intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, từ đó nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thành tích của nam đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ================= NGUYỄN XUÂN HẢI NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT BỘ CÔNG AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ====================== NGUYỄN XUÂN HẢI NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt 2. PGS. TS. Đinh Khánh Thu HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Xuân Hải
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề 1 Mục đích nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu 3 Giả thuyết khoa học 4 Ý nghĩa lý luận 4 Ý nghĩa thực tiễn 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao 5 thành tích cao 1.2. Đặc điểm môn Pencak Silat 9 1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Pencak Silat 9 1.2.2. Đặc điểm chiến thuật môn Pencak Silat 10 1.2.3. Đặc điểm thể lực môn Pencak Silat 11 1.2.4. Đặc điểm thi đấu môn Pencak Silat 13 1.2.5. Xu hướng huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam 14 1.3. Đặc điểm huấn luyện Sức mạnh tốc độ cho vận động viên 15 Pencak Silat 1.3.1. Khái quát về sức mạnh tốc độ 15 1.3.2. Đặc điểm sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat 16 1.3.3. Phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat 18 1.3.4. Phương tiện huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat 23
  5. 1.4. Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện sức mạnh 26 tốc độ môn Pencak Silat 1.4.1. Khái quát về lượng vận động và quãng nghỉ, thành phần cơ 26 bản của bài tập thể chất 1.4.2. Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện sức mạnh 29 tốc độ môn Pencak Silat 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi 16-18 31 1.5.1. Đặc điểm về mặt tâm lý 31 1.5.2. Đặc điểm sinh lý 32 1.5.3. Đặc điểm phát triển sức mạnh của vận động viên Pencak 34 Silat lứa tuổi 16-18 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan 35 1.6.1. Các công trình nghiên cứu về sức mạnh tốc độ trong và 35 ngoài nước 1.6.2. Các công trình nghiên cứu môn Pencak Silat 38 Nhận xét chương 1 41 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 43 NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 43 2.2. Phương pháp nghiên cứu 43 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 43 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 44 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 45 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 46 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 50 2.2.6. Phương pháp toán học thống kê 51 2.3. Tổ chức nghiên cứu 52 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 52 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 53 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 54 3.1. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak 54 Silat Bộ Công an
  6. 3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sức 54 mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của nam vận 62 động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.1.3. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên 71 Pencak Silat Bộ Công an 3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 1 72 3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho 81 nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.2.1. Cơ sở khoa học lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 81 cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.2.2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nam vận 83 động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.2.3. Xây dựng nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam 102 vận động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 2 107 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức 111 mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 111 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 112 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 3 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122 Kết luận 122 Kiến nghị 122 Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 1. Các chữ viết tắt: BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CP : Chính phủ CT : Chỉ thị ĐC : Đối chứng HLV : Huấn luyện viên LVĐ : Lượng vận động NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết Nxb : Nhà xuất bản PP : Phương pháp QĐ : Quyết định SMTĐ : Sức mạnh tốc độ TN : Thực nghiệm TTTTC : Thể thao thành tích cao TW : Trung ương UBTDTT : Ủy ban TDTT VĐV : Vận động viên 2. Đơn vị đo lường viết tắt: lần : Số lần m : mét s : Giây % : Tỷ lệ phần trăm
