Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La, đề tài tiến hành lựa chọn và xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức ở các sở, ban, ngành thành phố Sơn La, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT của thành phố phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐẶNG HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔN CẦU LÔNG CHO CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐẶNG HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔN CẦU LÔNG CHO CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC THÀNH PHỐ SƠN LA Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lưu Quang Hiệp 2. PGS.TS Đặng Văn Dũng HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đặng Hoàng Anh
- MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới 6 1.2. Một số cơ sở lý luận về xã hội hóa và xã hội hóa thể dục thể thao 16 1.3. Đặc điểm và hình thức hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở 20 1.4. Những yếu tố bảo đảm cho công tác thể dục thể thao trong các cơ quan hành chính nhà nước 23 1.5. Đặc điểm hoạt động của môn Cầu lông 27 1.5.1. Đặc điểm kỹ thuật đánh cầu 31 1.5.2. Quy luật bay của cầu trong không gian 36 1.5.3. Cơ sở sinh lý của hoạt động tập luyện và thi đấu Cầu lông 36 1.6. Cơ sở lý luận về giải pháp 37 1.7. Quy hoạch và giải pháp phát triển môn Cầu lông 40 1.7.1. Quy hoạch phát triển môn Cầu lông 40 1.7.2. Giải pháp phát triển môn Cầu lông 43 1.8. Những công trình nghiên cứu có liên quan 44 1.8.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 44 1.8.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 51 1.9. Kết luận chương 53
- CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 55 2.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 55 2.2. Phương pháp nghiên cứu 55 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 55 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 56 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 56 2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học 57 2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT 58 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm 60 2.2.7. Phương pháp kiểm chứng giải pháp 64 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 64 2.3. Tổ chức nghiên cứu 66 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 66 2.3.2. Thời gian nghiên cứu 66 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 67 2.3.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu 67 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 68 3.1. Đánh giá thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La 68 3.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La 68 3.1.2. Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với hoạt động tập luyện và thi đấu Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La 70 3.1.3. Thực trạng nhu cầu, động cơ và hứng thú tập luyện Cầu 72 lông của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La
- 3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu 78 lông của đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.1.5. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên, cộng tác viên phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông trong đội ngũ công chức, 86 viên chức thành phố Sơn La 3.1.6. Thực trạng tổ chức tập luyện và thi đấu Cầu lông của đội 87 ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.1.7. Thực trạng trình độ thể lực chung của đội ngũ công chức, 91 viên chức thành phố Sơn La 3.1.8. Những khó khăn trong việc phát triển môn Cầu lông cho 92 công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.1.9. Kết quả phân tích SWOT về việc phát triển môn Cầu lông 93 cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.1.10. Kiểm định phân tích SWOT về việc phát triển môn Cầu 95 lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.1.11. Bàn luận về thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ 101 công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 104 3.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp 105 3.2.2. Lựa chọn giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, 106 viên chức thành phố Sơn La 3.2.3. Ứng dụng và kiểm chứng các giải pháp phát triển môn Cầu 115 lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.2.4. Bàn luận về việc lựa chọn và ứng dụng giải pháp phát triển 120 môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ CTV : Cộng tác viên HCB : Huy chương bạc HCĐ : Huy chương đồng HCV : Huy chương vàng HLV : Huấn luyện viên NXB : Nhà xuất bản TDTT : Thể dục thể thao TTCB : Tư thế chuẩn bị VĐV : Vận động viên
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Thể Số Nội dung Trang loại Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hưởng đến phong 3.1 trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức 68 (n=54) Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí đánh giá phong 3.2. trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức 69 (n=54) 3.3 Thực trạng quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với hoạt động tập luyện và thi đấu Cầu lông trong đội ngũ công 70 chức, viên chức thành phố Sơn La (n=394) 3.4 Thực trạng tập luyện Cầu lông của công chức, viên 73 chức thành phố Sơn La (n = 394) Bảng 3.5 Thực trạng động cơ và hứng thú tập luyện Cầu lông 76 của công chức, viên chức thành phố Sơn La (n = 168) 3.6 Thống kê cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các xã phường trên địa bàn thành phố Sơn 79 La 3.7 Thống kê cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các tổ chức chính trị trên địa bàn thành phố 80 Sơn La 3.8 Thống kê kinh phí phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu 81 lông ở các xã phường thành phố Sơn La 3.9 Thống kê kinh phí phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu 82 lông ở các tổ chức chính trị thành phố Sơn La
