intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam vận động viên đá cầu Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:224

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam vận động viên đá cầu Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm lý luận và thực tiễn của môn đá cầu, luận án tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích môn đá cầu Hà Nội trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam vận động viên đá cầu Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN CÔNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẤN CÔNG BẰNG KỸ THUẬT CÚP CẦU BÊN TRÁI CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÁ CẦU HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN CÔNG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẤN CÔNG BẰNG KỸ THUẬT CÚP CẦU BÊN TRÁI CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÁ CẦU HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS Đặng Ngọc Quang 2. PGS.TS Nguyễn Danh Hoàng Việt HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Công Trường
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS Giáo sư ĐC Đối chứng HLTT Huấn luyện thể thao HLV Huấn luyện viên LVĐ Lượng vận động PGS Phó Giáo sư NXB Nhà xuất bản TB Trung bình TĐTL Trình độ tập luyện TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm TTTĐ Thành tích thi đấu TTTT Thành tích thể thao VĐV Vận động viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm : Centimet kG :Kilogam lực kg : kilogam (trọng lượng) kg/m2 : Kilogam/ mét bình phương l : lít m : mét ms : miligiây
  5. MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và các đơn vị đo lường Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan 5 1.2. Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật BT TDTT 7 1.2.1. Các đặc tính trong luyện kỹ thuật BT TDTT 8 1.2.2. Xây dựng lại kỹ thuật động tác 9 1.2.3. Các đặc điểm kiểm tra và đánh giá 10 1.3. Khái quát đặc điểm cơ bản môn đá cầu. 11 1.3.1. Đặc điểm kỹ thuật đá cầu 11 1.3.2. Đặc điểm thể lực môn Đá cầu 13 1.3.3. Đặc điểm chiến thuật trong thi đấu đá cầu 15 1.3.4. Đặc điểm hình thức thi đấu môn đá cầu 16 1.3.5. Đặc điểm chuyên môn hoá vị trí trong đá cầu hiện đại 18 1.4. Các phương pháp huấn luyện môn đá cầu 19 1.4.1. Các phương pháp và bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn 19 1.4.2. Các phương pháp và bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn 20 1.4.3. Các phương pháp và bài tập phát triển sức bền chuyên môn 22 1.4.4. Các phương pháp và bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động 23 1.4.5. Rèn luyện năng lực định hướng trong không gian 25 14.6. Rèn luyện năng lực khéo léo khi bật nhảy 25 1.5. Huấn luyện kỹ thuật cúp cầu trái trong môn đá cầu 26 1.5.1. Phân tích và huấn luyện kỹ thuật cúp cầu trái 26 1.5.2. Các tố chất thể lực cơ bản để nâng cao hiệu quả kỹ thuật cúp cầu trái 29 1.6. Giới thiệu khái quát về phần mềm Simi Motion 3D trong phân tích đánh giá kỹ thuật cúp cầu trái môn đá cầu 34 1.6.1. Khái quát về phần mềm Simi Motinon 3D 34
  6. 1.6.2. Phân tích kỹ thuật chuyển động Simi motion 3D trong phân tích đánh giá kỹ thuật cúp cầu trái môn đá cầu 36 1.7. Đặc điểm môn đá cầu của Hà Nội. 37 1.8. Các công trình nghiên cứu có liên quan về đá cầu. 39 1.8.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 39 1.8.2. Các công trình nghiên cứu về đá cầu ở nước ngoài 42 Nhận xét chương 1: 44 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 46 2.1. Đối tượng nghiên cứu 46 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 46 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 46 2.2. Phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 47 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 48 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 48 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 49 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 52 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 52 2.3. Tổ chức nghiên cứu: 54 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 54 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 55 3.1. Thực trạng sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 55 3.1.1. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. 55 3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội 62 3.1.3. Xác định các kỹ thuật mang lại hiệu quả trong thi đấu đá cầu của nam VĐV đá cầu Hà Nội. 66 3.1.4. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. 69 3.1.5. Đánh giá thực trạng tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. 76
