Luận án tiến sĩ Địa lí: Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội
lượt xem 10
download
Mục đích cơ bản của luận án này là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (HLKT) để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn - Hà Nội một cách có căn cứ khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Địa lí: Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội
- 1 8 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN – HÀ NỘI Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 62. 31. 05. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn: TS. Trần Hồng Quang TS. Phạm Lê Thảo
- 2 Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ NGỌC ANH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN – HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ
- 3 Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc Anh
- 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Hồng Quang và TS. Phạm Lê Thảo, thầy cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng – Ban chức năng của Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía gia đình, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và các học trò yêu quý. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sâu sắc nhất! Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2018 NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Ngọc Anh
- 5 MỤC LỤC
- 6 DANH MỤCCÁC HÌNH DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1. Phát triển tuyến hành lang kinh tế Việt Nam đến năm 2020 ………… 58
- 7 Bản đồ 2.2. Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội trong HLKT tiểu vùng sông Mê kông………………………………………………………………………………...63 Bản đồ 3.1. Bản đồ hành chính hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội…………..69 Bản đồ 3.1. Bản đồ hiện trạng phát triển theo tuyến du lịch hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội……………………………………………………………………….78 Bản đồ 4.1. Bản đồ định hướng phát triển theo tuyến du lịch hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội…………………………………………………………………...…115
- 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG
- 9 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) APEC Asia Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CSHT Cơ sở hạ tầng EU European Union (Liên minh châu Âu) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa của các địa phương) GTGT Giá trị gia tăng HLKT Hành lang kinh tế HLPT Hành lang phát triển KTXH Kinh tế xã hội MICE Meeting Incentive Conference Event (Hội nghị; Khuyến khích; Hội thảo; Sự kiện) TCLT Tổ chức lãnh thổ TCKG Tổ chức không gian TNDL Tài nguyên du lịch UBND Ủy ban nhân dân VISA Thị thực xuất nhập cảnh VNĐ Việt Nam đồng VH – TT & DL Văn hóa – Thể thao và du lịch SWOT Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu)
- 10 Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ) WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) WTTC World Tourism and Travel Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới)
- 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong các ngành tăng trưởng nhanh nhất thế giới (theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới WTTC) . Chính phủ các nước đang ngày càng thừa nhận sức mạnh của du lịch trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của đất nước mình. Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn hơn so với của nhiều nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Inhdonesia và cả Singapore), song du lịch của Việt Nam phát triển còn hạn chế. Năm 2016, theo Tổng cục thống kê, Việt Nam mới đón tiếp chưa được 10 triệu du khách quốc tế và doanh thu trực tiếp từ du lịch chiếm khoảng 45% GDP c ủa cả nước. Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều trong GDP, tạo việc làm cho nhiều người lao động, giúp “xóa đói, giảm nghèo”… nếu mỗi địa phương đều biết khai thác, phát triển hợp lí (ví dụ: các địa phương có xu hướng liên kết, tận dụng những lợi thế của mình để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng). Hành lang kinh tế (HLKT) là hình thức tổ chức lãnh thổ (TCLT) đặc biệt của nước ta. Trong khoảng hơn một thập kỉ qua đã có nhiều HLKT được hình thành. Ngày 11/07/2008 Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 98/2008/QĐ TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển HLKT Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh đến năm 2020. Nội dung của Quy hoạch thể hiện sự hợp tác sâu rộng về mọi lĩnh vực của các địa phương thuộc hành lang, trong đó có lĩnh vực du lịch. Trong bản Quy hoạch nêu rõ: “Phương hướng phát triển du lịch “mở” của HLKT quốc tế Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh cho phép tổ chức hệ thống tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc phát triển và vị trí du lịch của lãnh thổ trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước”… Song vì thiếu phương
