intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam bao gồm các yếu tố hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, kỹ thuật... nhằm cung cấp các cơ sở khoa học khách quan góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam được tốt hơn trong tương lai. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ----- ��� ----- LƢƠNG THÀNH TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG CẤP CAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ----- ��� ----- LƢƠNG THÀNH TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG CẤP CAO VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hoàng Minh Thuận 2. TS. Dƣơng Thị Thùy Linh TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án. Lƣơng Thành Tài
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4 1.1.Các quan điểm xác định mô hình và các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện VĐV. ....................................................................................................... 4 1.1.1.Khái niệm mô hình và mô hình vận động viên.............................. 4 1.1.2. Quan điểm về trình độ tập luyện và các chỉ tiêu đánh giá. ......... 13 1.2. Xác định mô hình vận động viên cầu lông cấp cao: ................................ 15 1.2.1. Cơ sở khoa học và những đặc trưng mô hình VĐV cấp cao. ..... 15 1.2.2. Xác định đặc trưng mô hình VĐV cầu lông cấp cao. ................. 17 1.3. Cơ sở xác định các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá mô hình, TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao. ................................................................................... 18 1.4. Các yếu tố cấu thành mô hình đặc trưng VĐV cầu lông nữ cấp cao Việt Nam. ................................................................................................................ 20 1.4.1. Yếu tố về hình thái: ..................................................................... 20 1.4.2. Yếu tố về chức năng sinh lý. ...................................................... 21 1.4.3. Yếu tố về thể lực và cơ sở phát triển .......................................... 24 1.4.4. Yếu tố về kỹ - chiến thuật ........................................................... 34 1.4.5. Yếu tố về tâm lý .......................................................................... 35 1.5.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. .................................. 39
  5. 1.5.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình và đánh giá TĐTL VĐV cầu lông của các tác giả ở ngoài nước. ................................................. 39 1.5.2. Các công trình nghiên cứu về mô hình và đánh giá TĐTL VĐV cầu lông của các tác giả Việt Nam. ....................................................... 43 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........... 48 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 48 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 48 2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ................................ 48 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu.......................................... 49 2.2.3. Phương pháp nhân trắc ............................................................... 49 2.2.4. Phương pháp kiểm tra chức năng ............................................... 53 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý ...................................................... 58 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................. 63 2.2.7.Phương pháp toán học thống kê .................................................. 70 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 71 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 71 2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 71 2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu .................................................................. 71 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................. 73 3.1. Nghiên cứu lựa chọn các chỉ số và test đặc trưng xác định mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam...................................................... 73 3.1.1. Tổng hợp các chỉ số và test đặc trưng xác định mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ................................................. 73 3.1.2. Xây dựng phiếu phỏng vấn lựa chọn các chỉ số và test đặc trưng xác định mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ........ 75