  7. 3.1.6. Bàn luận về thực trạng sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 78 Tiểu kết mục tiêu 1: 83 3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 85 3.2.1. Cơ sở lựa chọn bài tập 85 3.2.2. Tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 87 3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 88 3.2.4. Phỏng vấn lựa chọn bài tập. 90 3.2.5. Bàn luận lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 96 Tiểu luận mục tiêu 2: 100 3.3. Ứng dụng và đánh giá bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. 100 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm. 100 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm. 104 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 115 Tiểu kết mục tiêu 3: 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 A/ KẾT LUẬN 120 B/ KIẾN NGHỊ 120 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ÐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.1 Tổng hợp các nội dung yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 55 cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (n=16) 3.3 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (n=16) 3.4 Đánh giá thực trạng đội ngũ HLV đá cầu Hà Nội (năm 56 2018) 3.5 Đánh giá thực trạng lực lượng nam VĐV đá cầu Hà 57 Nội (năm 2018) 3.6 Đánh giá thực trạng hệ thống CSVC và không gian tập 58 luyện cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.7 Thực trạng nội dung kế hoạch huấn luyện nam VĐV 60 đá cầu Hà Nội (n=16) Biểu 3.8 Thực trạng các cuộc thi đấu giao hữu và thi đấu các 61 bảng giải quốc gia (n=16) 3.9 Thực trạng thành tích thi đấu của nam VĐV đá cầu Hà 62 Nội tại các giải quốc gia 3.10 Thực trạng phân chia thời gian huấn luyện theo từng Sau 62 thời kỳ huấn luyện của nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.11 Tổng hợp thực trạng các bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội Sau 63 3.12 Kết quả phỏng vấn đánh giá về thực trạng các bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội (n=16) 3.13 Kết quả phỏng vấn đánh giá về các kỹ thuật thường Sau 66 được sử dụng trong thi đấu của nam VĐV đá cầu Hà Nội (n=20) 3.14 Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của kỹ thuật 67 cúp cầu trái trong môn đá cầu (n=22) 3.15 Thống kê sử dụng các kỹ thuật của nam VĐV trong Sau 68 thi đấu đá cầu giải trẻ toàn quốc năm 2018 3.16 Tổng hợp các test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ 70 thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội
  9. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.17 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các test đánh 71 giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.18 Sự tương quan qua 2 lần kiểm tra các test đánh giá Sau 72 hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (n = 10) 3.19 Kết quả phỏng vấn 2 lần (phân bố tần suất -$T1 73 Frequencies) của các test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.20 Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn 73 test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.21 Sự tương quan của các test đánh giá hiệu quả tấn công 74 bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (n = 10) 3.22 So sánh sự khác biệt hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 75 cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.23 Phân loại tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 76 3.24 Thang điểm đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Biểu cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội bảng 3.25 Bảng điểm tổng hợp đánh giá hiệu quả tấn công bằng 77 kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.26 Thực trạng hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu 77 trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội với một số đơn vị khác 3.27 Tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng Sau 87 kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.28 Kết quả kiểm định độ tin cậy của bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.29 Kết quả kiểm định độ tin cậy của bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV Sau 89 đá cầu Hà Nội của nhóm 1 và nhóm 2 sau loại biến 3.30 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội (n=27)
