intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:291

52
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật, luận án đề xuất cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ DIỆU HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ DIỆU HIỀN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 9140101 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. DƯƠNG THỊ KIM OANH Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021
  3. I LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đặng Thị Diệu Hiền, tác giả của luận án tiến sĩ “Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có nội dung nào được sao chép một cách bất hợp pháp từ công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án Đặng Thị Diệu Hiền
  4. II LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin gởi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến: Giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh và PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền đã định hướng, động viên, đồng hành, hỗ trợ, góp ý chân thành, sâu sắc và kịp thời không chỉ giúp tôi hoàn thành luận án một cách tốt nhất mà còn giúp tôi trưởng thành hơn trong khoa học sau quá trình học tập và nghiên cứu. Thầy/ Cô và các em sinh viên các tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sư phạm Kỹ thuật – nơi tôi đang công tác và nghiên cứu cùng gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, hỗ trợ vật chất, chia sẻ công việc, động viên tinh thần giúp đỡ tôi vượt qua trở ngại để hoàn thành nghiên cứu này. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Đặng Thị Diệu Hiền
  5. III MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 3 3. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 4 8. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................................... 4 9. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5 10. Đóng góp mới của luận án............................................................................................ 7 11. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN ................................................................................................................ 9 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm năng lực hợp tác giải quyết vấn đề và cấu trúc của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ...................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu về thang đo và phương pháp đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề .............................................................................................................................. 10 1.1.3. Nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp tác giải quyết vấn đề .......................... 11 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ..................................................... 13 1.2.1. Nghiên cứu về khái niệm học tập trải nghiệm ................................................... 14 1.2.2. Nghiên cứu về quy trình học tập trải nghiệm và quy trình tổ chức học tập trải nghiệm .............................................................................................................................. 15 1.2.3. Nghiên cứu về phương pháp tổ chức học tập trải nghiệm ................................ 16 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN .......................... 17 1.3.1. Nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác ........................................................ 18 1.3.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề ........................................ 19
  6. IV 1.3.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề........................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................. 24 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ..................................................................................... 25 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................... 25 2.1.1. Năng lực và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề............................................ 25 2.1.2. Học tập trải nghiệm và tổ chức học tập trải nghiệm...................................... 27 2.1.3. Phát triển và phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm....................................................................................................... 29 2.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................................. 30 2.2.1. Hoạt động học tập gắn liền với nội dung học tập liên quan đến kỹ thuật ........ 31 2.2.2. Hoạt động học tập chủ động, có tính sáng tạo cao, gắn liền với thực hành và giải quyết các tình huống thực tiễn nghề nghiệp .............................................................. 31 2.2.3. Hoạt động học tập đòi hỏi sinh viên có năng lực tự học và tự nghiên cứu ...... 31 2.2.4. Hoạt động học tập gắn với việc giải quyết các tình huống kỹ thuật có tính chất liên môn .............................................................................................................................. 32 2.2.5. Hoạt động học tập đòi hỏi SV phát triển năng lực toàn diện, gồm năng lực chuyên môn và các năng lực cốt lõi .................................................................................. 32 2.3. NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................... 33 2.3.1. Cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ................................................. 33 2.3.2. Thang đo năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ................................................ 37 2.4. TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................................. 41 2.4.1. Đặc điểm học tập trải nghiệm và mô hình học tập trải nghiệm..................... 41 2.4.2. Các dạng hoạt động học tập trải nghiệm của sinh viên các ngành kỹ thuật để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ......................................................... 44 2.4.3. Các phương pháp tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật .............................................. 51