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ Trang TT Danh mục các bảng 3.1. Phân chia thời gian kế hoạch huấn luyện nam vận động viên 54 Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 3.2. Bảng phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện theo kế 55 hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 3.3. Phân bổ thời gian huấn luyện các tố chất thể lực thành phần 56 theo kế hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2017 (n=446) 3.4. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện nam vận động 57 viên Pencak Silat Bộ Công an 3.5. Thực trạng đội ngũ HLV huấn luyện nam VĐV Pencak Silat 59 Bộ Công an (năm 2017) 3.6. Thực trạng sử dụng các phương pháp huấn luyện SMTĐ cho 60 nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45) 3.7. Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện SMTĐ cho nam 61 VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=45) 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá SMTĐ cho nam 64 VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=33) 3.9. Phân bổ số lượng VĐV theo lứa tuổi và trình độ tập luyện 66 3.10. Mối tương quan giữa kết quả kiểm tra các test và thành tích thi 66 đấu của nam VĐV Pencak Silat trẻ Bộ Công an (n=19) 3.11. Mối tương quan giữa hai lần tập test của các test đánh giá 67 SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=19) 3.12. So sánh sự khác biệt trình độ SMTĐ của VĐV Pencak Silat trẻ Sau Bộ Công an (n=19) Tr.68 3.13. Tiêu chuẩn phân loại trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak Sau Silat trẻ Bộ Công An – trình độ cấp 1 Tr.69
  9. 3.14. Tiêu chuẩn phân loại trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak Sau Silat trẻ Bộ Công An – trình độ kiện tướng Tr.69 3.15. Bảng điểm đánh giá trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak 70 Silat trẻ Bộ Công An – trình độ cấp 1 3.16. Bảng điểm đánh giá trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak 70 Silat trẻ Bộ Công An – trình độ kiện tướng 3.17. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ SMTĐ của nam VĐV 71 Pencak Silat trẻ Bộ Công an 3.18. Thực trạng trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak Silat Bộ 72 Công an 3.19. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam 87 VĐV Pencak Silat Bộ Công an (n=42) 3.20. Phân chia thời gian kế hoạch huấn luyện nam VĐV Pencak 105 Silat Bộ Công an năm 2019 3.21. Phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện theo nam VĐV 105 Pencak Silat Bộ Công an năm 2019 3.22. Phân chia nội dung huấn luyện SMTD cho nam VĐV Pencak 106 Silat Bộ Công an năm 2019 3.23. So sánh trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực 113 nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=17) 3.24. So sánh tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và 114 nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm (n=19) 3.25. So sánh trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực 115 nghiệm, thời điểm sau một năm học thực nghiệm (n=17) 3.26. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối 116 chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực 3.28.nghiệm (n=17) 3.27. So sánh tỷ lệ phân loại trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối 117 chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm (n=17) TT Danh mục các sơ đồ 1.1. Các phương pháp huấn luyện thể lực 18
  10. TT Danh mục các biểu đồ 3.1. So sánh tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và 114 nhóm thực nghiệm, thời điểm trước thực nghiệm 3.2. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và 117 nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm 3.3. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối 118 chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề: Pencak Silat du nhập vào Việt Nam từ năm 1989 (sau SEAGames 15 ở Malaysia) và là nội dung thi đấu tranh tài chính thức trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAGames), nhiều giải vô địch thế giới, châu lục và khu vực hàng năm. Là một trong những môn thế mạnh của thể thao Việt Nam, Pencak Silat đã phát triển rộng rãi trên khắp phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành, ngành đã hình thành hệ thống đào tạo VĐV từ giai đoạn huấn luyện sơ bộ, chuyên môn hóa ban đầu, chuyên môn hóa sâu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao góp phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực. Tuy nhiên, để Pencak Silat Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên đấu trường cần có chủ trương, định hướng khoa học, quy trình đào tạo VĐV phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Muốn xây dựng được quy trình đào tạo VĐV khoa học hoàn chỉnh hiệu quả cao thì việc tìm ra những hệ thống đào tạo huấn luyện khoa học trong đó bài tập thể lực đóng vai trò quan trọng được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên môn. Hơn nữa, rèn luyện thể lực lại là một trong hai nội dung cơ bản xuyên suốt của quá trình huấn luyện thể thao, trong đó bài tập thể lực là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của