intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:234

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang; Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 0 VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN VĂN LONG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN CHÂN MÔN VÕ THUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN CHO NAM HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN VĂN LONG NGHIÊN CỨU BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ ĐÒN CHÂN MÔN VÕ THUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN CHO NAM HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Thị Hồng Nhung 2. PGS.TS. Nguyễn Duy Quyết HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Long
  4. MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 6 1.1. Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND. ...... 6 1.1.1. Khái niệm về môn võ thuật CAND ................................................. 6 1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND. ........................ 7 1.2. Đặc điểm về kỹ - chiến thuật, thể lực và tâm lý môn võ thuật CAND. ..................................................................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm về kỹ - chiến thuật môn võ thuật CAND. ..................... 11 1.2.2. Đặc điểm về thể lực trong môn võ thuật CAND. .......................... 12 1.2.3. Đặc điểm về hoạt động tâm lý trong môn võ thuật CAND. .......... 12 1.3. Một số tính chất cơ bản và các nguyên tắc tập luyện của môn võ thuật CAND. ........................................................................................... 13 1.3.1. Một số tính chất cơ bản của môn võ thuật CAND. ....................... 13 1.3.2. Các nguyên tắc tập luyện của môn võ thuật CAND. ..................... 14 1.3.3. Yêu cầu tập luyện môn võ thuật CAND. ....................................... 16 1.4. Huấn luyện sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND. ................. 18 1.4.1. Khái quát về tố chất sức mạnh và sức mạnh tốc độ. ..................... 18 1.4.2. Cơ sở lý thuyết của huấn luyện sức mạnh. .................................... 20 1.4.3. Các quan điểm về tố chất sức mạnh và sức mạnh tốc độ trong huấn luyện thể thao. ....................................................................... 23 1.4.4. Huấn luyện sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND. ............ 30 1.4.5. Các phương pháp huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND. ..................................................................... 32
  5. 1.4.6. Bài tập huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND. .................................................................................. 35 1.4.7. Phương pháp sử dụng lượng vận động bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND. ...................................... 38 1.5. Huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND. 41 1.5.1. Kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND. ............................. 41 1.5.2. Đặc điểm về sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND. ..... 42 1.6. Giới thiệu về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang ............................ 46 1.7. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan. ..................... 48 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 55 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ..................................................... 55 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 55 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 55 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 55 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 56 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. ................................................. 56 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. .................................................... 56 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 57 2.2.5. Phương pháp kiểm tra động lực học. ............................................. 63 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 64 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 65 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 68 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 68 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 69 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 70 3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ............................................................... 70 3.1.1. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ... 70
  6. 3.1.2. Đánh giá đặc điểm diễn biến sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. .............................................................................................. 80 3.1.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. .............................................................................................. 85 3.1.4. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ....... 87 3.1.5. Bàn luận về đặc điểm và thực trạng phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. 96 3.2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ................................................ 103 3.2.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. .................................................................................. 103 3.2.2. Ứng dụng, xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ....................................................... 111 3.2.3. Bàn luận về kết quả lựa chọn, ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. ................................... 123 A. Kết luận. .................................................................................................. 132 B. Kiến nghị: ................................................................................................ 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ........... CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... PHỤ LỤC ...........................................................................................................
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CAND - CAND. ĐC - Đối chứng HLV - Huấn luyện viên. LVĐ - Lượng vận động. TDTT - Thể dục thể thao. TN - Thực nghiệm. TĐTL - Trình độ tập luyện VĐV - Vận động viên. XPC - Xuất phát cao.