  6. 3.1.3. Kết quả lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng để xác định mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ..................................... 80 3.2. Xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ......... 90 3.2.1.Khái quát về cầu lông nữ Việt Nam và khách thể nghiên cứu .... 90 3.2.2. Xây dựng mô hình về hình thái nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ....................................................................................... 95 3.2.3. Xây dựng mô hình về chức năng nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam. ..................................................................................... 102 3.2.4. Xây dựng mô hình về tâm lý của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. .................................................................................................... 114 3.2.5. Xây dựng mô hình về thể lực của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. .................................................................................................... 116 3.2.6. Xây dựng mô hình về kỹ thuật của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. ............................................................................................ 122 3.2.7. Xây dựng mô hình tổng hợp của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. .................................................................................................... 130 3.2.8. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích thể thao của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam thông qua các chỉ số về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực và kỹ thuật. ............................................... 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 146 KẾT LUẬN ......................................................................................... 146 KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ ASIAD Đại hội thể thao Châu Á BXTC Bật xa tại chỗ BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CT Chỉ thị CP Chính phủ GS.TS Giáo sư, tiến sĩ GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản NNGB Nằm ngửa gập bụng PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ QĐ Quyết định SEA Games Đại hội thể thao Đông Nam Á TĐTL Trình độ tập luyện TTTT Thành tích thể thao TT Thông tư TW Trung ương ThS Thạc sỹ TTg Thủ tướng VHTTDL Văn hóa, thể thao, du lịch VN Việt Nam XPC Xuất phát cao VTT Vũ Thị Trang
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 1.1 Mô hình vận động viên cấp cao. 17 Bảng 2.1 Đánh giá chỉ số công năng tim. 55 Bảng 2.2 Bảng phân loại loại hình thần kinh. 62 Bảng 2.3 Bảng đối chiếu K để phân loại hình thần kinh. 63 Kết quả tổng hợp các chỉ số và test đặc trưng Bảng 3.1 Sau 74 đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông. Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các nội Bảng 3.2 dung (nhân tố) và các chỉ số/test cấu thành mô 76 hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam (n=13). Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các chỉ số Bảng 3.3 đánh giá hình thái của nữ vận động viên cầu lông 82 cấp cao Việt Nam (n=38). Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các chỉ số Bảng 3.4 đánh giá chức năng, tâm lý của nữ vận động viên Sau 83 cầu lông cấp cao Việt Nam (n=38). Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các chỉ số Bảng 3.5 đánh giá thể lực của nữ vận động viên cầu lông 84 cấp cao Việt Nam (n=38). Kết quả lựa chọn của các chuyên gia về các chỉ số Bảng3.6 đánh giá kỹ thuật của nữ vận động viên cầu lông 86 cấp cao Việt Nam (n=38).
  9. Bảng 3.7 Thống kê kết quả thi đấu của VĐV Vũ Thị Trang. 94 Tóm tắt các nghiên cứu báo cáo đặc điểm nhân Bảng 3.8 97 trắc học của vận động viên cầu lông. Kết quả kiểm tra các chỉ số hình thái của nữ VĐV Bảng 3.9 98 cầu lông cấp cao Việt Nam. So sánh Chiều cao, cân nặng và Queltelet của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam và một số nữ Bảng 3.10 99 VĐV cầu lông đạt HCV thế giới hoặc HCV Olympic. Kết quả tính toán chỉ số hình thể Somatotype của Bảng 3.11 100 nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá về Hệ tim Bảng 3.12 mạch của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt 103 Nam. Giá trị trung bình về chức năng của vận động viên Bảng 3.13 105 cầu lông đội tuyển một số nước. Kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá về hệ hô hấp Bảng 3.14 105 của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam Bảng 3.15 Mức huyết sắc tố của người thường và VĐV. 107 Bảng 3.16 Kết quả xét nghiệm công thức máu. 108 Chỉ số huyết học cơ bản của nữ VĐV cầu lông Bảng 3.17 cấp cao Việt Nam và nữ VĐV cấp cao một số 109 môn thể thao Việt Nam.
  10. Nồng độ Testosterone trong huyết thanh người Bảng 3.18 112 Trung Quốc. Kết quả kiểm tra các chỉ số về phản xạ của nữ Bảng 3.19 115 VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Kết quả kiểm tra chỉ số về Khả năng xử lý thông Bảng 3.20 tin (Vòng hở Landolt) của nữ VĐV cầu lông cấp 115 cao Việt Nam. Kết quả kiểm tra loại hình thần kinh của nữ VĐV Bảng 3.21 Sau 115 cầu lông cấp cao Việt Nam theo biểu 808. Kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ VĐV cầu Bảng 3.22 116 lông cấp cao Việt Nam. So sánh kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ Bảng 3.23 VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam với nữ VĐV cầu 118 lông theo Kerry Ann. Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nữ VĐV Bảng 3.24 120 cầu lông cấp cao Việt Nam. So sánh kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của Bảng 3.25 nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam với kết quả 121 nghiên cứu Đàm Tuấn Khôi. Kết quả kiểm tra kỹ thuật của nữ VĐV cầu lông Bảng 3.26 123 cấp cao Việt Nam. So sánh kết quả kiểm tra kỹ thuật của nữ VĐV Bảng 3.27 129 cầu lông cấp cao Việt Nam và nữ VĐV trong