- 12 án phát triển, hợp tác cụ thể và thiếu phương án đầu tư phù hợp nên các HLKT ở nước ta chưa phát triển như mong muốn và chưa đem lại kết quả, hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là việc phát triển du lịch theo các tuyến hành lang, đáng lẽ ra là một trong những thế mạnh đáng kể nhưng chưa được tận dụng để phát triển, phát triển du lịch đang trong tình trạng tự phát đã làm giảm đi tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trên tuyến HLKT. Thực chất, phát triển du lịch theo tuyến HLKT chính là sự liên kết, phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi địa phương dọc theo HLKT để mang lại hiệu quả, kết quả phát triển du lịch cao nhất. Hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội (dựa trên cơ sở tồn tại tuyến trục giao thông huyết mạch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội), là một bộ phận thuộc về hai hành lang kinh tế quan trọng Lạng Sơn Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Mộc Bài và Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng, nằm dọc quốc lộ 1A. Đoạn qua hành lang Lạng Sơn Hà Nội dài 180 km. Hiện nay, khi tuyến cao tốc dọc theo trục quốc lộ 1A được hoàn thành, từ Hà Nội khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận tới các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đồng thời sẽ hút được một lượng du khách lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn rồi t ỏa đi các địa điểm du lịch hấp dẫn khác của nước ta. HLKT L ạng Sơn Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch nhưng các địa phương phát triển tự phát, chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên hiệu quả thấp. Do vậy, để phát triển du lịch có hiệu quả, tăng số ngày lưu trú của du khách, doanh thu du lịch tăng lên, du lịch có cơ hội phát triển bền vững hơn… các địa phương chỉ có con đường liên kết, cụ thể phát triển du lịch của các địa phương theo tuyến HLKT. Trong thế giới ngày nay liên kết trở đã thành nhân tố quan trọng trong các quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cho đến nay,
- 13 sự liên kết trong lĩnh vực phát triển du lịch chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng, liên kết phát triển du lịch theo tuyến hành lang như thế nào để phát huy hết các tiềm năng du lịch của mỗi địa phương dọc theo HLKT? Nhiều luận án tiến sĩ và các đề tài khoa học đã tiến hành nghiên cứu theo các hướng: phát triển du lịch theo hướng bền vững, tổ chức lãnh thổ du lịch, khai thác các tuyến, các tour du lịch hoặc có đề tài khoa học cấp tỉnh triển khai nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch…; chưa có luận án, đề tài nào nghiên cứu theo hướng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế một cách đầy đủ, hệ thống. Vậy, phát triển du lịch theo tuyến HLKT là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT? Đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT thế nào?... đều chưa được làm rõ. Trước tình hình như vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học và hoàn thành luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án a. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (HLKT) để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội một cách có căn cứ khoa học. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lí thuyết phục vụ nghiên cứu của luận án (trong quá trình xây dựng cơ sở lí thuyết tác giả sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học có liên quan để xem các học giả nghiên cứu vấn đề đó đến đâu, và những
- 14 điểm gì trong kết quả nghiên cứu của họ có thể kế thừa và tác giả luận án sẽ nghiên cứu vấn đề gì còn bỏ ngỏ?) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội trong giai đoạn 2005 2016 (xác định mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong quá trình phát triển du lịch theo tuyến HLKT). Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo tuyến hành langkinh tế Lạng Sơn – Hà Nội theo hướng hiệu quả và bền vững đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Hiện trạng phát triển du lịch từ 2010 2016, dự báo đến năm 2025. Về mặt không gian: Nghiên cứu sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội gắn với vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tuyến quốc lộ 1A chạy qua từ tỉnh Lạng Sơn đến thủ đô Hà Nội. Trong các địa phương mà tuyến hành lang kinh tế đi qua, chú trọng đến các thành phố lớn và các đô thị hạt nhân như các thành phố Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang; Vùng ảnh hưởng gián tiếp của tuyến hành lang bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội) và 3 tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh). Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lí thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ phân tích sự phát triển du lịch của các địa phương mà tuyến hành lang chạy qua, đặt tuyến HLKT trong mối quan hệ mật
- 15 thiết với sự phát triển du lịch chung của cả nước cũng như sự phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. 4. Những đóng góp mới của luận án a. Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã làm rõ quan niệm, nội hàm về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch theo tuyến hànhlang kinh tế; đề xuất quy trình tiếp cận nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế để ứng dụng vào điều kiện Việt Nam. b. Về mặt thực tiễn: + Luận án đã làm rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội. Trong đó chỉ rõ vai trò của các công ty kinh doanh lữ hành và hệ thống các hoạt động cung ứng dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại,…). + Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội đến năm 2025 và kiến nghị một số vấn đề then chốt mà chính quyền các địa phương có HLKT chạy qua phải thực hiện. + Luận án cung cấp các căn cứ khoa học cho các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội để cùng phối hợp, liên kết, hành động nhằm phát huy các tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả cao nhất. 5. Khung lý thuyết, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a. Khung lý thuyết phương pháp tiếp cận nghiên cứu i) Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án