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 1.1 Số lần lặp lại, tác dụng và cường độ (Theo Philin 26 V.P - 1996). 1.2 Lượng vận động tập luyện phương pháp đẳng trương. 39 1.3 Lượng vận động tập luyện phương pháp gia tốc. 1.4 Lượng vận động tập luyện phương pháp kết hợp. 40 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức Sau 74 mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 30) 3.2 Kết quả xác định mối tương quan thứ bậc giữa các 77 test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân với thành tích thi đấu của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 55) 3.3 Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá 78 sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên Biểu trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 55) bảng 3.4 Đặc điểm, diễn biến sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 55) 3.5 Đặc điểm, diễn biến các chỉ số động lực học đánh Sau 81 giá sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 55) 3.6 Kiểm định tính phân bố chuẩn các test sư phạm 84 đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu (n = 55) 3.7 Kiểm định tính phân bố chuẩn các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam Sau 84 học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu (n = 55)
  9. Thể loại Số Nội dung Trang 3.8 Kiểm định tính phân bố chuẩn các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện (n = 55) 3.9 Kiểm định tính phân bố chuẩn các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện (n = 55) 3.10 Tiêu chuẩn phân loại các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu 3.11 Tiêu chuẩn xếp loại chỉ số động lực đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu Biểu 3.12 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ đòn chân Sau 84 bảng theo từng test sư phạm của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện 3.13 Tiêu chuẩn xếp loại sức mạnh tốc độ đòn chân theo từng chỉ số động lực học của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện 3.14 Bảng điểm chuẩn các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu 3.15 Bảng điểm chuẩn các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm ban đầu 3.16 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân theo từng test sư phạm của nam học viên
  10. Thể loại Số Nội dung Trang trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện 3.17 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân theo từng chỉ số động lực học của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang - thời điểm sau 12 tháng tập luyện 3.18 Bảng điểm tổng hợp đánh giá các test sư phạm của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 3.19 Bảng điểm tổng hợp đánh giá các chỉ số động lực 86 học của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 3.20 Bảng điểm chuẩn tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc 87 độ đòn chân nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 3.21 Phân phối chương trình môn học võ thuật tại 89 trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Biểu 3.22 Nội dung kiểm tra đánh giá theo học phần môn võ Sau 90 bảng thuật CAND tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 3.23 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh 92 tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (giai đoạn 2013 - 2017) 3.24 Thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thông qua các test sư phạm (n = 250) Sau 94 3.25 Thực trạng sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thông qua các chỉ số động lực học (n = 250) 3.26 Thực trạng kết quả xếp loại tổng hợp sức mạnh tốc 95
  11. Thể loại Số Nội dung Trang độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 250) 3.27 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển Sau 109 sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (n = 30). 3.28 Kết quả kiểm tra các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm Sau 118 3.29 Kết quả kiểm tra các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm 3.30 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ 119 đòn chân của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm Biểu 3.31 Kết quả kiểm tra các chỉ số động lực học đánh giá Sau 119 bảng sức mạnh tốc độ đòn chân của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng thực nghiệm 3.32 Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh tốc độ 120 đòn chân của đối tượng nghiên cứu sau 12 tháng thực nghiệm 3.33 Kết quả kiểm tra các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân của đối tượng nghiên cứu sau 12 tháng thực nghiệm 3.34 Kết quả so sánh tự đối chiếu các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối tượng nghiên Sau 120 cứu trước và sau thực nghiệm 3.35 Kết quả so sánh tự đối chiếu các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu trước và sau thực nghiệm
  12. Thể loại Số Nội dung Trang 3.36 Nhịp độ tăng trưởng của các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20) 3.37 Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20) Sau 120 3.38 Nhịp độ tăng trưởng của các test sư phạm đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm qua các Biểu giai đoạn thực nghiệm (n = 20) bảng 3.39 Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số động lực học đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 20) 3.40 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trình độ sức 122 mạnh tốc độ đòn chân của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm 3.1 Đặc điểm đối tượng phỏng vấn lựa chọn bài tập 109 phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học Biểu đồ viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 3.2 So sánh kết quả xếp loại sức mạnh tốc độ đòn chân 123 của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm Sơ đồ 1.1 Hệ thống kỹ thuật đòn chân của môn võ thuật 41 CAND. .