  11. công trình nghiên cứu của tác giả Đàm Tuấn Khôi. Mô hình tổng hợp nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Bảng 3.28 Sau 131 Nam. Phân tích hồi quy các chỉ số trong mô hình tổng Bảng 3.29 132 hợp của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Bảng 3.30 Phân tích ANOVA. 132 Hệ số hồi quy các yếu tố trong mô hình tổng hợp Bảng 3.31 134 của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Phân tích hồi quy các chỉ số hình thái, chức năng, Bảng 3.32 thể lực, kỹ thuật, tâm lý của nữ VĐV đội dự tuyển 135 trẻ Việt Nam. Phân tích ANOVA các yếu tố hình thái, chức Bảng 3.33 năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý của nữ VĐV đội dự 135 tuyển trẻ Việt Nam. Hệ số hồi quy các yếu tố hình thái, chức năng, thể Bảng 3.34 lực, kỹ thuật, tâm lý của nữ VĐV đội dự tuyển trẻ 137 Việt Nam. Bảng 3.35 Phân tích tương quan. 140 Bảng 3.36 Phân tích hồi quy. 141 Bảng 3.37 Phân tích ANOVA. 141 Bảng 3.38 Hệ số Hồi quy của các yếu tố. 142
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ, SƠ NỘI DUNG TRANG ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % các chuyên gia được khảo sát. 75 Biểu đồ 3.2 Trình độ người tham gia phỏng vấn. 81 Biểu đồ 3.3 Chuyên môn người tham gia phỏng vấn. 81 Biểu đồ 3.4 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa. 143 Biểu đồ 3.5 Đồ thị phần dư. 143 Sơ đồ 1.1 Hệ thống kỹ thuật cơ bản cầu lông. 35 Cấu trúc hình thể somatotype của nữ VĐV cầu Hình 3.1 lông cấp cao Việt Nam trên mạng lưới Heather 101 Carter. Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của Hình 3.2 VĐV nữ cầu lông cấp cao Việt một số nước trên 101 thế giới.
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế phát triển hiện nay thể thao nói chung hay thể thao thành tích cao (TTTTC) đã trở thành hiện tượng văn hóa xã hội quan trọng. Các bộ phận chính cấu thành TTTTC: Tuyển chọn tài năng thể thao trẻ; Huấn luyện vận động viên (VĐV) TTTTC hay gọi là huấn luyện thể thao; Thi đấu thể thao; Các điều kiện đảm bảo nâng cao thành tích thể thao (công nghệ huấn luyện, hồi phục, dinh dưỡng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn tài chính, môi trường…vv); Quản lý TTTTC. Ngoài các bộ phận cấu thành nêu trên còn có các điều kiện đảm bảo phát triển TTTTC: nguồn nhân lực, sự đảm bảo y học thể thao, văn hóa - giáo dục. Trong chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng chính phủ ban hành theo quyết định số 2198/QĐ- TTg phê duyệt [40], nét nổi bật chính là việc chính thức nâng tầm mục tiêu của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế: phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, giữ vững thành tích trong những vị trí đầu của thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games) và hướng tới thành tích tốt hơn khi tham dự các kỳ Đại hội Thể thao Châu Á, Olympic. Để đạt được mục tiêu đề ra, thì TTTTC cần phải có sự thay đổi lớn về nhiều mặt như đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn, đào tạo tài năng thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp; ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm; ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn luyện; chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu; hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao… Trong 32 môn thể thao trọng điểm mà thể thao Việt Nam đã xác định trong giai đoạn 2010-2020, các môn thể thao trọng
  14. 2 điểm được xếp vào loại I bao gồm: cầu lông, bơi lội, cử tạ, taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, karatedo, boxing (nữ), điền kinh, bóng bàn…[40]. Từ những mục tiêu đã đề ra cho phát triển thể thao thành tích cao cho thấy Cầu lông là môn thể thao rất được Đảng và Nhà nước, ngành Thể dục Thể thao quan tâm sâu sắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngày càng mạnh mẽ nhất là tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch huấn luyện hợp lý và phát triển đội ngũ huấn luyện, lực lượng vận động viên trong nước. Trong những năm gần đây, cầu lông nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, liên tục có các VĐV góp mặt tại các kỳ đại hội ASIAD, Olympic. Bên cạnh đó, nhiều VĐV cầu lông Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tích khả quan tại các kỳ như SEA Games, giải vô địch thế giới, giải trẻ thế giới. Có thể thấy, để công tác TTTTC được tổ chức có hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,.. thì vấn đề quan trọng cần quan tâm là phải đưa ra được các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển chọn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho VĐV. Đồng thời cũng đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho những nhà khoa học, những người làm công tác đào tạo là phải nhanh chóng xây dựng những mô hình, kế hoạch khoa học nhằm xây dựng lực lượng VĐV kế thừa. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, việc “Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam” là cần thiết được thực hiện, nhằm cung cấp các cơ sở khoa học, thông tin hữu ích cho các nhà quản lý, các đơn vị trong công tác tuyển chọn, huấn luyện môn Cầu lông nói chung và các môn TTTTC khác.