  10. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.31 Xây dựng kế hoạch ứng dụng bài tập nâng cao hiệu 102 quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội 3.32 Đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái thời điểm trước thực nghiệm 3.33 Đánh giá phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 104 cúp cầu trái của nam VĐV các đơn vị thời điểm trước thực nghiệm 3.34 Kết quả so sánh về các góc độ của cơ thể nam VĐV Sau 105 đá cầu khi thực hiện kỹ thuật cúp trái ở các thời điểm chuẩn bị, tiếp xúc cầu, cầu rời chân ở thời điểm trước thực nghiệm 3.35 Kết quả so sánh vận tốc các bộ phận của chân tại thời Sau 108 điểm chân đá tiếp xúc với cầu và vận tốc quả cầu khi thực hiện kỹ thuật cúp trái thời điểm trước thực nghiệm 3.36 Kết quả so sánh vận tốc các bộ phận của chân khi cầu Sau 109 rời chân đá và vận tốc quả cầu khi thực hiện kỹ thuật cúp trái thời điểm trước thực nghiệm 3.37 Đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái của Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 01 giai đoạn (05 tháng) thực nghiệm (n=12) Sau 111 3.38 Đánh giá phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái của Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 01 giai đoạn (05 tháng) thực nghiệm 3.39 Đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái của Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 02 giai đoạn (12 tháng) thực nghiệm (n=12) Sau 113 3.40 Đánh giá phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái của Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 02 giai đoạn (12 tháng) thực nghiệm 3.41 Kết quả thành tích thi đấu giải toàn quốc của nam 115 VĐV đá cầu Hà Nội năm 2020 Thể Số BIỂU DỒ Trang loại 3.1 Giá trị trung bình đánh giá nội dung kế hoạch huấn 60 Biểu luyện nam VĐV đá cầu Hà Nội đồ 3.2 Tỷ lệ phân chia thời gian huấn luyện theo từng thời kỳ Sau 62 huấn luyện của nam VĐV đá cầu Hà Nội
  11. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.3Thực trạng sử dụng các kỹ thuật trong thi đấu của nam Sau 68 VĐV đá cầu tại giải trẻ toàn quốc năm 2018 3.4 Trung bình các kỹ thuật được sử dụng trong thi đấu 69 của một số đơn vị tại giải đá cầu trẻ toàn quốc năm 2018. 3.5 Thực trạng tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho Sau 77 nam VĐV đá cầu Hà Nội so với một số đơn vị 3.6 So sánh tỷ lệ phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 104 cúp cầu trái của nam VĐV đá cầu các đơn vị thời điểm trước thực nghiệm 3.7 Chênh lệch giá trị trung bình của nam VĐV đá cầu Hà Sau 111 Nội với các đơn vị sau 01 giai đoạn (5 tháng) thực nghiệm 3.8 So sánh tỷ lệ phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 109 cúp cầu trái Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 01 giai đoạn (05 tháng) thực nghiệm 3.9 Chênh lệch giá trị trung bình sau 02 giai đoạn (12 Sau 111 tháng) thực nghiệm của nam VĐV đá cầu Hà Nội với các đơn vị 3.10 So sánh tỷ lệ phân loại hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật Sau 111 cúp cầu trái Nam VĐV đá cầu Hà Nội thời điểm sau 02 giai đoạn (12 tháng) thực nghiệm Thể Số HÌNH Trang loại 1.1 Thiết bị máy Simi Motion 34 1.2 Các bước xử lý hình ảnh 1.3 Kết quả phân tích đánh giá kỹ thuật từ phần mềm Simi 35 Motion 1.4 Giá chuẩn sử dụng trong công nghệ 3D 07 1.5 Màn hình phần mềm Simimotion 3D 38 Hình 3.1 Hình ảnh thực hiện kỹ thuật cúp cầu trái bằng phần mềm Simi motion 3D của nam VĐV đội tuyển trẻ Hà Nội 3.2 Hình ảnh thực hiện kỹ thuật cúp cầu trái bằng phần mềm Simi motion 3D của nam VĐV đội tuyển quốc gia Sau 105 3.3 Hình ảnh thực hiện kỹ thuật cúp cầu trái bằng phần mềm Simi motion 3D của nam VĐV đội tuyển trẻ Bắc Giang
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện, đào tạo, tập luyện, thi đấu của HLV và VĐV; trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người. [7] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (2018) nêu rõ: “Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của HLV, VĐV nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao” [39]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/ 2011 của Bộ Chính trị đã đưa ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao là “Dành nguồn lực thích đáng để hình thành hệ thống đào tạo tài năng thể thao với đội ngũ kế cận dồi dào và có chất lượng, làm tiền đề cho bước phát triển đột phá về thành tích trong một số môn thể thao... Ðổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng môn và từng địa phương”. [4] Đá cầu là một trong những môn thể thao truyền thống nước ta và là môn thể thao mang nhiều thành tích ở các giải châu lục và thế giới. Trong đó, hiện nay đá cầu Hà Nội là một trong những địa phương đóng góp một lực lượng VĐV nhất định trong đội tuyển quốc gia. Trong quá trình tập luyện và thi đấu đá cầu, vận động viên (VĐV) không ngừng hình thành và củng cố các kĩ thuật động tác, các phản xạ có điều kiện, nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa hệ thần kinh trung ương với các cơ quan vận động, các cơ quan nội tạng trong cơ thể để xây dựng các kỹ năng, kỹ thuật động tác, tiến tới hình thành kỹ xảo động tác. [36]. Thông qua tập luyện, thi đấu TDTT nói chung và đặc biệt là môn đá cầu nói riêng, đòi hỏi người tập phải có sự nỗ lực khổ luyện, có ý chí, có nghị lực, có quyết tâm cao thì mới có kết quả tốt. Bởi đặc thù của môn đá cầu trong thi đấu mang tính đối kháng rất cao, nhất là trong thi đấu đá đơn. Muốn giành được thắng lợi trong thi đấu, trước tiên người tập phải thắng được chính bản thân mình bằng sự cần cù, chịu khó, linh hoạt, sáng tạo, khắc phục khó khăn, trong sinh hoạt với