  7. V 2.4.4. Quy trình tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ..................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................. 70 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................. 71 3.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 71 3.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu ...................................................................... 71 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 71 3.1.3. Khách thể khảo sát............................................................................................... 71 3.1.4. Tổ chức nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật ................................. 72 3.1.5. Thông tin mẫu khảo sát ....................................................................................... 79 3.1.6. Kết quả phân tích thang đo năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .............................................................................................................. 81 3.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ................................................................ 83 3.2.1. Nhận thức về năng lực và sự cần thiết phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật........................................................................... 83 3.2.2. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .......... 85 3.2.3. Sự khác biệt giữa các biến học tập với năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật.............................................................................................. 88 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUA TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT .............................................................................................................. 91 3.3.1. Nhận thức của giảng viên về năng lực và sự cần thiết của việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ..................................... 92 3.3.2. Mức độ tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ................................................... 93 3.3.3. Thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ................................................................ 96
  8. VI 3.3.4. Tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật ................................................................ 98 3.3.5. Mối quan hệ giữa mức độ tổ chức của giảng viên và tham gia của sinh viên vào hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật............................................................................................ 106 3.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ...................... 111 3.4.1. Mối quan hệ giữa các biến học tập với sự tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm của sinh viên các ngành kỹ thuật ....................................................................... 111 3.4.2. Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động học tập tập trải nghiệm với năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật .......................... 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 116 Chương 4: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT ............................................................................................ 118 4.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP TRẢI NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT............................................................................................ 118 4.1.1. Đảm bảo tính khoa học ..................................................................................... 118 4.1.2. Đảm bảo tính đa dạng........................................................................................ 119 4.1.3. Đảm bảo tính phù hợp ....................................................................................... 119 4.1.4. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................................... 119 4.2. CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT........................................................... 120 4.2.1. Cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho sinh viên các ngành kỹ thuật trong dạy học môn Quản lý dịch vụ ô tô ............................................................................................................................ 120
  9. VII 4.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của sinh viên các ngành kỹ thuật trong dạy học môn Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật ........................................................................................ 126 4.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................................. 139 4.3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................. 139 4.3.2. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm .............................................. 139 4.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................ 140 4.3.4. Tổ chức và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................... 141 4.3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 174 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................................ 189 PHỤ LỤC