  15. 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam bao gồm các yếu tố hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, kỹ thuật... nhằm cung cấp các cơ sở khoa học khách quan góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam được tốt hơn trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đã giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: - Nghiên cứu lựa chọn các chỉ số và test xác định mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. - Xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Giả thuyết khoa học của luận án Nếu xây dựng được mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam bao gồm các yếu tố hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, kỹ thuật...mang tính khoa học, hệ thống, khả thi, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện tại Việt Nam sẽ làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để không ngừng nâng cao thành tích thể thao cho VĐV trên đấu trường trong nước và thế giới, phù hợp với xu hướng phát triển của thể thao trong giai đoạn hiện nay, khi TTTTC đã trở thành một trong những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao vị thế của Thể thao nước ta trên đấu trường quốc tế.
  16. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Các quan điểm xác định mô hình và các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện VĐV 1.1.1.Khái niệm mô hình và mô hình vận động viên Theo từ điển Oxford (Oxford, Dictionary) [112], khái niệm mô hình (Model) là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc xây dựng hệ thống đó. Hay theo nghĩa giải thích rõ hơn là một người hay vật là một ví dụ xuất sắc về chất lượng. Từ điển Cambridge [111]: Một cái gì đó mà một bản sao có thể được dựa trên vì nó là một ví dụ rất tốt về thể loại của nó. Từ điển Larousse [113]: Những gì được đưa ra để phục vụ như một sự tham chiếu, một kiểu loại hay người hoặc đối tượng sở hữu một số phẩm chất hoặc đặc điểm của việc biến nó thành một kiểu loại hình mẫu hoặc những gì đưa ra để được sao chép lại. Mô hình là một hệ thống hay một vật thể được sử dụng như là một công cụ làm mẫu để làm theo hoặc để mô phỏng. Mô hình hiểu theo khái niệm rộng và thực tế thì thực chất đó là sự chuẩn mực của một vấn đề nào đó luôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người như mô hình một xã hội hay mô hình một trường học... Mỗi dạng mô hình có các tiêu chí khác nhau một chuẩn mực riêng để đánh giá. Khái niệm mô hình có thể hiểu là công cụ, nhờ đó giúp thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó, phục vụ cho công tác sản xuất và đời sống của con người. Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng nào đó phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập, sản xuất và các hoạt động tinh thần của con người, thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình nghiên cứu: Thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (các biến) trong phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc qua kiểm
  17. 5 chứng. Từ những khái niệm trên, mô hình theo nhiều tác giả là một dạng trình bày của thế giới thực bởi vì hệ thống thực tế thì rất rộng lớn và rất phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ. Mô hình hoá là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật. Mô hình hoá trong lĩnh vực khoa học có thể là sự tái hiện lại những đặc tính của khách thể này lên khách thể khác. Sự hình thành mang tính chuyên biệt đối với việc nghiên cứu các đặc tính này gọi là mô hình. Mô hình bao gồm: Mô hình tĩnh và mô hình động. - Mô hình tĩnh (static model): là hình ảnh một thông số hệ số tại một thời điểm xác định, các mô hình tĩnh được dùng để trình bày cấu trúc hoặc những khía cạnh tĩnh của những hệ thống. - Mô hình động (dynamic model): được xem như là một tập hợp các hành vi, thủ tục kết hợp với nhau để mô tả hành vi của hệ thống, các mô hình động dùng để biểu diễn sự tương tác của các đối tượng để thực hiện hệ thống. Trong lĩnh vực khoa học TDTT thì mô hình hoá được hiểu đó là tổng hòa các tiêu chí khác nhau (khối lượng và chất lượng) về trạng thái và trình độ tập luyện của VĐV, ví dụ trong huấn luyện thể lực phải dựa trên các chỉ số mô hình đã được xây dựng làm kim chỉ nam cho việc huấn luyện thể lực. Trong việc xây dựng mô hình thì giữa khách thể nghiên cứu và mô hình hoá phải đảm bảo một sự tương thích. Mô hình chỉ có giá trị khi khách thể nghiên cứu có đủ trình độ thích hợp để thực hiện mô hình đó hoặc dựa trên đặc điểm của VĐV để xây dựng mô hình huấn luyện. Mô hình của Harre (1996) [14]: (theo trích dẫn của Durand-Bush & Salmela, 2001) đã tạo ra điều được mô tả là "Có thể là một trong những mô
  18. 6 hình phát hiện tài năng hoàn thiện nhất trong hệ thống cơ sở lý luận". Mô hình này được dựa trên giả định rằng chỉ thông qua tập luyện mới có thể xác định là một cầu thủ trẻ có các thuộc tính cần thiết để thành công hay không. Theo đó, Harre nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa càng nhiều VĐV trẻ vào các chương trình huấn luyện càng tốt. Ngoài môi trường đào tạo, Harre cũng cho rằng tài năng sẽ chỉ kết trái khi có sự nuôi dưỡng thích hợp của cha mẹ và hỗ trợ của đồng bạn. Việc công nhận vai trò của những người quan trọng trong việc chuyển hóa tiềm năng thành tài năng phù hợp với nghiên cứu của Bloom (1971) trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi nhận định vai trò của công tác huấn luyện và môi trường tương tác xã hội của các vận động viên đang trong quá trình phát triển, Harre xác định các quy tắc cụ thể sau để phát hiện tài năng: a. Xác định tài năng thể thao nên được thực hiện trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu cần xác định tất cả trẻ em thể hiện năng lực thể thao tốt. Trong giai đoạn thứ hai, những trẻ em này được phân loại theo kỹ năng ứng với các môn thể thao. b. Xác định tài năng thể thao phải dựa trên các yếu tố vừa quan trọng đối với thành tích cao vừa dựa nhiều trên di truyền. c. Đặc điểm và khả năng của từng cá nhân phải được đánh giá trong tương quan với mức độ phát triển sinh học. d. Xác định tài năng thể thao không thể dựa vào các thuộc tính thể chất bên ngoài mà phải kết hợp một số biến tâm lý và xã hội giúp VĐV thành công. Regnier và các đồng nghiệp (1993) chỉ ra rằng bốn quy tắc này cùng với hai điều kiện ban đầu là cơ sở cho mô hình xác định tài năng thể thao của Harre. Cụ thể, mô hình đề xuất rằng các cá nhân được xác định ban đầu dựa trên các test kiểm tra khả năng khách quan (chiều cao, tốc độ chạy, độ bền,