- 16 Để xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, tác giả phải xây dựng các giả thuyết khoa học, các câu hỏi nghiên cứu: + Phát triển du lịch theo tuyến HLKT là gì? Lợi ích do nó mang lại ra sao? Muốn phát triển du lịch theo tuyến HLKT thì phải làm gì và bắt đầu từ đâu? + Nếu không phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội thì việc phát triển du lịch của lãnh thổ nghiên cứu (gồm 4 tỉnh và thành phố Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội) sẽ ra sao? Thiệt hại do việc phát triển du lịch không theo tuyến HLKT thế nào? + Hiệu quả (kinh tế, xã hội và môi trường) của phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế mang lại là gì? Đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Để hoàn thành luận án, tác giả phác họa khung lý thuyết nghiên cứu đi từ việc nghiên cứu lý thuyết về phát triển du lịch, về hành lang kinh tế, xem xét thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam cũng như ở một số quốc gia, đề xuất lý thuyết về phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Trên cơ sở phân tích tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch ở 4 địa phương trong địa bàn nghiên cứu để đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
- 17 Hình 1.1: Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu của luận án (Nguồn: Tác giả) ii) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu đối với đề tài Tác giả tiếp cận vấn đề phát triển du lịch theo tuyến hành lang theo các hướng sau: Tiếp cận từ lí thuyết đến thực tiễn: phân tích và đánh giá các vai trò của hành lang đối với phát triển du lịch, sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang… sau đó kiểm định lại bằng thực tiễn phát triển, hiệu quả của sự phát triển du lịch theo dọc tuyến hành lang. Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: tiếp cận cả nền kinh tế đến lĩnh vực du lịch; tiếp cận từ vùng lớn đến hành lang cũng như tiếp cận từ các hoạt động kinh tế trên tuyến tới hoạt động du lịch. Tiếp cận liên ngành, liên vùng: Xem xét mối quan hệ giữa du lịch với công nghiệp, nông nghiệp, thương mai, dịch vụ...; xem xét mối quan hệ giữa HLKT sự phát triển du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các vùng khác trong cả nước. Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó, từ đó đi tìm nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém. b. Phương pháp nghiên cứu của luận án Để hoàn thành luận án, tác giả lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại trên nguyên tắc đảm bảo tính tổng hợp, tính hệ thống, tính hiện đại và sự phù hợp. (1). Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng để phân tích tổng hợp các hoạt động du lịch trên tuyến hành lang. Coi hoạt động du lịch trên tuyến là một hệ thống, mỗi hoạt động là bộ phận cấu thành.
- 18 Phương pháp này đã được rất nhiều tác giả sử dụng khi nghiên cứu hệ thống lãnh thổ. Theo quan điểm hệ thống, đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển du lịch theo tuyến HLKT là một hệ thống bao gồm nhiều điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch, các đô thị dọc tuyến trục... có quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau; đồng thời, HLKT cũng là bộ phận của hệ thống lớn hơn là hệ thống lãnh thổ vùng, quốc gia. Do đó việc nghiên cứu, phân tích sự phát triển du lịch dọc theo HLKT phải đặt trong mối quan hệ dọc và ngang theo lãnh thổ, để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Phương pháp này còn được sử dụng để phân tích và xử lí số liệu, tài liệu đã điều tra, thống kê, nghiên cứu để đảm bảo kế thừa các công trình nghiên cứu trước và cũng trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng hệ thống bản đồ và xây dựng các đinh hướng về không gian du lịch dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. (2). Phương pháp điều tra xã hội học: Nguồn thông tin sử dụng trong luận án bao gồm thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Thông tin sơ cấp được tác giả luận án thu thập, xử lí thông tin trực tiếp từ các chuyến điều tra, khảo sát về thực trạng phát triển du lịch của các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, về ý kiến của cộng đồng dân cư, cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đối với sự phát triển du lịch của các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, bao gồm các phương pháp khảo sát bằng phiếu điều tra, khảo sát thực địa và lấy ý kiến chuyên gia. * Khảo sát đánh giá bằng phiếu điều tra: Mục tiêu điều tra chọn mẫu đánh giá: Thu thập ý kiến đánh giá của khách du lịch và các công ty lữ hành về chất lượng điểm đến du lịch tiêu biểu của 4 địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội) và xu hướng sử dụng các điểm tài nguyên trong việc xây dựng các tuyến du lịch liên kết của 4 địa phương trên. Do vậy, giúp cho tác giả luận án thu thập được nhận định của các đối tượng trên trong công việc đánh giá sự phát triển du lịch trong các địa phương thuộc HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được hình thành trên cơ sở sử dụng các tiêu chí đánh giá điểm du lịch, tour du lịch bằng tiếng Anh và tiếng