  10. VIII DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ........................................... 36 Bảng 2. 2. Biểu hiện mức độ năng lực HTGQVĐ ................................................... 39 Bảng 2. 3. Rubric đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề ............................... 40 Bảng 2. 4. Mối quan hệ giữa hoạt động kỹ thuật, hoạt động HTTN, phương pháp/ kỹ thuật tổ chức hoạt động HTTN và các giai đoạn HTTN của Kolb ..................... 62 Bảng 3. 1. Mức độ trung bình của thang đo Likert .................................................. 78 Bảng 3. 2. Mẫu khảo sát sinh viên............................................................................ 79 Bảng 3. 3. Mẫu khảo sát giảng viên ......................................................................... 80 Bảng 3. 4. Độ tin cậy C. Alpha của thang đo năng lực HTTGQVĐ (Phụ lục 3.6) .. 82 Bảng 3. 5. Nhận thức về năng lực HTGQVĐ của sinh viên các ngành kỹ thuật ..... 84 Bảng 3. 6. Kết quả phân tích ANOVA giữa các biến học tập với năng lực HTGQVĐ của SV các ngành KT ............................................................................................... 88 Bảng 3. 7. Nhận thức của GV về năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật . 92 Bảng 3. 8. Tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cụ thể để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật ................................................................... 101 Bảng 3. 9. So sánh và tương quan giữa việc tổ chức HTTN của GV và sự tham gia các hoạt động HTTN của SV.................................................................................. 108 Bảng 3. 10. Kết quả phân tích ANOVA giữa các biến học tập với các hoạt động học tập trải nghiệm của SV kỹ thuật ............................................................................. 112 Bảng 3. 11. Tương quan giữa năng lực HTGQVĐ và các hoạt động HTTN ........ 114 Bảng 4. 1. Tiêu chí đánh giá hoạt động HTTN tại doanh nghiệp môn Quản lý dịch vụ ô tô ..................................................................................................................... 123 Bảng 4. 2. Kế hoạch tổ chức hoạt động HTTN tại doanh nghiệp môn QLDVOT . 124 Bảng 4. 3. Kế hoạch đánh giá hoạt động HTTN môn Quản lý dịch vụ ô tô .......... 126 Bảng 4. 4. Các chủ đề hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật của môn học KNLVTMTKT................................................... 129 Bảng 4. 5. Tiêu chí đánh giá hoạt động HTTN qua trò chơi .................................. 131 Bảng 4. 6. Rubric đánh giá năng lực HTGQVĐ của hoạt động học tập qua trò chơi ................................................................................................................................ 132
  11. IX Bảng 4. 7. Tiêu chí đánh giá hoạt động học tập theo dự án học tập....................... 133 Bảng 4. 8. Rubric đánh giá năng lực HTGQVĐ của hoạt động HTTN theo dự án134 Bảng 4. 9. Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động HTTN qua trò chơi .................. 135 Bảng 4. 10. Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động HTTN theo dự án .................. 136 Bảng 4. 11. Kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động HTTN và đánh giá năng lực HTGQVĐ của hoạt động HTTN qua trò chơi ........................................................ 138 Bảng 4. 12. Kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động HTTN và đánh giá năng lực HTGQVĐ của hoạt động HTTN theo dự án .......................................................... 138 Bảng 4. 13. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .......................................................... 140 Bảng 4. 14. Tóm tắt phương pháp và công cụ thu thập thông tin trong các giai đoạn tổ chức TNSP.......................................................................................................... 142 Bảng 4. 15. Năng lực HTGQVĐ của 2 nhóm SV trước và sau khi TNSP môn Quản lý dịch vụ ô tô ......................................................................................................... 144 Bảng 4. 16. Năng lực HTGQVĐ của SV trước và sau khi TNSP môn Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật ............................................................................... 153
  12. X DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb .................................................... 43 Hình 2. 2. Mối quan hệ giữa hoạt động kỹ thuật và hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ ................................................................................................. 47 Hình 2. 3. Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ .............................................. 53 Hình 2. 4. Các bước tiến hành kỹ thuật công não .................................................... 55 Hình 2. 5. Minh họa kỹ thuật khăn trải bàn .............................................................. 55 Hình 2. 6. Các bước tiến hành của phương pháp dạy học GQVĐ ........................... 58 Hình 2. 7. Các giai đoạn tiến hành dạy học theo dự án ........................................... 59 Hình 2. 8. Các giai đoạn tổ chức bài dạy thực hành ................................................. 60 Hình 2. 9. Quy trình tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật ....................................................................................... 64 Hình 3. 1. Quy trình tổ chức nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức HTTN cho SV các ngành kỹ thuật .................................. 72 Hình 3. 2. Nhận thức của sinh viên các ngành kỹ thuật về sự cần thiết phát triển năng lực HTGQVĐ .................................................................................................. 84 Hình 3. 3. Mức độ năng lực HTGQVĐ của sinh viên các ngành kỹ thuật .............. 85 Hình 3. 4. Biểu đồ sự khác biệt giữa SV ở các năm học về năng lực HTGQVĐ .... 89 Hình 3. 5. Sự khác biệt giữa kết quả học tập và năng lực HTGQVĐ ...................... 90 Hình 3. 6. Sự khác biệt giữa SV các trường về năng lực HTGQVĐ .......................... 90 Hình 3. 7. Nhận thức của GV về sự cần thiết phát triển năng lực HTGQVĐ .......... 93 Hình 3. 8. Mức độ tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật ..................................................................... 94 Hình 3. 9. Tỉ lệ thiết kế hoạt động học tập trải nghiệm của GV .............................. 97 Hình 3. 10. Mức độ tổ chức các nhóm hoạt động học tập trải nghiệm kỹ thuật ...... 99 Hình 3. 11. Mức độ tổ chức của GV và tham gia của SV vào hoạt động HTTN .... 106 Hình 4. 1. Biểu đồ mức độ năng lực HTGQVĐ của sinh viên trước và sau TNSP môn Quản lý dịch vụ ô tô ....................................................................................... 145 Hình 4. 2. Minh họa kế hoạch nhóm đạt 1 điểm .................................................... 148 Hình 4. 3. Minh họa kế hoạch nhóm đạt 0.75 điểm ............................................... 148 Hình 4. 4. Minh họa nội dung chính báo cáo bằng văn bản ................................... 149
  13. XI Hình 4. 5. SV trình bày kết quả tìm hiểu tại đại lý ................................................. 150 Hình 4. 6. SV nhận xét, đánh giá kết quả thuyết trình nhóm khác ......................... 150 Hình 4. 7. Biểu đồ trung bình năng lực HTGQVĐ 2 nhóm trước và sau TNSP môn Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật (đánh giá bằng phiếu khảo sát) ....... 154 Hình 4. 8. Biểu đồ trung bình năng lực HTGQVĐ trước và sau TNSP hoạt động học tập qua trò chơi và theo dự án môn KNLVTMTKT (đo bằng rubric đánh giá) .... 156 ình 4. 9. Minh hoạ kết quả tự đánh giá hoạt động HTTN qua trò chơi .................. 162 Hình 4. 10. Minh hoạ kết quả tự đánh giá hoạt động HTTN theo dự án ............... 162 Hình 4. 11. Sinh viên hợp tác thực hiện hoạt động HTTN qua trò chơi ................ 163 Hình 4. 12. Sinh viên cùng nhau báo cáo kết quả .................................................. 164 Hình 4. 13. Sinh viên tham gia hoạt động đánh giá độ vững chắc của tháp .......... 164 Hình 4. 14. Minh hoạ kết quả đánh giá hoạt động HTTN qua trò chơi của các nhóm SV ........................................................................................................................... 165 Hình 4. 15. Kết quả phản ánh về hoạt động HTTN qua trò chơi của một số nhóm166 Hình 4. 16. Minh hoạ việc thay đổi ý tưởng để giải quyết vấn đề ......................... 166 Hình 4. 17. Kết quả sản phẩm dự án và sinh viên lớp 06CLC ............................... 167 Hình 4. 18. Sinh viên tự đánh giá theo tiêu chí ...................................................... 167 Hình 4. 19. Sinh viên thực hiện đánh giá chéo ....................................................... 168 Hình 4. 20. Minh hoạ kết quả tự đánh giá và đánh giá chéo của nhóm 2 và nhóm 5 ................................................................................................................................ 168 Hình 4. 21. Mô hình cải tiến hộp bút đa năng tích hợp đồ chuốt tự động và hệ thống đèn........................................................................................................................... 171 Hình 4. 22. Mô hình cải tiến hệ thống nhà thông minh (smart home) nhận dạng bằng giọng nói Google assistant...................................................................................... 172
  14. XII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung viết tắt 1 CDIO Conceive – Design – Implement – Operate 2 ĐH Đại học 3 ĐH CN Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM 4 ĐH CT Đại học Cần Thơ 5 ĐH SPKT Tp. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh HCM 6 GQVĐ Giải quyết vấn đề 7 GV Giảng viên 8 HTGQVĐ Hợp tác giải quyết vấn đề 9 HTTN Học tập trải nghiệm 10 KNLVTMTKT Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 11 OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế 12 SPKT Sư phạm Kỹ thuật 13 SV Sinh viên 14 TB Trung bình 15 TNSP Thực nghiệm sư phạm 16 Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  15. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đặt ra thêm những yêu cầu và thách thức cho nguồn nhân lực, các năng lực cá nhân cần đáp ứng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục kỹ thuật phải hướng đến việc đào tạo lực lượng lao động có khả năng thích ứng và giải quyết được công việc với yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay. Ngày nay, các sản phẩm kỹ thuật không chỉ đa dạng về hình dáng, kích thước mà còn tích hợp nhiều chức năng, nên sự phức tạp về mặt công nghệ ngày càng cao. Để tạo ra được những sản phẩm này, không chỉ yêu cầu người lao động nói chung và những kỹ sư nói riêng giỏi về chuyên môn và có những phẩm chất làm việc tốt mà còn có những năng lực cốt lõi như sáng tạo, giải quyết vấn đề vấn đề phức tạp, giao tiếp, hợp tác, phản biện, thương lượng, quản lý, v.v ở mức độ tốt (World Economic Forum; OECD; Employment and Training Adninistration). Đặc biệt, để làm ra một sản phẩm kỹ thuật với yêu cầu ngày càng cao, người kỹ sư không thể làm việc một mình mà phải cùng hợp tác với nhau để đưa ra ý tưởng, giải quyết các vấn đề trong quá trình thiết kế, chế tạo và vận hành sản phẩm. Vì vậy, năng lực Hợp tác giải quyết vấn đề (Collaborative problem solving) là một trong những năng lực không thể thiếu của người lao động nói chung và kỹ sư nói riêng trong thời đại hiện nay (Oliveri, M. E., và cộng sự, 2017). Tuy nhiên, năng lực này của người lao động Việt Nam nói chung đang bị thiếu hụt và của sinh viên (SV) các ngành kỹ thuật nói riêng ở mức độ chưa cao (Đặng Thị Diệu Hiền, 2017). SV hợp tác tốt với những SV khác đã quen biết từ trước hay trong những tình huống không có mâu thuẫn xảy ra và chỉ giải quyết được các vấn đề có độ khó trung bình. Đối với những vấn đề khó hay gặp những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình làm việc nhóm, SV chưa giải quyết được mà cần có sự hỗ trợ của bạn bè hay GV. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV là rất cần thiết nhằm góp phần phát triển những năng lực cốt lõi cho người lao động trong tương lai để cùng nhau thực hiện công việc và giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. 1
  16. Để phát triển năng lực cho SV nói chung và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề nói riêng, trong những năm gần đây, chương trình đào tạo phổ thông và đại học trên thế giới Việt Nam có sự cải tiến đáng kể. Xu hướng cải tiến không chỉ tập trung vào đào tạo người học có năng lực chuyên môn mà còn có những năng lực cốt lõi. Những năng lực cốt lõi này được phát triển bằng nhiều cách như qua dạy học các môn học kỹ năng và tích hợp trong dạy học các môn học chuyên ngành, tổ chức hoạt động trải nghiệm qua các môn học, hoạt động đoàn/ hội, các cuộc thi v.v. Trong các cách trên, tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực cho SV là cách thức học tập cơ bản và tự nhiên nhất của con người (Beard, C. and Wilson, J. P., 2006). Học tập trải nghiệm và giá trị của học tập trải nghiệm đã được nhiều nhà tư tưởng và khoa học trên thế giới chứng minh tính hiệu quả trong phát triển năng lực người học (Khổng Tử, Comenius. J.M, Rousseau. J.J, John Locke.J, Hahn.K, Dewey.J, Kolb.D …). Tiếp cận dạy học theo trải nghiệm cũng đã thúc đẩy SV tích cực học tập, gia tăng sự tương tác, gắn kết lý thuyết với thực tiễn, phát triển các năng lực chuyên môn và kỹ năng chung (Hollis và cộng sự, 2016; Wei, W. và Brad, H., 2016’; Jack và Kristen, 2011) như kỹ năng lãnh đạo (Kolb, D. và cộng sự, 1982; Silberman, M., 2007; Wegner, D. M., 1986), kỹ năng làm việc nhóm (Lê Thị Minh Hoa, 2015; Eikenberry, K., 2007), kỹ năng giao tiếp (Burnard, P., 1989; Silberman M., 2007) v.v. Dựa trên xu hướng chung, các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật đã bổ sung một số năng lực cốt lõi nói chung và thành phần của năng lực hợp tác giải quyết vấn đề nói riêng trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Việc phát triển năng lực HTGQVĐ cũng được phát triển theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật còn hạn chế so với các nghiên cứu về phát triển năng lực cho học sinh phổ thông. Các nghiên cứu khoa học cũng chưa tập trung vào cách thức để phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật mà chỉ tập trung nghiên cứu về khái niệm, cấu trúc, đánh giá năng lực này hoặc nghiên cứu phát triển cho học sinh phổ thông. Giảng viên (GV) chưa thiết kế và tổ chức đa dạng các hoạt động học tập qua trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho SV. Do đó, nghiên cứu cách thức để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật qua tổ chức học tập trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao. 2
  17. Để tìm ra nền tảng lý luận và thực tiễn phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật qua việc tổ chức dạy học học tập trải nghiệm, nghiên cứu “Phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho sinh viên các ngành kỹ thuật” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Kết quả đề tài góp phần nâng cao kết quả tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm (HTTN) để phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức HTTN cho SV các ngành kỹ thuật, luận án đề xuất cách thức tổ chức hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật. 3. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho SV các ngành kỹ thuật qua tổ chức HTTN. 4. Đối tượng nghiên cứu Cách thức tổ chức học tập trải nghiệm để phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho SV các ngành kỹ thuật. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua tổ chức học tập trải nghiệm cho SV các ngành kỹ thuật. - Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức học tập trải nghiệm cho SV các ngành kỹ thuật trong các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam. - Nghiên cứu tổ chức hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật. 6. Giả thuyết khoa học Năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật đạt mức độ khá. Mức độ năng lực HTGQVĐ của SV có sự tương quan chặt với mức độ tổ chức hoạt động HTTN của GV và sự tham gia của SV. Năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật sẽ phát triển khi GV tổ chức hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật. 3
  18. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Nội dung nghiên cứu Luận án nghiên cứu cách thức tổ chức HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật trong dạy học các môn thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học. Các hoạt động HTTN gồm: Quan sát, trò chơi, học tập theo dự án, thực hành, học tập tại doanh nghiệp. 7.2. Khách thể khảo sát Đề tài nghiên cứu việc tổ chức HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật của 97 GV, năng lực HTGQVĐ và sự tham gia vào các hoạt động HTTN của 705 SV chính quy chuyên ngành kỹ thuật. 7.3. Phạm vi khảo sát Đề tài khảo sát tại 03 trường đại học công lập tại Tp. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Đại học Cần Thơ (ĐH CT), Đại học Công nghiệp Tp.HCM (ĐH CN Tp.HCM), Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh (ĐH SPKT Tp. HCM). 8. Tiếp cận nghiên cứu Luận án sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu sau: 8.1. Tiếp cận hệ thống Nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức học tập trải nghiệm được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các thành tố của quá trình dạy học (mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập v.v.) và môi trường học tập trong nhà trường và ngoài doanh nghiệp. 8.2. Tiếp cận thực tiễn Vấn đề phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức học tập trải nghiệm cho SV các ngành kỹ thuật xuất phát từ yêu cầu về năng lực chuyên môn và năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực HTGQVĐ của người kỹ sư trong tương lai. Ngoài ra, việc phát triển năng lực HTGQVĐ qua HTTN còn xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo xu hướng gia tăng tính tích cực và trải nghiệm của SV. Đề tài sử dụng tiếp cận thực tiễn để đánh giá thực trạng năng lực HTGQVĐ qua tổ chức học tập trải nghiệm cho SV các ngành kỹ thuật và triển khai các hoạt động học tập trải nghiệm tại các lớp thực nghiệm. 4
  19. 8.3. Tiếp cận phân tích, tổng hợp Đề tài sử dụng tiếp cận phân tích tổng hợp để hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm, các kết quả phân tích thực trạng, và thực nghiệm sư phạm về phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật. 8.4. Tiếp cận hỗn hợp Đề tài sử dụng tiếp cận hỗn hợp để nghiên cứu các tài liệu sách, báo, tạp chí, đề tài và các tài liệu tham khảo liên quan đến cở sở lý luận, kết quả điều tra, phỏng vấn, quan sát v.v. Ngoài ra, tiếp cận hỗn hợp sử dụng để phân tích định lượng các dữ liệu liên quan đến sự phát triển năng lực HTGQVĐ. 9. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu giáo khoa, các bài báo khoa học v.v. liên quan đến vấn đề năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, học tập trải nghiệm, phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề qua học tập trải nghiệm. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để xác lập khung cơ sở lý luận về phát triển năng lực HTGQVĐ qua tổ chức HTTN cho SV các ngành kỹ thuật. 9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Để nghiên cứu thực trạng năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật và việc phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật qua tổ chức HTTN, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: 9.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập các thông tin về: - Thực trạng năng lực HTGQVĐ của SV ngành kỹ thuật trong các trường đại học công lập tại Tp. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Thực trạng phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật qua tổ chức HTTN tại các trường đại học công lập tại Tp. HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 5
  20. - Xác định mức độ phát triển năng lực HTGQVĐ của SV qua tổ chức các hoạt động HTTN trong quá trình thực nghiệm các môn học thuộc chương trình đào tạo SV các ngành kỹ thuật. Nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật qua tổ chức HTTN được thực hiện trên khách thể là GV và SV. 9.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trên các nhóm khách thể nghiên cứu là GV và SV tại 3 trường đại học (ĐH Cần Thơ, ĐH Công nghiệp Tp. HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM) để thu thập thông tin làm rõ các vấn đề: - Thực trạng và lí do tổ chức các hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật. - Thực trạng năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật. - Mức độ tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật. - Sự thay đổi về năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật khi tổ chức thực nghiệm các hoạt động HTTN. 9.2.3. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp quan sát để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động HTTN và thu thập biểu hiện về năng lực HTGQVĐ của SV trong quá trình thực nghiệm sư phạm. 9.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục để thu thập thông tin liên quan đến năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật và cách thức tổ chức hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật. Các sản phẩm hoạt động giáo dục gồm các báo cáo kết quả học tập, mô hình, sản phẩm, kịch bản của SV. 9.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu: “Năng lực HTGQVĐ của SV các ngành kỹ thuật sẽ phát triển khi GV tổ chức hoạt động HTTN để phát triển năng lực HTGQVĐ cho SV các ngành kỹ thuật”. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2