  13. 2 đồng đội phải đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện cũng như trong thi đấu. Người tập không chỉ nắm vững kĩ thuật động tác mà còn đòi hỏi họ phải biết tư duy sáng tạo sao cho khi thực hiện phải thuần thục, chính xác, đảm bảo tính nhịp điệu của động tác. Nếu ngay từ đầu người tập không nắm vững được kỹ thuật động tác thì trong quá trình tập luyện sẽ trở thành thói quen khó sửa. Vì vậy, trong huấn luyện chuyên môn đá cầu, người ta thường chú trọng phát triển các kỹ thuật cơ bản, trong đó đặc biệt là nhóm kỹ thuật tấn công mà điển hình là kỹ thuật cúp cầu trái đá tấn công. Để thực hiện nhiệm vụ này, các HLV thường sử dụng các bài tập thi đấu, các bài tập di chuyển kết hợp với các động tác kỹ thuật chuyên môn, ngoài ra cần sử dụng các phương pháp phù hợp và hệ thống các bài tập được lựa chọn chính xác, sẽ đem lại hiệu quả huấn luyện cao. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu sâu về các yêu cầu sư phạm và về cơ sở sinh học của các bài tập phát triển kỹ thuật trong chuyên môn. Kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực này chỉ có tính thuyết phục khi được tiến hành trong quá trình vận động thực hiện bài tập. Gần đây, công nghệ hiện đại đo lường các chức năng cơ thể trong vận động đã cho phép tiếp cận tới nhiều các kết quả nghiên cứu của bài tập thể thể thao, bên cạnh các phương pháp nghiên cứu thường quy về các yếu tố mang tính sư phạm. Phát triển kỹ thuật cơ bản trong đá cầu nói chung và kỹ thuật cúp cầu trái nói riêng sẽ là cơ sở, nền tảng giúp cho VĐV không chỉ chơi tốt mà còn ghi điểm hiệu quả trong thi đấu để giành kết quả cao. Xu hướng phát triển của đá cầu hiện đại đã đòi hỏi ở VĐV khả năng thích ứng với lượng vận động lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài. Do đó, việc huấn luyện kỹ thuật cho VĐV đá cầu có ý nghĩa rất quan trọng. Qua quan sát các cuộc thi đấu đá cầu hiện đại đã cho thấy: Kỹ - chiến thuật luôn là một khâu then chốt để có thể giành được điểm trong khi thi đấu. Nói một cách khác, kỹ thuật là khâu xuyên suốt để phối hợp nhịp nhàng với chiến thuật biến hóa trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện, trong đó luôn lấy kỹ thuật tấn công làm cơ sở nền tảng mà đại diện là kỹ thuật cúp cầu trái. Nhưng trong thi đấu nam VĐV
  14. 3 đá cầu Hà Nội chưa sử dụng nhiều, hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt hiệu quả về kỹ thuật cúp cầu trái, dẫn đến hiệu quả thi đấu không cao. Hiện nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về môn đá cầu để từ đó phân tích hiệu quả của các kỹ thuật thường xuyên sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong thi đấu đá cầu. Phân tích những sai lầm thường mắc trong tập luyện các kỹ - chiến thuật để tìm những bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc cho người tập nhằm nâng cao được hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như là tập luyện và thi đấu. Những kết quả nghiên cứu về môn đá cầu tuy chưa nhiều, song là cơ sở khoa học hết sức quý giá về mặt tài liệu giảng dạy và định hướng trong phương pháp nghiên cứu trong huấn luyện và giảng dạy môn đá cầu. Từ tính cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của môn đá cầu, luận án tiến hành nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, góp phần nâng cao thành tích môn đá cầu Hà Nội trong những năm tới. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng sử dụng bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập của nam VĐV đá cầu Hà Nội
  15. 4 Xác định các kỹ thuật mang lại hiệu quả trong thi đấu đá cầu của nam VĐV đá cầu Hà Nội. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. Đánh giá thực trạng tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội Cơ sở lựa chọn bài tập Tổng hợp các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội Kiểm định độ tin cậy của bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội Phỏng vấn lựa chọn bài tập. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội. Tổ chức thực nghiệm. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm. Giả thuyết khoa học Khi lựa chọn và sử dụng các bài tập kỹ thuật cúp cầu trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội chưa phù hợp là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện và không nâng cao được thành tích thi đấu. Nếu lựa chọn được các bài tập nâng cao hiệu quả tấn công bằng kỹ thuật cúp cầu bên trái cho nam VĐV đá cầu Hà Nội phù hợp sẽ góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho nam VĐV đá cầu Hà Nội.