- 3.10 Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các xã phường trên địa bàn thành 84 phố Sơn La 3.11 Mức độ đáp ứng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các tổ chức chính trị thành phố Sơn 85 La 3.12 Số lượng cộng tác viên, HLV và trọng tài Cầu lông 87 thành phố Sơn La từ năm 2016 đến năm 2018 3.13 Hệ thống các giải Cầu lông có sự tham gia của công 89 chức, viên chức thành phố Sơn La năm 2018 3.14 Thành tích của các VĐV là hội viên Câu lạc bộ Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn 90 La năm 2018 3.15 So sánh kết quả kiểm tra test Dẻo gập thân của công Sau chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra 91 TCND năm 2004 (cm) 3.16 So sánh kết quả kiểm tra test Lực bóp tay thuận của Sau công chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra TCND năm 2004 (kg) 91 3.17 So sánh kết quả kiểm tra test Nằm ngửa gập bụng của Sau công chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra TCND năm 2004 (lần) 91 3.18 So sánh kết quả kiểm tra test Bật xa tại chỗ của công Sau chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra TCND năm 2004 (cm) 91 3.19 So sánh kết quả kiểm tra test Chạy 30m xuất phát cao Sau của công chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả 91
- điều tra TCND năm 2004 (giây) 3.20 3.20. So sánh kết quả kiểm tra test Chạy con thoi Sau 4x10m của công chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra TCND năm 2004 (giây) 91 3.21 So sánh kết quả kiểm tra test Chạy tùy sức 5 phút của Sau công chức, viên chức thành phố Sơn La và kết quả điều tra TCND năm 2004 (m) 91 3.22 Những khó khăn trong việc phát triển môn Cầu lông 93 cho công chức, viên chức thành phố Sơn La (n=54) 3.23. Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành 96 phố Sơn La - Điểm mạnh (n=15) 3.24 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành 97 phố Sơn La - Điểm yếu (n=15) 3.25 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành 98 phố Sơn La - Cơ hội (n=15) 3.26 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành 99 phố Sơn La - Thách thức (n=15) 3.27 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành 108 phố Sơn La 3.28 Mức độ đánh giá của các giải pháp phát triển môn Cầu 109 lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 3.29a Kết quả thực nghiệm các giải pháp phát triển môn Cầu Sau
- lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La 118 3.29b Kết quả thực nghiệm các giải pháp phát triển môn Cầu lông cho Sau công chức, viên chức thành phố Sơn La 118 3.30 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Dẻo gập thân của công chức, viên chức 120 thành phố Sơn La (cm) (n=371) 3.31 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Lực bóp tay thuận của công chức, viên 120 chức thành phố Sơn La (kg) (n=31) 3.32 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Nằm ngửa gập bụng của công chức, 120 viên chức thành phố Sơn La (30s/lần) (n=371) 3.33 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Bật xa tại chỗ của công chức, viên 120 chức thành phố Sơn La (cm) (n=371) 3.34 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Chạy 30m xuất phát cao của công 120 chức, viên chức thành phố Sơn La (giây) (n=371) 3.35 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Chạy con thoi 4x10m của công chức, 120 viên chức thành phố Sơn La (giây) (n=371) 3.36 Kết quả và so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực Sau nghiệm của test Chạy tùy sức 5 phút của công chức, 120 viên chức thành phố Sơn La (m) (n=371)
- 3.1 Mức độ quan tâm của lãnh đạo các cấp đối với hoạt động tập luyện và thi đấu Cầu lông trong đội ngũ công 71 chức, viên chức thành phố Sơn La 3.2 Mức độ tham gia tập luyện Cầu lông của công chức, 74 viên chức thành phố Sơn La (%) 3.3 Hình thức tham gia tập luyện Cầu lông của công chức, 74 viên chức thành phố Sơn La (%) 3.4 Nhu cầu tham gia tập luyện Cầu lông của công chức, 75 viên chức thành phố Sơn La (%) 3.5 Động cơ tham gia tập luyện Cầu lông của công chức, 75 viên chức thành phố Sơn La (%) 3.6 Hứng thú tham gia tập luyện Cầu lông của công chức, 77 viên chức thành phố Sơn La (%) 3.7 Số lượng sân Cầu lông ở các xã, phường trên địa bàn 78 thành phố Sơn La 3.8 Số lượng sân Cầu lông ở các ở các tổ chức chính trị 80 trên địa bàn thành phố Sơn La 3.9 Kinh phí phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các 82 xã, phường thành phố Sơn La (triệu đồng) 3.10 Kinh phí phục vụ tập luyện và thi đấu Cầu lông ở các ở Biểu các tổ chức chính trị thành phố Sơn La (triệu đồng) 83 đồ 3.11 Số lượng huấn luyện viên, cộng tác viên và trọng tài 87 Cầu lông thành phố Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 3.12 Số lượng công chức, viên chức tham gia các giải đấu 88 của thành phố và tỉnh năm 2018