quá trình huấn luyện thể thao nói chung trong đó có huấn luyện thể lực nói riêng. Ngày nay, trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo VĐV nói chung và võ thuật nói riêng đòi hỏi phải đặc biệt chú ý những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vì tố chất này có ý nghĩa quyết định, là cơ sở tiền đề phát huy tối đa khả năng làm việc của các cơ quan chức phận và các tố chất vận động khác phù hợp với đặc điểm đặc trưng của Pencak Silat, nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ - chiến thuật, phát huy sức mạnh và uy lực của các đòn đánh trong suốt thời gian đào tạo tập luyện và thi đấu. Qua thực tiễn cho thấy: Công tác huấn luyện đào tạo VĐV Pencak Silat trẻ Bộ Công an đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên đấu trường trong nước, khu vực và thế giới. Công tác đào tạo VĐV đã bước đầu được triển khai một
  12. 2 cách khoa học, các phương tiện huấn luyện đa dạng, hiện đại, các khâu tuyển chọn, kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên, chính xác, khoa học… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh mà VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đạt được như kỹ, chiến thuật… còn một nhược điểm cần phải khắc phục là trình độ thể lực còn hạn chế đặc biệt là sức mạnh tốc độ, thể hiện ở VĐV sử dụng nhiều đòn tấn công không đủ nhanh để đánh trúng đối phương hay không đủ lực để ghi điểm, không đủ lực để đỡ đòn tấn công của đối phương…. Do vậy, việc xác định các phương tiện, phương pháp huấn luyện có cơ sở khoa học giúp phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat trẻ là vấn đề cần thiết và cấp thiết, góp phần tích cực nâng cao thành tích thi đấu của VĐV. Ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sức mạnh tốc độ thu hút nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về các môn võ thuật nói chung và Pencak Silat nói riêng nghiên cứu về sức mạnh và sức mạnh tốc độ có giá trị khoa học ứng dụng tốt, nhưng số lượng còn hạn chế trong đó có môn võ Pencak Silat. Trước hết phải kể đến các công trình khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận trong công tác huấn luyện - đào tạo VĐV võ thuật nói chung và huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV Pencak Silat nói riêng, như công trình nghiên cứu của các tác giả: Lý Đức Trường (2014) [73], Nguyễn Anh Tú (2000) [80], Trần Kim Tuyến (2009) [81], Bùi Trọng Khôi (2011) [38], Trần Vân Dung (2013) [20], Nguyễn Ngọc Anh (2016), [2], Bùi Xuân Hoàng (2017) [34], Phạm Thu Hương (2018) [37], Lý Đức Trường (2019) [74]... Các công trình nghiên cứu trên phần lớn mới chỉ dừng lại ở hệ thống các bài tập huấn luyện tố chất thể lực cho đối tượng sinh viên, hoặc ở việc nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả một kỹ thuật trong thi đấu, mà chưa đi sâu nghiên cứu hệ thống bài tập huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ, đặc biệt là chưa có nghiên cứu cho VĐV Pencak Silat. Các công trình nghiên cứu về tố chất thể lực của các môn võ thuật đã giải quyết nhiều vấn đề rộng, phức tạp, tạo tiền đề tốt để nghiên cứu phát triển tố chất sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat trẻ ở nước ta. Qua tìm
  13. 3 hiểu thực tế công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat tuyến trẻ ở nhiều địa phương hiện nay cho thấy, công tác huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV Pencak Silat hiện nay chủ yếu theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn là sau khi cho VĐV tập luyện thường xuyên trong thời gian từ 3 - 6 tháng, nếu tăng trưởng về các tố chất thể lực, kỹ thuật, ý thức chiến thuật thì tiếp tục giữ lại đào tạo, hoặc VĐV yếu tố chất thể lực nào thì HLV sẽ tăng cường huấn luyện các tố chất thể lực đó. Cách thức huấn luyện theo kinh nghiệm truyền thống này có tác dụng nhất định nhưng chưa đủ cơ sở khoa học. Vì thế, nghiên cứu khoa học lựa chọn được các phương tiện và phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho các VĐV Pencak Silat tuyến trẻ đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn đào tạo VĐV Pencak Silat nước ta hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, để đạt mục đích nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung và huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an nói riêng bằng chứng minh khoa học, trong chương trình đào tạo Tiến sĩ giáo dục học tại Viện khoa học TDTT, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an”. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với mục đích nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ phù hợp, có hiệu quả để phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập trong thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, từ đó nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và thành tích của nam đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.