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Quân sự, Võ thuật cho lực lượng Công an nhân dân (CAND), được thành lập trên cơ sở Trường Đặc nhiệm CAND và được giao nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành: Đặc nhiệm, Cơ động chiến đấu, Bảo vệ mục tiêu, Cảnh sát phản ứng nhanh, Huấn luyện Quân sự và Huấn luyện Võ thuật. Hàng năm nhà trường được Bộ trưởng Bộ Công an giao mở các lớp bồi dưỡng Quân sự, Võ thuật 3 tháng, Võ thuật nâng cao 6 tháng cho cán bộ, giáo viên các học viện, trường CAND và Công an các đơn vị, địa phương và Bồi dưỡng các lớp Chống khủng bố, lớp Hiến Binh cho Bộ Nội Vụ Vương Quốc Campuchia... Yêu cầu mỗi học viên trong lực lượng CAND phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ. Đồng thời cần rèn luyện sức khoẻ và có một trình độ võ thuật vững chắc, đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức và tham gia các giải thi đấu võ thuật CAND cũng góp phần phát động phong trào tập luyện võ thuật của các học viên trong lực lượng CAND, đồng thời cũng là nơi để các học viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, bản lĩnh chiến đấu, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ cho quá trình học tập tại nhà trường và xa hơn nữa là phục vụ cho quá trình công tác khi ra trường có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và áp dụng Võ thuật Công an nhân dân trong thực tế chiến đấu đạt hiệu quả cao. Võ thuật CAND là môn võ thuật được sử dụng trong ngành CAND, được phát triển trên cơ sở kế thừa các môn phái võ cổ truyền của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các môn phái võ trên thế giới như: Thiếu Lâm; Quyền Anh; Karatedo, Judo, Pencak Silat… tạo nên một trường phái võ tổng hợp mang tính đặc thù và chiến đấu cao của lực lượng CAND. Võ thuật của lực lượng CAND được coi là vũ khí sắc bén, là công cụ hỗ trợ các biện pháp nghiệp vụ. Do vậy, võ thuật được xác định là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo và huấn luyện chiến đấu tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, cũng như các đơn vị lực lượng vũ trang tương tự. Không chỉ
  14. 2 được sử dụng như một phần kỹ năng phục vụ công việc, võ thuật trong lực lượng CAND còn là phương pháp rèn luyện sức khỏe, tinh thần, sự nhanh nhẹn và linh hoạt của các chiến sĩ, cũng như rèn luyện bản lĩnh của người chiến sĩ Công an khi đối mặt với các đối tượng phạm tội. Trong môn võ thuật CAND, sức mạnh tốc độ là tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng, do vậy học viên có sức mạnh tốc độ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp thu và hoàn thiện kỹ - chiến thuật nhanh và hiệu quả trong quá trình tập luyện. Kỹ thuật đòn chân có thể được xem gần như là bản chất của môn võ thuật CAND [2]. Do đó hệ thống các kỹ thuật đòn chân được xem là một nội dung thiết yếu không thể thiếu trong môn võ thuật CAND. Hệ thống các kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND và bài tập nâng cao sức mạnh tốc độ của đòn chân có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND. Do đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND đều phải được trang bị những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về các đòn tấn công trong môn võ thuật CAND để áp dụng vào thực tiễn công tác chiến đấu đạt hiệu quả cao. Việc nghiên cứu và tập luyện kỹ thuật đòn chân trong môn võ thuật CAND và bài tập nâng cao sức mạnh tốc độ của đòn chân giúp cán bộ nâng cao được cả trí lực, thể lực khả năng chiến đấu, bản lĩnh nghề nghiệp và lòng dũng cảm. Qua thực tế huấn luyện môn võ thuật CAND tại Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang cho thấy: nội dung đào tạo môn Võ thuật CAND cho học viên gồm 8 học phần (561 giờ) và thực hiện trong 2 năm học, các học viên đã tiếp thu tốt các kỹ thuật, sử dụng tương đối thành thạo các nội dung học tập môn võ thuật CAND. Tuy nhiên, qua quan sát quá trình tập luyện và thi đấu của học viên cho thấy trình độ thể lực chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là sức mạnh tốc độ, học viên thường không chớp được cơ hội ra đòn nhanh, mạnh, chính xác để ghi điểm hoặc gây khó khăn cho đối phương, không đạt được hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu. Do đó cần thiết phải có các phương tiện tập luyện (bài tập) để nâng cao thể lực góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện và thi đấu cho học viên.
  15. 3 Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc độ trong môn võ thuật CAND cũng đã thu hút nghiên cứu của một số nhà khoa học với các hướng khác nhau nhưng chưa nhiều. Trong khi đó các công trình nghiên cứu về các môn võ thuật nói chung và nghiên cứu về sức mạnh tốc độ trong các môn võ thuật nói riêng có giá trị khoa học ứng dụng tốt đối với môn võ thuật CAND. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả: Nguyễn Thanh Hải (2009) với tên đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh môn võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân” [24], Bùi Trọng Phương (2019) với tên đề tài “Nghiên cứu nội dung trong phương pháp tập luyện theo trạm nhằm phát triển sức mạnh cho sinh viên nam Học viện An ninh nhân dân trong môn Võ thuật CAND” [45], Hà Mười Anh (2019) với tên đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật tấn công trong môn võ thuật Công an cho sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân” [2]. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tố chất thể lực cho các môn khác nhau như: Nguyễn Anh Tú (2000) với đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo trường Đại học TDTT I” [73]; Trần Tuấn Hiếu (2003) với đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV Karatedo lứa tuổi 12 - 15” [34]; Lâm Quang Thành (2004) với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo thành phố Hồ Chí Minh” [59]; Vũ Xuân Thành (2012) với đề tài: “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Taekwondo trẻ tại Việt Nam” [60]… Song phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại ở hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn cho các đối tượng khác nhau là sinh viên, VĐV các môn võ Karatedo và Taekwondo… Những công trình trên có ý nghĩa tham khảo rất lớn trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện võ thuật CAND cho các học viên. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang” được
  16. 4 xác định là vấn đề cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND nói riêng cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Mục đích nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong huấn luyện thể thao, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân trong môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tao - huấn luyện. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật Công an nhân dân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Đánh giá đặc điểm diễn biến sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn chân cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Bàn luận về đặc điểm và thực trạng phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Mục tiêu 2: Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
  17. 5 Giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, luận án tiến hành các nội dung nghiên cứu sau: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Ứng dụng, xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Bàn luận về kết quả lựa chọn, ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang Giả thuyết khoa học của luận án. Giả thuyết cho rằng sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND của nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay còn chưa tốt ảnh hưởng tới hiệu quả tập luyện và thi đấu. Nếu lựa chọn được hệ thống bài tập chuyên môn phù hợp sẽ góp phần nâng cao sức mạnh tốc độ đòn chân môn võ thuật CAND cho nam học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo.
  18. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND. 1.1.1. Khái niệm về môn võ thuật CAND Võ thuật CAND là môn võ thuật của lực lượng CAND, phục vụ công tác chiến đấu đặc thù của lực lượng CAND. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về khái niệm võ thuật CAND, hiện nay chưa có một khái niệm chung nhất, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và cần phải tiếp tục nghiên cứu để có nhận thức thống nhất trong toàn lực lượng CAND. Trước hết, để đưa ra khái niệm võ thuật CAND, cần nghiên cứu làm rõ một số nội dung sau: Nguồn gốc của võ thuật CAND: Môn võ thuật CAND được hình thành và phát triển từ sự kế thừa của nền võ thuật dân tộc kết hợp với một số tinh hoa của các môn phái võ thuật trên thế giới. Nó có hệ thống kỹ thuật, chiến thuật tổng hợp, sử dụng các đòn thế đánh, bắt trong chiến đấu theo yêu cầu nghiệp vụ tạo thành môn võ thuật tổng hợp chiến đấu riêng biệt của lực lượng Công an [63], [64], [72], [74]. Võ thuật CAND cũng không sử dụng đơn lẻ một môn phái võ cụ thể nào để làm vũ khí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm [61], [62], [63]. Đối tượng tập luyện võ thuật CAND: Là cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND và một số trường hợp khác khi được lực lượng Công an yêu cầu để góp phần giữ vững an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội [61], [62], [63]. Đối tượng áp dụng của võ thuật CAND: Đối tượng áp dụng của võ thuật CAND là những đối tượng cần phải trấn áp trong đấu tranh phòng chống tội phạm (như các tên tội phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp, gián điệp, biệt kích…) [61], [62], [63]. Mục đích sử dụng võ thuật CAND: Mục đích sử dụng võ thuật CAND là phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước. Trực tiếp tấn công