- 19 Việt, phiếu được phân làm 2 loại: phiếu dành cho khách du lịch và phiếu dành cho các công ty lữ hành. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách đánh dấu “x” vào các mức đồng ý “tốt, khá, trung bình, kém”. Chọn mẫu và thu thập số liệu: Đảm bảo tính đại diện của mẫu, phiếu điều tra được gửi tới các công ty lữ hành (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội), khách du lịch thông qua đội ngũ hướng dẫn viên du lịch các công ty du lịch có chương trình du lịch qua các tỉnh Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội chuyển trực tiếp cho khách du lịch. Kết quả điều tra: Tỉ lệ phiếu phát ra, thu về và phiếu sử dụng đạt hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đề ra, phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Trung bình số phiếu thu về chiếm 90% số phiếu phát đi. Số phiếu được sử dụng để phân tích chiếm 99% số phiếu thu về (loại trừ các phiếu thu về có nội dung không được trả lời đầy đủ). Phiếu thu về và sử dụng đảm bảo đại diện về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và quốc tịch…(Phụ lục 1,2). * Khảo sát thực địa: Quá trình thực hiện luận án, đòi hỏi phải trải qua nhiều đợt thực địa, khảo sát các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn. Trong thời gian từ 2014 2017, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại các địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trong đó tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng từ khi HLKT hình thành tới sự phát triển du lịch, đến tận nơi các điểm du lịch đang được khai thác, khảo sát, gặp gỡ, làm việc với cơ quan quản lí, đơn vị kinh doanh du lịch, khách du lịch cũng như người dân địa phương để có cái nhìn xác thực nhất. Nguồn thông tin thứ cấp: Các số liệu từ các ấn phẩm trong nước và quốc tế; các số liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Cục Thống kê từ các địa phương: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…); các kết quả đã công bố tại các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện. Bảng 1.1: Tổng hợp cỡ mẫu đã được điều tra đưa vào quá trình nghiên cứu STT Đối tượng điều tra ĐVT Số lượng
- 20 1 Điều tra khách du lịch để đánh giá phân khúc thị khách 618 trường Khách nội địa khách 430 Khách quốc tế khách 188 2 Cơ sở kinh doanh nhà hàng cơ sở 90 3 Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch (chuyên gia) người 16 4 Cơ sở kinh doanh khách sạn Cơ sở 80 5 Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Cơ sở 91 (Nguồn: Tác giả) Ghi chú:Quy mô mẫu được xác định theo công thức: n = z2x Trong đó: n: Quy mô cỡ mẫu Độ tin cậy: 95% p: 70% đối tượng điều tra đánh giá cao e: Sai số cho phép: 5% z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy là 95% thì giá trị z là 1,96…) q: 30% đối tượng điều tra đánh giá cao không cao z z2 p q e e2 n 1,96 3,8416 70% 30% 5% 0.0025 323 (3). Phương pháp quy nạp và diễn giải: Lập luận khởi đầu công nhận sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT của các địa phương, sau đó giải thích bằng các lí luận và thực tiễn. Đồng thời, sử dụng phương pháp quy nạp, từ những thực tiễn phát triển du lịch của các địa phương rút ra kết luận, chỉ có thể phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT mới mang lại hiệu quả cao. Phương pháp quy nạp đi theo hướng từ dưới lên phù hợp để xây dựng các lý thuyết và giả thiết, phương pháp diễn dịch đi theo hướng từ trên xuống, phù hợp để kiểm định các lí thuyết và giả thiết. (4). Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng để phân tích kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang qua các năm. Để đạt được các kết quả đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng phát triển du lịch của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm hoạt động kiến tạo trẻ vùng thềm lục địa Đông Nam Việt Nam và mối quan hệ với các tai biến địa chất trên cơ sở tài liệu địa chấn
14 p | 220 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững
159 p | 126 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực
159 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
214 p | 23 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
192 p | 149 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí tự nhiên: Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu
175 p | 48 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội
207 p | 20 | 9
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang
28 p | 105 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
204 p | 77 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Bắc Kạn
27 p | 103 | 6
-
Dư thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng không gian phát triển các vùng chuyên canh cây lâu năm tại tỉnh Sơn La
161 p | 86 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí: Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội
28 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lí học: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
28 p | 39 | 2
-
Dự thảo Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địạ lí: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ châu, tỉnh Nghệ An
27 p | 96 | 2
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Xác lập cơ sở địa lý phục vụ tổ chức không gian lãnh thổ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
27 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn