nhân Viên Thực Tập
  3. - Có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp và đối tác. - Khi làm việc cần có sự siêng năng, nhiệt tình, ham học hỏi. - Có trách nhiệm, luôn tập trung chú trọng vào công việc được giao. - Nhanh nhạy và có khả năng tiếp thu tốt. - Biết phân tích và giải quyết công việc tốt. - Có thể hòa nhập và thích nghi nhanh với môi trường làm việc của doanh nghiệp. - Trong lúc làm việc cần biết cách thể hiện và trao đổi yêu cầu hay quy trình làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2