  19. 7 khả năng phối hợp, khả năng vận động trong các tình huống thi đấu và “tính linh hoạt thể thao”) được xây dựng trên tiền đề xác định tài năng thể thao nên căn cứ theo các yếu tố quyết định thành tích ở trình độ thi đấu đỉnh cao. Dù mô hình của Harre chứa một số đặc điểm tích cực, vẫn có điểm chưa được phát triển đầy đủ và giải thích rõ ràng. Ví dụ, Harre nhấn mạnh rằng sự phát triển sinh học có thể ảnh hưởng đến thành tích. Tuy nhiên, phương tiện tính toán tỷ lệ phát triển sinh học chưa được nêu rõ. Harre cũng nhấn mạnh sự liên quan của các biến tâm lý và xã hội. Một đặc điểm tích cực khác là việc xem xét tác động mà các yếu tố tâm lý được cho là có khả năng tạo ra cho một cá nhân trên con đường phát triển thành VĐV đỉnh cao. Đặc biệt, thái độ đối với thể thao trong trường học, sự tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa và sự phát triển nhân cách của “người hoạt động xã hội trẻ” lý tưởng được Harre đưa ra. Mô hình cũng nhấn mạnh “tiềm năng để nâng cao”, được đo bằng phản ứng đối với các chương trình huấn luyện trước khi được lựa chọn vào giai đoạn hai, là một vấn đề có vẻ liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội. Khi áp dụng một cách tiếp cận xác định tài năng toàn diện hơn, Havlicek, Komadel, Komarik và Simkova (1982, theo trích dẫn của Regnier và cộng sự, 1993) trình bày một khái niệm mô hình công nhận bản chất đa chiều của thành tích thể thao. Trong khi các thuộc tính thành tích bẩm sinh được xem như là yếu tố quyết định tài năng chính, Havlicek công nhận rằng các yếu tố chịu ảnh hưởng của môi trường cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tài năng. Do đó, các nhà nghiên cứu ưu tiên các yếu tố bẩm sinh như chiều cao trong khâu lựa chọn tài năng, tiếp theo là các yếu tố đào tạo được nhưng chịu ảnh hưởng của di truyền (ví dụ như tốc độ) và cuối cùng là các yếu tố có thể được nuôi dưỡng (ví dụ như động lực).
  20. 8 Tuy nhiên, giống như mô hình của Harre, mô hình này không phân biệt giữa các biến đánh giá tiềm năng và hiệu suất. Mô hình của Gimbel (1976), theo trích dẫn của Regnier và cộng sự, (1993) đã chấp nhận cả quan điểm tự nhiên và nuôi dưỡng, và nhấn mạnh nhiều yếu tố quyết định tài năng bao gồm các yếu tố sinh lý và hình thái, khả năng đào tạo và động lực; tất cả đều có thể dẫn đến thành tích thể thao. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động tập luyện theo kế hoạch, Gimbel cho rằng các nhân tài cần được phát hiện trong độ tuổi từ 8 đến 9. Tuy nhiên, mức độ trưởng thành của các yếu tố sinh lý và hình thái đã được xác định là không thể dự đoán được ở đầu thời thơ ấu và do đó Gimbel đề xuất "thời kỳ phục hồi" trong khoảng một năm. Thật không may, đặc điểm này cũng có vấn đề vì những cá nhân được chọn ở bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ được phát hiện dựa trên các yếu tố quyết định thành tích hơn là tiềm năng. Trong khi các yếu tố quyết định thành tích quan trọng đối với khả năng thành công trong môi trường thi đấu thì các yếu tố quyết định tiềm năng sẽ rất quan trọng đối với khả năng tiếp thu các thuộc tính liên quan và phát triển thành công môn thể thao mà một cá nhân chọn. Thật ra, bản thân Gimbel nhận ra rằng không thể dự đoán được tài năng qua các test kiểm tra do sự khác biệt về tuổi sinh học giữa các trẻ em; rõ ràng là ủng hộ quan điểm xem trọng các yếu tố quyết định tiềm năng. Một cách tích cực, Gimbel công nhận tầm quan trọng của các biến tâm lý và nêu bật việc cách các biến này bị phớt lờ như thế nào trong các mô hình dự báo. Theo đó, ông ủng hộ việc xác định các yếu tố tâm lý quyết định thành tích. Tuy nhiên, một lần nữa không có ai chú ý đến các thuộc tính hứa hẹn sự phát triển thành công trong thể thao. Montpetit và Cazorla (1982) đã mở rộng mô hình của Gimbel (1976, theo trích dẫn của Durand Bush & Salmela, 2001) để thêm các chi tiết liên quan đến việc phát hiện các yếu tố hình thái và sinh lý quyết định thành tích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2