intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hiệu quả của bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tập luyện Yoga nói chung và Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng, đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập Hatha Yoga đối với người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội, góp phần duy trì, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, phù hợp với điều kiện sống ở đô thị Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hiệu quả của bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN ĐỨC DŨNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BÀI TẬP HATHA YOGA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI NỮ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN ĐỨC DŨNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA BÀI TẬP HATHA YOGA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI NỮ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Quý Phượng 2. TS. Nguyễn Kim Lan HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Đức Dũng
  4. MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các đơn vị đo lường sử dụng trong luận án Danh mục các biểu bảng trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 4 1.1. Khái quát về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. ................................... 4 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi............................................................ 4 1.1.2. Tình hình người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. .............................. 4 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi hiện nay. ..... 6 1.2. Những biến đổi chức năng tâm - sinh lý và đặc điểm các giai đoạn của người cao tuổi. ......................................................................................... 11 1.2.1. Những biến đổi chức năng tâm - sinh lý của người cao tuổi. ........ 11 1.2.2. Đặc điểm các giai đoạn của người cao tuổi. .................................. 16 1.3. Cơ sở lý luận về tập luyện TDTT đối với người cao tuổi. ....................... 19 1.3.1. Ý nghĩa của tập luyện TDTT đối với người cao tuổi. ................... 19 1.3.2. Xác định mục tiêu tập luyện cụ thể. .............................................. 21 1.3.3. Lựa chọn môn thể thao hay biện pháp thể dục phù hợp. ............... 23 1.3.4. Lập kế hoạch tập luyện. ................................................................. 24 1.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của tập luyện .............................. 25 1.4. Khái quát về cơ sở khoa học của Hatha Yoga đối với sức khỏe. ............ 27 1.4.1. Sơ lược về Yoga. ........................................................................... 27 1.4.2. Khái quát về Hatha Yoga. .............................................................. 29 1.5. Đặc điểm và các phương thức tập luyện Hatha Yoga đối với người cao tuổi nữ. ..................................................................................................... 30 1.5.1. Đặc điểm của tập luyện Hatha Yoga. ............................................ 30
  5. 1.5.2. Các phương thức tập luyện Hatha Yoga phổ biến. ........................ 32 1.5.3. Các hoạt động trong bộ môn Hatha Yoga. .................................... 34 1.5.4. Một số hệ thống bài tập Hatha Yoga phổ biến. ............................. 36 1.5.5. Vai trò tập luyện Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi. ... 46 1.5.6. Các bài tập Hatha Yoga phù hợp với người cao tuổi nữ. .............. 49 1.6. Cơ sở lý luận lựa chọn bài tập Hatha Yoga cho người cao tuổi nữ. ........ 50 1.6.1. Yêu cầu lựa chọn bài tập Hatha Yoga cho người cao tuổi nữ. ...... 50 1.6.2. Các nguyên tắc giảng dạy Hatha Yoga cho người cao tuổi nữ. .... 51 1.7. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan. ........................... 55 1.7.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước .......................................... 55 1.7.2. Các công trình nghiên cứu trong nước. ......................................... 57 1.8. Nhận xét. .................................................................................................. 60 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 62 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ........................................................ 62 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................... 62 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. ................................................................... 62 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 63 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................. 63 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. ................................................. 63 2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học. .................................................. 64 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh học. ................................................. 65 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ........................................................ 67 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. .................................................... 68 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................. 70 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 71 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ................................................................................. 73 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. .................................................................... 73 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu. ..................................................................... 74 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 74
  6. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 75 3.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Hatha Yoga và sức khỏe của người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. ........................................... 75 3.1.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Hatha Yoga của người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. ...................................... 75 3.1.2. Đánh giá thực trạng sức khỏe người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội tham gia tập luyện môn Hatha Yoga. ........................................... 82 3.1.3. Bàn luận về thực trạng phong trào tập luyện môn Hatha Yoga và sức khỏe của người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. ................ 89 3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. ................................................................ 100 3.2.1. Căn cứ ý kiến chuyên gia lựa chọn bài tập. ................................. 100 3.2.2. Lựa chọn bài tập Hatha Yoga cho người cao tuổi nữ. ................. 105 3.2.3. Bàn luận về hệ thống bài tập Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ tại Thành phố Hà Nội. ................................... 111 3.3. Ứng dụng, đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội. ............................................ 116 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm. ................................................... 116 3.3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm trên cơ sở bài tập Hatha Yoga lựa chọn cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội. .......................... 119 3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm. .................................................... 123 3.3.4. Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội. .... 132 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 137 A. Kết luận. ................................................................................................... 137 B. Kiến nghị: ................................................................................................. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 140 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 149
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CHA : Cao huyết áp CLB : Câu lạc bộ CNCT : Chỉ tiêu chức năng CSVC : Cơ sở vật chất GDTC : Giáo dục thể chất GĐ : Giai đoạn HDV : Hướng dẫn viên HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HTCT : Chỉ tiêu hình thái LVĐ : Lượng vận động mi : Tần suất lặp lại NCT : Người cao tuổi PGS. : Phó giáo sư TDTT : Thể dục thể thao TS. : Tiến sĩ TTN : Trước thực nghiệm TW : Trung ương VC : Dung tích sống WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
  8. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN cm : Centimet h : Giờ kg : Kilogam kg/m2 : Kilogam/mét bình phương l : Lít m : Mét mmHg : Milimet thủy ngân s : Giây VNĐ : Việt Nam đồng
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 1.1 Hệ thống các tư thế trong Hatha Yoga Pradipika 36 Hệ thống Shatkarmas và Pranayama trong Hatha 1.2 Yoga 37 Hệ thống bài tập Hatha Yoga cơ bản của Sivananda 1.3 Yoga 39 Hệ thống bài tập Hatha Yoga sơ cấp của Ashtanga 1.4 Yoga 40 1.5 Hệ thống bài tập Hatha Yoga của Bikram Yoga 43 1.6 Hệ thống bài tập Hatha Yoga cơ bản của Yin Yoga 44 Hệ thống bài tập Hatha Yoga cơ bản của Iyengar 1.7 Yoga 46 Kết quả điều tra động cơ tham gia tập luyện Hatha 3.1 Yoga của người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội (n = 2676) 76 Biểu Tần suất tập luyện hatha yoga và thâm niên tham bảng 3.2 gia tập luyện Hatha Yoga của người cao tuổi nữ thành phố hà nội(n = 2676) 78 Thực trạng về thời gian, hình thức tập luyện Hatha 3.3 Yoga hàng ngày của người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội (n = 2676) 80 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập 3.4 luyện Hatha Yoga và nhu cầu tham gia tập luyện tại các câu lạc bộ (n = 2676) 81 Tình trạng bệnh lý thường gặp của người cao tuổi 3.5 nữ tham gia tập luyện Hatha Yoga tại Hà Nội (n = 490) 83 Thực trạng về một số chỉ số hình thái, chức năng, 3.6 tâm lý, tố chất thể lực của người cao tuổi nữ tham gia tập luyện Hatha Yoga tại Hà Nội(n = 490) Sau 84
  10. Thể loại Số Nội dung Trang Kết quả khảo sát về thực trạng các triệu chứng cơ 3.7 năng của người cao tuổi nữ tham gia tập luyện Hatha Yoga tại Hà Nội(n = 490) 87 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về cấu trúc một buổi 3.8 tập trong chương trình giảng dạy Hatha Yoga (n = 50) 102 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về xác định nội 3.9 dung chương trình giảng dạy Hatha Yoga (n = 50) 103 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về thời gian tổ chức 3.10 tập luyện chương trình giảng dạy Hatha Yoga (n = 50) 104 Kết quả xác định các bài tập Hatha Yoga nhằm 3.11 nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội Sau 105 Biểu Kết quả phỏng vấn lần 1 về mức độ ưu tiên lựa bảng chọn các bài tập Hatha Yoga nhằm nâng cao sức 3.12 khỏe cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội (n = 50) Sau 106 Kết quả phỏng vấn lần 2 về mức độ ưu tiên lựa chọn các bài tập Hatha Yoga nhằm nâng cao sức 3.13 khỏe cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội (n = 50) Sau 106 Kết quả kiểm định theo phương pháp Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn về mức độ ưu tiên lựa chọn 3.14 hệ thống bài tập Hatha Yoga cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội (n = 50) Sau 107 Bảng phân bổ thời gian theo từng giai đoạn trong chương trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập 3.15 Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội 121
  11. Thể loại Số Nội dung Trang Cấu trúc buổi tập thực hành Yoga ở giai đoạn cơ 3.16 bản trong chương trình thực nghiệm cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội 122 Cấu trúc buổi tập thực hành Yoga ở giai đoạn 3.17 chuyên sâu trong chương trình thực nghiệm cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội 123 Cấu trúc buổi tập thực hành Yoga ở giai đoạn duy 3.18 trì trong chương trình thực nghiệm cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội 123 Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái, chức năng, 3.19 tâm lý và tố chất thể lực của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm (n = 60) 124 Kết quả kiểm tra các triệu chứng cơ năng của đối 3.20 tượng nghiên cứu trước thực nghiệm (n = 60) 125 Biểu Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái, chức năng, bảng 3.21 tâm lý và tố chất thể lực của đối tượng nghiên cứu sau giai đoạn cơ bản (n = 60) 126 Kết quả kiểm tra các triệu chứng cơ năng của đối 3.22 tượng nghiên cứu sau giai đoạn cơ bản (n = 60) 127 Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái, chức năng, 3.23 tâm lý và tố chất thể lực của đối tượng nghiên cứu sau giai đoạn chuyên sâu (n = 60) 128 Kết quả kiểm tra các triệu chứng cơ năng của đối 3.24 tượng nghiên cứu sau giai đoạn chuyên sâu (n = 60) 129 Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái, chức năng, 3.25 tâm lý và tố chất thể lực của đối tượng nghiên cứu sau giai đoạn duy trì (n = 60) 130 Kết quả kiểm tra các triệu chứng cơ năng của đối 3.26 tượng nghiên cứu sau giai đoạn duy trì (n = 60) 131
  12. Thể loại Số Nội dung Trang Kết quả so sánh tự đối chiếu các chỉ số hình thái, chức năng, tâm lý và tố chất thể lực trước và sau 3.27 thực nghiệm của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu (n = 60) Sau 131 Kết quả so sánh tự đối chiếu các triệu chứng cơ 3.28 năng trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu (n = 60) Sau 131 Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số hình thái, chức 3.29 năng, tâm lý và tố chất thể lực của nhóm đối chứng Biểu qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 30) Sau 131 bảng Nhịp độ tăng trưởng của các triệu chứng cơ năng 3.30 của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 30) Sau 131 Nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số hình thái, chức 3.31 năng, tâm lý và tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 30) Sau 131 Nhịp độ tăng trưởng của các triệu chứng cơ năng 3.32 của nhóm thực nghiệm qua các giai đoạn thực nghiệm (n = 30) Sau 131
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng nhanh và thực sự đã trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) tại Liên minh châu Âu năm 2010, tỷ lệ này là 18%. Tại Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi 65 chiếm tới 25% (khoảng 32 triệu người) trong tổng số 128 triệu dân. Tại Việt Nam, năm 2011 đã chính thức bước vào giai đoạn dân số già và là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới; theo dự báo của Viện nghiên cứu người cao tuổi, đến năm 2029, tỉ lệ người cao tuổi sẽ chiếm 16.80% và là một trong những nước có tỉ lệ dân số hoá già cao [62], [80]. Già không phải là bệnh, nhưng nó tạo điều kiện cho các quá trình bệnh lý phát triển. Do quá trình lão hóa diễn ra ở tuổi già nên khả năng tự điều chỉnh, khả năng hấp thu, dự trữ dinh dưỡng bị giảm sút, dẫn đến rối loạn về chuyển hóa, giảm các phản ứng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các yếu tố tác hại của môi trường. người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính và cũng thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, xương khớp… [62], [69]. Để duy trì được sức khỏe cho người cao tuổi trước hết phải làm chậm lại quá trình lão hóa và tăng cường khả năng phòng bệnh bằng nhiều biện pháp như chế độ dinh dưỡng hợp lý, có chế độ lao động, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp… và quan trọng hơn hết là cần phải có một chế độ tập luyện phù hợp, nghĩa là cần phải có một chế độ, bài tập vận động phù hợp tránh sự trì trệ của tuổi già. Tập luyện TDTT có vai trò quan trọng đối với người cao tuổi, là một hình thức tích cực để nâng cao sức khỏe, duy trì khả năng vận động, chống đỡ bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, tập luyện TDTT còn giúp người cao tuổi mở rộng giao lưu, tạo nên sự thoải mái về tinh thần. Nhận thức được điều đó người cao tuổi đã tự nguyện tìm đến và tập luyện các hoạt động
  14. 2 thể thao bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú như tập thể dục dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền… trong đó số đông người tập đã chọn bài tập Hatha Yoga ngày càng nhiều. Hatha Yoga là một môn khoa học nghiên cứu về thể xác, tâm lý và tinh thần. Tập luyện yoga thường xuyên sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, và yoga cải thiện chức năng hoạt động của các hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và nội tiết, đồng thời yoga cũng đem lại sự ổn định và sáng suốt cho tâm trí [9], [37], [53], [58]. Có được những điều này là do yoga được thực hành với các chuyển động chậm rãi, mềm dẻo, phối hợp với luyện thở và luyện tâm, cách tập yoga không tạo áp lực cho tim mà còn có thể cung cấp thêm nhiều dưỡng khí cho máu và các dưỡng chất cho các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Qua đó có thể tăng cường chuyển hóa, kiểm soát những cảm xúc và giúp cân bằng tâm sinh lý. Tổ hợp các động tác trong yoga rất đa dạng về hình thức vận động cũng như được thực hiện với mức độ khác nhau. Đây chính là những đặc điểm giúp cho việc luyện tập yoga phù hợp với NCT. Ở Việt Nam cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về tập luyện TDTT nói chung và tập luyện Yoga cho người cao tuổi nói riêng. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả như: Trịnh Hữu Lộc (2007): “Nghiên cứu ảnh hưởng của bài tập quyền dưỡng sinh đối với sức khỏe ngươi cao tuổi nữ” [51]; Nguyễn Ngọc Sơn (2011): “Nghiên cứu tác dụng Võ cổ truyền Bình Định nhằm duy trì sức khỏe người cao tuổi” [62]; Lê Thị Lan Ngọc (2013), “Tác dụng của luyện tập Yoga lên huyết áp và một số chỉ tiêu liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1” [55]; Hoàng Thị Ái Khuê (2014), “Tác dụng của thực hành Yoga lên bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn I và các yếu tố liên quan” [40]… Những công trình nghiên cứu nêu trên đã có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn trong việc tập luyện TDTT nói chung và tập luyện Yoga nói riêng nhằm duy trì và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi. Tuy vậy, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiệu
  15. 3 quả các bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi thì cho đến nay còn ít được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài luận án nghiên cứu: “Nghiên cứu hiệu quả của bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội” được xác định là vấn đề cấp thiết để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nói chung và người cao tuổi nữ nói riêng hiện nay. Mục đích nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tập luyện Yoga nói chung và Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng, luận án tiến hành lựa chọn, ứng dụng, đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập Hatha Yoga đối với người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội, góp phần duy trì, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, phù hợp với điều kiện sống ở đô thị Việt Nam hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Hatha Yoga và sức khỏe của người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. Mục tiêu 2: Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ tại thành phố Hà Nội. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả của bài tập Hatha Yoga đối với sức khỏe người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội. Giả thuyết khoa học của luận án. Giả thuyết rằng, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định. Vì thế, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập Hatha Yoga, cùng với các phương pháp tập luyện phù hợp sẽ góp phần duy trì, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi nữ thành phố Hà Nội trong điều kiện sống ở đô thị Việt Nam hiện nay.
  16. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Khái quát về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay thuật ngữ “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng. Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam (Luật 39/2009/QH12 Người cao tuổi) năm 2009 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên” [60]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên. Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau [80]. 1.1.2. Tình hình người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Những thập kỷ gần đây, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, đã gia tăng một cách đáng kể. Song song với tăng tuổi thọ, số lượng người cao tuổi ngày càng cao. Năm 1950, số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới là gần 200 triệu, năm 1975 là 350 triệu, năm 2000 là 590 triệu, ước tính đến 2025 sẽ là 1.121 triệu. Như vậy, trong vòng 75 năm (từ 1950 - 2025), số người cao tuổi trên thế giới tăng 423%, đó là sự tăng
  17. 5 trưởng rất nhanh. Trong vòng 50 năm trở lại đây, sự gia tăng số lượng người cao tuổidiễn ra ở các nước phát triển là 89%, ở các nước đang phát triển là 347%. Như vậy, trái với quan niệm thông thường là người cao tuổi chỉ tăng nhanh ở các nước phát triển, còn những nước đang phát triển vốn có nền kinh tế thấp, số lượng người cao tuổi tăng không đáng kể. Thực tế đã cho thấy ở các nước đang phát triển tốc độ gia tăng số người cao tuổi nhanh hơn, dự báo năm 2025, số người cao tuổi ở khu vực các nước đang phát triển sẽ chiếm 3/4 tổng số người cao tuổi trên thế giới [57], [60], [62]. Trong số người cao tuổi thì người ở độ tuổi rất già (từ 80 tuổi trở lên) có tốc độ tăng nhanh hơn cả. Số người trên 80 tuổi năm 1950 trên toàn thế giới là 15 triệu người, đến năm 2025 sẽ là 111 triệu người (tăng 640.00%), trong đó ở các nước phát triển tăng 450% và ở các nước đang phát triển là 857% [62]. Theo kết quả tổng điều tra dân số công bố vào ngày 01/04/2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người, trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49.80% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50.20%. Số người từ 60 tuổi trở lên là 11.409 triệu người. Số người từ 65 tuổi trở lên là 7.417 triệu người[57], [60], [62]. Cũng theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2019 cho biết, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73.60 tuổi; trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71 tuổi, của nữ giới là 76.30 tuổi. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65.20 tuổi năm 1989, tăng lên 73.60 tuổi năm 2019. Chênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ qua hai cuộc tổng điều tra gần nhất hầu như không thay đổi, duy trì ở mức khoảng 5.4 năm. Năm 1960 tuổi thọ bình quân của dân số thế giới là 48 tuổi, của dân số Việt Nam là 40 tuổi, thấp hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 8 tuổi, nếu tính theo mức tăng tuổi thọ bình quân cao nhất là 0.1 tuổi/năm thì cần khoảng 80 năm để tuổi thọ bình quân của Việt Nam tăng lên bằng mức chung của thế giới.
  18. 6 Năm 2019 tuổi thọ bình quân của dân số thế giới là 72.00 tuổi, của dân số Việt Nam đã là 73.60 tuổi, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới 1.6 tuổi, nếu cũng tính theo mức tăng tuổi thọ bình quân cao nhất là 0.1 tuổi/năm thì dân số Việt Nam đã già hóa dân số hơn dân số thế giới khoảng 16 năm. Như vậy tổng thời gian dân số Việt Nam già hóa nhanh so với mức chung của Thế giới là khoảng 96 năm [57], [60], [62]. Như vậy thực tiễn cho thấy, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển đã gia tăng một cách đáng kể, trong đó có Việt Nam. Song song với tăng tuổi thọ trung bình, số lượng người cao tuổi ngày càng cao. Tuổi thọ người dân được tăng cao phản ánh những thành tựu to lớn của phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, sự nỗ lực tham gia thực hiện của nhân dân. Hiện tượng tăng dân số già đồng thời cũng là một thách thức cho xã hội trên toàn thế giới. Cùng với sự lão hóa là sự giảm sút sức khỏe, giảm khả năng thích ứng và bệnh tật gia tăng, từ đó đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi. 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi hiện nay. Việt Nam là nước có dân số đang già hóa, với tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh chóng cả về số lượng và tỷ trọng trong dân số với đa phần người cao tuổi có đời sống vật chất khó khăn, điều kiện chăm sóc sức khỏe chưa thật đầy đủ, cuộc sống tinh thần chưa thực sự thỏa mãn… Mặc dù tỷ lệ dân số trên 60 tuổi hiện nay mới chỉ hơn 10%, nhưng đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên 18% và đến 2050 là hơn 30%. Thêm vào đó, tỷ lệ những người cao tuổi - trên 80 tuổi - cũng sẽ tăng và đến năm 2050 sẽ chiếm trên 6% dân số, từ đó đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho đời sống của nhóm người cao tuổi cũng như cho hệ thống an sinh xã hội [8], [60].
  19. 7 Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương và ban hành, triển khai nhiều chính sách cụ thể trên thực tế nhằm tạo ra các khuôn khổ pháp lý để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Trước khi có Luật người cao tuổi, những chủ trương, chính sách: Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 27/09/1995 về chăm sóc người cao tuổi; Chỉ thị số 117/TTg ngày 27/02/1996 về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam; Pháp lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL- UBTVQH10; Quyết định số 141/2004/QĐ-TTG ngày 05/08/2004 về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam [60]. Các chính sách này với những nội dung căn bản: dành ngân sách để chăm sóc vật chất và tinh thần cho NCT; quan tâm việc tạo điều kiện về mọi mặt để Hội người cao tuổi phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc người cao tuổi; vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng; chăm sóc vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa; quy định về chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi; phát huy vai trò của người cao tuổi… Nhờ vậy, người cao tuổi được xã hội quan tâm chăm sóc hơn. Tại Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên thuật ngữ “người cao tuổi” được nhắc đến tại khoản 2 Điều 59 và khoản 3 Điều 3 khi đề cập một cách đầy đủ và khẳng định mục tiêu phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm bình đẳng, công bằng cho mọi thành viên trong xã hội. Từ cơ sở pháp lý cao nhất này, chính sách đối với người cao tuổi đã được đề cập và cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo ra một khuôn khổ chính sách khá toàn diện đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Cụ thể: Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 có sửa đổi, bổ sung một số điều về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; Thông tư 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài
  20. 8 chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi; Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…; Thông tư 14/2013/TT-BYT; xây dựng và hướng dẫn địa phương triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”… [57], [60], [61]. Để triển khai cụ thể các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, các đơn vị chức năng liên quan đã ban hành hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong từng nội dung như: Bộ Giao thông vận tải có Công văn số 7849/BGTVT-VT ngày 22/11/2011 về việc giảm giá vé cho người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng; Bộ Y tế có Công văn số 1727/BYT-KCB và 1728/BYT-KCB ngày 30/3/2016 về việc thực hiện chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi [62]. Dự thảo Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm quyền an sinh xã hội của người cao tuổi về chăm sóc xã hội, chăm sóc y tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, xây dựng xã hội gắn kết nhiều thế hệ, tôn trọng và trợ giúp người cao tuổi. Theo đó, mục tiêu, chương trình đề ra cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ người cao tuổi nghèo xuống ngang bằng với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Mở rộng độ bao phủ người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội (lương hưu xã hội) lên 1.50 - 2.00% một năm so với tổng số người đang hưởng trợ cấp xã hội; 100% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn không có người phụng dưỡng được trợ giúp chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 80% người cao tuổi được chăm sóc tại cộng đồng; 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế với các hình thức khác nhau; ít nhất 90% tổng số xã, phường, thị trấn có quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2