  14. 4 Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Giả thuyết khoa học: Qua quan sát thực tế công tác huấn luyện và thi đấu của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an cho thấy trình độ SMTĐ của VĐV chưa đảm bảo yêu cầu của quá trình huấn luyện gây hạn chế tới thành tích thi đấu của VĐV. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên nhưng giả thuyết nguyên nhân chính là chưa có hệ thống bài tập phát triển SMTĐ phù hợp cho đối tượng nghiên cứu. Nếu lựa chọn được các bài tập phù hợp, có hiệu quả ứng dụng vào thực tế công tác huấn luyện sẽ giúp phát triển tốt nhất trình độ SMTĐ cho VĐV từ đó, nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành tích của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Ý nghĩa lý luận: Quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức lý luận về quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao, về công tác, quá trình đào tạo VĐV nói chung và VĐV Pencak Silat nói riêng cũng như đặc điểm huấn luyện SMTĐ cho VĐV Pencak Silat, đặc điểm VĐV lứa tuổi 16-18, đồng thời phân tích kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan, làm căn cứ lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ và đánh giá được thực trạng huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu, bước đầu ứng dụng các bài tập đã xây dựng vào thực tế cho thấy có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu.
  15. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động tập luyện và thi đấu của vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người; nhà nước phát triển thể thao thành tích cao nhằm phát huy tối đa khả năng về thể lực, ý chí và trình độ kỹ thuật của VĐV để đạt được thành tích cao trong thi đấu thể thao. Phát triển TTTTC là một nhiệm vụ chính trị nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, đề cao sức mạnh ý chí tinh thần, tự hào dân tộc, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của dân tộc Việt Nam. TTTTC có vị trí quan trọng trong việc phát triển TDTT nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín của địa phương, đất nước. TTTTC có mối quan hệ biện chứng với TDTT nói chung và với phong trào thể thao quần chúng nói riêng. Ngày nay, ở các quốc gia phát triển, TTTTC đã trở thành một ngành kinh tế - công nghiệp thể hiện ở một số lĩnh vực như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, đua xe mô tô, ôtô … và đã trở thành nghề nghiệp của một bộ phận xã hội. Năm 1962, Hồi đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 109-CP ngày 29 tháng 9 ban hành điều lệ về “chế độ phân cấp VĐV” và điều lệ về “chế độ phân cấp trọng tài” áp dụng trong Ngành TDTT. Đây là quyết định đầu tiên của Chính phủ về công tác TTTTC, trong đó quy định rõ về điều kiện phân cấp; quyền lợi và nghĩa vụ của VĐV theo từng cấp… [35] Ngay từ khi mới thành lập Ngành TDTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới TTTTC. Cuối năm 1966, Đoàn VĐV Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội GANEFO - Đại hội Thể thao của các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á lần thứ nhất tổ chức tại Phnômpênh, Campuchia từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 8 tháng 12. Đoàn VĐV nước ta giành được thành tích tốt đẹp, sau khi trở về nước
  16. 6 được Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp và nói chuyện rất thân mật tại phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào chiều ngày 19 tháng 12 năm 1966. Bác Hồ đã khen ngợi thành tích thi đấu của Đoàn VĐV thể thao Việt Nam rằng: “Tất cả các cháu giành được huy chương, nhiều cháu giành được huy chương vàng, thế là tốt!” Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho 4 VĐV đoạt được huy chương vàng. Những VĐV này đã làm rạng rỡ cho thể thao Việt Nam và dân tộc Việt Nam. [81], [82] Năm 1990, liên Bộ Giáo dục, Tổng cục TDTT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch về một số chế độ đối với giáo viên, VĐV, HLV thể dục thể thao [64]. Hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh hướng đối với VĐV và HLV thể thao được ban hành lần đầu tiên qua thông tư liên bộ số 86/TTBL/BTC-BLĐTBXH-TCTDTT năm 1994 [65]. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự quan tâm của các bộ, ban, ngành với công tác TTTTC. Trong năm 1997 và 1998, Thủ tướng chính phủ đã ban hành 2 quyết định về việc phê duyệt chương trình thể thao quốc gia [66], trong đó nhấn mạnh: “Mục tiêu Chương trình: Đào tạo, huấn luyện vận đông viên thành tích cao gồm xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống đào tạo VĐV các môn thể thao hiện có và các môn thể thao mới; tập huấn đội tuyển quốc gia để tham gia có kết quả các môn thể thao tại SEAGAMES năm 2003”. Và Quyết định số 49/1998/QĐ-UBTDTT về việc quy định chế độ đối với VĐV, HLV thể thao [67]. Như vậy, ngay từ thời điểm này, TTTTC đã được Chính phủ nước CHXHCNVN quan tâm, chú trọng. Ngay từ năm 2002, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành chỉ thị Số: 17-CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 đã ban hành Chỉ thị Số: 17-VT/TW của Ban bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010, trong đó có mục tiêu: “Giữ vị trí là một trong ba nước đứng đầu về thể thao ở khu vực Đông - Nam Á, một số môn có thứ hạng cao tại các giải thể thao châu Á và thế giới” [8]. Như vậy, ở thời điểm này, Đảng ta đã quan tâm tới việc phát triển và giữ vững vị thế trong lĩnh vực TTTTC. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác TDTT, trong đó có TTTTC được thể hiện qua các hệ thống quan điểm, luật pháp, chủ trương chính sách cụ thể: "Nhà nước có chính sách phát triển TTTTC, đầu tư xây dựng
  17. 7 cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu TTTTC; tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia phát triển TTTTC" [56]. Năm 2004, trước đòi hỏi cấp bách từ thực tế, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT đã ban hành quyết định số 1377/2004/QĐ-UBTDTT về việc ban hành Quy chế quản lý đội tuyển thể thao quốc gia [83]. Tới năm 2005, Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT cũng ban hành quy định khung về phong đẳng cấp VĐV các môn thể thao [84]. Từ thời điểm này, công tác quản lý TTTTC về cơ bản đã có hành lang pháp lý cần thiết. Trong nghị định số 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao, ngoài các quy định chung về phát triển TDTT đã dành điều 9. Xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển thể thao thành tích cao; Điều 10. Đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV; Điều 12. Quyền của chủ sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp [16]. Như vậy, việc phát triển TTTTC đã rất được Chính phủ trú trọng phát triển. Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao đến năm 2020 đã xác định cần “Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp”, trong đó khẳng định cần “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước” [68]. Như vậy, TTTTC là vấn đề hiện đã và đang được Đảng, chính phủ chú trọng phát triển.
  18. 8 Trong Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020 cũng đã thống nhất quan điểm: “…Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao”. Trong 6 nhiệm vụ và giải pháp đề ra cũng có 3 nhiệm vụ và giải pháp liên quan tới lĩnh vực TTTTC [59]. Như vậy, có thể thấy Đảng ta rất quan tâm tới việc phát triển TTTTC. Quan tâm tới công lĩnh vực TTTTC, ngày 7 tháng 11 năm 2011, Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao có thành tích cao [11]. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng VĐV, HLV thể thao đang tập luyện tại các đội tuyển quốc gia; đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành; đội tuyển năng khiếu các cấp và đội tuyển quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 2160/QĐ- TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong quy hoạch đã nhấn mạnh: “Thành tích ở một số môn thể thao có thếmạnh của Việt Nam đạt trình độ của châu lục và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có nền thể dục, thể thao phát triển ở châu lục”. Trong quy hoạch cũng đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của TTTTC Việt Nam tới năm 2020 [69]. Ngày 27/6/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 2244/QĐ-BVHTTDL ban hành Chương trình hành động của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh về TTTTC: “phát triển thể thao thành
  19. 9 tích cao, từng bước theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo VĐV; phấn đấu là một trong 3 nước có thành tích thể thao dẫn đầu SEA Games, từng bước tiếp cận thành tích của châu Á và thế giới ở một số nội dung Olympic, ASIAD mà nước ta có thế mạnh. Mục tiêu: Giữ vững vị trí là một trong 3 nước đứng đầu tại SEA Games 29 năm 2017, SEA Games 30 năm 2019, SEA Games 31 năm 2021; phấn đấu đạt 2-3 huy chương vàng tại ASIAD 18 năm 2018; phấn đấu có huy chương tại Thế vận hội Olympic 2016, phấn đấu có 25 VĐV tham dự, giành 1-2 huy chương tại Thế vận hội Olympic 2020” [12]. Gần đây nhất, năm 2018, Quốc hội đã ban hành Luật số: 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Trong luật này đã nhấn mạnh: “Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho VĐV nữ, HLV nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu”. Đồng thời, luật cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của VĐV TTTTC tại điều 32 và của HLV TTTTC tại điều 33; về Giải TTTTC tại điều 37; về Thẩm quyền tổ chức giải TTTTC tại điều 38; về thẩm quyền ban hành điều lệ giải TTTTC tại điều 39; Thủ tục đăng cai tổ chức giải TTTTC tại điều 40…. Như vậy, rất nhiều vấn đề về TTTTC đã được bổ sung trong Luật mới để phù hợp với tình hình thực tế [57]. 1.2. Đặc điểm môn Pencak Silat 1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Pencak Silat Pencak Silat bao gồm nhiều kỹ thuật và các thế tấn khác nhau. Một tổ hợp các kỹ thuật và các thế tấn được ghép lại với nhau theo một ý tưởng, mục đích riêng tạo thành một Rurut. Như vậy có thể nói rằng Pencak Silat là tổng thể các kỹ thuật tự vệ, chiến đấu bao gồm nhiều Rurut, mỗi Rurut là hệ thống kỹ thuật chiến đấu và tấn pháp độc lập được kết hợp với nhau theo một mục đích riêng nhưng lại gắn bó phối hợp và liên quan chặt chẽ với nhau [21].
  20. 10 Hệ thống kỹ thuật cấu thành nên Pencak Silat bao gồm 4 phần là hệ thống các tư thế thủ, hệ thống các bộ pháp di chuyển, hệ thống các kỹ thuật tấn công và hệ thống các kỹ thuật phòng thủ. Hệ thống các tư thế thủ: Là hệ thống các tư thế đứng ban đầu trước khi thực hiện các kỹ thuật phòng thủ, tấn công. Về mặt kỹ thuật, hệ thống các tư thế này là sự phối kết hợp của 3 phần: Các thế tấn, hướng thân người và thế tay thủ. Hệ thống các bộ phận di chuyển: Là hệ thống kỹ thuật di chuyển để thay đổi vị trí, thay đổi vị trí, thay đổi tấn phấn nhằm tiếp cận đối phương. Về mặt kỹ thuật hệ thống này bao gồm các bước di chuyển, sự chuyển dịch vị trí thân người và các thế tay kết hợp di chuyển. Hệ thống các kỹ thuật tấn công: Là hệ thống các kỹ thuật được dùng để ra đòn tấn công nhằm đánh bại hoặc hạn chế đòn tấn công của đối phương. Hệ thống các kỹ thuật này bao gồm kỹ thuật như: Đâm, xỉa, cầm nã, đánh chỏ, đá, đánh gối, cài quật ngã, khóa... và mỗi kỹ thuật lại bao gồm nhiều đòn thế khác nhau. Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ: Là hệ thống các kỹ thuật dùng để ngăn chặn hoặc chống trả đòn tấn công của đối phương. Căn cứ vào tính chất phòng thủ, người ta có thể chia hệ thống này ra làm hai loại là: Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ bị động và hệ thống các kỹ thuật phòng thủ chủ động. Căn cứ vào tính chất của kỹ thuật, hệ thống các kỹ thuật này lại có thể được chia ra thành hệ thống các kỹ thuật gạt đỡ, tránh né, lách đòn, hóa giải... [21] Trong các hệ thống kỹ thuật trên, hệ thống các tư thế thủ và hệ thống các bộ pháp di chuyển được gọi là hệ thống các kỹ thuật chiến đấu gián tiếp, còn hệ thống các kỹ thuật tấn công và phòng thủ thì được gọi là hệ thống các kỹ thuật chiến đấu trực tiếp. Trong nội dung Pencak Silat thể thao, hệ thống kỹ thuật cơ bản bao gồm 4 phần là: Tư thế đứng, bộ pháp di chuyển, kỹ thuật tự vệ và kỹ thuật tấn công [21] 1.2.2. Đặc điểm chiến thuật môn Pencak Silat Chiến thuật thi đấu Pencak Silat rất đa dạng, phong phú và thường được chia thành 2 loại: tấn công chủ động và tấn cộng thụ động. Cụ thể:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0