  16. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan Khái niệm BT TDTT Bài tập (BT) TDTT là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với qui luật giáo dục thể chất, là phương tiện huấn luyện chủ yếu trong các môn thể thao [44] Theo Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, BT là một tổ hợp các tác động có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định [22]. Để nắm được nội dung của BT TDTT nào đó, nhà sư phạm không những cần hiểu những biến đổi sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xảy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của BT mà điều chủ yếu là hiểu được phương hướng tác dụng của BT đối với việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đặt ra [51]. Phân loại các bài tập TDTT có nghĩa là sắp xếp chúng thành những nhóm sao cho những loại hình bài tập trong mỗi nhóm có sự giống nhau về những tính chất cơ bản nhất. Ý nghĩa của phân loại bài tập TDTT: bài tập TDTT rất đa dạng và phong phú, nhờ việc phân loại ta dễ định hướng, lựa chọn và sử dụng chúng theo mục đích của mình [33]. Một đặc trưng quan trọng của BT TDTT là nó được xây dựng trên cơ sở những hoạt động, vận động có ý thức. Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan đến nhiều quá trình tâm lý: sự biểu hiện về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc, v.v… có ảnh hưởng mạnh với biểu hiện ý chí, tình cảm, tính cách. [44] Hình thức và nội dung của BT TDTT liên quan hữu cơ với nhau, trong đó nội dung là mặt quyết định và động hơn. Điều đó có nghĩa là, để thực hiện được một hoạt động vận động quy định nào đó cao hơn khả năng hiện có, trước hết phải thay đổi một cách tương ứng mặt nội dung của nó. Nội dung thay đổi thì hình thức BT cũng thay đổi. Ví dụ, sức mạnh hoặc sức bền thay đổi thì biên độ, tần số động tác cũng có thể thay đổi.
  17. 6 Hình thức cũng có ảnh hưởng đến nội dung. Hình thức chưa hoàn thiện của BT sẽ cản trở sự biểu hiện tối đa các khả năng của cơ thể. Ngược lại hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất [59]. Trong quá trình lựa chọn BT phải đảm bảo 3 yêu cầu nhằm mục đích phù hợp với đặc điểm chuyên môn: Lựa chọn BT phải đảm bảo chỉ tiêu đánh giá cụ thể và hình thức tập luyện phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn; Lựa chọn BT phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết với đối tượng nghiên cứu; Lựa chọn BT phải đảm bảo tính định hướng toàn diện để hình thành và phát triển thể lực và kỹ - chiến thuật. Khái niệm về kỹ thuật bài tập TDTT: Kỹ thuật bài tập TDTT được một số tác giả nhận định như sau: Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) [44] Bài tập kỹ thuật thể thao hợp lý, bảo đảm phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi vận động. Theo Bùi Quang Hải (2018), [13] đưa ra khái niệm chung về kỹ thuật bài tập TDTT (hay còn gọi là bài tập thể chất) như sau: Kỹ thuật BT TDTT là những cách thức thực hiện các động tác, mà nhờ những cách đó nhiệm vụ vận động được giải quyết một cách hợp lý với hiệu quả tương đối cao hơn. Bao gồm: Nguyên lý kỹ thuật: Là một tổng thể bao gồm tất cả các khâu và các nét trong cơ cấu động lực học, động học và nhịp điệu của động tác và tất nhiên đó là các khâu và các nét cần thiết để giải quyết nhiệm vụ vận động theo một cách thức nhất định (dùng sức theo thứ tự đã quy định, dùng một số cử động cần thiết có phối hợp về không gian và thời gian). Khâu quyết định của kỹ thuật: Là một phần quyết định, quan trọng nhất trong cách thức thực hiện nhiệm vụ vận động. Việc thực hiện khâu quyết định trong kỹ thuật các động tác thể thao thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và đòi hỏi sự cố gắng lớn của cơ bắp.
  18. 7 Các chi tiết của kỹ thuật: Là những đặc điểm thứ yếu của động tác, mà không phá vỡ cơ chế cơ bản của động tác. Các chi tiết kỹ thuật động tác ở VĐV khác nhau sẽ khác nhau và trong đa số trường hợp chúng phụ thuộc vào các đặc điểm hình thái và chức năng của cá nhân VĐV. Việc sử dụng đúng đắn đặc điểm cá nhân là thể hiện kỹ thuật cá nhân. Với mục đích giáo dục và khoa học người ta chia một động tác nguyên vẹn thành các giai đoạn hoặc các phần nhất định nối tiếp nhau theo thứ tự thời gian. Mỗi động tác không chu kỳ có thể phân chia thành 3 giai đoạn tương ứng với chức năng của chúng trong lúc hoạt động hoàn chỉnh: Giai đoạn chuẩn bị , giai đoạn cơ bản và giai đoạn kết thúc. Cả 3 giai đoạn này liên quan với nhau, tiến hành liền nhau và xác định lẫn nhau. Giai đoạn chuẩn bị: là tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện động tác ở giai đoạn cơ bản. Giai đoạn cơ bản: nhằm trực tiếp giải quyết nhiệm vụ vận động cơ bản. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là sử dụng hợp lý các động lực đúng chỗ, đúng hướng và đúng thời điểm cần thiết. Ở một số bài tập không chu kỳ, không phải chỉ có một mà là một số giai đoạn cơ bản. Giai đoạn kết thúc: là dừng dần một cách tiêu cực hoặc là được hãm lại một cách tích cực nhằm mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể. Khái niệm nâng cao: Theo từ điển Tiếng Việt khái niệm nâng cao được hiểu là làm tăng thêm. Khái niệm hiệu quả: Theo từ điển Tiếng Việt khái niệm hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Như vậy, có thể hiểu nâng cao hiệu quả kỹ thuật BT TDTT chính là làm tăng hơn kết quả thực hiện bài tập theo yêu cầu và đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện kỹ thuật động tác. 1.2. Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật BT TDTT Huấn luyện thể thao là quá trình sư phạm mang tính chuyên biệt, do vậy huấn luyện thể thao có những đặc điểm riêng và rõ nét sau [14] [44]: Huấn luyện thể thao luôn hướng đến việc dành thành tích thể thao cao nhất trong môn thể thao
  19. 8 chuyên sâu; Huấn luyện thể thao là quá trình chuyên môn hóa cao; Huấn luyện thể thao thể hiện rõ tính hệ thống và tính kế hoạch; Huấn luyện thể thao thể hiện rõ tính khoa học. Tương tự như vậy, huấn luyện bài tập kỹ thuật trong bài tập thể thao đều có những đặc tính riêng biệt như sau: 1.2.1. Các đặc tính trong huấn luyện kỹ thuật BT TDTT Theo Nguyễn Toán, Nguyễn Sỹ Hà (2004) [45] và Bùi Quang Hải (2018) [13] có những đánh giá nhận định chung về đặc điểm huấn luyện kỹ thuật bài tập TDTT theo 5 đặc tính sau: Đặc tính không gian của kỹ thuật BT TDTT: Người ta còn tách các yếu lĩnh động tác theo đặc tính không gian là: tư thế cơ thể và quỹ đạo chuyển động của các bộ phận cơ thể. Tư thế cơ thể có: Tư thế ban đầu trước khi thực hiện động tác (tạo điều kiện thuận lợi cho các động tác tiếp theo); Tư thế khi thực hiện động tác (nhằm trực tiếp giải quyết những nhiệm vụ mỗi BT TDTT đề ra). Quỹ đạo của chuyển động: Căn cứ vào hình dáng của quỹ đạo người ta phân biệt mọi chuyển động làm hai loại: Theo đường thẳng và theo đường cong. Sự tác động của BT TDTT đối với cơ thể người tập có hiệu quả nhiều hay ít và việc thực hiện kỹ thuật bài tập hiệu quả hay không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động của vật thể, hoặc dụng cụ tập luyện. Đặc tính thời gian của kỹ thuật BT TDTT: Người ta phân chia một động tác nguyên vẹn thành các giai đoạn theo thời gian, bao gồm: số thời gian thực hiện động tác và nhịp độ động tác. Số thời gian thực hiện động tác là khoảng thời gian giữ các tư thế và thực hiện các động tác. Người ta có thể thay đổi khối lượng vận động bằng cách thay đổi thời gian thực hiện bài tập. Ví dụ: thời gian chạy, thời gian căng thẳng tĩnh lực ... Đặc tính động học (đặc tính không gian-thời gian) của kỹ thuật BT TDTT: Đó là tốc độ chuyển động. Tốc độ thể hiện độ nhanh của sự di chuyển của một vật thể trong không gian trong một đơn vị thời gian. Tốc độ được xác định bằng tỉ số giữa độ dài đoạn đường mà vật thể đã vượt qua so với khoảng thời gian dùng để vượt qua đoạn đường đó. Để xác định tốc độ, người ta đo bằng m/s.
  20. 9 Đặc tính động lực học: Đó là những lực ảnh hưởng đến động tác của cơ thể con người. Nó được chia làm 2 loại: Lực bên trong và lực bên ngoài. Lực bên trong bao gồm: Các lực tích cực của cơ quan vận động: Lực kéo của cơ bắp; Các lực thụ động của cơ quan khớp vận động: Lực đàn hồi cơ bắp, độ nhờn khớp...; Các phản lực: Những lực phản xuất hiện khi các bộ phận cơ thể tác động lẫn nhau trong quá trình vận động có gia tốc. Lực bên ngoài bao gồm: Là những lực từ bên ngoài tác động lên cơ thể: Trọng lượng cơ thể của bản thân người tập; Các lực phản của điểm tựa; Lực của môi trường (nước, không khí, địa hình, lực đối kháng v.v...). Các đặc tính nhịp điệu: Đây là một trong những đặc tính tổng hợp nhất của kỹ thuật động tác. Nó biểu hiện mức độ tương ứng của các thành phần động tác theo mức nhấn mạnh, theo thời gian và trong không gian. Sự luân phiên đúng cách và đúng lúc giữa căng thẳng và thả lỏng cơ bắp khi thực hiện BT TDTT là một trong những chỉ số quan trọng nhất về việc nắm vững kỹ thuật bài tập đó. Nhịp điệu vận động hợp lý được hình thành như là một tập hợp hoàn chỉnh của những nỗ lực để tác động tương hỗ với các lực cản của môi trường bên ngoài. Vì vậy khi thay đổi các điều kiện bên ngoài thì cần phải thay đổi tương ứng cả nhịp điệu vận động. 1.2.2. Xây dựng lại kỹ thuật động tác: Cũng theo Nguyễn Toán, Nguyễn Sỹ Hà (2004) [45] và Bùi Quang Hải (2018) [13] ngoài những đặc tính kỹ thuật đã xác định ở trên, huấn luyện kỹ thuật bài tập thể thao còn cần xây dựng lại kỹ thuật động tác, như một số nội dung sau: Thường phải xây dựng lại kỹ thuật động tác trong hai trường hợp sau: thứ nhất, khi các hình thức động tác vừa tiếp thu được không hoàn toàn tương ứng với khả năng chức phận đang tăng lên của cơ thể, và thứ hai, khi kỹ xảo được hình thành bị sai sót đáng kể do dạy học sai lệch. Trường hợp đầu thể hiện rất rõ với các động tác thể thao nhằm làm cho sức mạnh thể lực biểu hiện ở mức độ tối đa. Việc xây dựng lại từng phần kỹ thuật phụ thuộc vào mức độ nâng cao về thể lực. Trên con đường nâng cao thành tích thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1