  19. 7 trấn áp, ngăn chặn các đối tượng sử dụng vũ lực để thực hiện hành vi phạm tội, trốn tránh pháp luật, làm suy sụp, tê liệt kháng cự của chúng và bắt giữ tội phạm. Lực lượng CAND muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ phải tổ chức học tập và rèn luyện võ thuật. [61], [62], [63]. Từ những kết quả phân tích theo các góc độ chuyên môn nêu trên có thể rút ra khái niệm chung nhất về võ thuật CAND như sau: “Võ thuật CAND là một môn võ tổng hợp được kế thừa, chọn lọc tinh hoa các môn phái võ khác nhau ở trong nước và thế giới, được lực lượng CAND nghiên cứu, tập luyện và sử dụng phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”. 1.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của môn võ thuật CAND. 1.1.2.1. Tính thực dụng của môn võ thuật CAND. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với truyền thống vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc ta. Từ xưa ông, cha ta đã sử dụng võ thuật để đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, nó đã trở thành một vũ khí lợi hại và đã góp phần không nhỏ vào trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam [71], [72]. Những ngày đầu, việc tập luyện võ thuật trong lực lượng CAND chưa có tính thống nhất, người biết võ dạy người chưa biết võ, người biết nhiều dạy người biết ít [61], [62], [63]. Lực lượng CAND cũng không sử dụng đơn lẻ một môn võ cụ thể nào làm vũ khí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, mà võ thuật CAND là môn võ được hình thành dựa trên cơ sở kế thừa, chọn lọc của nhiều môn võ trong nước và quốc tế đồng thời tổng kết thực tiễn chiến đấu của lực lượng CAND. Môn võ thuật CAND gồm 2 phần đó là: phần kỹ thuật và chiến thuật. Phần kỹ thuật: Bao gồm các hệ thống kỹ thuật sau [9], [23], [61], [62], [63], [71], [72], [56]: Hệ thống các thế đứng phòng thủ ban đầu, trước khi thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng thủ. Về mặt kỹ thuật, hệ thống tấn pháp là sự phối kết hợp của 3 phần: các thế tấn, hướng thân người và tư thế tay thủ.
  20. 8 Hệ thống các bộ pháp di chuyển: là hệ thống các kỹ thuật di chuyển để thay đổi vị trí, thay đổi tấn pháp nhằm mục đích tiếp cận đối tượng, ra đòn tấn công, phòng ngự hay trách né đòn tấn công của đối tượng. Về mặt kỹ thuật hệ thống này bao gồm các bước di chuyển, các vị trí thân người và các tư thế tay thủ kết hợp khi di chuyển. Hệ thống các kỹ thuật tấn công: là hệ thống các kỹ thuật dùng để đánh trúng đối tượng, làm cho đối tượng mất sức kháng cự. Các kỹ thuật tấn công có thể sử dụng kỹ thuật đòn tay hay kỹ thuật đòn chân, mỗi kỹ thuật lại có nhiều đòn thế đánh khác nhau. Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ: là hệ thống kỹ thuật dùng để chống trả lại các đòn tấn công của đối tượng. Căn cứ vào tính chất phòng ngự của môn võ thuật CAND, người ta chia hệ thống phòng ngự ra làm 2 hệ thống nhỏ đó là: hệ thống phòng ngự bị động và hệ thống phòng ngự chủ động. Nếu căn cứ vào yếu tố kỹ thuật, hệ thống này được chia thành các kỹ thuật gạt đỡ, tranh né, luồn tránh, tránh ngửa và hóa giải. Phần chiến thuật: 9], [23], [61], [62], [63], [71], [72], [56] Kỹ thuật chiến đấu của môn võ thuật CAND là sự kế thừa, chọn lọc, hiện đại hóa, khoa học hóa một cách đơn giản nhất và có hiệu quả nhất. Mục tiêu của các đòn đánh trong môn võ thuật CAND là các vị trí hiểm yếu và các khớp trên cơ thể của đối tượng làm cho đối phương mất đi khả năng chiến đấu. Điều quan trọng nhất trong võ thuật CAND là không phải biết cách đánh, mà là biết cách đánh tốt nhất và tập luyện thành kỹ năng kỹ xảo. Ưu điểm của võ thuật CAND còn xuất phát từ khả năng vận dụng một cách tối ưu các đòn đánh và các thế đánh thông qua việc phát huy các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo của người tập. Võ thuật CAND là môn võ mang tính khoa học, đơn giản và dễ tập luyện để nâng cao sức khỏe cho các chiến sĩ. Tính thực dụng của võ thuật CAND được thể hiện ở hệ thống kỹ thuật và chiến thuật và các môn võ tổng hợp. Xuất phát từ đối tượng đấu tranh của lực lượng CAND là bọn lưu manh,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2