- 3.13 Thành tích của các VĐV là thành viên Câu lạc bộ Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn 90 La năm 2018 3.14 Nhịp tăng trưởng số công chức, viên chức tập Cầu 120 lông (%) Nhịp tăng trưởng số câu lạc bộ Cầu lông (%) Sau 3.15 120 Nhịp tăng trưởng số lượng HLV Cầu lông (%) Sau 3.16 120 Nhịp tăng trưởng số lượng cộng tác viên Cầu lông (%) Sau 3.17 120 Nhịp tăng trưởng số trọng tài Cầu lông (%) Sau 3.18 120 Nhịp tăng trưởng số lượng sân bãi dành cho tập luyện Sau 3.19 và thi đấu Cầu lông (%) 120 Nhịp tăng trưởng số giải Cầu lông (%) Sau 3.20 120 Nhịp tăng trưởng kinh phí từ xã hội hóa dành cho tập Sau 3.21 luyện và thi đấu cầu lông (%) 120 Nhịp tăng trưởng kinh phí từ ngân sách dành cho tập Sau 3.22 luyện và thi đấu cầu lông (%) 120 1.1 Sơ đồ hệ thống kỹ thuật cơ bản Cầu lông Sau 35 Sơ đồ 1.1 Sân Cầu lông 29 Hình 1.2 Cầu lông và vợt 30
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng… Hoạt động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng cho đất nước, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT Việt Nam đã được nêu trong Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02/ 10/ 1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác TDTT. Đồng thời, cũng là lời khuyến cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn dân ta trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành TDTT nước nhà nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này. Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý thể dục, thể thao trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho thể dục, thể thao Việt Nam phát triển đúng định hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác TDTT trong thời kỳ đổi mới, được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn thể thao Việt Nam có ưu thế”, việc xây dựng Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp
- 2 phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Với những quan điểm đó, Đảng, Nhà nước đã có những chính sách tăng tỷ lệ chi ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao; đổi mới phương thức quản lý, phát huy mạnh mẽ chủ trương phân cấp, phân quyền và xã hội hóa trong quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động TDTT. Nhờ đó, sự nghiệp TDTT nước ta đã có những bước phát triển mới. Phong trào TDTT quần chúng ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức đa dạng, tích cực, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tiêu biểu là phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Những hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi, người khuyết tật cũng được quan tâm hơn, thể hiện qua các hội thi được tổ chức đều đặn hằng năm. Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường cũng có những chuyển biến tích cực cả về hình thức lẫn nội dung. Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả, một số môn đã vươn tới trình độ châu Á và thế giới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao ở tầm khu vực, châu lục và thế giới. Nhiều đề án phát triển, chiến lược đào tạo vận động viên hay các chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ của khoa học vào lĩnh vực TDTT cũng được triển khai có hiệu quả trong thời gian qua. Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), Phía Tây Nam giáp tỉnh Luong prabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành
- 3 phố, 11 huyện) với 12 dân tộc. Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng. Thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường và 5 xã. Trong những năm qua phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông ở Sơn La đã có những bước tiến đáng kể, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, góp phần nâng cao thể chất, tăng cường sức khoẻ và làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; góp phần ổn định kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực tế cho thấy, phong trào TDTT ở thành phố Sơn La đặc biệt là trong các sở, ban, ngành những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ, thể hiện qua phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” thực hiện hiệu quả cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tỷ lệ số cán bộ, công chức, viên chức tập luyện TDTT thường xuyên hàng năm đều tăng. Phong trào TDTT đội ngũ công chức, viên chức đã tạo đà cho thể thao của thành phố đạt được những thành tích nổi bât. Tuy nhiên, phong trào TDTT đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La chưa thực sự phát triển đồng đều. Phong trào TDTT của đội ngũ công chức, viên chức chỉ được duy trì khá nề nếp ở một số đối tượng ở các sở, ban, ngành có bề dày thành tích TDTT hoặc tại thành phố hoặc các khu vực tập trung đông dân cư. Điều kiện về sân bãi, trang thiết bị phục vụ tập luyện TDTT của người dân tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn để phát triển các môn thể thao như: Cầu lông, Quần vợt, Bóng chuyền, Bơi... Các công trình thể thao chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, thị trấn, điều kiện tập luyện và mức độ hưởng thụ các giá trị của TDTT ngày càng có sự cách biệt giữa các vùng, miền và các đối tượng nhân dân. Do thiếu kinh phí, thiếu cơ sở vật chất và chưa có chính sách rõ ràng về cán bộ nghiệp vụ, cộng tác viên TDTT ở các sở, ban, ngành nên chất lượng hoạt động TDTT ở cơ sở chưa cao.
- 4 Qua khảo sát sơ bộ phong trào tập luyện môn Cầu lông của thành phố cho thấy, đây là môn thể thao được đông đảo quần chúng nhân dân ưa chuộng, đặc biệt là trong đội ngũ công chức, viên chức. Tuy nhiên, thực tế phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng trong tập luyện và thi đấu. Phong trào Cầu lông chủ yếu tập trung ở một số đơn vị và các huyện ở xung quanh địa bàn thành phố. Các huyện, đơn vị ở xa thì phong trào còn phát triển khá chậm, số người tham gia tập luyện môn Cầu lông còn ít. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một chiến lược lâu dài các giải pháp nhằm phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn Cầu lông đồng bộ trên toàn thành phố, đặc biệt là đội ngũ công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, góp phần xây dựng phong trào TDTT nói chung và phong trào Cầu lông nói riêng của thành phố Sơn La ngày càng lớn mạnh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La". Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La, đề tài tiến hành lựa chọn và xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển môn Cầu lông cho công chức viên chức ở các sở, ban, ngành thành phố Sơn La, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT của thành phố phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định hai mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La. Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các giải pháp phát triển môn Cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La. Giả thuyết nghiên cứu: Thực trạng phát triển phong trào Cầu lông trong dội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La còn hạn chế do nhiều nguyên
- 5 nhân chủ quan và khách quan, đề tài đặt giả thuyết rằng, nếu lựa chọn và xây dựng được các giải pháp khoa học, hợp lý sẽ có tác dụng tích cực trong việc phát triển môn Cầu lông cho đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La, góp phần thúc đẩy hoạt động TDTT quần chúng trên địa bàn thành phố.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới Trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác TDTT tiếp tục được khẳng định vì nhân tố con người. Con người vừa làm động lực, vừa là mục tiêu xã hội. Đồng Chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhấn mạnh quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự nghiệp phát triển TDTT trong thời kỳ đổi mới: “Chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật”. Ngày 09/5/1989 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 112/CT về “Công tác TDTT trong những năm trước mắt”. Điểm mới quan trọng và sự nổi bật của chỉ thị là yêu cầu phải đổi mới về phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT theo hướng tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Xây dựng và củng cố các tổ chức xã hội về TDTT theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo về tài chính và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; Bổ sung các chế độ chính sách, chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên dạy TDTT, khuyến khích các tổ chức TDTT tham gia hoạt động kinh tế, tạo thêm nguồn tài chính để đảm bảo và phát triển sự nghiệp TDTT, mở rộng hợp tác quốc tế về TDTT. Chỉ thị này được coi như tiền đề của Nghị định 73/NĐ-CP về xã hội hoá các hoạt động TDTT trong xã hội [20]. Đại hội Đảng lần thứ VII đã bổ sung và phát triển các chủ trương đổi mới của Đại hội VI và đã thông qua “ Cương lĩnh ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000”. Về TDTT nghị quyết Đại hội VI đã nhấn mạnh một số điểm: Coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học, tổ chức, hướng dẫn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng
- 7 ngày. Nâng cao chất lượng các cơ sở bồi dưỡng, đào tạo VĐV, nâng cao thành tích của một số môn thể thao. Cải tiến tổ chức quản lý các hoạt động TDTT theo hướng kết hợp chặt trẽ giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội, Tạo điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh một số môn thể thao Việt Nam có truyền thống và có triển vọng. Nhằm cụ thể hoá nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngày 24/3/1994 Ban Bí Thư Trung Ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 36 CT-TW “Về công tác thể thao trong giai đoạn mới”, và Pháp lệnh thể dục, thể thao, ngày 25/9/2000 chỉ thị đã nêu ra các quan điểm và mục tiêu của công tác TDTT trong giai đoạn mới. Quan điểm định hướng cho phát triển sự nghiệp TDTT trong thời kỳ đổi mới được xác định là [48]: Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người; công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh; Làm phong phú đời sống văn hoá - tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang; Xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu chọn lọc những thành tựu hiện đại. Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu “khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao; Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt. Từng bước xã hội hoá tổ chức hoạt động TDTT dưới sự quản lý điều hành của nhà nước một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Mở rộng giao lưu, học hỏi và hợp tác quốc tế đa phương diện về lĩnh vực TDTT, trên cơ sở các môn TDTT truyền thống, duy trì chọn lọc và ứng dụng khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới để phát triển ngành TDTT nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 267 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 364 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 298 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 244 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 196 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 146 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 90 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn